MỘt số SÂu bệnh hại chính trên cây bó XÔi và biện pháp phòng trừ TẠi lâM ĐỒng a. SÂU hại I. Ruồi hại lá


Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển



tải về 139.89 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu17.12.2017
Kích139.89 Kb.
#35059
1   2

2. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:

- Bệnh do nấm Peronospora sp gây ra.

- Bệnh phát triển trong điều kiện mưa nhiều, ẩm độ cao.

- Nấm bệnh tồn tại trên hạt giống, tàn dư cây trồng và các cây cỏ.



3. Biện pháp phòng trừ:

- Không nên trồng với mật độ quá dày sẽ làm độ ẩm không khí cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập và gây hại, thường xuyên kiểm tra loại bỏ cây bị bệnh. - Biện pháp hóa học: Do chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ, do đó có thể sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Chlorothalonil; Metalaxy; Mancozeb + Metalaxyl; Chitosan; Ningnanmycin.



II. Bệnh đốm lá (Cladosporium variabile, Stemphylium botryosum)

1. Triệu chứng:

- Bệnh đốm lá do nấm Cladosporium variabile: xuất hiện những đốm nhỏ trên lá, lõm xuống. Nấm thường tấn công vào giữa lá.



- Bệnh đốm lá do nấm Stemphylium botryosum: xuất hiện những đốm lớn từ 1-2cm trên mặt lá tạo thành những vòng lớn, lõm xuống và làm cho lá biến dạng. Nấm tấn công mạnh ở mép lá.



2. Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh:

- Bệnh do 2 loại nấm Cladosporium variabile và Stemphylium botryosum gây ra.

- Bệnh phát sinh và gây hại mạnh trong điều kiện mưa nhiều, ẩm độ cao, gieo trồng với mật độ quá dày và bón nhiều đạm.

3. Biện pháp phòng trừ:

- Trồng cây với mật độ vừa phải.

- Bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, hạn chế bón quá nhiều đạm. Trong mùa mưa nếu có điều kiện nên trồng cây trong nhà nilon hoặc lưới che.

- Biện pháp hóa học: do chưa có thuốc đăng ký phòng trừ trong danh mục, do đó có thể sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Ningnanmycin; Difenoconazole; Trichoderma sp; Chitosan.



III. Bệnh thối gốc, rễ, chết cây con:

1.Triệu chứng:

- Bệnh thường tấn công vào phần gốc thân và rễ của cây.

- Vết bệnh phần gốc thân có triệu chứng bị thấm nước, về sau teo tóp lại, cây con chết ở trạng thái héo xanh. Khi cây lớn hơn, vết bệnh là đốm vàng ở gốc thân và phát triển dọc theo thân cây.

- Cây bị bệnh lá có màu vàng.



- Ở phần rễ chính vết bệnh có màu vàng, sau biến thành màu nâu. Nếu bị nặng cây chết từ từ do mất nước vì mô cây bị tổn thương và do rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng. Bệnh nhẹ cây sinh trưởng kém và do đó ảnh hưởng đến năng suất.



2. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:

- Bệnh do các loại nấm: Rhizoctonia sp, Sclerotium sp, Fusarium sp, Pythium sp

- Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trong đất, trong tàn dư cây trồng bị bệnh. Hạch nấm tồn tại từ năm này qua năm khác ở tầng đất mặt và là nguồn gây bệnh chủ yếu cho cây trồng vụ sau, năm sau.

Bệnh phát sinh phát triển thuận lợi trong điều kiện ruộng rau thoát nước kém và quá ẩm ướt.



3. Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây bệnh.

- Lên luống cao trong mùa mưa. Trồng cây với mật độ thích hợp.

- Biện pháp hóa học: do chưa có thuốc đăng ký để phòng trừ, do đó có thể sử dụng một số loại thuốc có các hoạt chất: Tricoderma; Ningnanmycin; Chitosan;







tải về 139.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương