Microsoft Word Phtich&thkehttt- thacBinhCuong doc


Các hệ thống thông tin tự động hoá



tải về 1.97 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/127
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích1.97 Mb.
#50857
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   127
Giáo trình PTTKHT 2

1.2. Các hệ thống thông tin tự động hoá  
 
Hệ thống thông tin tự động hoá là hệ thống nhân tạo mà hoạt động của nó được 
điều khiển bởi một hay nhiều máy tính. Để  đơn giản trong tài liệu này khi nói hệ 
thống thông tin bao hàm cả ý nghĩa tự động hoá (có dùng máy tính). Chúng ta có thể 
phân biệt nhiều loại hệ thống thông tin tự  động hoá khác nhau nhưng chúng có các 
thành phần chung sau:  
•  Phần cứng máy tính: CPU, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài và các thiết bị ngoại 
vi v.v... 
•  Phần mềm máy tính: Chương trình hệ thống như hệ điều hành, các chương 
trình tiện ích, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các chương trình ứng dụng. 
•  Con người: Những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động của hệ thống 
do hệ thống không tự động hoá hoàn toàn, thường họ cung cấp đầu vào và 
sử dụng đầu ra của hệ thống, đặc biệt là đảm bảo các hoạt động phải xử lý 
bằng thủ công cho hệ thống. 
•  Dữ liệu: Thông tin mà hệ thống lưu giữ trong một khoảng thời gian  
Thủ tục: Các lệnh và cách giải quyết cho các hoạt động của hệ thống. 
a. Phân loại các hệ thống tự động: 
ƒ  Hệ thống chạy theo lô: Hệ thống mà trong đó thông tin thường  được 
truy cập một cách tuần tự có nghĩa là hệ thống máy tính này sẽ đọc tất 
cả các bản ghi trong cơ sở dữ liệu, xử lý và cập nhật tất cả các bản ghi 
này.  
ƒ  Hệ thống trực tuyến: Hệ thống chấp nhận đầu vào trực tiếp từ nơi mà nó 
được tạo ra. Nó cũng là một hệ thống mà đầu ra hoặc kết quả của sự tính 
toán được đưa trở lại nơi yêu cầu 
ƒ  Hệ thống thời gian thực: Hệ thống  điều khiển hoạt  động bằng dữ liệu 
nhận  được, xử lý chúng và kết quả  được  đưa trở  lại một cách nhanh 
chóng để tác động đến hệ thống tại thời điểm đó. 


 
- 11 -
ƒ  Hệ thống hỗ trợ quyết định: Các hệ thống máy tính này không đưa ra 
những quyết định riêng của chúng mà thay vào đó, giúp các nhà quản lý 
và các công nhân có kiến thức khác nhau trong việc tổ chức để đưa ra 
quyết định thông minh về các hoạt động khác nhau. Đặc biệt, hệ thống 
hỗ trợ quyết định không nhận thức được rằng nó không hoạt động trên 
một cơ sở bình thường mà nó được sử dụng trên một cơ sở đặc biệt bất 
cứ khi nào cần thiết. 
ƒ  Hệ thống dựa trên tri thức: Mục đích của các nhà khoa học về máy tính, 
làm việc trong một trường trí thông minh nhân tạo là để  tạo ra các 
chương trình mà mô phỏng những hoạt động của con người. Trong một 
số  hệ thống chuyên dụng, mục tiêu nay đã gần  đạt  được. Với các hệ 
thống khác, mặc dù chúng ta chưa biết làm cách để xây dựng các 
chương trình hoạt  động tốt trên hệ thống, chúng ta có thể  bắt  đầu xây 
dựng các chương trình mà hỗ trợ một cách đáng kể cho hoạt động của 
con người trong một nhiệm vụ. 
ƒ  Hệ thống thông tin quản lý (MIS): Hệ thống  đưa vào máy tính để  tạo 
thông tin kịp thời và chính xác phục vụ cho các cấp quản lý. 
Hệ thống thông tin tự động hoá  là hệ thống có sự tham gia của máy tính để xử 
lý thông tin và  có nhiều mức độ xử lý thông tin tự động hoá khác nhau.  
b. Mức độ tự động hoá : 
- Tự động hoá toàn bộ : Hệ thống được tự động hoá bằng máy tính trong đó con người 
chỉ đóng vai trò phụ trong hệ thống.  
- Tự động hoá một phần : Hệ thống phân chia công việc xử lý giữa con người (thực 
hiện thủ công) và một bộ phận thực hiện trên máy tính. Việc tự động hoá một phần 
xuất phát từ khả năng hạn chế về tổ chức, kinh phí, yêu cầu hoặc kỹ thuật, nhưng mọi 
việc thiết kế đều được xem xét về ngữ cảnh tự động hoá cao trong tương lai cho phép. 
c. Phương thức xử lý thông tin: 
Xử lý mẻ (Batch Processing): Các giao dịch diễn ra theo luồng thông tin đến 
gộp thành nhóm và đợi xử lý theo mẻ. Thí dụ : Các giao dịch bán hàng trong một 
ngày được cập nhật vào cuối mỗi ngày và sau khi các thông tin đó được cập nhật thì 
hệ thống sẽ thực hiện các thao tác tính tồn kho, tính doanh thu bán ra trong ngày. 
Ngoài ra các hệ thống xử lý theo mẻ có thể áp dụng trong các bài toán như tính lương, 
tuyển sinh và các bài toán giải quyết có tính định kỳ theo chu kỳ thời gian nhất định. 
Phương thức này thường dùng cho các trường hợp sau : 
+ In các báo cáo, kết xuất, thống kê. 
+ In các giấy tờ giao dịch có số lượng lớn. 
+ Xử lý có tính chất định kỳ.  
+ Thường dùng khi vào ra và xử lý một số lượng nhỏ các giao dịch. 


 
- 12 -
Xử lý trực tuyến (on-line processing): Khi giao dịch phát sinh, các thông tin 
đến được cập nhật và tự động xử lý ngay. Xử lý trực tuyến dùng để hiển thị, chỉnh 
đốn, sửa chữa các tệp dữ liệu, phục vụ trực tiếp khách hàng tại chỗ. Thí dụ về xử lý 
trực tuyến như bán vé máy bay, vé tàu, hệ rút tiền tự động ATM và hệ INTERNET. 
Ngày nay người ta có xu hướng dùng xử lý trực tuyến nhiều do máy tính  có giá thành 
thấp. Tuy nhiên việc xử lý trực tuyến trong môi trường cơ  sở  hạ  tầng về CNTT và 
viễn thông còn yếu và bất cập thì điều này không hẳn là  phương thức tốt nhất. 
 
Ưu điểm xử lý trực tuyến là giảm được công việc giấy tờ, các khâu trung gian
kiểm tra được sự đúng đắn của dữ liệu ngay khi thu nhập; người dùng hiểu rõ được 
qui trình xử lý; cho trả lời nhanh chóng. 
 Nhược điểm xử lý trực tuyến là chi phí hoạt động đắt hơn cả về phần cứng và 
phần mềm; xây dựng hệ thống tốn công, tốn thời gian hơn; sử dụng CPU không kinh 
tế do phải thường trực máy tính; xử lí chậm khi khối lượnglớn; khó bảo đảm tính tin 
cậy; khó phục hồi dữ liệu vì dữ liệu luôn ở trên dòng dữ liệu; đòi hỏi nhiều biện pháp 
xử lý đặc biệt  đối với dữ liệu. 
Xử lý thời gian thực: Các thông tin xử lý mang yếu tố thời gian, các hành vi của một 
hệ thống phải thoả mãn một số ràng buộc ngặt nghèo về thời gian. Phuơng pháp xử lý 
thời gian thực phù hợp với các hệ thống điều khiển và máy tính lệ thuộc vào hệ thống 
ngoài chẳng hạn hệ thống điều khiển các lò sấy, lò nung,v.v.. 

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   127




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương