Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang41/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   62

189- Thái Phiên (1882-1916): Hiệu Nam Xương, người làng Nghi An, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thành phố Đà Nẵng). Ông tham gia phong trào Đông Du, làm kinh tài cho Duy Tân hội, sau hoạt động trong Việt Nam Quang phục hội. Tháng 5 năm 1916, ông cùng Trần Cao Vân tổ chức bạo động khởi nghĩa ở Huế, nhưng bại lộ, bị Pháp bắt và xử chém ngày 17 tháng 5 năm 1916 tại cửa An Hòa (Huế).

190- Phù Đổng Thiên Vương: Nhân vật trong truyền thuyết, quen gọi là Thánh Gióng, người làng Phù Đổng, Kinh Bắc (nay thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội). Cậu bé lên ba tuổi đã cưỡi ngựa sắt, đánh tan giặc Ân, rồi phi lên núi Sóc bay về trời. Đền thờ chính ở Phù Đổng (Gia Lâm) và Phù Linh (Sóc Sơn).

191- Trần Phú (1904-1931): Quê huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, từng đỗ đầu Cao đẳng Tiểu học (1922), dạy ở trường Tiểu học Cao Xuân Dục, tham gia hội Phục Việt (sau đổi là Tân Việt), được cử sang Quảng Châu (1926) rồi sang học trường Đại học Phương Đông (Liên Xô). Tháng 4 năm 1930, Trần Phú về nước được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương (hội nghị ở Hương Cảng tháng 10 năm 1930), soạn thảo bản Luận cương Chính trị đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. Tháng 4 năm 1931, bị địch bắt, tra tấn dã man, ốm và mất tại nhà thương Chợ Quán khi mới 27 tuổi (ngày 06 tháng 9 năm 1931).

192- Phan Đình Phùng (1847-1895): Người làng Đông Thái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ tiến sĩ năm 1877, làm quan Ngự sử triều Nguyễn. Năm 1883, ông bị cách chức vì không ủng hộ Tôn Thất Thuyết phế vua Dục Đức lập Hiệp Hòa. Ông về quê theo Hàm Nghi mộ quân Cần Vương, lãnh chức Hiệp thống quân vụ. Nghĩa quân của ông hoạt động khắp vùng núi Hương Sơn, Hương Khê, duy trì cuộc kháng chiến gần 10 năm, đánh Pháp nhiều trận. Ông bị bệnh mất tại căn cú Núi Quạt, trong dãy Trường Sơn.

193- Vũ Trọng Phụng (1912-1939): Quê gốc ở huyện Mĩ Hào, Hưng Yên, từ nhỏ sống ở Hà Nội. Ông là nhà báo, nhà văn xuất chúng, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một số lượng tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏGiông Tố đã được đưa vào sách Giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam.

194- Lê Hồng Phong (1902-1942): Tên thật là Lê Huy Doãn, quê xã Thông Lạng, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu học trường Hoàng Phố - Trung Quốc. Tốt nghiệp Sĩ quan lục quân, sang Liên Xô học trường Không quân Lêningrat, Đại học Phương Đông, phụ trách Ban Hải ngoại của Đảng, là đại biểu dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội I Đảng Cộng sản Đông Dương, ông được cử vào Ban Chấp hành Trung ương. Về Sài Gòn lãnh đạo phong trào, bị địch bắt, ông bị đày ra Côn Đảo và mất tại đó.

195- Lý Văn Phức (1785-1849): Quê làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận (nay là phường Bưởi, quận Tây Hồ), đỗ cử nhân làm quan thời Nguyễn, từng đi sứ và giao thương với nhiều nước Châu Á. Ông là tác giả các chuyện nôm diễn ca: Nhị thập tứ hiếu, Ngọc Kiều Lê, Tây sương

196- Lưu Hữu Phước (1921-1989): Sinh tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Trước năm 1945, ông hoạt động trong phong trào sinh viên yêu nước. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông đảm nhiệm công tác xuất bản, thông tin, tuyên truyền, báo chí, văn học, nghệ thuật và thanh thiếu niên. Sau 1945, ông giữ nhiều chức vụ: Trưởng Ban nghiên cứu Âm nhạc, Vụ trưởng Vụ Nhạc-múa, Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Phó tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam. Năm 1965, ông trở về Nam kháng chiến chống Mỹ, làm Trưởng tiểu ban Văn nghệ của Trung ương cục, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Văn hoá trong Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Ông còn là đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Âm nhạc. Giáo sư, Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Nghệ thuật Cộng hòa Dân chủ Đức. Là nhạc sĩ với các bút danh khác như: Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Hồng Chí… Các ca khúc để đời của ông có Tiếng gọi thanh niên, Giải phóng miền Nam, Lên Đàng, Tình Bác sáng đời ta, Khúc khải hoàn... Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

197- Nguyễn Tri Phương

tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương