Định nghĩa nào sau đây về gen là bản chất nhất



tải về 65.46 Kb.
trang5/25
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích65.46 Kb.
#50892
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25
sinh cũ

Câu 21: Trong quá trình tự nhân đôi ADN, enzim ADN- polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN theo chiều:

A. 3’ đến 5’. B. 5’ đến 3’.

C. 3’ đến 5’ trên mạch này và 5’ đến 3’ mạch kia. D. Di chuyển ngẫu nhiên.

Câu 22: Trong quá trình tự nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều:

A. 3’ đến 5’ cùng chiều tháo xoắn của ADN. B. 5’ đến 3’ ngược chiều tháo xoắn của ADN.

C. 5’ đến 3’ cùng chiều tháo xoắn của ADN. D. 3’ đến 5’ ngược chiều tháo xoắn của ADN.

Câu 23: Trong quá trình nhân đôi ADN các nucleotit tự do sẽ kết hợp với các nucleotit trên mỗi mạch của phân tử ADN theo cách:

A. Ngẫu nhiên B. Nucleotit loại nào sẽ kết hợp với nucleotit loại đó

C. Theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T.G liên kết với X và ngược lại

D. Các bazơ nitric có kích thước lớn sẽ bổ sung cho các bazơ nitric kính thước bé

Câu 24: Trong quá trình nhân đôi của ADN một mạch được tổng hợp liên tục, còn một mạch được tổng hợp thành từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra là do.

A. Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ – 5’ B. Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’

C. Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN

D. Mạch mới luôn được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn của ADN

Câu 25: Việc nối các đoạn Okazaki để tạo nên một mạch đơn hoàn chỉnh là nhờ enzim

A. Rectrictaza B. ADN polimeraza C. ARN polimeraza D. Ligaza

Câu 26: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

A.Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.

B.Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có 1 ADN giống với ADN mẹ ban đầu , còn ADN kia có cấu trúc thay đổi.

C.Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, mỗi ADN gồm 1 mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp.

D.Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo hai hướng ngược chiều nhau.

Câu 27: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba mở đầu ?

A. 3’ AGU 5’ B. 3’GUA 5’ C. 3’ UGA 5’ D. 3’ AUG 5’

Câu 28: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’3’.

B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’5’.

D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’3’.

Câu 29: Ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN trong tế bào là:

A. chuẩn bị cho sự phân bào. B. chuẩn bị cho tổng hợp prôtêin.

C. biểu hiện tính trạng cho cơ thể. D. tăng lượng thông tin di truyền ở loài.

Câu 30: Điều nào không đúng với cơ chế tự nhân đôi của ADN?

A. Mạch tổng hợp gián đoạn kết thúc nhanh hơn mạch tổng hợp liên tục.

B. Mạch tổng hợp gián đoạn kết thúc chậm hơn mạch tổng hợp liên tục.

C. Enzim tổng hợp đoạn mồi ở mạch gián đoạn phải hoạt động nhiều hơn mạch liên tục.

D. Enzim nối các đoạn Okazaki ở mạch tổng hợp gián đoạn có tên là ADN ligaza.

Câu 31: Ta có thể căn cứ và dấu hiệu nào để nhận ra mạch mã gốc trên gen cấu trúc?

A. Có bộ ba mở đầu là 5' XAT 3' B. Mạch ở phía trên, chiều 5' - 3

C. Mạch bên trái, chiều 3' - 5‘ D. Có bộ ba mở đầu là 3' XAT 5’

Câu 32: Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện các đoạn Okazaki trong quá trình tự nhân đôi ADN là gì?

A. Nguyên tắc bán bảo toàn chi phối ADN tự sao B. ARN-pôlimeraza chỉ trược theo chiều 5' - 3'

C. Nguyên tắc bổ sung chi phối sự lắp ráp nuclêotit D. Pôlinuclêotit mới chỉ tạo thành theo chiều 5' - 3'

Câu 33: Codon mở đầu mã hóa axit amin mở đầu ở vi khuẩn là

A. 3’ TAX 5’ mã hóa Metionin. B. 5’ UAG 3’ mã hóa foocmon Metionin.

C. 5’ AUG 3’ mã hóa foocmon Metionin. D. 3’ AUG 5’ mã hóa Metionin.

Câu 34: Một vi khuẩn E.coli mang phân tử ADN chỉ chứa N15 được chuyển sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14. Sau 3 lần sao chép, có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15?

A. 8 phân tử B. 1 phân tử C. 2 phân tử D. Không có phân tử nào mang N15.

Câu 35: Một vi khuẩn E.coli mang phân tử ADN chỉ chứa N15 được chuyển sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14. Sau 3 lần sao chép, có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N14?

A. 8 phân tử B. 4 phân tử C. 2 phân tử D. 6 phân tử .

Câu 36: Một vi khuẩn E.coli mang phân tử ADN chỉ chứa N15 được chuyển sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14. Sau 3 lần sao chép, có bao nhiêu phân tử ADN hoàn toàn chứa N14?

A. 8 phân tử B. 4 phân tử C. 2 phân tử D. 6 phân tử .

Câu 37: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

Câu 38: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

A. 6 loại mã bộ ba. B. 3 loại mã bộ ba. C. 27 loại mã bộ ba. D. 9 loại mã bộ ba.

Câu 39: Số lượng các loại nucleotit trên ADN luôn tuân theo nguyên tắc bổ sung, kết luận nào sau đây là đúng theo NTBS?

A. A + G có số lượng bằng T + X B. A + G có số lượng nhiều hơn T + X

C. A + T có số lượng ít hơn G + X D. A = T = G = X

Câu 40: Tính theo chiều tháo xoắn thì khi phân tử ADN tự nhân đôi, đoạn Okazaki là

A. các đoạn intron của gen phân mảnh. B. đoạn pôlinuclêôtit được tổng hợp từ mạch khuôn 5’ 3’.

C. các đoạn êxôn của gen không phân mảnh.

D. đoạn pôlinuclêôtit được tổng hợp từ mạch khuôn 3’ 5’.


tải về 65.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương