Microsoft Word GỐc tđ NƯỚc và dd khoáNG. doc



tải về 2.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/32
Chuyển đổi dữ liệu19.01.2024
Kích2.88 Mb.
#56374
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32
1. GỐC TĐ NƯỚC VÀ DD KHOÁNG

Hướng dẫn 
a. - Sự thoát hơi nước diễn ra nhanh nhất khi độ ẩm thấp và nhiệt độ cao, dường như cũng tăng 
lên khi phản ứng với ánh sáng.  
- Giả thuyết được ủng hộ nếu sự thoát hơi nước thay đổi theo cường độ ánh sáng khi độ ẩm và 
nhiệt độ bằng nhau.
- Các điều kiện này được thấy ở hai vị trí trong bảng; vào các giờ 11 và 12, các ghi nhận về nhiệt 
độ và độ ẩm là như nhau, nhưng cường độ ánh sáng tăng rõ rệt từ 11 đến 12, cũng như tốc độ 
thoát hơi nước. (0,25 điểm) 
- Các số liệu ghi nhận được thực hiện vào 3 và 4 giờ cho thấy những hiệu ứng tương tự. (0,25 
điểm) 
- Ngoài ra, các số liệu ghi nhận được thực hiện vào 1 và 2 giờ thường ủng hộ giả thuyết. (0,25 
điểm) 
- Ở đây, cả nhiệt độ và độ ẩm đều giảm, vì vậy có thể mong đợi tốc độ thoát hơi nước giữ nguyên 
hoặc có thể tăng lên vì nhiệt độ giảm là nhỏ; tuy nhiên, tốc độ thoát hơi nước giảm, cũng như 
cường độ ánh sáng. (0,25 điểm) 
b. -Trong điều kiện khô nóng, ion K+ sẽ được bơm khỏi tế bào bảo vệ, dẫn đến tăng thế nước bên 
trong tế bào bảo vệ, tế bào bảo vệ dãn ra → đóng khí khổng. (0,25 điểm) 
- Khi khí khổng đóng, cây không hấp thụ được CO
2
từ không khí → hạn chế quá trình quang hợp. 
(0,25 điểm) 
Câu 9: a. Tại sao trong cây cần phải có 2 dòng vận chuyển vật chất? Nếu 2 dòng đó nhập vào một 
thì sẽ gây tác hại như thế nào? 
b. Hãy nêu các thành phần của dịch mạch rây và giải thích ý nghĩa của kali trong dịch mạch rây?  
HD: 
a. - Trong cây cần có 2 dòng vận chuyển vật chất vì 2 dòng này vận chuyển các chất có thành 
phần khác nhau và chiều vận chuyển khác nhau. Dòng mạch gỗ thì vận chuyển nước và ion 
khoáng từ rễ lên lá còn dòng mạch rây thì vận chuyển chất hữu cơ từ lá xuống rễ. 
- Nếu hai dòng đó nhập vào một thì sẽ dẫn tới các chất chỉ tập trung ở giữa thân cây mà không 
đưa đến đích. Ví dụ dòng nước và ion khoáng chỉ đưa được từ rễ đến thân thì bị dòng chất hữu cơ 
từ lá xuống cản. Điều này dẫn tới các chất khoáng và nước không được đưa đến lá để quang hợp 
và các chất hữa cơ không được đưa xuống rễ nên rễ sẽ không có chất dinh dưỡng và rễ sẽ chết. 
b. - Dịch mạch rây gồm chủ yếu là sacarose, các axit amin, vitamin và một số chất hữu cơ khác, 
một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều ion kali làm cho dịch mạch rây có pH từ 
8,0-8,5.
- Ý nghĩa của Kali trong dịch mạch rây: 
+ K + trong dịch mạch rây cao, kéo nước vào mạch rây làm giảm nồng độ đường trong dịch 
mạch rây, từ đó giúp nạp đường từ tế bào nguồn vào ống rây. Việc K+ kéo nước vào mạch rây 
làm phát sinh một áp suất dương trong mạch rây.
+ Nhiều Ion K+ làm cho pH dịch mạch rây có tính hơi kiềm (8-8,5) nghĩa là nồng độ H+ nội 
bào thấp. Tận dụng được chênh lệch H+, H+ ngoại bào cao được đồng vận chuyển cùng với 
saccarôzơ vào trong dịch mạch rây.

tải về 2.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương