Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang47/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   ...   62

224- Hà Huy Tập (1902-1941): Nhà hoạt động Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông sinh tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Ông tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học (1923), dạy học ở các trường Nha Trang, Vinh, tham gia cách mạng và học tập tại trường Đại học Phương Đông ở Matxcơva, tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ nhất ở Ma Cao, được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng rồi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông về Sài Gòn lãnh đạo phong trào cách mạng, năm 1938, ông bị Pháp bắt giam. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại (tháng 11 năm 1940), ông bị Pháp bắt lần thứ hai. Chúng xử bắn ông cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần… Ông đã viết Sơ thảo Lịch sử phong trào Cộng sản Đông Dương bằng tiếng Pháp, ký tên là Hồng Thế Công (1932). Năm 1937, ông viết cuốn Tơ-rốt-xki và phản cách mạng, ký tên Thanh Hương, và cộng tác với báo La lutte.

225- Đặng Tất (?-1409): Sinh ra và lớn lên tại làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, tỉnh Nghệ An, nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, là cha của Đặng Dung. Cuối đời Trần, ông làm Đại tri châu, tham gia khởi nghĩa chống quân Minh ở phủ Thiên Trường, đánh thành Đông Quan. Năm 1409, ông bị vua Giản Định giết oan cùng với Nguyễn Cảnh Chân.

226- Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998): Tên thật là Phạm Văn Cương, quê xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Năm 17 tuổi, ông đã tham gia Thanh niên dân chủ và Thanh niên phản đế. Năm 1940, ông bị Pháp bắt giam ở nhà lao Nam Định, Sơn La, Hòa Bình. Năm 1943, ông vào Đảng Cộng sản và nhà tù Sơn La. Cách mạng tháng Tám tham gia cướp chính quyền ở phủ Nghĩa Hưng và huyện Vụ Bản, rồi làm Bí thư cho đồng chí Võ Nguyên Giáp ở Bộ Quốc phòng. Trong kháng chiến chống Pháp, ông lần lượt làm quyền Bí thư kiêm chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Hà Đông, Ủy viên Đảng đoàn và Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu III. Bí thư Đảng ủy các cơ quan Liên khu III. Từ 1954, ông chuyển sang làm công tác ngoại giao, làm Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao, Tổng lãnh sự tại Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ ngoại giao, trợ lý đồng chí Lê Đức Thọ tại hội nghị Paris. Từ năm 1986, ông là Ủy viên Trung ương Đảng, Quốc vụ Khanh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông là nhà ngoại giao có tài, đại biểu Quốc hội các khóa VII, VIII, Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh.

227- Phạm Ngọc Thạch (1909-1968): Bác sĩ, giáo sư, Anh hùng Lao động, người Phan Thiết (Bình Thuận), tốt nghiệp trường Đại học Y khoa ở Pháp (1934). Năm 1936, ông là hội viên duy nhất ở Đông Dương của Hội nghiên cứu về bệnh lao của Pháp. Về nước, ông mở bệnh viện tư chữa lao ở Sài Gòn. Đầu năm 1941, ông chủ động liên hệ với Đảng Cộng sản và sôi nổi tham gia phong trào cách mạng, phong trào Mặt trận Bình dân, khởi nghĩa tháng Tám được cử vào Ủy ban nhân dân cách mạng Sài Gòn. Sau năm 1954, ông ra Bắc, làm Bộ trưởng Bộ Y tế (1958), Viện trưởng Viện chống lao, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Ông là tác giả của vắc-xin BCG nổi tiếng. Năm 1968, ông trở về Nam và mất trong vùng giải phóng miền Đông Nam Bộ vì bệnh sốt rét ác tính ngày 07/11/1968. Ông có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về bệnh lao. Các luận văn của ông đã được đăng trên nhiều kỷ yếu ở Bucarest (1961), New Delhi (1957), Moscou (1958) và Paris (1968).

228- Phạm Hồng Thái (1884-1924): Tên thật là Phạm Thành Tích hoặc Phạm Đài, người làng Do Nha, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, làm thợ nhà máy xe lửa Tràng Thi và nhà máy Diêm Bến Thủy. Năm 1923, ông được Lê Hồng Phong đưa sang Trung Quốc, gia nhập Tâm tâm xã - mưu giành độc lập cho Tổ Quốc. Ông tham gia mưu sát tên toàn quyền Méc-lanh khi đến thăm Quảng Châu, bị địch đuổi bắt nên đã nhảy xuống sông Châu hy sinh. Mộ ông chôn ở Hoàng Hoa Cương cùng với các chiến sĩ Trung Hoa hy sinh trong Cách mạng Tân Hợi (1911).

229- Hoàng Văn Thái (1915-1986): Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, tên thật là Hoàng Văn Xiêm, quê xã Tân An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Ông tham gia phong trào nông dân Tiền Hải từ năm 1936, được kết nạp vào Chi bộ Cộng sản đầu tiên của huyện Tiền Hải. Sau Cách mạng tháng Tám, được giao phụ trách Tổng Tham mưu trưởng Quân đội, Tư lệnh kiêm Chính ủy quân khu 5. Phó Bí thư Trung ương Cục, Tư lệnh Bộ chỉ huy Miền, trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh quan trọng trong chiến dịch tổng tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với những cống hiến của mình, ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007), Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều Huân chương khác.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương