Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang44/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   62

211- Nguyễn Văn Siêu (1799-1872): Tự Tốn Ba, hiệu Phương Bình, người làng Kim Lũ (nay là xã Đại Kim), huyện Thanh Trì, Hà Nội, sống ở thôn Cổ Lương, bờ sông Tô. Đỗ bảng nhãn, làm án sát sứ Hưng Yên, rồi về dạy học, lập trường Phương Đình (số nhà 12-14 phố này). Ông giỏi văn chương, học rộng, được người đời gọi là Thần Siêu, cùng với Thánh Quát (Cao Bá Quát) là bạn, nổi tiếng thời ấy. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị và có công tạo đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút (Hà Nội). Tại đây, hiện còn nhiều câu đối và đại tự do ông viết.

212- Trương Hán Siêu (?-1355): Quê huyện Yên Ninh (nay là Thành phố Ninh Bình), tỉnh Ninh Bình. Ông được Trần Hưng Đạo nuôi dưỡng và tiến cử, sau làm tới chức Hành khiển, Tả Tham tri Chính sự, trở thành nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng thời Trần, là tác giả Hoàng Triều đại điển, Bạch Đằng giang phú …

213- Ngô Văn Sở (?-1794): Danh tướng thời Tây Sơn, quê ở huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, lớn lên ở huyện Bỉnh Khê, tỉnh Bình Định. Năm 1787, ông ra Thăng Long diệt Trịnh, được Nguyễn Huệ giao trấn giữ Bắc Hà. Năm 1788, ông cùng Ngô Thì Nhậm thực hiện kế hoạch lui quân vè Tam Điệp, giữ lực lượng để tham gia giải phóng Thăng Long năm 1789. Ông từng đi sứ sang triều Thanh trong đoàn phái bộ Quang Trung “giả” năm 1790. Vì gièm pha, ông bị dìm chết dưới sông Hương thời vua Quang Toản.

214- Hoàng Bích Sơn (1924-2000): Tức Hồ Liên, sinh tại xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Từ năm 1949 đến năm 1954, ông công tác tại Bình Thuận, có nhiều đóng góp tích cực cho tỉnh nhà và đã được tín nhiệm giữ trọng trách Bí thư Tỉnh ủy. Quá trình hoạt động cách mạng, ông đã đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Ông đã được trao tặng nhiều huân, huy chương cao quý khác.

215- Võ Liêm Sơn (1888-1949): Hiệu Ngạc Am, nhà giáo, nhà văn, và là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông sinh ra tại xã Hữu Ngoại (nay là xã Thiên Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1911, ông đỗ bằng Thành Chung ở trường Quốc học Huế, được bổ làm Giáo học ở đạo Ninh Thuận. Năm 1912, ông đỗ Cử nhân Hán học khoa Nhâm Tý ở trường thi Quy Nhơn. Vì không khuất phục viên Chủ thương chánh Pháp, nên ông bị bãi chức, chuyển về Huế làm Thừa biện. Ở đây, ông tích cực ủng hộ phong trào Duy Tân năm 1908. Năm 1915, ông được bổ làm Giáo thụ rồi Kiểm học ở Phú Yên. Năm 1919, ông ra Huế dạy Hán vănViệt văntrường Quốc học. Năm 1926, ông gia nhập Tân Việt Cách mệnh Đảng. Năm 1930, ông và người con trai đầu là Võ Bỉnh Sơn bị quân Pháp bắt và đưa về giam ở nhà lao Hà Tĩnh. Ra tù, ông về quê vợ ở Bình Thuận sống ẩn dật, chuyên tâm sáng tác văn học. Khâm sứ Trung Kỳ Yvé Châtel đã nhiều lần mua chuộc nhưng ông không chịu ra làm quan. Năm 1934, ông sáng lập Tân Văn nghệ Tùng thư. Từ năm 1944, ông bí mật tham gia Mặt trận Việt Minh. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông về quê nhà, tham gia công tác kháng chiến tại Hà Tĩnh. Năm 1947, ông được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bổ nhiệm làm Trưởng ban tuyên truyền kháng chiến, Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính, Chủ tịch Mặt trận Liên việt Hà Tĩnh. Năm 1948, ông được bổ nhiệm làm Uỷ viên Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu IV. Trong Đại hội mặt trận Liên việt liên khu, ông được bầu làm Chủ tịch.

216- Đào Tấn (1845-1907): Là nhà soạn tuồng lớn nhất nước ta, tên thật là Đào Đăng Tấn, sinh ngày 27 tháng 2 năm Ất Tỵ (tức 3 tháng 4 năm 1845), tại thôn Vinh Thạnh, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định (nay thuộc thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Do tránh quốc húy nên bỏ chữ Đăng, nên gọi gọn Đào Tấn. Ông đỗ cử nhân sung chức Hiệu thư, Thị độc, Nội các, Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ Tĩnh), Công bộ Thượng thư. Ông là tác giả nhiều vở tuồng như: Diễn Võ đình, Trầm hương các, Hộ anh đàn, Hoàng Phi Hổ quá quan.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương