Đèn pha bật sáng như ngày mai lên



tải về 28.72 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2024
Kích28.72 Kb.
#57808
1   2   3   4
VIỆT-BẮC-2
CÁC-TỪ-KHÓA-CHỐNG-LIỆT-ĐỊA-LÝ-THI-TỐT-NGHIỆP-THPT, BT ÔN GIỮA KỲ I-E11-HS, ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-NGHỀ-THPT (1), Bộ câu hỏi trắc nghiệm 2022 (gửi các đơn vị), o n v n ngh lu n v ni m tin, E12-U12 (1)
D. 4 câu tiếp (tâm sự người ra đi)
Câu 21 đến câu 24
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiều…”

Với hai câu thơ đầu, cặp xưng hô “ta – mình”, “mình – ta” quấn quít, quyện hoà như ta với mình là một. “lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh” – câu thơ 8 chữ nhưng có đến 6 chữ là sự khẳng định nghĩa tình.


+ “Sau trước” có nghĩa tiếng Hán là chung thuỷ - sống có trước có sau, thuỷ chung như một đồng thời là đạo lí truyền thống của người Việt Nam bao đời nay. Ý thơ không chỉ dừng lại ở lời khẳng định mà “Sau trước” còn là khoảng thời gian dài từ quá khứ qua hiện tại đến tương lai, là khoảng thời gian con người thêm hiểu nhau. Khi cùng nhau san sẻ gánh vác những khó khăn, gian khổ từ “miếng cơm chấm muối” đến “mối thù nặng vai”, tình cảm của họ thêm mặn mà, đằm thắm.
+ “Đinh ninh” là sự chắc chắn, kiên định, mãi mãi, gắn bó, thuỷ chung với Việt Bắc. Từ “đinh ninh” đặt ở cuối câu càng khiến cho lời khẳng định thêm chắc chắn, trước sau như một.

  • Tấm lòng của người đi đối với người ở lại là trước sau như một, không thay đổi theo thời gian, mặn mà, nồng nàn, thắm thiết, sâu đậm. Dù cho cuộc đời có bao nhiêu thăng trầm, đổi trắng thay đen, lòng ta vẫn không thay đổi, vẫn ánh lên bao nghĩa tình bất biến giữa dòng đời vạn biến.

Hai câu thơ tiếp như lời thề chung thuỷ.
+ Cặp đối đáp trong đó đồng báo ở lại hỏi “mình đi mình có nhớ mình” , cán bộ đáp “mình đi mình lại nhớ mình” thể hiện sự đồng điệu, đồng cảm, đồng vọng giữa người đi với ngừoi ở. Chỉ thay chữ “có” bằng chữ “lại” đã đáp trọn ý tình sâu xa mà đồng bào đã gửi gắm. Cán bộ về xuôi chẳng những sẽ mãi nhớ đồng bào ở lại mà còn chẳng bao giờ quên quá khứ, không đánh mất chính mình.
+ Điệp từ “mình” 3 lần chỉ trong 1 câu thơ, từ đầu câu đến giữa câu và cuối câu, “mình” vừa là để gọi người thương, vừa là từ để gọi bản thân, “mình lại nhớ mình”. Chỉ dùng một từ “mình” mà diễn tả được cả “ta” -> Gợi hình ảnh “mình – ta” quấn quýt, bền chặt, một mối quan hệ thân thiết, gần gũi đến mức cả hai chỉ như một, không phân biệt.
+ Câu thơ 8 chữ sau đó mang đậm màu sắc ca dao, có sử dụng tứ thơ trong câu “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” đồng thời học tập cách diễn đạt của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Hình ảnh “nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu” đã hữu hình hoá nỗi nhớ. Nỗi nhớ hiện hữu như nước trong nguồn bao la, lặng thầm, vô tận, không bao giờ vơi cạn. Hơn nữa, nó còn gợi ta nhớ về nguồn cội, đạo lí thuỷ chung tình nghĩa của dân tộc ta. Đây là sự khẳng định tâm lòng biết ơn, trân trọng của những người cán bộ cách mạng với nâhn dân các dân tộc ở chiến khu Việt Bắc giống như tình cảm của con dành cho cha mẹ, của con cháu dành cho tổ tiên.
+ Cách sử dụng cặp từ “bao nhiêu - bấy nhiêu” quen thuộc trong ca dao (Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”) diễn tả tình cảm sâu sắc không thể đong đếm, khiến câu thơ thực sự giống như lời tâm tình của đồng bào Việt Bắc giản dị, mộc mạc mà nghĩa tình.


E. Nỗi nhớ (12 câu tiếp)
tải về 28.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương