Microsoft Word làm l?i 19x27



tải về 1.9 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/174
Chuyển đổi dữ liệu05.03.2022
Kích1.9 Mb.
#51185
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   174
giao trinh nuoi trong thuy san
3
1.3. Chức năng và nhiệm vụ 
   
Hệ thống và Quản lý nuôi trồng thủy sản có chức năng cơ bản là hiểu và nhận 
biết chức năng của hệ thống NTTS trong hệ thống sản xuất và phát triển. Ngoài ra, 
người học sẽ hiểu được các thành phần, có thể điều hành và quản lý chúng đi theo đúng 
ý muốn của con người mà vẫn đảm bảo được mọi tiêu chí của phát triển nuôi trồng thủy 
sản bền vững trong điều kiện sinh thái nhất định nào đó.  
Có hai chức năng: 
a) Hiểu biết về lý thuyết hệ thống và các thành phần trong hệ thống nuôi trồng 
thủy sản. Đó là sự nhận thức về hệ thống và vai trò của từng thành phần, đi đến thiết kế 
hay xây dựng các thành phần theo hướng ưu tiên của con người hoặc là tự nhiên. Tuy 
nhiên, việc điều hành hệ thống và các thành phần của chúng phải trên nguyên tắc đảm 
bảo phát triển cân đối, phù hợp và lâu dài. 
b) Thực tiễn của hệ thống nuôi trồng thủy sản có quan hệ biện chứng với các 
khoa học tự nhiên và xã hội khác. Giải quyết những vấn đề thực tiễn của hệ thống là 
những vấn đề xảy ra trong quá trình sản xuất các loại sản phẩm vật nuôi và cây trồng, 
đồng thời các khâu chế biến và thị trường tiêu thụ. Nghiên cứu hệ thống còn phải định 
hướng và dự báo các khả năng, qui luật hoạt động của các thành phần trên cơ sở các đặc 
điểm của hệ động thực vật, và thuộc tính của chúng. Điều quan trọng là sự vận động của 


14
 
từng yếu tố trong hệ thống và các mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Nghiên cứu hệ thống 
có thể đưa ra các dự báo tương lai và cung cấp thông tin cần thiết cho việc lựa chọn các 
quyết định sản xuất và quản lý thích hợp. 
c) Nhiệm vụ  của hệ thống và nghiên cứu hệ thống nuôi trồng thủy sản  đó là 
nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng, và chuyển giao 
mô hình. Đồng thời trên cơ sở các nghiên cứu chúng ta cần có các giải pháp quản lý tốt 
nhất và phù hợp với từng đối tượng và hệ sinh thái. 
- Phát triển các khái niệm, các phạm trù, lý thuyết hệ thống và các đặc thù của 
khoa học mang tính tổng hợp vừa tự nhiên, vừa xã hội. 
- Kiểm nghiệm, chứng minh các giả thuyết và các câu hỏi khoa học của các 
nghiên cứu hệ thống nuôi trồng thủy sản đặt ra cho từng thời kỳ hay giai đoạn phát triển 
của xã hội, đồng thời phát hiện các bằng chứng để sửa đổi hay thay thế các thành phần 
(yếu tố) phù hợp hơn và thích nghi cao hơn (đổi mới cơ cấu các đối tượng nuôi, trồng)
Nghiên cứu thực nghiệm còn là cầu nối giữa lý luận và thực tiễn. Khi thực hiện tốt 
nghiệm vụ này, trình độ lý luận và tay nghề của các nhà nghiên cứu và quản lý hệ thống 
nuôi trồng thủy sản cũng được nâng lên. 
- Nghiên cứu hệ thống nuôi trồng thủy sản còn có nhiệm vụ ứng dụng tri thức 
khoa học thủy sản vào đời sống của con người. Nghiên cứu ứng dụng hướng tới giải 
quyết việc đề ra các giải pháp ứng dụng, những phát hiện của nghiên cứu lý luận và 
thực nghiệm trong các hoạt động thực tiễn thủy sản. Căn cứ vào chính sách và đường lối 
phát triển thủy sản và phát triển nông thôn, nhất là chiến lược  định hướng khoa học 
công nghệ và sinh học thủy sản trong tương lai, hệ thống nuôi trồng thủy sản và nghiên 
cứu hệ thống cần nghiên cứu và tham gia giải quyết các khía cạnh mang tính hệ thống 
và phát triển bền vững trong nuôi trồng thủy sản và phát huy tài nguyên nước. 

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   174




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương