Đèn pha bật sáng như ngày mai lên



tải về 28.72 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2024
Kích28.72 Kb.
#57808
1   2   3   4
VIỆT-BẮC-2
CÁC-TỪ-KHÓA-CHỐNG-LIỆT-ĐỊA-LÝ-THI-TỐT-NGHIỆP-THPT, BT ÔN GIỮA KỲ I-E11-HS, ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-NGHỀ-THPT (1), Bộ câu hỏi trắc nghiệm 2022 (gửi các đơn vị), o n v n ngh lu n v ni m tin, E12-U12 (1)
3. Nội dung trọng tâm:
A. Cấu tứ bài thơ Việt Bắc:
- Trong tâm khảm người Cách mạng, Việt Bắc không chỉ là một khu căn cứ địa, nó là thủ đô kháng chiến trong mười lăm năm, là biểu tượng cho sức mạnh toàn dân, cũng là mảnh đất bao ân tình gắn bó.
- Hoà bình lập lại, con người buộc phải rời xa mảnh đất từng cưu mang giúp đỡ họ để trở về thủ độ, tiếp tục phấn đấu xây dựng và phát triển đất nước. Thông điệp chính trị đó được Tố Hữu thể hiện thông qua hình thức đối thoại giả tưởng giữa người chiến sĩ cách mạng và những người dân Việt Bắc trong giờ phút chia li.
B. 8 câu đầu
4 câu đầu:
Kẻ cất lời trước, mang theo những băn khoăn và lo lắng thường tình về tình nghĩa thuỷ chung:
“- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

  • Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
*Giọng điệu như chảy ra từ nguồn mạch ca dao
+ Cách xưng hô “mình – ta” như lời bày tỏ tình yêu đôi lứa trong dân gian, được nhà thơ vận dụng sáng tạo để diễn tả tình cảm cách mạng, tình nghĩa quân dân. Đại từ “mình” trong dân gian chỉ thể hiện ở cao trào của tình yêu khi hai con người hoá thân thành một. Thực chất “mình” và “ta” chỉ là sự phân thân của cái “tôi” trữ tình thống nhất – là cách con người nhắc nhớ mình không quên đi quá khứ, không quên những giá trị cốt lõi. Ở đây, tác giả lấy phép màu nhiệm của tình yêu để cắt nghĩa, lí giải cho mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ với nhân dân.
+ Điệp ngữ và kết cấu câu hỏi tu từ “mình về mình có nhớ không” được láy lại 2 lần như khơi vào trong lòng kỉ niệm người đi và người ở.
+ Cách dùng những từ ngữ gợi ý niệm về thời gian “mười lăm năm” làm cho nỗi nhớ càng thăm thẳm. Con số mười lăm năm vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩ ảo: đó là mười lăm năm cách mạng, mười lăm năm ở chiến khu Việt Bắc nhưng cũng đồng thời là mừoi lăm năm gắn bó thuỷ chung giữa cán bộ kháng chiến với nhân dân Việt Bắc (như mối tình Kim Kiều qua bao nhiêu năm thử thách vẫn hướng về nhau).
+ Cách dùng những hình ảnh ý niệm về không gian “cây… núi”, “sông .. nguồn” làm cho nỗi nhớ thêm bồng bềnh, thăm thẳm. Cặp hình ảnh “cây.. núi”, “sông … nguồn” cũng vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ảo gợi ra không gian núi rừng Việt Bắc với những nét riêng, đặc thù. (Ngoài ra, nó còn gợi lên tình cảm thuỷ chung trong mối quan hệ cội nguồn: Cán bộ từ nhân dân mà ra, nhớ về nhân dân như nhớ về cội nguồn)
+ Cách liên tưởng so sánh trong bài thơ đã nới rộng về không gian của nỗi nhớ, làm cho kỉ niệm cứ được tuôn ra tầng tầng lớp lớp.

4 câu tiếp (câu 5 đến câu 8)


Kẻ ở băn khoăn bao nhiêu, người đi trĩu nặng tâm sự bấy nhiêu. Lòng có bao nhiêu điều muốn nói mà chẳng thể nói ra lời:
“- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Người ở lại càng tha thiết thì người ra đi càng bồi hồi xúc động. Những kỉ niệm suốt 15 năm chợt ùa về sống động. Cùng nhau, họ khẳng định tình nghĩa bền chặt, thuỷ chung, cùng nhau hẹn ước tương lai:

tải về 28.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương