Nguyễn Thế Hùng


Tổng quan về phòng thủ DDoS



tải về 1.28 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích1.28 Mb.
#36565
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

1.2. Tổng quan về phòng thủ DDoS

1.2.1. Tại sao DDoS khó giải quyết


Có 2 hướng để thực hiện tấn công DDoS: đó là nhằm vào điểm yếu (vulnerability attack) và làm ngập mạng (flooding attack). Do có 1 số đặc tính về kĩ thuật như sau làm khó giải quyết được triệt để các cuộc tấn công DDoS:

- Sự đơn giản: Một người sử dụng máy tính bình thường không rành về mạng cũng có thể thực hiện 1 cuộc tấn công DDoS. Bởi vì đã có sẵn rất nhiều công cụ DDoS trên mạng và cả hướng dẫn sử dụng rất chi tiết để thực hiện.

- Sự đa dạng của các gói tin tấn công: Sự giống nhau giữa các traffic tấn công và các traffic hợp lệ làm quản trị viên khó có thể phân biệt được. Khác với các nguy cơ bảo mật như virut, worm, adware… cần phải có những gói tin mánh khóe, mẹo mực lợi dụng vào lỗ hổng, nhưng flood attack chỉ cần lưu lượng lớn traffic và header cũng như nội dung packet đều có thể tùy ý theo Attacker

- Sự giả mạo IP làm cho các luồng dữ liệu tấn công từ agents đến như là từ những người dùng hợp lệ. Vì thế quản trị viên rất khó phân biệt để có thể phát hiện các cuộc tấn công.


12
- Lượng traffic lớn, gửi với tần suất cao: Lượng traffic khổng lồ mà DDoS tạo ra không chỉ làm ngập tài nguyên của Victim, mà còn làm quản trị viên rất khó mô tả, phân tích và tách biệt được packet hợp lệ và packet tấn công chúng.

- Số lượng lớn các Agents: Một trong những điểm mạnh của tấn công DDoS là có thể huy động được 1 số lượng lớn Agent phân tán trên toàn Internet. Khi đó, luồng tấn công sẽ lan tỏa trên nhiều nhánh tới Victim, điểm tụ tấn công sẽ gần sát nạn nhân, và hệ thống phòng thủ sẽ rất khó có thể chống từ phía xa. Ngoài ra, hệ thống Agent phân tán cũng đồng nghĩa với sự phức tạp, phong phú, khác biệt về mô hình quản lý mạng giữa các ISP khác nhau, vì thế các cơ cơ chế phòng thủ yêu cầu sự phối hợp từ nhiều nơi sẽ triển khai khó khăn hơn rất nhiều.

- Những điểm yếu trên mô hình mạng Internet: Có những cơ chế, giao thức mạng mà khi thiết kế chưa lường trước được những điểm yếu có thể bị lợi dụng (ví dụ TCP SYN, ping of Death, LAND Attack…). Đôi khi là lỗi của nhà quản trị khi cấu hình các policy mạng chưa hợp lý.

1.2.2. Những thách thức khi xây dựng hệ thống phòng thủ DDoS


Do những tính chất phức tạp của DDoS như đã trình bày ở trên, nên xây dựng 1 hệ thống phòng thủ DDoS là không đơn giản. Để làm được điều đó cần xử lý được cả trên 2 lĩnh vực: kĩ thuật và xã hội.

1.2.2.1. Về mặt kĩ thuật


- Xử lý phân tán từ nhiều điểm trên Internet: Vì các luồng tấn công xảy ra từ nhiều nguồn khác nhau, đi qua toàn mạng Internet trong khi thường chỉ có một mình Victim với ít thiết bị, quyền hạn, khả năng xử lý hạn chế nên không thể đạt được hiệu quả cao. Sự tấn công phân tán thì cần sự phòng thủ phân tán thì mới giải quyết triệt để được.


13


- Thiếu thông tin chi tiết về các cuộc tấn công thực tế: Có không nhiều thông tin về tác hại của DDoS gây lên cho các doanh nghiệp, nó thường chỉ có khi tác hại của nó là rõ ràng và doanh nghiệp không thể tự xử lý được mà phải báo lên chính quyền. Vì thế lại càng ít các thông tin chi tiết, như là bản log các traffic, sơ đồ mạng chi tiết của doanh nghiệp.

- Khó thử nghiệm trên thực tế: Những hệ thống thử nghiệm DDoS ở phòng thí nghiệm không thể phản ánh đúng thực tế rộng lớn, phong phú trên mạng Internet được. Trong khi đó nếu muốn triển khai để thử nghiệm thật qua Internet thì các điều luật không cho phép, vì tấn công DDoS không chỉ ảnh hưởng đến Victim, mà còn liên quan đến rất nhiều các thành phần khác như router, switch… của ISP quản lý ở phần lõi Mạng. Còn nếu thử nghiệm luôn trên 1 hệ thống thật đang bị tấn công thì lại thiếu thông tin cần đo đạc ở Agent, Handler, Attacker…

- Chưa có chuẩn đánh giá các hệ thống phòng thủ: Có nhiều vendor đã công bố rằng giải pháp của họ có thể giải quết được DDoS. Nhưng hiện tại chưa có 1 lộ trình chuẩn nào để kiểm thử các hệ thống phòng thủ DDoS. Từ đó dẫn đến 2 vấn đề: thứ nhất là những người phát triển hệ thống phòng thủ tự test chính họ, do đó những thiết kế sẽ luôn phù hợp nhất để hệ thống đó hoạt động thuận lợi. Thứ hai là những nghiên cứu về DDoS không thể so sánh hiệu suất thực tế của các hệ thống phòng thủ khác nhau, thay vào đó, họ chỉ có thể nhận xét về từng giải pháp trên môi trường thử nghiệm mà thôi.

1.2.2.2. Về mặt xã hội


Một thử thách lớn khi muốn giải quyết triệt để vấn nạn tấn công DDoS là về yếu tố Xã hội. Có rất nhiều điều luật về an ninh, bảo mật của nhiều đất nước, nhiều ISP khác nhau mà người triển khai khó có thể thỏa mãn tất cả để thực hiện hệ thống phòng thủ của mình. Ví dụ ISP không cho bạn sơ đồ chi tiết cấu hình Mạng, không cho phép bạn tự do cài đặt chương trình trên các router của họ… Đối với các nạn nhân của DDoS, thông thường là các doanh nghiệp, thì việc đầu tiên là họ sẽ cố gắng tự mình giải quyết, nếu thành công thì sẽ giấu kín, không công bố cho bên ngoài là mình đang bị tấn công vì lo ngại ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty. Chỉ khi nào dịch vụ của họ bị chết hẳn, không thể tự cứu thì mới liên hệ với các ISP và chính quyền.


14
Một vấn đề khác là đôi khi cần phải sửa đổi một số điểm yếu của các kiến trúc mạng để giảm tác hại của DDoS, ví dụ như giao thức TCP, IP, HTTP… Nhưng không dễ làm được điều đó, vì hiện tại đã có rất nhiều hệ thống xây dựng trên nền tảng cũ, và không thể ngày thay đổi trong ngày một ngày hai được.

Có một đặc điểm của DDoS là khi Victim bị tấn công, thì nếu muốn triệt để không còn traffic DDoS nữa, thì phải làm sao yêu hàng nghìn Agent ngừng tấn công. Chỉ có 1 cách làm được điều này là tại các Agent phải cài đặt 1 phần mềm, hay hệ thống để ngăn chặn gói tin DDoS ngay khi vừa sinh ra. Nhưng không dễ thuyết phục được các End User làm điều đó, vì nó không mang lại lợi ích trực tiếp gì cho bản thân họ, đôi khi còn làm ảnh hưởng đến hiệu năng mạng của End User.

Yếu tố cuối cùng là thiếu sự thống nhất về các điều luật, chế tài xử phạt các Attacker, Handler, Agents giữa các bộ luật về Công nghệ thông tin của các nước và giữa các quy định về bảo mật, an toàn của các Internet Service Provider.

1.2.3. Mục tiêu khi xây dựng hệ thống phòng thủ


Cho dù triển khai hệ thống phòng thủ theo cách thức nào thì cuối cùng cũng phải hướng tới 4 mục tiêu chính như sau:

- Tính hiệu quả: yêu cầu các thành phần tham gia vào hệ thống phòng thủ: victim, router… đều không phải chịu thêm tải quá nặng. Ví dụ khi bình thường CPU Usage của Server chỉ chạy 10% để phục vụ cho các Client, nhưng sau khi cài đặt hệ thống phòng thủ vào, cho dù chưa xảy ra DDoS thì CPU Usage do phải tính toán thêm nhiều nên đã lên đến 20% là không chấp nhận được.


15
- Tính trọn vẹn: Một hệ thống phòng thủ tốt cần phải bảo vệ Victim được khỏi tất cả các kiểu tấn công DDoS. Bởi vì đối với Attacker, một khi đã điều khiển được mạng botnet thì hắn hoàn toàn có thể sử dụng nhiều kịch bản tấn công khác nhau, lợi dụng nhiều điểm yếu của giao thức, của mạng hoặc thay đổi thông số bên trong packet. Vì thế nếu hệ thống chỉ có thể phòng thủ được 1 số cách tấn công nhất định, thì khi attacker thay đổi, hệ thống đó sẽ sụp đổ hoàn toàn.

- Cung cấp dịch vụ cho tất cả các traffic hợp lệ: đây là yêu cầu quan trọng nhất khi triển khai một hệ thống phòng thủ DDoS.

- Chi phí phát triển và điều hành thấp

1.2.4. Các hướng phòng thủ DDoS


Có thể phân loại các phương pháp giải quyết DDoS theo hai tiêu chí là thời gian và vị trí. Xét theo thời gian, có hai xu hướng: trước (phòng ngừa)sau (phản ứng lại khi cuộc tấn công xảy ra). Xét theo vị trí đặt trung tâm điều khiển việc xử lý phòng chống DDoS, thì có các vị trí: gần Victim, gần Attacker, trong phần lõi của Internet hoặc kết hợp nhiều vị trí..

1.2.4.1. Phòng ngừa và Phản ứng lại


Phương pháp phòng ngừa áp dụng các chính sách để kẻ tấn công không thể hoặc khó tấn công hệ thống. Phương pháp này có thể được thực hiện bằng cách tăng cường sức mạnh của hệ thống: năng lực xử lý các yêu cầu dịch vụ, băng thông… để giảm thiểu tối đa tác hại của cuộc tấn công DDoS. Nhưng do mạng lưới tấn công có đặc điểm phân tán, là tập trung của nhiều máy tính cấu hình trung bình nên dễ tập hợp được số lượng lớn để hội tụ thành một lượng băng thông gấp nhiều lần so với hệ thống của victim. Vì vậy việc tăng cường sức mạnh không thực sự có hiệu quả.

Phương pháp phản ứng lại chấp nhận cho cuộc tấn công xảy ra, sau đó truy tìm và tiêu diệt các hướng tấn công, làm giảm thiểu rủi ro hoặc chấm dứt cuộc tấn công. Bằng cách phát hiện chính xác kẻ tấn công, nạn nhân sẽ có chính sách cấm những truy nhập, từ đó giảm thiểu được tác hại của cuộc tấn công. Phương pháp này hiện là hướng nghiên cứu chính trong việc giải quyết DDoS.



N
16
hược điểm chung của phương pháp phản ứng lại là việc giải quyết không triệt để và không chủ động. Nạn nhân bị tấn công đã phải hứng chịu các hậu quả. Biện pháp này chỉ giúp chấm dứt hậu quả sớm và giảm thiểu thiệt hại.

1.2.4.2. Vị trí của hệ thống phòng thủ


Phương pháp đặt gần victim là phương pháp đơn giản nhất do ít phụ thuộc vào các tác nhân khác, nạn nhân tự giải quyết vấn đề. Phương pháp này thường dùng để phản ứng lại sau khi nạn nhân phát hiện bị tấn công. Tuy nhiên cách tiếp cận này không thể giải quyết tận gốc, quản trị viên chỉ có thể giảm thiểu thiệt hại chứ không thể chấm dứt cuộc tấn công.

(hình 7:Mô hình đặt gần nạn nhân)



P
17
hương pháp đặt gần attacker là phương pháp ngăn chặn các gói tin DDoS ngay khi vừa được sinh ra tại nguồn. Nó có ưu điểm là giảm được tối đa tác hại của gói tin DDoS, chống được giả mạo IP. Tuy nhiên lại rất khó thực hiện do phải thay đổi hệ thống mạng trên quy mô lớn. Hiện mới chỉ có khoảng ba hướng nghiên cứu theo cách tiếp cận này. Trong đó, D-WARD là có kết quả tốt nhất với khả năng hoạt động độc lập.

(hình 8: Mô hình đặt gần kẻ tấn công)



Một vị trí khác là đặt tại phần lõi của Internet. Cách tiếp cận này ít được quan tâm rộng rãi do để tiếp cận được phần lõi của Internet cần có một khoản chi phí không nhỏ, cũng như sự đảm bảo chắc chắn về tính hiệu quả đem lại khi tăng sự phức tạp của phần lõi.

(
18


hình 9: mô hình đặt tại phần lõi của Internet)

Phương pháp cuối cùng và hay được nghiên cứu hiện nay là phương pháp kết hợp nhiều vị trí: nạn nhân phát hiện và bắt đầu xử lý, sau đó cố gắng đẩy vị trí phòng chống ra hệ thống mạng gần kẻ tấn công nhất có thể, từ đó giúp giảm tải cho toàn mạng Internet chứ không chỉ cho Victim nữa.



(hình 10: Kết hợp nhiều vị trí)


19

Chương 2: Các nghiên cứu về phòng chống DDoS



tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương