Nghiên cứu tình hình nhiễm độc flo trên răng vĩnh viễn của người dân huyện Ninh Hòa Khánh Hòa và xây dựng qui trình xử lý loại flo trong nước giếng



tải về 260.52 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu19.04.2018
Kích260.52 Kb.
#36918
1   2

* Ghi chú: (1): thùng đựng nước giếng; (2): ống dn nưc sau x lý; (3): van điều chỉnh; (4): lớp cát trắng.



Hình 2. Mô hình xử lý loại flo trong nước giếng bằng đá ong nguyên khai

Sử dụng đá ong nguyên khai, nghiền nhỏ và rây để có kích thước hạt khoảng 150 - 200 μm. Điều chỉnh pH khoảng 6,0 - 6,5; chiều cao cột lọc khoảng 40 cm, đường kính cột lọc 15 cm, điều chỉnh tốc độ lọc 5,5 lít/giờ. Nồng độ flo ban đầu trong nước giếng  10 ppm. Với các thông số này, sau 4 giờ sẽ thu được khoảng 22 lít nước lọc có nồng độ flo khoảng 1,0 - 1,3 ppm. Với tốc độ lọc 5,5 lít/giờ sẽ thu được 150 - 200 lít, hệ thống lọc sẽ vận hành trong khoảng thời gian 27 - 35 giờ và lượng nước trên đủ cung cấp cho hộ gia đình 4 - 5 người sử dụng để ăn uống trong vòng 7 - 9 ngày. Sau khoảng khoảng thời gian trên, cần thiết phải thay mới vật liệu lọc.



4. BÀN LUẬN

Mặc dù bệnh nhiễm độc flo răng đã được phát hiện những năm 90 ở Ninh Hòa, song cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có số liệu cơ bản về tỷ lệ nhiễm flo răng ở cộng đồng Ninh Hòa. Bài báo này chúng tôi nêu tóm tắt những kết quả chính về tình trạng nhiễm flo răng ở ba xã Ninh Thượng, Ninh Xuân và Ninh Phụng thuộc huyện Ninh Hòa. Đây là vùng bán sơn địa, nguồn nước uống và sinh hoạt chủ yếu là nước giếng, không có nước sông và 3 xã này bị nhiễm flo răng rất nặng. Vùng này nằm cách thành phố Nha Trang 30 km về phía Bắc. Đây là vùng đồng bằng hẹp, ven biển, ba phía Tây, Nam, Bắc là vùng núi, với những đỉnh cao trên 1000 m. Trong lòng đồng bằng có nhiều dãy đồi cao khoảng 10 m đến 20 m. Huyện Ninh Hòa có hai sông chính, sông Cái và sông Lốt đi qua. Do địa hình dốc, gần biển nên phần lớn nước mặt di chuyển ngang, nước ngầm bị thiếu hụt và một phần bị nhiễm mặn. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Ninh Hòa có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài trong 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12), mùa khô kéo dài 8 tháng (tháng 1 đến tháng 8). Đặc điểm địa lý của 3 xã nghiên cứu: Ninh Thượng (diện tích 73,28 km; dân số 6.637), Ninh Xuân (diện tích 59,28 km; dân số 11.084), Ninh Phụng (diện tích 85 km, dân số 12.080). Dân cư ở ba xã này phần lớn làm nghề nông và lâm nghiệp [1]. Theo tài liệu [5], các khoáng sản ở vùng Khánh Hòa có nguồn gốc nội sinh có khả năng chứa các nguyên tố độc như quặng Au Đá Bàn, fluorit chân đèo Phượng Hoàng; nước khoáng nóng Trường Xuân (Buôn M’Dung) ở xã Ninh Tây có độ khoáng hóa thấp nhưng nồng độ flo trong nước đạt 9,29 ppm.



Tỷ lệ nhiễm flo răng. Kết quả ở bảng 1 và 2 cho thấy, 100% đối tượng nghiên cứu đều bị nhiễm flo răng. Tỷ lệ nhiễm flo răng khác biệt nhau ở 3 vùng nghiên cứu. Tại Ninh Thượng chúng tôi chỉ khảo sát 2 thôn Đồng Thân và Đồng Xuân với dân số 1.125 người, trong đó có 770 người bị nhiễm flo răng, chiếm 100%. Tại Ninh Xuân, chọn 2 thôn Vân Thạch và Phước Lâm, số dân sinh sống 3.270, số người nhiễm flo răng 1.160, chiếm 100%. Tại Ninh Phụng, chọn hai thôn Xuân Hòa và Đại Cát với dân số 3.258 và số người nhiễm flo răng 717, chiếm 100%. Chỉ số nhiễm flo cộng đồng ở 3 vùng nghiên cứu đều lớn hơn 3; mức độ nhiễm flo răng theo Dean, chung của ba xã (độ 4: 33,8% và độ 5: 47,4%). Nếu xét về mặt tỷ lệ nhiễm flo răng theo tuổi, bảng 4 cho thấy tỷ lệ nhiễm flo cao nhất ở nhóm 15 - 19 tuổi, chỉ số CFI (3,57). Theo y văn [11], chỉ những người uống nước bị nhiễm flo trong thời kỳ ngấm vôi (khoáng hóa) răng vĩnh cữu mới bị tổn thương flo ở răng, khi đã qua tuổi ngấm vôi (8 tuổi) thì không bị tổn thương ở răng vĩnh cữu. Như trường hợp các cô dâu về nhà chồng thì không bị tổn thương, nhưng con cái của họ lại bị nhiễm flo răng, nếu uống nước có nồng độ flo cao trong thời kỳ ngấm vôi ở răng vĩnh cữu.

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn so với công bố của các tác giả [3], qua nghiên cứu 188 người dân ở thôn Bình Phước, xã Quế Lộc, huyện Quế Sơn - Quảng Nam, đã phát hiện tỷ lệ nhiễm flo răng 76,1%; chỉ số nhiễm flo răng cộng đồng 1,75. Có lẽ do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi sử dụng nước giếng nồng độ flo cao hơn (3 - 14 ppm) so với nước giếng ở Phước Bình-Quế Sơn-Quảng Nam ( 3 ppm) nên tình trạng nhiễm flo răng cũng như chỉ flo cộng đồng của chúng tôi cao hơn.



Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm flo răng khác biệt nhau ở địa phương nghiên cứu và khác nhau giữa các nhóm tuổi, nam giới cao hơn một ít so với nữ giới. Tỷ lệ nhiễm flo răng ở trẻ từ 7 đến dưới 15 tuổi cũng khác biệt nhau giữa 3 xã nghiên cứu, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và tỷ lệ này tăng dần theo nhóm tuổi từ 7 - 10 tuổi ; 10 - 12 tuổi và 12 - < 15 tuổi.

Nồng độ flo trong nước giếng. Để tìm hiểu tác động của nồng độ flo trong nước giếng lên tình trạng nhiễm flo răng của người dân, chúng tôi chỉ chọn những giếng tại những hộ gia đình có người dân bị nhiễm flo răng để phân tích. Bảng 5 chỉ địa phương nghiên cứu và hàm lượng flo trong nước giếng cho thấy nồng độ flo trong nước giếng biến động trong khoảng 3 - 14 ppm. 40% giếng có nồng độ flo 9 - 14ppm, 33,3% giếng có nồng độ flo từ 6 – 8 ppm và 26,7% giếng có nồng độ flo từ 3 - 5ppm. Nước giếng ở xã Ninh Thượng bị nhiễm flo nặng nhất, 80% giếng có nồng độ flo rất cao (9 - 14ppm), 66,6% giếng ở Ninh Xuân có nồng độ flo 6 – 8 ppm và Ninh Phụng có 60% giếng có nồng độ 3 – 5 ppm. Theo tài liệu [1,5], nguyên nhân hình thành nồng độ flo cao trong nước ngầm ở Ninh Hòa như sau: sự tăng cao hàm lượng ion flo trong nước tại một số nơi ở huyện Ninh Hòa có nguồn gốc từ các nguồn nước ngầm dưới sâu đưa lên và liên quan chặt chẽ với các đứt gãy kiến tạo, các đới phá hủy và đới khe nứt. Các đới phá hủy này đóng vai trò như những hệ thống kênh dẫn có áp. Và theo tác giả [5], nguyên nhân chủ yếu để gây nhiễm flo ở vùng Khánh Hoà là nguyên nhân địa chất (nước khoáng - nước nóng, sự phong hoá của các đá macma xâm nhập và phun trào axit). Từ các kiến giải trên có thể đưa ra kết luận, các hoạt động kiến tạo và địa chấn đã gây nên sự xâm nhập của nước nóng giàu flo vào trong hệ thống tầng chứa nước sinh hoạt dẫn đến các bệnh nhiễm độc flo ở huyện Ninh Hoà.

Chỉ số flo cộng đồng. Kết quả phân tích chỉ số flo cộng đồng ở bảng 3 cho thấy, CFI của 3 xã Ninh Thượng, Ninh Xuân và Ninh Phụng lần lượt là 3,48; 3,30 và 3,09. Chỉ số CFI liên quan với nồng độ flo trong nước giếng được người dân sử dụng để ăn uống tại từng địa phương nghiên cứu. Phân tích theo nhóm tuổi cho thấy chỉ số CFI khác biệt nhau giữa các địa phương nghiên cứu (bảng 4); CFI của nhóm tuổi 15-19 cao nhất (3,57) và nhóm 7 đến dưới 15 tuổi có chỉ số CFI thấp nhất (3,02). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với công bố của các tác giả [7], qua phân tích 74 mẫu nước giếng (nồng độ flo từ 1,5 đến trên 12 ppm) và khám răng cho 333 trẻ từ 6 đến 12 tuổi tại Ấn Độ, với kết quả 100% trẻ bị nhiễm flo răng, trong đó 41% nhiễm flo độ 4 và 51% nhiễm flo độ 5. Các tác giả cũng tìm thấy, có mối liên quan giữa việc sử dụng nước giếng bị nhiễm flo cao với tình trạng nhiễm flo răng của người dân sinh sống tại chỗ. Nghiên cứu của nhiều tác giả khác cũng khẳng định có mối tương quan chặt chẽ giữa tình trạng nhiễm flo răng với nồng độ flo cao trong nước uống [9,10,12].

5. KẾT LUẬN

Do sử dụng nước giếng nhiễm flo với nồng độ cao dị thường (3 - 14ppm), nên người dân ở địa phương nghiên cứu (Ninh Thượng, Ninh Xuân và Ninh Phụng) bị nhiễm flo răng khá nặng. 100% đối tượng nghiên cứu (2.647) đều bị nhiễm flo răng, mức độ nhiễm flo răng theo Dean, chủ yếu độ 4 và độ 5. Chỉ số nhiễm flo cộng đồng (CFI) biến động trong khoảng 3,09 - 3,48. Tình trạng nhiễm flo răng khác biệt nhau giữa các lứa tuổi, nhóm tuổi 15 - 19 bị nhiễm flo răng nặng nhất, chỉ số CFI (3,57). Nồng độ flo trong nước giếng biến động trong khoảng 3 – 14 ppm. 40% giếng có nồng độ flo 9 - 14ppm, 33,3% giếng có nồng độ flo từ 6 – 8 ppm và 26,7% giếng có nồng độ flo từ 3 - 5 ppm. Đã xây dựng được qui trình xử lý loại flo trong nước giếng, bằng phương pháp hấp phụ flo lên đá ong nguyên khai, đạt tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống.

Qua nghiên cứu này chúng tôi kiến nghị: phổ biến rộng rãi qui trình xử lý loại flo (bằng đá ong nguyên khai) trong nước giếng tại các địa phương có giếng nhiễm flo trên tiêu chuẩn vệ sinh. Cung cấp nước sạch cho nhân dân sống trong vùng có giếng nhiễm flo. Cần có những nghiên cứu sâu và rộng hơn về tình hình nhiễm flo tại Ninh Hòa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Kim Hoan, Vũ Ngọc Trân, Nguyễn Duy Bảo, Nguyễn Đình Tiến, “Sự phân bố nước dưới đất bị nhiễm fluor ở tỉnh Khánh Hòa và giải pháp xử lý”, Tạp chí Địa chất, loại A, số 296, 2006.

2. Đỗ Thị Vân Thanh, Đặng Trung Thuận, Nguyễn Ngọc Trường,Sự phân bố flo trong đá gốc, đất, nước của một số vùng ở Phú Yên, Khánh Hoà và bệnh tật liên quan trong cư dân địa phương”, Tuyển tập báo cáo HNKH XV Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, 2002.

3. Tôn Nữ Thu Thảo, Hoàng Tử Hùng, “Tình trạng răng nhiễm fluor tại thôn Phước Bình xã Quế Lộc huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Nha khoa cộng đồng, tr: 82-92, 2006.

4. Nguyễn Quốc Tiến,Vũ Thị Nguyệt Oanh, “Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng răng nhiễm fluor trong học sinh tiểu học tại nông thôn Thái Bình”, Tạp chí Y học Việt Nam, Vol 335, No 6, tr: 42-47, 2007.

5. Đặng Trung Thuận và cộng sự, “Giải pháp nào để giảm nhẹ ô nhiễm và phòng tránh bệnh Fluorosis ở Ninh hoà, tỉnh Khánh Hoà”, Tuyển tập toàn văn báo cáo khoa học Hội nghị khoa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr: 164-170, 2002.

6. R.W. Evans, “An epidemiological assessment of the chronological distribution of dental fluorosis in Human Maxillary Central Incisors”, Journal of Dental Research, Vol. 72 No. 5

pp: 883-890, 1993.

7. S Saravanan, C Kalyani, MP Vijayarani, P Jayakodi, AJW Felix, S Nagarajan, P Arunmozhi, V Krishnan, “Prevalence of Dental Fluorosis Among Primary School Children in Rural Areas of Chidambaram Taluk, Cuddalore District, Tamil Nadu, India”, Indian Journal of Community Medicine, Vol. 33, Issue 3, July 2008.



8. Hoang Trong Si, Dang Thi Thanh Loc, Dinh Quang Khieu, “Fluoride removal performance of laterite adsorbent, Conference Proceeding, The Analytica Vietnam Conference 2009, pp: 241-246.

9. Thiago Saads Carvalho, Helen Moura Kehrle, Fábio Correia Sampaio, “Prevalence and severity of dental fluorosis among students from João Pessoa, PB, Brazil, Braz Oral Res, 21(3):198-203, 2007.

10. M Teresa Alarcón-Herrera, Ignacio R Martín-Domínguez, et al, “Well water fluoride, dental fluorosis, and bone fractures in the Guadiana valley of Mexico”, Fluoride, Vol.34 No.2.p: 139-149, 2001.

11. WHO, Fluoride in Drinking-water, Publish LonDon & Seattle, 2006.

12. Wilkister K, Nyaora Moturi, Mwakio P. Tole and Theo C. Davies, “The contribution of drinking water towards dental fluorosis: a case study of Njoro Division, Nakuru district, Kenya”, Environmental Geochemistry and Health 24: 123–130, 2002.

13. www.keepers-of-the-well.org/diligence, “Dental fluorosis classification by H.T.Dean-1942”.





Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 260.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương