Nguyễn bá ĐẠt rối nhiễu tâm lý Ở trẻ em



tải về 315.09 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích315.09 Kb.
#34081
1   2   3   4

Tổn thương tâm lý sau sang chấn: Kết quả nghiên cứu cho thấy tổn thương tâm lý sau sang chấn với các triệu chứng điển hình: chứng kiến HVBL giữa cha mẹ, hội chứng xâm nhập và hội chứng suy giảm hệ thần kinh giao cảm. Đây là một dạng RNTL ở trẻ em trong GĐBL, từ dạng RNTL này có thể dẫn đến những RNTL khác.

Rối nhiễu cảm xúc: Từ kết quả quan sát có thể đưa ra nhận định rằng, trẻ em sống trong GĐBL không có dấu hiệu bị trầm cảm nặng, kèm theo triệu chứng loạn thần. Chỉ có một số trẻ em có ý tưởng tự sát hoặc có hành vi làm đau bản thân. Những dấu hiệu lâm sàng biểu hiện trạng thái lo âu xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn, so với những dấu hiệu lâm sàng biểu hiện trạng thái trầm cảm. Những trẻ em được chẩn đoán bị RNTL theo YSR có nhiều dấu hiệu trầm cảm và lo âu hơn, so với những trẻ em được chẩn đoán ở trạng thái ranh giới và không bị RNTL.

Rối nhiễu tâm thể: Từ những kết quả quan sát có thể đưa ra nhận định, rối nhiễu tâm thể là một hình thức biểu hiện RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL. Đau quặn bụng mỗi khi không khí gia đình căng thẳng, cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau đầu mỗi khi cha mẹ cãi nhau và cảm giác đau nhức cơ thể là những dấu hiệu lâm sàng báo hiệu rối nhiễu tâm thể, chúng đôi khi xuất hiện. Bệnh ngoài da và nổi ban, cảm giác buồn nôn là những dấu hiệu lâm sàng không rõ ràng, không xuất hiện ở những trẻ sống trong GĐBL.


Nhận thức sai lầm: Từ kết quả quan sát có thể đưa ra nhận định rằng, trẻ em sống trong GĐBL không có dấu hiệu loạn thần, rối loạn trong hoạt động nhận thức hoặc có những suy nghĩ, hành động mà người khác cho là kỳ quặc. Chỉ có một số trẻ em bị RNTL có dấu hiệu bị ám ảnh về một điều gì đó trong cuộc sống.

Sự mất tập trung: Kết quả kháo sát trên chỉ ra rằng sự mất tập trung của trẻ em sống trong GĐBL là một hình thức biểu hiện sự RNTL. Cảm giác bồn chồn, căng thẳng, đứng ngồi không yên, không tập trung trong học tập, không chú ý theo dõi ai đó làm việc để học hỏi là những dấu hiệu biểu hiện sự mất tập trung ở nhóm trẻ em này.

Rối nhiễu hành vi: Có thể kết luận rằng các kiểu hành vi gây hấn được khảo sát là các dạng biểu hiện rối nhiễu hành vi ở trẻ em sống trong GĐBL. Tuy nhiên, chỉ những trẻ được chẩn đoán bị RNTL theo YSR mới có những hành vi gây hấn. Cụ thể là 62,5 % trẻ em sống trong GĐBL bị RNTL có hành vi gây hấn dưới một hình thức nào đó: đánh bạn, chửi bạn..v,v.

    1. Hậu quả của việc trẻ em bị RNTL

Trẻ em sống trong GĐBL bị RNTL gặp khó khăn trong việc thích ứng xã hội, giải quyết tình huống có vấn đề và học đường nhiều hơn, so với trẻ em sống trong GĐBL không bị RNTL, trẻ em ở trạng thái ranh giới.

Khó khăn trong việc thích ứng xã hội gắn với trạng thái lo âu, hành vi sai phạm; khó khăn trong việc giải quyết tình huống có vấn đề cũng gắn với trạng thái lo âu, sự mất tập trung; những khó khăn học đường gắn với hành vi sai phạm, hành vi gây hấn và sự mất tập trung chú ý của trẻ em trong học tập.

RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL và những khó khăn trong việc thích ứng xã hội, giải quyết tình huống có vấn đề và khó khăn học đường là những mối quan hệ tương quan thuận. Khi RNTL gia tăng ở những trẻ em này kéo theo sự gia tăng những khó khăn trên và ngược lại chính những khó khăn trong việc thích ứng xã hội, giải quyết vấn đề và khó khăn học đường lại củng cố và duy trì RNTL ở trẻ em, đó là một mối quan hệ biện chứng.


    1. Các yếu ảnh hưởng đến RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL

BLGĐ và RNTL ở trẻ em không phải là mối quan trực tiếp, giữa hai biến nghiên cứu này luôn tồn tại các biến trung gian. Cảm xúc tiêu cực: đau khổ, sợ hãi, buồn rầu, cũng có khi là sự tức giận của trẻ khi chứng kiến cha mẹ có HVBL với nhau là biến trung gian cấp một. Chính những cảm xúc tiêu cực như vậy gây ra sự tổn thương tâm lý sau sang chấn. Đó là biến trung gian cấp hai, với các dấu hiệu lâm sàng đặc hiệu: hình ảnh BLGĐ xâm nhập, tái hiện trở lại, kèm theo đó là những phản ứng tâm lý tiêu cực như khó ngủ, suy nghĩ miên man,..v.v, dẫn trẻ em sống trong GĐBL đến RNTL.

RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL sẽ biểu hiện ra bên ngoài thành những rối nhiễu cảm xúc: lo âu – trầm cảm; rối nhiễu tâm thể và hoặc rối nhiễu hành vi hay sự mất tập trung trong cuộc sống, có nhận thức và niềm tin sai lầm về BLGĐ. Chính những hình thức biểu hiện này gây ra những khó khăn trong việc thích ứng xã hội, suy giảm năng lực giải quyết các tình huống có vấn đề, cũng như những khó khăn học đường ở trẻ em.



Giữa BLGĐ và các yếu tố trung gian, có mối quan hệ tương quan thuận, không quá chặt chẽ, điều này nó giải thích tại sao chỉ có 28,3 % trẻ em sống trong GĐBL bị RNTL; 35,5 % trẻ ở trạng thái ranh giới; 36,2 % trẻ không bị RNTL. Khi trẻ em sống trong GĐBL bị RNTL, các dấu hiệu RNTL và các khó khăn tâm lý có mối tương quan với nhau khá chặt chẽ. Với đặc tính này, ban đầu, RNTL có thể dẫn trẻ đến khó khăn trong việc thích nghi xã hội, giải quyết tình huống có vấn đề, khó khăn học đường. Khi RNTL gia tăng những khó khăn tâm lý này cũng gia tăng theo. Tuy nhiên, về sau có thể những khó khăn học đường, thích ứng xã hội, giải quyết vấn đề lại là những nhân tố củng cố và duy trì RNTL ở trẻ sống trong GĐBL. Đó là những mối quan hệ biện chứng giữa các hiện tượng tâm lý.

    1. Một số trường hợp điển cứu về RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL

Trường hợp Nguyễn Viết M : Kết quả khảo sát BLGĐ, RNTL và những khó khăn tâm lý, sự ứng phó của M chỉ ra rằng, BLGĐ, đặc biệt hành vi bạo lực thể chất đã xảy ra giữa cha mẹ cách thời điểm khảo sát 5 – 6 năm về trước vẫn chưa phai mờ trong tâm trí của M. Hiện nay, M không bị RNTL, em ở trong trạng thái ranh giới. Những khó khăn hiện tại của M gắn với việc thích ứng xã hội, giải quyết vấn đề và học tập. Nếu những khó khăn này không được giải quyết nó có thể đẩy M chuyển sang trạng thái bị RNTL.

Một trong những vấn đề giúp M tránh được RNTL là trong thời điểm hiện tại, hành vi BLGĐ giữa cha và mẹ hiếm khi xảy ra; M lý giải khách quan, không có mặc cảm tội lỗi về việc cha mẹ cãi nhau. Tuy nhiên, cách thời điểm khảo sát 5 – 6 năm về trước, M đã chứng kiến hành vi bạo lực thể chất và tinh thần giữa cha và mẹ, lúc đó M còn nhỏ khoảng 9 tuổi, em rất sợ hãi và hoảng hốt, đây là nguyên nhân dẫn đến em bị tổn thương tâm lý sau sang chấn.

Trường hợp Nguyễn Xuân K: gia đình nhà K giữa cha mẹ thường xuyên có HVBL tinh thần, thể chất và kinh tế. Khi chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau, đánh nhau K đã can thiệp và không để cho cha đánh mẹ đánh nhau. K không tỏ ra đau khổ và sợ hãi mỗi khi cha mẹ có HVBL, do vậy, K không bị tổn thương tâm lý sau sang chấn, những dấu hiệu lo âu – trầm cảm, rối nhiễu tâm thể ở K không rõ ràng, hiếm khi xuất hiện. Tuy nhiên, cách lý giải về nguyên nhân dẫn đến việc cha mẹ có HVBL khiến K có nhận thức sai lầm về hành vi gây hấn. K cho rằng khi tức giận mọi người có thể đánh, đấm cho hả cơn giận. Đó chính là yếu tố củng cố và duy trì rối nhiễu hành vi dẫn đến khó thích ứng xã hội và vi phạm kỷ luật học đường: không học bài, vô lễ với giáo viên, trêu chọc bạn trong lớp; nói tục, chửi bậy..vv.

Trường hợp Nguyễn Thị H: sống trong một gia đình thỉnh thoảng cha mẹ cãi vã, mắng, chửi và đánh nhau. Tuy nhiên, kết quả đánh giá tâm lý cho thấy, H không bị RNTL. Do vậy, H cũng không gặp các khó khăn trong thích ứng xã hội, giải quyết tình huống có vấn đề và học đường. Yếu tố bảo vệ H, giúp H miễn nhiễm được với sự tác động tiêu cực của BLGĐ đó là mối quan hệ thân thiện với cha mẹ, chị em gái, bạn bè và tích cực giúp đỡ cha mẹ công việc nhà: nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và chăn nuôi.

    1. Kết quả tác động – can thiệp RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL

Chương trình can thiệp diễn ra trong sáu buổi, mỗi buổi 90 phút, với sáu chủ đề khác nhau: nhận diện về BLGĐ và các nguy cơ dẫn đến bạo lực trong các mối quan hệ thân thiết, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng nhận thức bản thân. Thời gian thực hiện từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013. Chương trình can thiệp đã thu được một số kết quả sau:

Trẻ hứng thú và tích cực tham gia chương trình tập huấn. Sau khi được giới thiệu về mục đích, nội dung và phương pháp tập huấn, trẻ chủ động, tích cực tham gia các hoạt động: đóng vai, thảo luận nhóm nhỏ, nhóm lớn, thuyết trình, thư giãn, kể chuyện. Những nội dung và hoạt động được trẻ thích thú và tham gia tích cực: giải tỏa cảm xúc tiêu cực, khám phá bản thân, thảo luận nhóm về nguyên nhân dẫn đến xung đột, bạo lực trong mối quan hệ bạn bè; cách ứng phó với sự trừng phạt của cha mẹ.

Trẻ nhận thức rõ về BLGĐ: Buổi can thiệp thứ nhất với chủ đề “Nhận diện BLGĐ và phòng ngừa bạo lực trong các mối quan hệ thân thiết”, các em đã cùng nhau thảo luận và chia sẻ về các HVBL quan sát thấy ở cha mẹ. Những hành vi bạo lực tinh thần, thể chất được trẻ em nói đến nhiều nhất. Những từ và cụm từ được trẻ dùng để mô tả HVBL giữa cha mẹ: chửi mắng, đánh, giật tóc, xô đẩy, quát nạt, dọa, nói xấu. Ngoài ra trẻ còn thảo luận và nói đến hậu quả của BLGĐ. Trẻ em kể về những lần bố đánh mẹ khiến mẹ bị chảy máu, tím mặt hoặc đau đớn.

Trẻ đã đề xuất và thảo luận với nhau các biện pháp can thiệp khi cha mẹ cãi nhau, đánh nhau. Biện pháp đầu tiên được trẻ em nhắc đến là gọi người thân: ông bà, chú, bác trong gia đình đến giúp hoặc gọi hàng xóm. Biện pháp thứ hai được trẻ đưa ra thảo luận đó là can thiệp trực tiếp bằng cách ôm, đẩy bố ra không để bố đánh mẹ hoặc nói chuyện với cha mẹ khi thấy cha mẹ sắp cãi nhau.

Trẻ em nhận ra những cảm xúc tiêu cực của bản thân và loại bỏ chúng. Tác giả luận án đã hướng dẫn những trẻ em được can thiệp thực hiện liệu pháp nghi thức để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực đang chi phối tâm trạng của các em. Liệu pháp này được thực hiện theo các bước sau: (1) các em ghi lại những cảm xúc tiêu cực đang chi phối bản thân trong thời gian gần đây lên thẻ màu A5; (2) các em đứng thành vòng tròn và xé thẻ màu A5 thành từng mảnh nhỏ; (3) cùng nhau hô thật to ba lần cụm từ “Hãy quẳng nỗi lo âu – buồn phiền đi để cuộc sống tươi vui”, sau khi hô xong ba lần các em ném bỏ những mảnh giấy vụn trong tay đi, không ai nhận lại.

Trẻ em khám phá và nhận ra những điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Tác giả luận án đã hướng dẫn trẻ tham gia nhóm can thiệp vẽ về bản thân mình và viết năm ưu điểm, năm nhược điểm của bản thân vào góc bức tranh. Hoạt động này giúp trẻ em có một cái nhìn mới về chính bản thân và những bạn xung quanh.

Trẻ em thảo luận và học hỏi lẫn nhau các cách giải quyết xung đột, phòng ngừa bạo lực trong các mối quan hệ thân thiết, trong quan hệ với bạn khác giới. Trong quá trình thảo luận trẻ đã phát biểu: “Em sẽ cố kìm nén cơn tức giận, đợi đến khi hai bên hết tức giận sau đó gặp nhau và hỏi xem vì sao bạn đã ứng xử với mình như vậy, rồi hai bên làm hòa với nhau”.

Trẻ em đã thảo luận về tâm lý rụt rè, nhút nhát trong giao tiếp xã hội. Các bạn trong nhóm có tâm lý mạnh dạn đã chia sẻ vơí các bạn có tâm lý nhút nhát một số hình thức vượt qua cảm giác sợ hãi khi đứng trước đám đông, phát biểu ý kiến hoặc gặp người mới quen.

Tỷ lệ trẻ tham gia đến buổi cuối cùng đạt khoảng 88 %. Ở Phú thọ buổi đầu tiêu, có 22 trẻ tham gia, tính đến buổi cuối cùng còn lại 19 trẻ. Ở Hải Dương, buổi đầu tiên có 20 trẻ, tính đến buổi cuối cùng còn lại 18 trẻ.

Từ những kết quả đạt được sau khi can thiệp tâm lý cho nhóm trẻ bị RNTL và trẻ ở ở trạng thái ranh giới, có thể đưa ra nhận định sau (1) khi trẻ em được can thiệp tâm lý những khó khăn tâm lý sẽ giảm, dẫn đến những khó khăn tâm lý trong giao tiếp, tham gia hoạt động nhóm, khó khăn học đường cũng giảm theo; (2) chương trình can thiệp bằng phương pháp tâm lý giáo dục, dưới hình thức dạy kỹ năng cho trẻ em chỉ phù hợp với nhóm trẻ em ở trạng thái ranh giới, chương trình này không đạt được hiệu quả như mong muốn đổi với những trẻ em bị RNTL nặng, với những dấu hiệu lo âu, trầm cảm.




KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về “Rối nhiễu tâm lý ở trẻ sống trong gia đình bạo lực”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

(1). BLGĐ là những hành vi cố ý gây ra sự tổn thương thể chất và tinh thần của một hoặc một số thành viên trong gia đình đối với một hoặc một số thành viên khác. Trong GĐBL, RNTL ở trẻ em có liên quan đến việc trẻ chứng kiến và trải nghiệm qua HVBL giữa các thành viên trong gia đình. Do vậy, trong nghiên cứu này, tác giả luận án sử dụng hướng tiếp cận duy vật lịch sử trong nghiên cứu tâm lý con người là hướng tiếp cận chính để xây dựng cơ sở lý luận cũng như triển khai nghiên cứu thực tế.

(2). RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL là sự xáo trộn, mất cân bằng trong đời sống tâm lý cá nhân biểu hiện ra bên ngoài thành những cảm xúc và hành vi kém thích nghi, nghiêm trọng hơn đó là các dấu hiệu lâm sàng mang tính bệnh lý cản trở các hoạt động của trẻ trong trong gia đình, ở trường học.

(3). RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL là sự kết hợp nhiều loại RNTL, biểu hiện ra bên ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau: tổn thương tâm lý sau sang chấn tâm lý; rối nhiễu cảm xúc, hành vi, nhận thức, mất tập trung và rối nhiễu tâm thể. Trong đó, sự tổn thương tâm lý sau sang chấn, rối nhiễu hành vi, cảm xúc là nổi bật nhất, quyết định mức độ RNTL ở trẻ. Giữa các loại RNTL có mối quan hệ tương quan thuận với nhau.

(4). BLGĐ và RNTL ở trẻ em không phải là mối quan hệ nhân quả trực tiếp. BLGĐ gây ra RNTL ở trẻ em. Giữa hai biến này có các biến trung gian. Đó chính là sự tổn thương tâm lý sau sang chấn, nhận thức của trẻ em về BLGĐ, cảm xúc của trẻ… chi phối đến sự hình thành RNTL ở trẻ em cũng có khi giúp trẻ em tránh được sự ảnh hưởng tiêu cực của BLGĐ. Do vậy, mức độ và hình thức biểu hiện RNTL ở mỗi trẻ em trong GĐBL là khác nhau, nó phụ thuộc vào các biến trung gian hay còn được gọi là các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực làm gia tăng RNTL ở trẻ em: sự lặp đi lặp lại của BLGĐ, sự trừng phạt của cha mẹ mỗi khi trẻ em mắc lỗi, cảm xúc tiêu cực và mặc cảm tội lỗi của trẻ em khi chứng kiến cảnh BLGĐ; các yếu tố ảnh hưởng tích cực làm giảm nhẹ RNTL: cách ứng xử của trẻ em khi chứng kiến cha mẹ cãi nhau, niềm tin, sự giúp đỡ của người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô giáo và cộng đồng, đặc biệt là mối quan hệ tình cảm giữa trẻ và cha mẹ.



(5). Kết quả can thiệp tâm lý cho thấy, có thể phòng ngừa và chữa trị RNTL cho trẻ em ở trạng thái ranh giới và bị RNTL nhẹ bằng cách tổ chức các lớp tập huấn, giúp trẻ em hiểu rõ về BLGĐ.

KIẾN NGHỊ

Đối với trẻ em (1) các em cần nhận thức rõ HVBL gia đình là một dạng hành vi sai lệch chuẩn mực văn hóa xã hội. Với bất cứ lý do gì, trẻ em không được ủng hộ việc cha có HVBL với mẹ hoặc mẹ có HVBL với cha. Trẻ em cũng không được bắt chước hành vi này để giải quyết mâu thuẫn với bạn. (2) Trẻ em nên nói chuyện với cha mẹ về những điều mình quan sát thấy khi cha mẹ có HVBL.

Đối với cha mẹ (1) cha mẹ cần nhận thấy, HVBL giữa hai vợ chồng có thể gây ra những RNTL, cản trở quá trình hình thành, phát triển năng lực nhận thức, giải quyết vấn đề, những giá trị đạo đức phù hợp với chuẩn mực văn hóa xã hội của trẻ. (2) Cha mẹ cần phát hiện, can thiệp sớm khi trẻ có dấu hiệu tổn thương tâm lý sau sang chấn, rối nhiễu cảm xúc, hành vi, bệnh tâm thể, mất tập trung chú ý và thất bại học đường.

Đối với cộng đồng (1) cần thông cảm và giúp đỡ những trẻ em sống trong GĐBL có hành vi không thích hợp: gây hấn, sai phạm thay vì trách móc các em, bởi các em cũng là nạn nhân của HVBL của người lớn; (2) khi phát hiện và chứng kiến cha mẹ trừng phạt các trẻ em hãy can ngăn và giúp đỡ.

Đối với các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em (1) cần tuyên truyền cho cộng đồng, các bậc phụ huynh nhận thấy BLGĐ ảnh hưởng đến trẻ em, gây ra RNTL ở trẻ em; (2) trẻ em cần được tuyên truyền và học cách phòng ngừa BLGĐ; (3) trẻ em sống trong GĐBL bị RNTL cần được tham vấn, trị liệu tâm lý, giúp trẻ em thích ứng với hoàn cảnh gia đình, xã hội, trường học và giải quyết được các nhiệm vụ trong cuộc sống, đặc biệt giúp trẻ em tránh lặp lại hành vi bạo lực với người khác trong các mối quan hệ xã hội.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

  1. Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Hà Thành (2013), « Tham vấn tâm lý trong công tác xã hội đối với cá nhân hoặc nhóm bị tổn thương tâm lý sau sang chấn », Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Nâng cao tính chuyên nghiệp công tác xã hội vì phát triển và hội nhập, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, tr. 613 – 620.

  2. Nguyễn Bá Đạt (2013), « Các lý thuyết trong nghiên cứu về bạo lực học đường hiện nay », Tạp chí Giáo dục và Xã hội (31), tr. 8 – 11

  3. Nguyễn Bá Đạt (2012), « Tâm lý của trẻ khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Thực tại và tương lai của gia đình Việt Nam trong thế giới hội nhập, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, tr. 231 – 238.

  4. Nguyễn Bá Đạt (2012), « Hậu quả của bạo lực gia đình đối với tâm lý trẻ em”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Đào tạo nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý học trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, tr. 53 – 59.

  5. Nguyễn Bá Đạt (2012), « Những hành vi kém thích nghi của thanh thiếu niên trong gia đình có bạo lực», Tạp chí Tâm lý học (4), tr. 68 – 75.

  6. Nguyễn Bá Đạt (2010), « Phản ứng của thiếu niên khi chịu đựng bạo lực gia đình », Tạp chí Tâm lý học (4), tr. 50 – 56

  7. Nguyễn Bá Đạt (2009), « Một số nghiên cứu về tổn thương tâm lý », Tạp chí Tâm lý học (5), tr. 58 – 63.



Каталог: userfile -> User -> long -> files
User -> CHÍnh phủ Số: 127/2015/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
User -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
User -> Tuyên truyền tiết kiệM ĐIỆN 2011
User -> Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006
User -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
User -> BỘ TÀi chính số: 141 /2011 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
User -> §¹i häc Quèc gia Hµ Néi Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
files -> ĐẶng thị thanh trâM ĐẢng lãnh đẠo xây dựNG, phát huy sức mạnh hậu phưƠng miền bắC
files -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văn nguyễn thị thanh hải tư TƯỞng của triết học tôma aquinô Chuyên ngành : cndvbc & cndvls
files -> Chuyên ngành : cndvbc & cndvls

tải về 315.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương