Đèn pha bật sáng như ngày mai lên



tải về 28.72 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2024
Kích28.72 Kb.
#57808
1   2   3   4
VIỆT-BẮC-2
CÁC-TỪ-KHÓA-CHỐNG-LIỆT-ĐỊA-LÝ-THI-TỐT-NGHIỆP-THPT, BT ÔN GIỮA KỲ I-E11-HS, ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-NGHỀ-THPT (1), Bộ câu hỏi trắc nghiệm 2022 (gửi các đơn vị), o n v n ngh lu n v ni m tin, E12-U12 (1)
+ Đại từ phiếm chỉ “ai” tạo nên một cơn mơ hồ, mông lung trong nỗi nhớ (như cách bày tỏ trong ca dao: Ai về ai có nhớ ai …)
+ Những từ láy “tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn” diễn tả chính xác con sóng đang dấy lên trong tâm hồn nhà thơ lúc phân li.
+ Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” (chỉ người Việt Bắc) đã thể hiện tình cảm gắn bó của nhà thơ với những người dân Việt Bắc giản dị, nghèo khổ mà sâu đậm ân tình.
+ Cách ngắt nhịp 3/3; 3/3/2 ở hai câu thơ cuối diễn tả một cách thân tình cái ngập ngừng bịn rịn trong tâm trạng, trong cử chỉ người đi kẻ ở vẫn quyến luyến không rời xa

  • Một trong những đoạn thơ hay nhất của bản tình ca Việt Bắc.

+ Nhà thơ đã miêu tả rất đúng quy luật nỗi nhớ trong tình cảm của con người vào giờ phút chia li: nỗi nhớ nào cũng khiến thời gian dài đằng đẵng và không gian mênh mông. Nhớ nhau, người ta tính từng khoảng cách. Có điều ở đây, chưa đi đã nhớ. Người ở đấy, cảnh còn đây, mặt đối mặt mà lòng đã bâng khuâng, lưu luyến.
+ Dù miêu tả tình cảm mang tính chất chính trị, nhưng đoạn thơ này không khô khan, trìu tượng bởi tác giả nắm vững quy luật của tình đời, tình người. Chính vì thế đoạn thơ nói riêng và bài thơ “Việt Bắc” nói chung đã vượt qua ranh giới của thời đại, thấm sâu vào hồn người đọc nhiều thế hệ.

*Mở rộng: Có thể nói Việt Bắc của Tố Hữu cùng chung cảm hứng với bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy - đều là kết qủa của sự tự vấn, tự thức tỉnh, nghiền ngẫm sâu sắc về lịch sử, về dân tộc. Điểm khác chủ yếu đến từ giọng điệu của Tố Hữu: với âm điệu ngọt ngào, dìu dặt, nhịp nhàng như những lời ca dao xưa, bài thơ mang đến 1 không gian tâm tưởng đầy thi vị, thể hiện cảm xúc thiết tha, đằm thắm.




9/3/2024
C. 12 câu tiếp (Nỗi lòng người ở lại)
từ câu 9 đến câu 20
“- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.”

  • 12 dòng thơ tương ứng với 6 câu hỏi. Tất cả các cặp lục bát đều gợi nhớ 1 hình ảnh tiêu biểu về Việt Bắc; gợi tả bức tranh chân thực, sống động về Việt Bắc: 1 vùng đất, 1 chiến khu nghèo khó những ở đó tấm lòng con người luôn chân tình, rộng mở, gắn bó sắt son với Cách mạng.

  • Trong 12 câu thơ này, nhà thơ để người ở lại cất lên tiếng lòng trước. Họ gợi lại những kỉ niệm chiến khu gian khổ mà tình nghĩa

+ Nhớ một thiên nhiên khắc nghiệt
+ Nhớ một chiến khu đầy gian khổ nhưng sẵn lòng căm thù giặc sâu sắc.
+ Nhớ những sản vật miền rừng: trám bùi, măng mai
+ Nhớ những mái nhà nghèo nàn nhưng ấm tình người, tình cách mạng
+ Nhớ những năm kháng Nhật với địa danh lịch sử Tân Trào, Hồng Thái (mái đình, cây đa).

  • Lời thơ:

+ Các câu lục: điệp ngữ với các biến thể, nhằm nhấn mạnh cuộc chia tay
+ Ngắt nhịp 2/4: tạo nhịp điệu chao liệng như điệu ru góp phần gợi tả tinh tế tâm trạng chống chếnh, hụt hẫng của người ở lại khi đối mặt với hiện thực cuộc chia tay.
+ Cách dùng từ lạ: “mình” không chỉ là “người ở lại” mà còn hàm nghĩa “người ra đi”, chính cách dùng từ “mình” khiến câu hỏi trở nên đa nghĩa.

  • Lời hỏi đa nghĩa: bộc lộc kín đáo nỗi băn khoăn, day dứt và cả nỗi lo âu, trăn trở trong lòng người ở lại. Chính nỗi băn khoăn này giúp tác giả khăng định, vừa nhắc nhở tình cảm, ân nghĩa thuỷ chung giữa người ở và người đi. Ở đây, Tố Hữu đã làm mới chữ “mình” trong ca dao bằng cách gia tăng sắc thái trữ tình.

“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”
Ngày ấy, “giặc đến giặc lùng”, để bảo vệ tổ chức cách mạng còn non trẻ, cán bộ và nhân dân Việt bắc đã phải rút vào rừng sâu chịu cảnh “nếm mật nằm gai” chờ thời cơ đến. Thời tiết khắc nghiệt, dữ dội “mưa nguồn suối lũ”, lạnh lẽo với “những mây cùng mù”. Đó không chỉ là những hình ảnh tả thực khắc nghiệt của thời tiết chiến khu Việt Bắc. Mà đó còn là những ẩn dụ nghệ thuật nhắc nhớ đến những ngày tháng gian khổ, gian nan vất vả của cán bộ và nhân dân Việt Bắc mà suốt đời họ chẳng thể nào quên?
Điệp từ “nhớ”, “có nhớ” không chỉ dừng lại ở cảm xúc thông thường mà đó còn là nhận thức, là đạo lí và ở trong họ còn là nhiệt huyết tuổi trẻ, cùng nhau hướng tới lí tưởng cao đẹp.

Mình còn nhớ không những cảnh sinh hoạt thiếu thốn:


“Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”
Ngày ấy, dân ta còn nghèo, trang thiết bị cho bộ đội còn thô sơ, lương thực thì lại càng hạn chế. Nhắc đến “miếng cơm chấm muối” chắc hẳn ta và mình đều quặn lòng đau đớn. Nhưng họ phải tạm thời quên đi những khó khăn ấy bởi họ đang gánh vác nhiệm vụ nặng nề to lớn. Đó chính là mối thù giặc Pháp đang đè nặng lên đôi vai của dân tộc. Là “mối thù nặng vai” nên những người chiến sĩ sẵn sàng chịu khó chịu khổ để có thể vùng lên trả thù. Một bên là đôi vai gầy gánh vác cuộc sống thiếu thốn cực khổ, một bên gánh vác nỗi hận không thể đong đếm. Sự tương phản trong câu thơ thể hiện qua biểu hiện của sự gian khổ và khắc phục gian khổ, dùng mối thù hận đậm sâu để gồng mình chống chọi với khó khăn.
Hai câu thơ như một lời nhắc nhớ kín đáo của người ở lại về một thời rất đỗi tự hào, “mình và ta” đã cùng sát cánh bên nhau, cùng nhau tiêu diệt kẻ thù chung, giành lại độc lập tự do và đem đến cho nhân dân hạnh phúc, ấm no. Nghệ thuật đối kết hợp với cách ngắt nhịp 2/4 – 4/4 đều đặn khiến cho câu thơ trở nên nhịp nhàng, da diết.

Hỏi người ra đi chưa thoả, người Việt Bắc còn hỏi chính lòng mình:


“Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già”
Rừng núi nhớ hay đồng bào Việt Bắc nhớ? Nghệ thuật hoán dụ kết hợp với nhân cách hoá, Tố Hữu đã diễn tả sinh động tấm lòng của đồng bào Việt Bắc đối với Cách mạng. Và khi ai đi thì “trám bùi để rụng, măng mai để già”. Trám và măng là hai loại lương thực chủ yếu của bộ đội ta khi còn ở Việt Bắc, là đặc sản của Việt Bắc, là thói quen hi sinh chăm chút của người Việt Bắc trong 15 năm ấy. Khoảng thời gian đó, “ta” dành những gì ngon ngọt, quý giá nhất cho “mình” và nay dù cho mình có đi hay quay trở về thì ta vẫn sẵn có những thứ ấy, vẫn như thường ngày chăm chút, chuẩn bị cho mình. Hoá ra, không chỉ con người nhớ nhung mà đến cả thiên nhiên cũng cảm thấy cô đơn, trống vắng. Thiên nhiên cũng nặng tình, nặng nghĩa với con người. Câu thơ tô đậm cảm giác cô đơn, trống vắng của người ở lại khi phải chia xa.
Trám và măng dù không phải cao lương mĩ vị nhưng là lương thực thiết yếu nơi rừng núi ấy, người Việt Bắc dành dụm cho người lính như đem trọn cả tấm lòng gửi gắm cùng. Suốt 15 năm yêu thương, hi sinh thầm lặng ấy đã thành thói quen. Dù người có đi, có về, ta vẫn sẽ giữ gìn. “Người đi rừng núi trông theo bóng người”. Tình cảm sâu sắc được bày tỏ một cách nhẹ nhàng, tinh tế mang cho người đọc cảm giác lắng đọng, buồn man mác.

Vào giờ phút chia tay bịn rịn ấy, khi về nơi phồn hoa đô hội, liệu “mình” có nhớ tấm lòng của ngừoi dân Việt Bắc:


“Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
Những ngôi nhà đơn sơ, mộc mạc trong dáng vẻ “hắt hiu lau xám” gợi nỗi buồn hiu quạnh. Bên trong những ngôi nhà ấy chứa đựng tấm lòng son sắt, thuỷ chung, nghĩa tình. Hình ảnh thơ được đặt trong thế tương phản (cái “đậm đà lòng son”) làm cho lau xám trở nên có hồn hơn, kết hợp với nghệ thuật hoán dụ, nhà thơ đã tô đậm tấm lòng của nhân dân Việt Bắc - những con người đã góp phần làm nên Điện Biện Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Tiễn người về sau chiến thắng và chính trên nền của chiến thắng đó, đã khiến nỗi buồn nhớ trở nên trong sáng. Nếu Việt Bắc vẫn “một dạ khăng khăng đợi thuyền” thì các cán bộ kháng chiến về xuôi có còn nhớ kỉ niệm của một thời:


“Mình về còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh”
Nhắc nhớ người ra đi nhớ về núi rừng Việt Bắc – nơi căn cứ địa kháng chiến cùng sự kiện lịch sử “Khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh”. Năm 1940 khi Nhật vào xâm lược nước ta. Núi non Việt Bắc bắt đầu chiến đấu. Năm 1941 Việt Nam độc lập đồng minh (còn gọi là Việt Minh) được thành lập. Đây là một phong trào lớn mạnh đã tạo thành một mặt trận vũ trang góp phần làm nên chiến thắng của Cách mạng tháng Tám và tiền đề cho những thắng lợi kháng Pháp sau này. Đó là cội nguồn, là giá trị trường tồn mãi trong mỗi trái tim, mỗi một trí óc của mỗi một con người, nhớ mình, nhớ ta, nhớ một thời gian khổ mà kiêu hãnh.
“Mình1 đi, mình2 có nhớ mình3
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?”
Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã gửi gẳm rất nhiều tình cảm. Câu thơ sáu chữ có tới ba chữ “mình” quyện vào nhau nghe thật tha thiết và chân thành. Từ mình T1 và mình T2 đều để chỉ người cán bộ về xuôi, còn từ mình T3 có thể hiểu theo nhiều cách.
+ Nếu hiểu theo nghĩa rộng, “mình” là Việt Bắc, đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, thì câu thơ mang hàm ý: Cán bộ về xuôi có còn nhớ đến nhân dân Việt Bắc, có còn nhớ đến người ở lại không? Nếu thay “ta” bằng “mình” để chỉ người Việt Bắc thì Tố Hữu muốn nhấn mạnh: “ta” và “mình” đã hoà vào nhau. Dù kẻ ở hay người đi đều cùng một tâm trạng buồn nhớ như nhau.
+ Ở nghĩa hẹp, “mình” chính là cán bộ miền xuôi - đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất thì câu thơ được hiểu theo nghĩa: Cán bộ về xuôi có còn nhớ chính mình - nhớ những năm tháng gian khổ vì lí tưởng cao đẹp, vì độc lập tự do của dân tộc. Với cách hiểu thứ hai, người ở lại đặt ra một vấn đề có tính thời sự, sợ rằng mình sẽ ngủ quên trên chiến thắng, quên đi quá khứ hào hùng cùa mình, thậm chí phản bội lại lí tưởng cao đẹp của bản thân. Nhà thơ Tố Hữu đã hình dung trước được diễn biến tâm lí con người sau chiến thắng, đây quả là câu thơ mang tính trừu tượng và triết lí sâu sắc.
*Mở rộng:
Điểm hay nhất trong khổ thơ chính là sự khéo léo của Tố Hữu trong việc sử dụng 2 cụm từ đối lập “mình đi – mình về”. Đi và về thực chất đều là một nhưng lại đan cài, lại giằng xé, dùng dằng trong cảm xúc như trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”. Chân đi nhưng hồn vẫn ở lại, lòng hoài thương. Quê là nơi nhân vật trữ tình sinh ra và lớn lên – Hà Nội, và quê trong tâm hồn là Việt Bắc. Với lối điệp cấu trúc kết hợp nhịp thơ 2/2/2/2 – 4/4 khiến âm điệu trở nên nhịp nhàng, cân xứng giống với nhịp chao của võng đưa, rất phù hợp với phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. Thêm vào đó là một loạt câu hỏi tu từ kết hợp với điệu từ “nhớ” gợi cho ta cảm nhận được những cung bậc, những sắc thái khác nhau của người ở lại.



tải về 28.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương