Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang39/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   62

180- Nguyễn Khắc Nhu (1882-1930): Người làng Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, đỗ đầu xứ nên thường gọi là Xứ Nhu. Ông có tinh thần yêu nước, lập Việt Nam dân quốc chống Pháp, đến cuối 1927, nhập với Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học và thành một lãnh tụ của đảng này. Năm1929, ông tham gia bạo động đánh đồn Hưng Hóa, Lâm Thao. Tháng 02 năm 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại, bị Pháp bắt, ông đã đập đầu vào sàn nhà lao Hưng Hóa tự vẫn.

181- Ðặng Thị Nhu (?-1909): Bà là người vùng Yên Thế, Bắc Giang, vợ thứ của Hoàng Hoa Thám. Bà có trí dũng, từng xông pha trận mạc, giúp chồng đắc lực trong cuộc kháng Pháp. Khoảng đầu năm 1909, dù binh cùng thế kiệt, bà vẫn cùng chồng oanh liệt chỉ huy nghĩa quân chống địch trong trận đánh ở chợ Gồ, khiến các lực lượng do viên đại tá Bataille đốc xuất phải nể vì. Ngày 1 tháng 2 năm 1909, bà và con gái là Hoàng Thị Thế bị giặc bắt. Chúng đày mẹ con bà sang Guyane (Nam Mỹ). Dọc đường, thừa lúc quân canh sơ ý, bà nhảy xuống biển tự tử.

182- Nguyễn An Ninh (1900-1943): Nhà báo, nhà văn, nhà yêu nước, sinh ở làng Trung Chánh, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Đỗ Cử nhân Luật tại Pháp, 1922 về nước, diễn thuyết và ra báo Chuông rè (La cloche féleé) bằng tiếng Pháp tại Sài Gòn, công kích chế độ thuộc địa và bọn tham nhũng. Năm 1926, Pháp bắt giam 18 tháng, do quần chúng đấu tranh và ông làm đơn xin, nên được ân xá và sang Pháp. Năm 1928, trở về nước, ông bị bắt vì hội lập kín Nguyễn An Ninh. Năm 1930, ra tù, viết báo, lại bị bắt, ông đã tuyệt thực, được quần chúng đấu tranh nên chúng tha rồi lại bắt. Được tự do năm 1939, ngả theo Cộng sản, viết báo Dân chúng, lại bị Pháp bắt tiếp, đày đi Côn Đảo và đã ông mất trong tù.

183- Trần Đăng Ninh (1910-1955): Tên thật Nguyễn Tuấn Đáng, quê huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Ông từng giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Xứ ủy Bắc Kì, Ủy viên Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Kì, Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; ông từng được tặng Huân chương Sao Vàng.

184- Nguyễn Xuân Ôn (1830-1889): Hiệu Ngọc Đường, Lương Giang, người làng Lương Điền, huyện Đông Thành, nay là xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông đỗ tiến sĩ năm 1871, lần lượt nhận các chức Tri phủ, Đốc học cho đến Án sát ở Bình Thuận, đổi ra Quảng Bình rồi bị cách chức vì không theo phái chủ hòa. Về quê, ông chuẩn bị lực lượng chống Pháp, được vua Hàm Nghi phong làm An tỉnh hiệp đốc quân vụ. Ông hưởng ứng chiếu Cần Vương, chiến đấu với địch, bị bắt (1886) giam ở Hải Dương, Diễn Châu, Vinh, rồi được thả, nhưng giam lỏng ở Huế cho đến khi mất. Từ năm 1878 đến 1883, Nguyễn Xuân Ôn có nhiều tấu sớ gởi lên triều đình, chủ trương đánh Pháp. Ông cũng có những ý kiến về việc khai hoang, bồi dưỡng sức dân. Thơ văn của ông được chép trong Ngọc Đường thi văn tập. Ngoài ra, còn có một số thơ Nôm và những giai thoại khá thú vị chung quanh cuộc đời ông.

185- Đinh Núp (1914 - 1999): Sinh tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai, là người dân tộc Ba Na. Ông tham gia cách mạng từ năm 1935, lãnh đạo các dân tộc Ba NaÊ Đê đứng lên chống lại thực dân Pháp. Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), ông vận động đồng bào dân tộc tham gia các tổ du kích, xây làng chiến đấu chống các cuộc càn quét của Quân đội Viễn chinh Pháp, tiêu hao nhiều đơn vị địch đem lại chiến thắng tại địa phương. Sau hiệp định Genève 1954, ông cùng đơn vị tập kết ra miền Bắc một thời gian rồi trở về tham gia đánh Mỹ ở Tây Nguyên. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa VI (1976 - 1981), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa VI (1976-1981). Ông là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc, tác phẩm này đã được dựng thành phim.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương