Mf and hf radio telephone technical requirements



tải về 262.26 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích262.26 Kb.
#14393
1   2   3

7.6 Độ chọn lọc kênh lân cận

7.6.1 Định nghĩa

Khả năng của máy thu phân biệt giữa tín hiệu mong muốn và tín hiệu không mong muốn hiện có trong các kênh lân cận hay tăng tỷ số lỗi bit đến 10-2.



7.6.2 Phương pháp đo

Hai tín hiệu đo kiểm phù hợp với (4.6.1) đưa tới đầu vào máy thu. Bật chế độ AGC. Tín hiệu mong muốn phù hợp với (4.6.2).

* Phát xạ J3E hay H3E và F1B (đầu ra tương tự)

Điều chỉnh máy thu để cho ra công suất ra tiêu chuẩn ở tần số mong muốn với tỷ số SINAD 20 dB.

Tăng dần mức tín hiệu không mong muốn cho đến khi tỷ số SINAD giảm đến 14 dB hay tỷ số lỗi bit giảm đến 10-2.

* Phát xạ F1B (đầu ra số)



Ghi chú: Phép đo ở F1B chỉ yêu cầu khi máy thu không có J3E.

Tín hiệu mong muốn mức 20 dBV được điều chế với chuỗi từ bộ tạo BER.

Tín hiệu không mong muốn không điều chế + 60 dBV.

Máy thu có tỷ số lỗi bit tốt hơn 10-2.

Mức tín hiệu mong muốn là + 20 dBV.

7.6.3 Yêu cầu

Độ chọn lọc kênh lân cận có thể lớn hơn giá trị cho trong các bảng 5, 6, 7 và 8.



Bảng 5: Loại phát xạ J3E

Tần số sóng mang của tín hiệu không mong muốn ứng với tần số sóng mang tín hiệu mong muốn

Độ nhạy đối với tín hiệu lân cận

- 1 kHz và + 4 kHz

40 dB

- 2 kHz và + 5 kHz

50 dB

- 5 kHz và + 8 kHz

60 dB

Bảng 6: Loại phát xạ H3E

Tần số sóng mang của tín hiệu không mong muốn ứng với tần số sóng mang tín hiệu mong muốn

Độ nhạy đối với tín hiệu lân cận

- 10 kHz và + 10 kHz

40 dB

- 20 kHz và + 20 kHz

50 dB

Bảng 7: Loại phát xạ F1B

Tần số sóng mang của tín hiệu không mong muốn ứng với tần số sóng mang tín hiệu mong muốn

Độ nhạy đối với tín hiệu lân cận

- 500 Hz và + 500 Hz

40 dB

Bảng 8: Loại phát xạ F1B (đầu ra số)

Tần số sóng mang của tín hiệu không mong muốn ứng với tần số sóng mang tín hiệu mong muốn

Độ nhạy đối với tín hiệu lân cận

- 500 Hz và + 500 Hz

BER = 10-2 hoặc tốt hơn

7.7 Nghẹt

7.7.1 Định nghĩa

Là sự thay đổi (thường là giảm) công suất ra mong muốn của máy thu hay giảm tỷ số SINAD hay tăng tỷ số lỗi bit do tín hiệu không mong muốn ở tần số khác gây nên.



7.7.2 Phương pháp đo

Đo ở chế độ J3E.

Cùng lúc hai tín hiệu đo thử (tín hiệu mong muốn và không mong muốn) cấp tới đầu vào máy thu.

* Loại phát xạ J3E hoặc F1B (đầu ra tương tự)

Phép đo được thực hiện với mức tín hiệu vào mong muốn là + 60 dBV và với mức bằng độ nhạy khả dụng cực đại xác định được ở (7.5).

Tín hiệu mong muốn được đưa vào đầu vào máy thu xác định theo (4.6.2).

Điều chỉnh máy thu để có công suất ra tiêu chuẩn.

Tín hiệu không mong muốn là tín hiệu không điều chế với tần số bằng  20 kHz so với tần số tín hiệu mong muốn.

Tín hiệu không mong muốn sẽ không được điều chế.

Mức tín hiệu không mong muốn sẽ được điều chỉnh cho đến khi xảy ra một trong hai trường hợp hoặc mức ra tín hiệu mong muốn thay đổi khoảng 3 dB hoặc đến khi tỷ số SINAD giảm đi 6 dB, tùy theo trường hợp đến trước.

Mức vào tín hiệu không mong muốn khi một trong điều kiện trên xảy ra là mức nghẹt.

* Loại phát xạ F1B (đầu ra số)



Ghi chú: Phép đo ở F1B chỉ yêu cầu khi máy thu không có chế độ J3E. Phép đo thực hiện với mức tín hiệu vào mong muốn +60 dBV.

Tín hiệu không mong muốn không điều chế và mức tín hiệu +100 dBV.



7.7.3 Yêu cầu

* Loại phát xạ J3E hoặc F1B (đầu ra tương tự)

Với mức vào tín hiệu mong muốn ở +60 dBV, mức tín hiệu không mong muốn không được nhỏ hơn: 100 dBV.

Với tín hiệu mong muốn ở mức bằng độ nhạy khả dụng cực đại đo được mức tín hiệu không mong muốn ít nhất là: + 65 dB trên mức độ nhạy khả dụng đo được.

* Loại phát xạ F1B (đầu ra số)

Tỷ lệ lỗi bit là 10-2 hoặc tốt hơn.



7.8 Điều chế chéo

7.8.1 Định nghĩa

Chuyển điều chế từ tín hiệu không mong muốn có điều chế ở tần số khác sang tín hiệu mong muốn.



7.8.2 Phương pháp đo

Phép đo thực hiện ở tần số 2182 kHz và chế độ H3E.

Hai tín hiệu đo kiểm (tín hiệu mong muốn và không mong muốn) được đưa tới đầu vào máy thu.

Tín hiệu mong muốn xác định theo (4.6.2) với mức + 60 dBV.

Điều chỉnh máy thu để có công suất ra tiêu chuẩn.

Tín hiệu không mong muốn có tần số bằng tần số tín hiệu mong muốn  20 kHz và điều chế với tần số 400 Hz, độ sâu điều chế 30%.

Tăng mức tín hiệu không mong muốn cho đến khi công suất không mong muốn toàn phần ở đầu ra máy thu thấp hơn mức tín hiệu mong muốn là 30 dB do tác dụng điều chế chéo.

7.8.3 Yêu cầu

Mức tín hiệu không mong muốn không nhỏ hơn: + 90 dBV.



7.9 Xuyên điều chế

7.9.1 Định nghĩa

Một quá trình mà các tín hiệu được sinh ra do hai hay nhiều tín hiệu không mong muốn trong cùng một mạch phi tuyến.



7.9.2 Phương pháp đo

7.9.2.1 Loại phát xạ J3E

Với chế độ AGC, điều chỉnh hệ số khuếch đại RF/IF đạt giá trị cực đại và điều chỉnh đầu vào bộ suy hao để có suy hao nhỏ nhất.

Tín hiệu không điều chế với tần số 1000 Hz lớn hơn tần số máy thu và mức +30 dBV đặt vào đầu vào máy thu.

Điều chỉnh máy thu để có công suất ra tiêu chuẩn.

Đồng thời có hai tín hiệu không điều chế cùng một mức được cấp tới đầu vào máy thu. Không một tín hiệu nào có tần số nằm trong khoảng 30 kHz so với tần số máy thu.

Khi chọn các tần số để đo cần tránh những tần số mà có đáp ứng tạp.

Ghi chú: Các tần số gây ra sản phẩm xuyên điều chế

Không mong muốn được chỉ ra trong Khuyến nghị 332-4 của ITU-R

Đồng điều chỉnh mức của hai tín hiệu để giảm tỷ số SINAD đến 20 dB. Sau đó điều chỉnh tần số của một tín hiệu để giảm tối đa tỷ số SINAD.

7.9.2.2 Loại phát xạ F1B tương tự

Với chế độ AGC, điều chỉnh hệ số khuếch đại RF/IF đạt giá trị cực đại và điều chỉnh đầu vào bộ suy hao để có suy hao nhỏ nhất.

Tín hiệu không điều chế có tần số bằng tần số ấn định cho máy thu và mức + 20 dBV cấp tới đầu vào máy thu.

Đồng thời có hai tín hiệu khác cùng mức đặt tới đầu vào máy thu. Không một tín hiệu nào trong hai tín hiệu này có tần số nằm trong khoảng 30 kHz so với tần số máy thu.

Khi chọn tần số để đo cần tránh những tần số mà có đáp ứng tạp.



Ghi chú: Các tần số gây ra sản phẩm xuyên điều chế được chỉ ra trong Khuyến nghị 332-4 của ITU-R

Đồng điều chỉnh mức của hai tín hiệu để giảm tỷ số SINAD đến 20 dB. Sau đó điều chỉnh tần số của một tín hiệu để giảm tối đa tỷ số SINAD.

7.9.2.3 Loại phát xạ F1B số

Với chế độ AGC, điều chỉnh hệ số khuếch đại RF/IF đạt giá trị cực đại và điều chỉnh đầu vào bộ suy hao để có suy hao nhỏ nhất.

Tín hiệu có tần số bằng tần số ấn định cho máy thu điều chế với tín hiệu 100 baud với độ dịch tần  85 Hz, mức +20 dBV cấp tới đầu vào máy thu.

Đồng thời có hai tín hiệu cùng mức đặt tới đầu vào máy thu. Không một tín hiệu nào được phép nằm trong khoảng 30 kHz so với tần số ấn định.

Khi chọn tần số để đo cần tránh những tần số mà có đáp ứng tạp.

Ghi chú: Các tần số gây ra sản phẩm xuyên điều chế được chỉ ra trong Khuyến nghị 332-4 của ITU-R

Đồng điều chỉnh mức của hai tín hiệu để giảm tỷ số lỗi bit đến 10-2. Sau đó điều chỉnh tần số của một tín hiệu cho tới khi có lỗi bit lớn nhất.



7.9.3 Yêu cầu

Đối với máy thu tương tự, mức tín hiệu nhiễu gây ra tỷ số SINAD 20 dB không được nhỏ hơn:

+ 80 dBV đối với trường hợp J3E, H3E và

+ 70 dBV đối với trường hợp F1B.

Đối với máy thu số, mức tín hiệu gây ra tỷ số lỗi bít 10-2, không nhỏ hơn:

+ 70 dBV.



7.10 Trộn lẫn nhau

7.10.1 Định nghĩa

Trộn lẫn nhau là sự chuyển các tạp biên của bộ tạo sóng nội của máy thu vào tín hiệu mong muốn do có tín hiệu mong muốn hay tín hiệu không mong muốn lớn.



7.10.2 Phương pháp đo

Hai tín hiệu đo kiểm đồng thời được cấp tới đầu vào máy thu, một là tín hiệu mong muốn có tần số là tần số máy thu (4.6.2), và một tín hiệu không mong muốn có tần số cách tần số máy thu là + 20 kHz hay lớn hơn.

Với mức tín hiệu mong muốn + 60 dBV, điều chỉnh máy thu để có công suất ra tiêu chuẩn.

Điều chỉnh mức tín hiệu không mong muốn đến khi tỷ số SINAD giảm tới 30 dB. Ghi mức tín hiệu không mong muốn và đây chính là mức trộn lẫn nhau.



7.10.3 Yêu cầu

Mức trộn lẫn nhau không nhỏ hơn: +100 dBV.



7.11 Tỷ số triệt đáp ứng tạp

7.11.1 Định nghĩa

Tỷ số giữa mức tín hiệu không mong muốn ở các tần số đáp ứng tạp và mức tín hiệu mong muốn ở đầu vào máy thu khi tín hiệu mong muốn và không mong muốn riêng rẽ gây ra cùng một tỷ số SINAD ở đầu ra máy thu.



7.11.2 Phương pháp đo

Tần số của tín hiệu mong muốn đối với dải 1605 - 4000 Hz là 2182 kHz cho máy thu J3E và 2187,5 kHz cho máy thu F1B. Đối với dải 1605 - 27,5 MHz là 8291 kHz cho máy thu J3E và 8376,5 kHz cho máy thu F1B.

Các tần số đo xác định như sau:

nflo1 +/- fif1

pfthu +/- fif1

(flo2 +/-fif2) +/- flo1

Trong đó: n và p là những số nguyên

flo1 là tần số bộ tạo sóng nội của bộ trộn thứ 1

fif1 là tần số trung tần thứ 1

flo2 là tần số bộ tạo sóng nội của bộ trộn thứ 2

fif2 là tần số trung tần thứ 2

Nếu tất cả các phép đo đều nằm trong giới hạn 10 dB, n và p không cần lớn hơn 10, ngược lại tần số đo cao nhất sẽ là 2 GHz.

Máy thu được đặt theo (7.5), các bộ phận điều khiển máy thu phải giữ nguyên trong suốt quá trình đo.

Các tần số đo cách tần số tín hiệu mong muốn ít nhất là 20 kHz.

Hai bộ tạo tín hiệu A và B được nối tới đầu vào máy thu qua mạch kết hợp sao cho không ảnh hưởng đến việc phối hợp trở kháng.

* Loại phát xạ J3E hay H3E và loại phát xạ F1B (đầu ra tương tự)

Tín hiệu mong muốn - bộ tạo tín hiệu A có tần số danh định (4.6.2) và mức bằng độ nhạy khả dụng cực đại (bảng 4).

Tín hiệu không mong muốn - bộ tạo tín hiệu B có mức cao hơn mức bộ tạo tín hiệu A ít nhất là 80 dB và các tần số như đã nói ở trên.

Với mỗi đáp ứng tạp, tần số mang của tín hiệu vào được điều chỉnh đạt công suất ra lớn nhất. Sau đó điều chỉnh mức của tín hiệu vào đến khi tỷ số SINAD ở đầu ra máy thu là 14 dB. Tính tỷ số giữa mức vào của từng tín hiệu tạp và mức vào tín hiệu mong muốn gây ra cùng một tỷ số SINAD.

* Loại phát xạ F1B (đầu ra số)

Mức tín hiệu A cao hơn độ nhạy khả dụng cực đại (bảng 4) là 3 dB.

Tín hiệu B có mức cao hơn mức tín hiệu A là 70 dB và các tần số như đã nói ở trên.



7.11.3 Yêu cầu

* Loại phát xạ J3E hay H3E và loại phát xạ F1B (đầu ra tương tự) Tỷ số triệt đáp ứng tạp không nhỏ hơn: 60 dB.

* Loại phát xạ F1B (đầu ra số)

Tỷ số lỗi bit là: 10-2 hay nhỏ hơn.



7.12 Phần hài ở đầu ra

7.12.1 Định nghĩa

Phần hài đầu ra máy thu là tổng điện áp rms của các hài sinh ra do không tuyến tính trong máy thu và được tính theo phần trăm của tổng điện áp rms đầu ra.



7.12.2 Phương pháp đo

Phép đo được thực hiện với công suất ra biểu kiến và công suất ra tiêu chuẩn.

Sử dụng tín hiệu đo kiểm (4.6.2).

Mức tín hiệu vào có thể thay đổi giữa +30 dBV và +80 dBV đồng thời giữ cho mức ra ở mức công suất tiêu chuẩn và sau đó ở mức biểu kiến.



7.12.3 Yêu cầu

Ở công suất ra biểu kiến, phần hài không được lớn hơn: 10%

Ở công suất ra tiêu chuẩn, phần hài không được lớn hơn: 5%

7.13 Xuyên điều chế âm tần

7.13.1 Định nghĩa

Tín hiệu sinh ra do sự có mặt của hai hay nhiều tín hiệu mong muốn trong bộ giải điều chế và/hay bộ khuếch đại âm tần của máy thu và được biểu diễn theo tỷ số giữa mức của từng thành phần xuyên điều chế và mức của một hay hai tín hiệu đo kiểm cùng biên độ.



7.13.2 Phương pháp đo

Với chế độ AGC, điều chỉnh hệ số khuếch đại RF/IF đạt giá trị cực đại và điều chỉnh đầu vào bộ suy hao để có suy hao nhỏ nhất.

Tín hiệu không điều chế với tần số bằng tần số máy thu +1100 Hz và mức +60 dBV cấp tới đầu vào máy thu.

Đồng thời tín hiệu thứ hai không điều chế với tần số bằng tần số máy thu +1700 Hz được cấp tới đầu vào máy thu và mức của nó được điều chỉnh sao cho mức của tín hiệu 1100 Hz và 1700 Hz ở đầu ra máy thu có cùng biên độ.

Điều chỉnh khuếch đại để công suất ra đạt mức tiêu chuẩn.

Đo các thành phần xuyên điều chế.



7.13.3 Yêu cầu

Thành phần xuyên điều chế so với mức ra của tín hiệu mong muốn không được lớn hơn: - 25 dB.



7.14 Phát xạ giả

7.14.1 Định nghĩa

Phát xạ tạp là phát xạ ở tần số bất kỳ sinh ra trong máy thu và có thể là hoặc phát xạ tạp dẫn tới anten, hoặc do các vật dẫn nối tới máy thu, hoặc phát xạ tạp trực tiếp bởi máy thu. Trong trường hợp này chỉ tính phát xạ tạp dẫn tới anten.



7.14.2 Phương pháp đo

Phát xạ tạp dẫn tới anten được đo trên điện trở 50  nối tới đầu vào anten máy thu. Phép đo được thực hiện trong dải từ 9 kHz  4 GHz.



7.14.3 Giới hạn

Phát xạ tạp của mỗi thành phần đo được ở anten giả trong dải:

Từ 9 kHz  2 GHz không được lớn hơn: 2 nW

Từ 2 GHz ÷ 4 GHz không được lớn hơn: 20 nW



7.15 Tín hiệu tạp nội

7.15.1 Định nghĩa

Các tín hiệu sinh ra ở đầu ra máy thu do quá trình trộn trong hệ thống thu không có tín hiệu đầu vào anten.



7.15.2 Phương pháp đo

Máy thu phải không có tín hiệu vào và được nối với một tải có trở kháng (4.5.2) ở đầu vào anten.

Máy thu làm việc ở chế độ J3E. Dò tìm tiếng rít ở đầu ra máy thu theo từng bước không lớn hơn 1 kHz trong tất cả các băng.

7.15.3 Yêu cầu

Ở tần số ấn định cho cứu nạn phải không có tín hiệu tạp nội.

Ở tần số khác, so với mức nhiễu vốn có của máy thu, tạp nội phải nhỏ hơn: 10 dB.

7.16 Hiệu quả AGC

7.16.1 Định nghĩa

Khả năng của máy thu duy trì sự thay đổi mức ra nằm trong giới hạn khi tín hiệu vào thay đổi trong dải xác định.



7.16.2 Phương pháp đo

Phép đo thực hiện ở băng tần lưu động hàng hải sử dụng tín hiệu đo kiểm bình thường (4.6.2)

Mức tín hiệu đo kiểm đặt bằng giá trị độ nhạy khả dụng cực đại (7.5), sau đó tăng thêm 20 dB. Tỷ số SNR tăng ít nhất 15 dB.

Điều chỉnh máy thu để có công suất ra thấp hơn giá trị tiêu chuẩn 10 dB. Sau đó mức vào tăng thêm 70 dB và đo mức công suất ra.



7.16.3 Yêu cầu

Công suất ra không được tăng quá: 10 dB.



7.17 Hằng số thời gian AGC (thời gian tác động và phục hồi)

7.17.1 Định nghĩa

Thời gian tác động - thời gian từ thời điểm mức tín hiệu vào đột ngột tăng một lượng nhất định đến thời điểm mức tín hiệu hoặc đầu ra đạt và bằng giá trị của trạng thái ổn định tiếp đó  2 dB.

Thời gian phục hồi - thời gian từ thời điểm mức tín hiệu vào đột ngột giảm đi một lượng nhất định đến thời điểm tín hiệu đầu ra đạt và bằng giá trị của trạng thái ổn định tiếp đó  2 dB.

7.17.2 Phương pháp đo

Máy thu ở chế độ J3E. Tín hiệu đo thử (4.6.2) qua bộ suy hao có bước chuyển 30 dB đưa tới đầu vào máy thu. Tín hiệu ra biểu thị trên máy hiện sóng.

Điều chỉnh mức tín hiệu vào đạt tỷ số SNR bằng 20 dB. Điều chỉnh mức ra máy thu thấp hơn 10 dB so với công suất ra tiêu chuẩn.

Mức tín hiệu vào tăng theo bước 30 dB và đo thời gian tác động. Sau đó mức tín hiệu vào giảm 30 dB đo thời gian phục hồi.



7.17.3 Yêu cầu

Thời gian tác động: 5 ms  10 ms;

Thời gian phục hồi: 1 s  4 s.

7.18 Bảo vệ mạch vào

7.18.1 Định nghĩa

Khả năng đầu vào anten chịu được điện áp lớn trong thời gian nhất định.



7.18.2 Phương pháp đo

Tín hiệu đo kiểm (4.6) mức 30 V rms đưa tới đầu ra máy thu, ở tần số bất kỳ trong dải được ấn định cho máy thu, trong thời gian 15 phút.

Phép đo thực hiện ở 2182 kHz nếu thiết bị chỉ thiết kế ở băng 1605 kHz - 4000 kHz và đo ở băng 8 MHz nếu thiết bị được thiết kế làm việc ở tất cả các băng hàng hải trong dải 1605 kHz - 27500 kHz.

7.18.3 Yêu cầu

Sau khi ngắt tín hiệu đo kiểm, máy thu hoạt động bình thường.


TÀI LIỆU THAM KHẢO/REFERENCES

1. ITU Radio Regulations

2. CCITT Recommendation E.161 (1988) “Arrangement of figures, letters and symbols on telephone and other devices that can be used for access to a telephone network”.

3. International convention for the safety of life at sea, (SOLAS), as amended 1988.

4. IMO resolutions A.421(XI), A.610(15), A.613(15) and A.694(17)

5. ITU-R Recommendation 493-5: “Digital selective calling system for use in the maritime mobile service”

6. NMEA 0183, version 2.00: “Standard for interfacing marine electronic devices”

7. ISO standart 3791: “Office machines and data processing equipment keyboard layout for numeric applications”

8. ETS-300 028: “Radio equipment and system (RES); uncertainties in the measurement of mobile radio equipment characteristies”

9. ETS-300 067 “Radio equipment and system (RES); radiotelex equipment operating in the maritime MF/HF service technical characteristies and method of measurement”



10. ETS-300 373 “Radio equipment and system (RES); technical characteristies and method of measurement for maritime mobile transmitter and receivers for use in the MF and HF bands”.

tải về 262.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương