Một số mô hình thành công của ngân hàng tài chính vi mô quốc tế Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


Hình 3: Chỉ tiêu tài chính ngân hàng Rakyat Indonesia



tải về 290.36 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích290.36 Kb.
#35356
1   2

Hình 3: Chỉ tiêu tài chính ngân hàng Rakyat Indonesia





(Nguồn: Báo cáo thường niêm BRI )

Bức tranh chung có thể thấy, ngân hàng vi mô Rakyat Indonesia hoạt động hiệu quả. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA cao, dao động từ 3,73% đến 4,93% năm; tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE năm 2011 lên tới 42,49%, cao hơn hẳn mức trung bình 5,94% của ngành (Reuteur, 2012), và được Moody’s đánh giá ở mức ổn định về tài chính 2012.



Ngân hàng CARD - Philippines

Tiền thân của Ngân hàng CARD là một NGO hoạt động về TCVM trực thuộc CARD (Center for Agriculture and Rural Development - một quỹ xã hội ở Philippines). NGO này ra đời năm 1989, nhằm vận dụng mô hình GB vào Philippines, đưa các dịch vụ TCVM cho phụ nữ nghèo nông thôn, đặc biệt, những phụ nữ không có đất, giúp họ khởi nghiệp với các dự án kinh doanh nhỏ hoặc mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ hiện có để tạo thu nhập, nâng cao đời sống. Năm 1997, sau 8 năm hoạt động, CARD NGO chính thức được Ngân hàng Trung ương Philippines cấp giấy phép hoạt động như một ngân hàng nông thôn tại thành phố San Pablo, với vốn góp ban đầu Php 5.000.000 (167.000 USD). Từ đây, Ngân hàng có cơ sở pháp lý để huy động tiền gửi từ công chúng và khai thác thị trường cho vay thương mại, đồng thời, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập. Ðây là một ví dụ sinh động chuyển đổi mô hình hoạt động từ một NGO thành một trung gian tài chính chính thức tại Philippine cũng như các nước trong khu vực Ðông Nam Á. Ðến tháng 01/2012, Ngân hàng này phục vụ 617.285 khách hàng, với dư nợ 2,47 tỉ Php (58,56 triệu USD), tỉ lệ hoàn trả đạt 99,18%4.

Mạng lưới Ngân hàng CARD khá rộng, với 1 hội sở chính, 51 chi nhánh và 337 đơn vị dịch vụ (năm 2012). Hoạt động của Ngân hàng giống với GB ở Bangladesh. Có hơn 750 nghìn người đã là khách hàng của CARD, trong đó, phần lớn là người rất nghèo và không có đất, do vậy, các dịch vụ ngân hàng được thiết kế phục vụ phù hợp, đưa các dịch vụ tới tận cộng đồng theo hình thức “tín dụng tận ngõ”, và phục vụ các giao dịch tài chính có thể rất nhỏ trong khả năng của họ, mà không phải thế chấp.

Do linh hoạt trong nhận tiết kiệm, Ngân hàng CARD thu nhận được nguồn tiết kiệm khá lớn từ người nghèo, cụ thể, từ năm 2009, khoản gửi tiết kiệm chiếm trên 50% tổng tài sản tại CARD, trong khi lượng tiền gửi tại CARD chưa nhiều, chiếm tỷ trọng khá nhỏ.

Tương tự như Ngân hàng Rakyat Indonesia, theo báo cáo năm 2012, Ngân hàng CARD có thông số tài chính khá tốt. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA = 5,85% (cao hơn cả Ngân hàng Rakyat Indonesia), và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE = 29,20% cũng là khá cao. (Hình 4, Hình 5)

Hình 5: Số khách hàng tại Ngân hàng CARD Hình 4: Cơ cấu vốn tại Ngân hàng CARD (triệu Php)



(Nguồn: Báo cáo thường niên)

(Nguồn: Báo cáo thường niên)


Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam?

Năm 2012 vừa qua, hoạt động ngân hàng Việt Nam có nhiều yếu kém và bất ổn, được xác định là một trong 3 vấn đề của tái cơ cấu chính mà Chính phủ đã xác định gồm: (i) tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; (ii) tái cơ cấu đầu tư công, và tái cơ cấu hoạt động tài chính. Hoạt động ngân hàng, đã có các sáp nhập giữa SCF, TNB và FCB, và HBB với SHB. Buộc tất cả các ngân hàng đối mặt với tái cơ cấu toàn diện. Ðứng trước vấn đề tái cơ cấu, theo kinh nghiệm quốc tế về hoạt động ngân hàng, bài báo đưa ra các kiến nghị chính sách cụ thể sau:



Thứ nhất, các ngân hàng thương mại - đặc biệt ngân hàng nhỏ, năng lực tài chính và quản trị chưa mạnh, có thể hướng tới hoạt động giống ngân hàng vi mô như ngân hàng Grameen tại Bangladesh, hoặc ngân hàng Rakyat Indonesia... Ðây là hoạt động cho vay khoản vay nhỏ, giúp phân tán được rủi ro qua nhiều khách hàng, và kinh nghiệm quốc tế thấy được, tỷ lệ hoàn trả nợ vay cao, tới trên 90% (thậm chí lên tới 99%). Ðặc biệt, ngân hàng vi mô dễ dàng tiếp cận huy động tiết kiệm với chi phí rẻ từ khách hàng, giúp đảm bảo hoạt động cho ngân hàng.

Tuy nhiên, để chuyển sang hoạt động ngân hàng vi mô thành công, các ngân hàng thương mại này cần tham gia cung cấp các dịch vụ vi mô, như cho vay các khoản vay nhỏ, nhận tiết kiệm nhỏ và chia sẻ kiến thức về tài chính, cách làm ăn đối với người nghèo, cũng như doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Ngoài ra, mạng lưới hoạt động cũng được mở rộng, đặc biệt là sự tiện lợi giao dịch và đi lại đối với người nghèo, đặc biệt cả khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi tập trung phần lớn người nghèo.



Thứ hai, cải cách hoạt động đối với hoạt động của ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP), ngân hàng duy nhất hoạt động lĩnh vực TCVM. Theo cơ chế hoạt động, suốt những năm qua, ngân hàng đều nhận được sự trợ cấp của nhà nước. Mặt khác, người nghèo vay vốn tại ngân hàng cũng được vay với lãi suất thấp, dao động từ 0 - 10,8%/năm, thấp hơn cả lãi suất tiền gửi 12,9% tại VietBank5 ngày 10/12/2012, do vậy, VBSP rất khó khăn trong việc huy động tiền gửi; cũng như chưa nhận tiết kiệm khoản tiền nhỏ, làm cho VBSP không thể thu hút được khoản tiết kiệm từ người nghèo (như kinh nghiệm quốc tế, các ngân hàng rất thành công với nhận tiết kiệm). Ngoài ra, với lạm phát cao do bất ổn kinh tế vĩ mô (năm 2008, lạm phát 22,97%; năm 2010, lạm phát 11,75%), làm giảm đi năng lực tài chính của VBSP.

Do vậy, VBSP cần tái cấu trúc theo hướng gia tăng các dịch vụ TCVM, hoạt động giống mô hình Ngân hàng Grameen hoặc Ngân hàng CARD, cho phép nhận tiết kiệm vi mô, các khoản vay vi mô có thể không cần thế chấp và đơn giản hóa thủ tục vay, cũng như cho phép thu hồi nợ bằng nhiều giai đoạn (thay vì cuối kỳ mới thu hồi nợ gốc như hiện nay).



Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần hướng tới cải cách tự do hóa lãi suất, nhằm đưa thị trường tài chính hoạt động theo cơ chế thị trường. Theo Mc. Kinnon (1992), áp chế tài chính bằng trần lãi suất huy động như hiện nay (ngày 26/3/2013, NHNN quy định trần lãi suất huy động giảm từ 8%/năm về còn 7,5%/năm và yêu cầu các tổ chức tín dụng phải áp dụng) không mang lại lợi ích cho cả người đi vay và người cho vay. Bởi vì, áp dụng trần lãi suất đã làm giảm lượng vốn của người tiết kiệm sẵn lòng cho vay bằng cách cung vốn ra thị trường, và người đi vay phải trả một lãi suất cao hơn do sự thiếu hụt nguồn cung tín dụng. Ðồng thời, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động sẽ được các ngân hàng (đơn vị trung gian tài chính) hưởng - như vậy, càng áp trần lãi suất huy động thì đặc quyền này càng lớn và các ngân hàng sẽ càng được hưởng lợi ích cao hơn.

Do vậy, tiến tới tự do hóa lãi suất sẽ tạo cho hoạt động của các ngân hàng được ấn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay dựa theo cung - cầu vốn của thị trường, giúp cho các ngân hàng (trong đó có VBSP) có thể dễ dàng thu hút tiền gửi từ khách hàng; đồng thời, loại bỏ được các hành vi gây hiệu ứng xấu cho thị trường tài chính như: người nghèo vay vốn từ VBSP bằng lãi suất ưu đãi, rồi lại mang tiền vay được cho đối tượng thứ ba nhằm hưởng chênh lệch. Mặt khác, cơ chế xác định đối tượng nghèo hiện nay ở VBSP cũng dễ làm bóp méo chính sách, do không có tiêu chuẩn phân loại và giám sát việc phân loại đó một cách đúng đắn. Tiến tới đảm bảo cho VBSP hoạt động vững mạnh về tài chính cũng là đảm bảo cho nhiệm vụ TCVM của người nghèo được hiệu quả - và như Bennett và Cuevas (1996) đã tổng kết rằng: tín dụng được cung cấp cho người nghèo cần phải được đảm bảo bằng yếu tố kinh tế, tức là sự giảm nghèo hiệu quả cần đi liền với cả hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển của hệ thống tài chính.


1Theo báo cáo hội nghị Tài chính vi mô 2011 tổ chức tại Corolando, Hoa Kỳ.

2Chúng tôi chọn 03 mô hình ngân hàng TCVM tại châu Á: Ngân hàng Grameen của Bangladesh, Ngân hàng CARD của Philippines và Ngân hàng Rakyat của Indonesia vì các quốc gia này gần gũi về văn hóa, tương đương về trình độ phát triển với Việt Nam, đồng thời các quốc gia này cùng chung quan điểm xem TCVM là công cụ giảm nghèo.

3Theo Đào Văn Hùng (2006), nghiên cứu tương tự tại Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Ấn Độ cũng chứng minh được người nghèo có khả năng tiết kiệm lớn với mức lãi suất thực dương.

4Tổng hợp từ Mixmarket: http://www.mixmarket.org/mfi/card-bank

và Ngân hàng Card: http://cardbankph.com/wp_cardbankph/bank/. Truy cập ngày 25/3/2012.



5Theo http://laisuat.vn/Pages HighestInterestRate.aspx
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bank Rakyat Indonesia (2011), Annual Report 2011 (http://www.ir-bri.com/)

2. Bennett, L. and C. Cuevas (1996), Sustainable banking with the Poor, Journal of International Development 8, 145-152.

3. CARD Bank, Annual Report 2008, 2009, 2010 (http://cardbankph.com)

4. Chính phủ (2006), Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ: Về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

5. Cổng thông tin ngân hàng (2012), “Lãi suất tiền gửi cao nhất hôm nay”, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012, tại http://laisuat.vn/Pages/HighestInterestRate.aspx

6. Đào Văn Hùng (2005), Phát triển hoạt động Tài chính vi mô ở Việt Nam, NXB Lao Động - Xã hội.

7. Grameen Bank (2010), Annual Report 2010.

8. Grameen Bank (2011), Audit Report 2011.

9. Global Microcredit Summit (2011), Moving 100 Million Families Out of Severe Poverty: How Can We Do It?, Valladolid, Spain.

10. Ronald I. McKinnon (1992), Financial Control in the Transition to a Market Economy, The John Hopkins University Press, 1992.

11. Lưu Hảo (2012), “Vinashin trong cuộc “hôn nhân” Habubank - SHB”, Thời báo kinh tế Sài Gòn.

12. Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (2012), “Chức năng nhiệm vụ”, truy cập http://www.vbsp.org.vn/chucnangnhiemvu.php

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, tính đến ngày 10 tháng 12 năm 2012.


1 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Каталог: webcenter -> contentattachfile

tải về 290.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương