Nguyễn bá ĐẠt rối nhiễu tâm lý Ở trẻ em


Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



tải về 315.09 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích315.09 Kb.
#34081
1   2   3   4

Chương 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1. Tổ chức nghiên cứu

Luận án được tổ chức nghiên cứu theo các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: tổ chức nghiên cứu lý luận, từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 12 năm 2010

  • Giai đoạn 2: tổ chức nghiên cứu thực tiễn, từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 10 năm 2012. Giai đoạn này gồm các nhiệm vụ: xây dựng và khảo sát thử nhằm đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của các công cụ nghiên cứu, khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu, phân tích, tổng hợp kết quả khảo sát.

  • Giai đoạn 3: tổ chức thực nghiệm, từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013, thử nghiệm một can thiệp nhóm nhằm phòng ngừa, can thiệp, giảm nhẹ RNTL ở một số trẻ em.

  • Giai đoạn 4: hoàn thiện luận án, từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2013.

    1. Các phương pháp nghiên cứu

      1. Thang đo BLGĐ và tâm lý của trẻ em

Thiết kế và sử dụng thang đo BLGĐ và tâm lý của trẻ em nhằm (1) sàng lọc phát hiện ra những trẻ em đang sống trong GĐBL, (2) đánh giá mức độ BLGĐ, (3) tìm hiểu những phản ứng của trẻ em khi chứng kiến cha mẹ có HVBL với nhau và hoặc bị cha mẹ đánh đòn, mắng chửi, (4) đánh giá sự trợ giúp của người thân.

      1. Bảng liệt kê hành vi của Achenbach (1991)

Việc sử dụng Bảng liệt kê hành vi trẻ em của Achenbach (1991) do Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Nhi trung ương thích nghi nhằm đánh giá mức độ RNTL ở trẻ em thuộc diện khảo sát.

2.2.3.Thang đo RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL

Việc thiết kế và sử dụng thang đo RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL nhằm đánh giá các hình thức biểu hiện RNTL, bổ sung cho những kết quả nghiên cứu thu được bằng YSR. Sự kết hợp hai bộ công cụ nghiên cứu trong khảo sát thực tiễn giúp luận án thu được nhiều dữ liệu khác nhau về vấn đề nghiên cứu.


      1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Khai thác thông tin về vấn đề nghiên cứu từ cha hoặc mẹ của trẻ em, bổ sung cho những kết quả nghiên cứu thu được từ trẻ em. Bảng hỏi gồm có 22 câu hỏi. Các câu hỏi được chia thành 05 nội dung, tìm hiểu về (1) sức khỏe của trẻ em; (2) những ưu điểm của trẻ em; (3) những RNTL ở trẻ em; (4) quan hệ của trẻ em với cha mẹ; (5) xung đột, BLGĐ. Các câu hỏi được xây dựng dưới ba hình thức: câu hỏi mở, câu hỏi đóng, thang đo.
      1. Phỏng vấn sâu


Thu thập những dữ liệu định tính bổ sung cho những dữ liệu định lượng thu được bằng các công cụ nghiên cứu: thang đo BLGĐ và tâm lý của trẻ, bảng liệt kê hành vi do trẻ em tự đánh giá (YSR) và thang đo RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL, bảng hỏi.
      1. Thảo luận nhóm


Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm thu thập những kết quả nghiên cứu định tính về RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL, đặc biệt những thông tin này được đưa ra không chỉ là ý kiến của một cá nhân mà là của một nhóm trẻ em, giúp chúng tôi dễ ràng hơn trong việc phân tích và khái quát vấn đề nghiên cứu.
      1. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Phương pháp nghiên cứu này chỉ ra thực trạng RNTL ở một trẻ em đang sống trong hoàn cảnh GĐBL. Kết quả nghiên cứu trường hợp bổ sung, minh họa thêm cho những kết quả nghiên cứu thu được từ các phương pháp nghiên cứu khác.

      1. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

Việc sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng phương pháp toàn thống kê thông qua phần mền SPSS, phiên bản 11.5 nhằm (1) phân tích thực trạng BLGĐ của trẻ em thuộc nhóm khảo sát, sàng lọc ra những trẻ em đang sống trong GĐBL; (2) đánh giá đặc điểm tâm lý của trẻ em trong GĐBL; (3) đánh giá mức độ RNTL ở trẻ em thuộc diện khảo sát, sàng lọc những trẻ em có dấu hiệu bị RNTL; (4) phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến nghiên cứu.

3.3. Vài nét khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.3.1. Địa bàn nghiên cứu

Huyện Thanh Thủy là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, nằm ở hạ lưu sông Đà, phía đông giáp với huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội; phía đông nam giám với huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, phía Tây và phía Nam giáp với huyện Thanh Sơn, phía bắc giám với huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Thanh Thủy có tổng diện tích 12.097 ha; dân số 75.588 người, chủ yếu là dân tộc kinh. Huyện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 01 thị trấn và 14 xã.

Huyện Thanh Hà nằm ở phía đông nam tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp huyện Nam Sách, phía đông giáp huyện Kim Thành, phía nam giáp thành phố Hải Phòng, phía tây giáp thành phố Hải Dương. Huyện có tổng diện tích 159 km2, dân số 152.492 người, chủ yếu là dân tộc kinh. Huyện Thanh Hà có 25 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 24 xã và 01 thị trấn.


      1. Thực trạng BLGĐ trong nhóm trẻ em thuộc diện khảo sát

Kết quả khảo sát bằng thang đo BLGĐ cho thấy, 233 trẻ em (62,3 %) sống trong gia đình không có HVBL; 73 trẻ em (19,5 %) sống trong gia đình hiếm khi xảy ra HVBL; 50 trẻ em (13,4 %) sống trong gia đình thỉnh thoảng có HVBL; 18 trẻ em (4,8%) sống trong gia đình thường xuyên có HVBL.

Phỏng vấn sâu một số phụ nữ là mẹ của trẻ thuộc những GĐBL cho thấy HVBL tinh thần và thể chất do chồng say rượu được phụ nữ nhắc đến nhiều nhất: “Nhà tôi, anh ấy đi làm về là đi ra quán uống rượu, say khướt về nhà chửi bới, đánh đập vợ con, thậm chí còn đập vỡ các đồ dùng trong nhà. Tôi rất chán nản mỗi khi trong nhà xảy ra như vậy” (Chị N.T. M, 38 tuổi, xã Thạch Đồng, Thanh Thủy, Phú Thọ); “Vợ chồng tôi lấy nhau được 16 năm, đã có ba con: hai trai một gái. Gần đây anh ấy về nhà hay sinh sự, đánh đập, chửi bới, đòi tiền để đi uống rượu. Nếu tôi không cho anh ấy sẽ đánh tôi. Có lần, tôi đã bị đánh thâm tím cả chân tay, mặt mũi” (Chị V.Th. H, 39 tuổi, xã Tân An, Thanh Hà, Hải Dương).


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ RỐI NHIỄU TÂM LÝ Ở TRẺ EM

SỐNG TRONG GIA ĐÌNH BẠO LỰC

    1. Thực trạng RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL


Kết quả nghiên cứu bằng bảng liệt kê hành vi do trẻ em tự đánh giá (YSR) cho thấy trong tổng số 141 trẻ em đang sống trong GĐBL có 51 trẻ em (36,2 %) không bị RNTL; 50 trẻ em (35,5 %) ở trạng thái ranh giới giữa bình thường và bệnh lý và 40 trẻ em (28,3 %) bị RNTL với các dấu hiệu lâm sàng điển hình. Kết quả này chỉ ra rằng, 2/3 trẻ em sống trong GĐBL bị ảnh hưởng bởi BLGĐ.

      1. Mức độ RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL

Kết quả nghiên cứu bằng YSR cho thấy, trẻ em sống trong GĐBL được chia thành ba nhóm (1) bị RNTL; (2) trạng thái ranh giới; (3) không bị RNTL.

Nhóm trẻ em bị RNTL có ĐTB = 83,5; ĐLC = 16,1, các dấu hiệu lâm sàng mang tính bệnh lý có xu hướng xuất hiện một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại và có sự kết hợp từ 3 đến 6 dấu hiệu lại với nhau tạo thành hội chứng RNTL hướng nội hoặc hướng ngoại.

Bảng 3.1. Mức độ bị RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL

Mức độ RNTL

Mức độ RNTL

Tổng số

Nhẹ

Vừa

Nặng

Số lượng các dấu hiệu lâm sàng mang tính bệnh lý

1

2

3

4

5

6

7

8

Số lượng trẻ em

1

5

3

7

9

6

6

3

40

Tỷ lệ %

2,5

12,5

7,5

17,5

22,5

15,0

15,0

7,5

100

Nhóm trẻ em trong trạng thái ranh giới có ĐTB = 53,2; ĐLC = 6,3, các dấu hiệu lâm sàng nằm ở ranh giới giữa bệnh lý và bình thường là nhiều, chỉ có số ít dấu hiệu lâm sàng mang tính bệnh lý, xuất hiện trong một thời gian ngắn, không có xu hướng lặp lại. Với đặc tính lâm sàng như vậy, trẻ em trong trạng thái ranh giới có thể chuyển biến theo chiều hướng xấu trở thành trẻ em bị RNTL, cũng có thể chuyển biến theo hướng tích cực vào nhóm trẻ em bình thường, không bị RNTL. Sự chuyển biến theo chiều hướng nào sẽ phụ thuộc vào nội lực phấn đấu, sự ứng phó, quá trình học tập và sự phát triển của những trẻ em này và ngoại lực bên ngoài: sự giúp đỡ của cha mẹ, người thân, bạn bè, thầy cô giáo, cộng đồng trong hoàn cảnh xảy ra BLGĐ và sự tác động của môi trường văn hóa xã hội xung quanh.

Nhóm trẻ em không bị RNTL có ĐTB = 29,6; ĐLC = 9,3, các dấu hiệu lâm sàng mang tính bệnh lý không xuất hiện ở nhóm trẻ này, nếu có chỉ là những dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng ở trạng thái ranh giới, đơn lẻ, xuất hiện với tần suất thấp, không lặp lại. Kết quả này chỉ ra rằng, các dấu hiệu lâm sàng ở nhóm trẻ em này chỉ mang tính nhất thời, xuất hiện trong một thời gian ngắn nhất định, sau đó chúng có xu hướng lắng xuống. Với đặc tính này, có thể đi đến nhận định rằng tám dấu hiệu lâm sàng được khảo sát bằng YSR chưa gây ra RNTL hoặc mang đến những phiền nhiễu, khó chịu, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, học tập, giao tiếp và sự phát triển tâm lý nhân cách trong thời điểm hiện tại của những trẻ em miễn nhiễm được sự ảnh hưởng tiêu cực của BLGĐ.

      1. Sự biến đổi của các dấu hiệu lâm sàng

Biểu đồ 3.3 dưới đây, mô tả sự biến đổi của 8 dấu hiệu lâm sàng: thu mình, rối nhiễu tâm thể, lo âu – trầm cảm, vấn đề xã hội, tư duy, chú ý, hành vi gây gấn hấn, hành vi sai phạm ở ba nhóm trẻ em: bị RNTL, trong trạng thái ranh giới, không bị RNTL, sống trong GĐBL.

Quan sát biểu đồ 3.1 có thể rút ra một số nhận xét sau: (1) ĐTB của tám dấu hiệu lâm sàng có sự gia tăng liên tục từ nhóm trẻ em không bị RNTL đến nhóm trẻ em bị RNTL; (2) hành vi gây hấn, lo âu – trầm cảm là những dấu hiệu lâm sàng có ĐTB cao nhất ở cả ba nhóm trẻ em: bị RNT, trong trạng thái ranh giới và không bị RNTL; (3) vấn đề tư duy có ĐTB thấp nhất so với bảy dấu hiệu lâm sàng khác; (4) mức độ biến đổi của tám dấu hiệu lâm sàng là không đồng đều ở nhóm trẻ em bị RNTL cũng như nhóm trẻ em trong trạng thái ranh giới; (5) Sự chênh lệch về ĐTB phản ánh mức độ RNTL giữa ba nhóm trẻ em: không bị RNTL, ranh giới, bị RNTL là rất cao và rõ ràng. Đặc biệt, những em bị RNTL, ĐTB của tám dấu hiệu lâm sàng cao hơn rất nhiều lần so với những trẻ em thuộc hai nhóm còn lại;



      1. Mối quan hệ giữa các dấu hiệu lâm sàng

Kết quả phân tích mối tương quan giữa tám dấu hiệu lâm sàng ở trẻ em được trình bày trong sơ đồ 3.1.

Hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê biểu thị trên sơ đồ 3.1 cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa các dấu hiệu lâm sàng: thu mình, than phiền về cơ thể, lo âu – trầm cảm, vấn đề xã hội, rối loạn chú ý, tư duy, hành vi sai phạm, hành vi gây hấn. Tất cả các mối tương quan giữa các dấu hiệu lâm sàng này đều là mối tương quan thuận, nghĩa là khi một dấu hiệu lâm sàng nào đó gia tăng thì nó đều đóng góp cho mức độ gia tăng của các dấu hiệu lâm sàng khác nói chung và ngược lại. Điều đó chứng tỏ rằng RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL là sự liên kết của nhiều dấu hiệu lâm sàng khác nhau tạo thành hội chứng RNTL. Đặc biệt đối với những trẻ em bị RNTL nặng, một dấu hiệu lâm sàng điển hình nào đó luôn tồn tại trong một mối liên hệ nhất định với các dấu hiệu lâm sàng khác. Ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ giữa các dấu hiệu lâm sàng này là khi can thiệp, tác động vào một số dấu hiệu lâm sàng nào đó ở trẻ em sẽ dẫn đến các dấu hiệu lâm sàng còn lại giảm xuống. Trong một thời điểm, sự tác động, can thiệp không nhất thiết phải tác động làm biến đổi tất cả các dấu hiệu lâm sàng, chỉ cần tác động làm biến đổi một số dấu hiệu lâm sàng nhất định.

Từ những kết quả nghiên cứu thu được bằng công cụ khảo sát YSR, có thể rút ra một số nhận xét khái quát về thực trạng RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL:

(1) Trong số trẻ em sống trong GĐBL bị RNTL, trung bình mỗi em có từ bốn đến năm triệu chứng lâm sàng bệnh lý. Lo âu – trầm cảm, hành vi gây hấn là những triệu chứng lâm sàng có tỷ lệ trẻ em mắc phải nhiều nhất. Đây cũng là hai nhóm triệu chứng ảnh hưởng mạnh nhất đến RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL. Sự biến đổi theo chiều hướng gia tăng của tám triệu chứng lâm sàng ở nhóm trẻ em bị RNTL là không đồng đều. Có những triệu chứng xảy ra với tần suất cao, có triệu chứng xảy ra với tần suất thấp. Do vậy, trong phòng ngừa và tác động tâm lý cần chú ý đến việc phân nhóm trẻ em dựa trên mức độ bị RNTL.

(2) Các triệu chứng lâm sàng ở nhóm trẻ em bị RNTL có sự liên kết với nhau khá chặt chẽ, sự gia tăng của triệu chứng này kéo theo sự gia tăng của các triệu chứng khác, dẫn đến hội chứng RNTL ở một số trẻ em sống trong GĐBL. Do vậy, khi can thiệp tâm lý, cần lựa chọn và xác định được mục tiêu chính của mỗi giai đoạn can thiệp đối với nhóm trẻ em bị RNTL.

(3) So sánh RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL theo tiêu chí giới tính, độ tuổi và địa bàn sinh sống cho thấy, tỷ lệ và mức độ trẻ em sống trong GĐBL bị RNTL không có sự khác biệt giữa trẻ em sống ở Phú Thọ hay Hải Dương, giữa trẻ em 12, 13 hay 14, 15 tuổi. Tuy nhiên, có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ em nam và trẻ em nữ sống trong GĐBL bị RNTL. Điều này chỉ ra rằng, nhóm trẻ em sống trong GĐBL thuộc diện khảo sát, địa bàn sinh sống, độ tuổi không phải là yếu tố làm gia tăng hoặc giảm nhẹ RNTL; chỉ có yếu tố giới tính tạo ra sự gia tăng hoặc giảm xuống tỷ lệ RNTL ở trẻ em nam và trẻ em nữ sống trong GĐBL.

(4) Trẻ em sống trong GĐBL bị RNTL và có nguy cơ bị RNTL cao hơn so với trẻ em sống trong gia đình không có bạo lực. Việc chứng kiến BLGĐ là một nhân tố dẫn đến trẻ em bị RNTL hoặc nguy cơ bị RNTL.



      1. Các hình thức biểu hiện RNTL ở trẻ em sống trong GĐBL

Каталог: userfile -> User -> long -> files
User -> CHÍnh phủ Số: 127/2015/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
User -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
User -> Tuyên truyền tiết kiệM ĐIỆN 2011
User -> Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006
User -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
User -> BỘ TÀi chính số: 141 /2011 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
User -> §¹i häc Quèc gia Hµ Néi Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
files -> ĐẶng thị thanh trâM ĐẢng lãnh đẠo xây dựNG, phát huy sức mạnh hậu phưƠng miền bắC
files -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văn nguyễn thị thanh hải tư TƯỞng của triết học tôma aquinô Chuyên ngành : cndvbc & cndvls
files -> Chuyên ngành : cndvbc & cndvls

tải về 315.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương