NGÂn hàng đỊa lí 12 kiểm tra học kì I năm họC 2017 – 2018



tải về 0.76 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích0.76 Mb.
#38740
1   2   3   4   5

Câu 87. Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là
A. các thung lũng đá vôi ở miền Bắc. B. Cực Nam Trung Bộ.
C. các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.


Câu 88. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu ngập lụt là
A. có nhiều đầm phá làm chậm việc thoát nước sông ra biển

B. nước do mưa lớn trên nguồn dồn nhanh, nhiều


C. sông ngắn, dốc, tập trung nước nhanh.

D. mưa lớn và triều cường


Câu 89. Cho bảng số liệu sau : Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây

(Đơn vị: nghìn ha )

Năm

2005

2014

Tổng số

13287

14809.4

Cây lương thực

8383.4

8996.2

Cây công nghiệp

2495.1

2843.5

Cây khác

2408.5

2969.7

Để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích các loại cây trồng qua 2 năm 2005 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ đường.



Câu 90. Căn cứ vào Atlát Địa lý Việt Nam trang 8, hãy cho biết các mỏ Bôxit phân bố nhiều ở

A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. C. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. D. Đều cả nước.

Câu 91. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ
A. lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
B. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
C. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
D. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.
Câu 92. Nội Thủy là

A. vùng có chiều rộng 12 hải lý.

B. vùng tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải vùng biển rộng 200 hải lý.

C. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

D. vùng nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lý.

Câu 93. Cho bảng số liệu: Đàn trâu, bò nước ta giai đoạn 1980 – 2005

(Đơn vị: nghìn con)


Năm

1980

1990

2000

2005

Trâu

2300

2854

2897

2922



1700

3117

4128

3541

Để thể hiện được số lượng đàn trâu, bò nước ta giai đoạn 1980 – 2005, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. biểu đồ cột chồng. B. biểu đồ đường. C. biểu đồ cột ghép. D. biểu đồ kết hợp.



Câu 94. Căn cứ vào Alat Địa Lý Việt Nam trang 4 – 5 hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc không có tỉnh nào sau đây.

A.Tuyên Quang. B. Lạng Sơn. C. Cao Bằng. D. Hà Giang.



Câu 95. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

A. địa hình của vùng cận nhiệt gió mùa.

B. địa hình khá đa dạng.

C. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.

D. địa hình chịu tác động của con người.

Câu 96. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là

A. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

B. có địa hình cao nhất nức ta.

C. có ba mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam.

D. gồm các dãy núi song song và so le có hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Câu 97. Ranh giới vùng núi Tây Bắc là

A. sông Hồng và sông Cả. C. sông Hồng và sông Đà.

B. sông Hồng và sông Mã. D. sông Đà và sông Mã.

Câu 98. Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến, nên có đặc tính là

A. độ mặn không lớn. B. nóng ẩm.

C. có nhiều dòng biển. D. biển tương đối lớn.

Câu 99. Nhận xét nào đúng nhất về thời gian hoạt động của gió mùa đông- bắc ở nước ta

A. vào đầu mùa hạ. C. từ tháng 5 đến tháng 10 .

B. cuối thu đầu đông. D. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Câu 100. Loại gió hoạt động quanh năm ở nước ta là

A. gió mùa Đông Bắc. C. gió Tín phong.

B. gió mùa Tây Nam. D. gió fơn Tây nam.

Câu 101. Lượng mưa trung bình năm ở nước ta khoảng

A. 1000mm – 1500mm. C. 2000mm – 2500mm.

B. 1500mm – 2000mm. D. 2500mm – 3000mm.

Câu 102. Gió mùa đồng bắc xuất phát từ:

A. từ áp cao Xibia. C. áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc

B. từ vịnh Bengan D. áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam

Câu 103. Đặc trưng của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc

A. nhiệt đới ẩm gió mùa 1 có mùa đông lạnh. C. cận xích đạo gió mùa.

B. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. D. nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.

Câu 104. Nhiệt độ trung bình năm phần lãnh thổ phía Bắc khoảng (°C)

A. trên 20 °C. B. dưới 20°C. C. 25 °C D. trên 25°C



Câu 105. Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:

A. Đông – Tây. B. Bắc – Nam. C. Đất đai. D. Sinh vật.



Câu 106. Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở

A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Đồng bằng Bắc Bộ.



Câu 107. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng

A. gây trồng rừng trên đất trống đồi trọc.

B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.

C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.

Câu 108. Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học

A. đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.

B. xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

C. tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.

D. nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.

Câu 109. Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là

A. củng cố đê chắn sóng ven biển.

B. nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão.

C. huy động toàn bộ sức người, sức của để chống bão.

D. dự báo chính xác về cấp độ và hướng đi của bão để phòng tránh.

Câu 110. Đây là đặc điểm của bão ở nước ta

A. diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước. B. tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.

C. chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 20°B. D. mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.

Câu 111. Thời gian khô hạn kéo dài nhất tập trung ở các tỉnh

A. Ninh Thuận và Bình Thuận. B. Huyện Mường Xén của tỉnh Nghệ An.

C. Quảng Bình và Quảng Trị. D. Sơn La và Lai Châu.

Câu 112. Nội Thủy là

A. vùng có chiều rộng 12 hải lý.

B. vùng tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải vùng biển rộng 200 hải lý.

C. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

D. vùng nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lý.

Câu 113. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

A. địa hình của vùng cận nhiệt gió mùa.

B. địa hình khá đa dạng.

C. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.

D. địa hình chịu tác động của con người.

Câu 114. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là

A. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

B. có địa hình cao nhất nức ta.

C. có ba mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam.

D. gồm các dãy núi song song và so le có hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Câu 115. Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến, nên có đặc tính là

A. độ mặn không lớn. B. nóng ẩm.

C. có nhiều dòng biển. D. biển tương đối lớn.

Câu 116. Nhận xét nào đúng nhất về thời gian hoạt động của gió mùa đông- bắc ở nước ta

A. vào đầu mùa hạ. C. từ tháng 5 đến tháng 10 .

B. cuối thu đầu đông. D. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Câu 117. Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:

A. Đông – Tây. B. Bắc – Nam. C. Đất đai. D. Sinh vật.



Câu 118. Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở

A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Đồng bằng Bắc Bộ.



Câu 119. Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học

A. đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.

B. xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

C. tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.

D. nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.

Câu 120. Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là

A. củng cố đê chắn sóng ven biển.

B. nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão.

C. huy động toàn bộ sức người, sức của để chống bão.

D. dự báo chính xác về cấp độ và hướng đi của bão để phòng tránh.

Câu 121. Đây là đặc điểm của bão ở nước ta

A. diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước. B. tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.

C. chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16oB. D. mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.

Câu 122. Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu vì

A. phần lớn biên giới nước ta nằm ở vùng núi.


B. phần lớn biên giới chạy theo các đỉnh núi, các hẻm núi...
C. cửa khẩu là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại.
D. thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia.

Câu 123. Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là

A. có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông.

B. địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn , hướng Tây bắc – Đông Nam.

C. gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam.

D. gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.

Câu 124. Nhận định chưa chính xác về đặc điểm của biển Đông là

A. có tính chất nhiệt đới gió mùa. B. giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.

C. vùng biển rộng tương đối kín. D. nhiệt độ nước biển thấp.

Câu 125. Khí hậu ở vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm

A. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn

B. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm

C. mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn

D. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình

Câu 126. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM


Năm

Tổng diện tích có rừng

(triệu ha)



Diện tích rừng tự nhiên

(triệu ha)



Diện tích rừng trồng

(triệu ha)



Độ che phủ rừng

(%)


1943

14,3

14,3

0

43,0

1993

7,2

6.8

0,4

22,0

2005

12,7

10,2

2,5

38,0

2010

13,4

10,3

3,1

39,5

2014

13,8

10,1

3,7

40,4

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Năm 1943 diện tích rừng nước ta hoàn toàn tự nhiện.

B. Diện tích rừng trồng của nước ta liên tục tăng.

C. Giai đoạn 1943 - 1993, trồng rừng không bù lại được nạn phá rừng.

D. Độ che phủ rừng nước ta giảm liên tục.

Câu 127. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở địa hình vùng núi đá vôi là

A. bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.

B. đất bạc màu, thung lũng sông rộng.

C. có nhiều hang động ngầm, suối cạn, thung khô.

D. thường xuyên xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở.

Câu 128. Khó khăn lớn nhất của miền khí hậu phía Nam đối với sản xuất nông nghiệp là

A. thời tiết diễn biến thất thường. C. lũ lụt xảy ra thường xuyên.

B. mùa khô gây hạn hán kéo dài D. gió phơn tây nam gây thời tiết khô nóng.

Câu 129. Cho bảng số liệu sau:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta

(Đơn vị: tỷ đồng)


Năm

Nông- lâm- thủy sản

Công nghiệp-xây dựng

Dịch vụ

1990

16252

9513

16190

1995

62219

65820

100853

2000

108356

162220

171070

2002

123383

206197

206182

Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2002, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. biểu đồ miền. B. biểu đồ cột. C. biểu đồ Tròn. D. biểu đồ đường.



Câu 130 Vùng biển mà ở đó nhà nước ta thực hiện chủ quyền như trên lãnh thổ đất liền, được gọi là :

A. Nội thủy       B. Lãnh hải

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải       D. Vùng đặc quyền về kinh tế

Câu 131 Vùng biển mà ranh giới ngoài của nó chính là biên giới trên biển của quốc gia, được gọi là:

A. Nội thủy       B. Lãnh hải

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải       D. Vùng đặc quyền về kinh tế.

Câu 132. Đặc điểm địa hình“ Gồm ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam và cao nhất nước ta” là của vùng núi

A. Đông Bắc       B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc       D. Trường Sơn Nam

Câu 133. Cấu trúc địa hình “ gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam” là của vùng núi

A. Đông Bắc       B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc       D. Trường Sơn Nam

Câu 134. Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là :

A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan.

C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 135. Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng:

A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan.

C. Bắc Trung Bộ D. Nam Trung Bộ

Câu 136. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất tới loại hoạt động

A. sản xuất công nghiệp       B. sản xuất nông nghiệp

C. thương mại       D. du lịch

Câu 137. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta là

A. làm giảm chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp

B. làm cho sản xuất nông nghiệp mang tính đọc canh lúa nước

C. làm năng suất nông nghiệp giảm

D. làm tăng tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.

Câu 138. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm địa hình cơ bản nào dưới đây ?

A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi có hướng vòng

B. Các dãy núi xem kẽ các thung lung sông theo hướng tây bắc – đông nam

C. Là nơi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ 3 loại đai cao

D. Gồm các khối núi cổ, sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan

Câu 139. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây?

A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa, biên độ nhiệt độ trong năm nhỏ

B. Trong năm chia thành mùa mưa, mùa khô rõ rệt

C. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất, tạo nên một mùa đông lạnh

D. Vào mùa hạ, nhiều nơi có gió fơn ( gió Lào) khô nóng hoạt động

Câu 140. Những vùng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô là :

A. Vùng núi đá vôi và vùng đất đỏ ba dan.

B. Vùng đất bạc màu ở trung du Bắc Bộ.

C. Vùng đất xám phù sa cổ ở Đông Nam Bộ.

D. Vùng khuất gió ở tỉnh Sơn La và Mường Xén (Nghệ An).

Câu 141. Thời gian khô hạn kéo dài từ 4 đến 5 tháng tập trung ở

A. vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp của Tây Nguyên.

C. thung lũng khuất gió thuộc tỉnh Sơn La (Tây Bắc).

D. Mường Xén (Nghệ An).

Câu 142. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là :
A. Bão lụt với tần suất lớn, trượt lở đất, khô hạn.
B. Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi.
C. Thời tiết rất bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường.
D. Xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô.
Câu 143. Đây là điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc Bắc Trung Bộ :
A. Đều có hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam.
B. Đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh.
C. Đều có địa hình núi cao chiếm ưu thế nên có đầy đủ hệ thống đai cao.
D. Đều có sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi.
Câu 144. Tính không ổn định của khí hậu, thời tiết nước ta có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp, nên trong sản xuất nông nghiệp ta cần phải:

A. Có kế hoạch thời vụ, thủy lợi và biện pháp phòng trừ dịch bệnh.

B. Phải có dự báo thời tiết nhanh chóng, kịp thời để nông dân kịp cứu lúa.

C. Hỗ trợ cho nông dân về vốn, khoa học kĩ thuật, về con giống.

D. Hỗ trợ cho nông dân tiêu thụ hàng nông sản                     

Câu 145. Miền núi đá vôi bị xâm thực hình thành các hang động ngầm rất đẹp, người ta gọi đó là dạng địa hình:

A. Đá vôi                       B. Hang động        C. Cacxtơ                      D. Badơ



Câu 146. Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là

A. Dưới 14ºC       B. Dưới 18ºC

C. Từ 18ºC - 20ºC       D. Trên 24ºC

Câu 147.Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt đọ trung bình tháng I ở Nam Bộ phổ biến là

A. từ 14ºC – 18 ºC       B. từ 18ºC - 20ºC

C. từ 20ºC - 24ºC       D. trên 24ºC.

Câu 148. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố có đường biên giới chung với Lào?

A. 10.                  B. 11.                         C. 12.                      D. 13.



Câu 149. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố có đường biên giới chung với Căm Pu Chia?

A. 10.                  B. 11.                         C. 12.                      D. 13.



Câu 150. Hệ tọa độ địa lý phần đất liền nước ta là

  1. 23° 23 B -8°34B; 102°09Đ - 109°24Đ.

  2. 23° 27 B -8°30B; 102°09Đ - 109°24Đ.

  3. 23° 23 B -8°34B; 102°00Đ - 109°20Đ.

  4. 23° 27 B -8°34B; 102°09Đ - 109°24Đ.

Câu 152. Trở ngại lớn nhất của địa hình khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta là

  1. Các cao nguyên xếp tầng 500m; 800m; 1000m.

  2. Bề mặt bị chia cắt mạnh, nhiều hẻm vực, sườn dốc.

  3. Có nhiều cao nguyên, sơn nguyên đá vôi.

  4. Hướng chính của các dãy núi là tây bắc – đông nam

Câu 153. Thế mạnh phát triển nông nghiệp của thiên nhiên khu vực đồi núi là

  1. Khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản.

  2. Tiềm năng rất lớn về thủy điện và phát triển du lịch sinh thái.

  3. Trồng rừng và chế biến lâm sản.

D. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 154. Nhận định chưa chính xác về đặc điểm của biển Đông là

  1. Có tính chất nhiệt đới gió mùa. B. Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.

C.Vùng biển rộng, tương đối kín. D. Có nhiệt độ nước biển thấp.

Câu 155. Gió Tây khô nóng thổi vào nước ta xuất phát từ

A. Cao áp Xibia. B. Cao áp cận chí tuyến Bắc bán cầu.

C. Cao áp Bắc Ấn Độ Dương. D. Cao áp Nam Ấn Độ Dương.

Câu 26: Kiểu thời tiết khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên là do


  1. Gió mùa Đông. B. Gió tây khô nóng.

C. Gió mùa mùa hạ. D.Gió Mậu dịch

Câu 156. Cảnh quan tiêu biểu nước ta là

A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit

B. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất phủ sa.

C. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất đỏ badan.

D. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới phát triển trên đất phèn.

Câu 157. Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác biệt với vùng núi Tây Bắc là


  1. Do ảnh hưởng của gió mùa.

  2. Do ảnh hưởng của địa hình.

C. Do ảnh hưởng kết hợp giữa địa hình và gió mùa.

D. Do vị trí địa lý.



Câu 158. Đặc điểm nào sau đây không phải là thiên nhiên dải Đồng bằng ven biển Trung Bộ

  1. Hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thền lục địa thu hẹp, sâu.

  2. Các địa hình mài mòn, bồi tụ xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.

  3. Thiên nhiên khác nhiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng du lịch và phát triển kinh tế biển.

  4. Phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.

Câu 160. Đặc điểm nào sau đây không phải là thiên nhiên đai nhiệt đới gió mùa

  1. Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ẩm ướt.

  2. Khí hậu quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.

  3. Đất trong đai gồm: Đất phù sa chiếm gần 24% diện tích tự nhiên cả của nước; đất feralit chiếm 60% diện tích tự nhiên của cả nước.

  4. Sinh vât gồm: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành những vùng núi thấp mưa nhiều;Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa.

Câu 161. Tài nguyên giữ vị trí quan trọng nhất Việt Nam hiện nay là

  1. Tài nguyên đất. B.Tài nguyên sinh vật.

C.Tài nguyên nước. D. Tài nguyên khoáng sản.

Câu 162. Đặc điểm nào sau đây không phải là chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

  1. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.

  2. Đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.

  3. Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức độ cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.

  4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống nhân dân.

Câu 163 Vị trí địa lí đã làm cho tài nguyên sinh vật nước ta

A. đa dạng và phong phú. B. mang tính chất cận nhiệt và ôn đới.

C. phân hóa sâu sắc theo độ cao. D. suy giảm nhanh chóng.

Câu 164. Trở ngại lớn nhất về tự nhiên của khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xă hội nước ta là

A. tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất.

B. vùng núi đá vôi thiếu nước cho sản xuất.



C. dễ xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất.

D. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc.



Câu 165. Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành khai thác hải sản là

A. tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn. 

B. biển có nguồn hải sản phong phú.

C. công nghiệp chế biến thủy sản được mở rộng.

D. có nhiều sông suối, ao hồ, kênh rạch.

Câu 166. Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa chủ yếu cho khu vực nào của nước ta?

A. Toàn lãnh thổ Việt Nam. B. Nam Bộ và Tây Nguyên



C. Đồng bằng Bắc Bộ và Tây Bắc. D. Đồng bằng ven biển Trung Bộ

Câu 167. Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, khu vực từ Đà Nẵng trở vào chủ yếu chịu tác động của: 

A. gió mùa Đông Bắc. B. gió mùa Tây Nam.

C. Tín phong bán cầu Bắc. D. gió Đông Nam.

Câu 168. Tại sao phải bảo vệ vùng biển nước ta?

A. Biển được bao bọc bởi các vòng cung đảo

B. Vì vùng biển có ý nghĩa lớn về an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội

C. Biển có diện tích rộng

D. Vỉ biển ảnh hưởng lớn tới khí hậu

Câu 169. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Hạ Long, Thái Nguyên. B. Hạ Long, Điện Biên Phủ.

C. Hạ Long, Lạng Sơn. D. Thái Nguyên, Việt Trì.

Câu 170. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây không thuộc Bắc Trung Bộ?

A. Vũng Áng. B. Nghi Sơn. C. Hòn La. D. Chu Lai.



Câu 171: Cho bảng số liệu:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BĂNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Lượng bc hơi (mm)

Cân bằng ẩm (min)

Hà Nội

1676

989

+ 687

Huế

2868

1000

+ 1868

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

+ 245

Để so sánh về lượng mưa, lượng bốp hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên, biểu đồ nào sau thích hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biếu đồ đường. D. Biểu đồ cột.

Câu 172. Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nuớc ta.



tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương