MỤc thứ I thay lời tựa II địa-lý Biển Đông với Hoàng-Sa và Trường-Sa


- Biển Đảo Việt-Nam cung-cấp nhiều sản-phẩm quý



tải về 7.2 Mb.
trang17/42
Chuyển đổi dữ liệu02.10.2017
Kích7.2 Mb.
#33370
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   42

- Biển Đảo Việt-Nam cung-cấp nhiều sản-phẩm quý mà ít ai ngờ tới.

* Yến, bào-ngư, vi-cá, hải-sâm là những thực-phẩm đắt giá nhất đến từ các đảo vùng Đà-Nẵng, Nha-Trang, Bạch-long-Vĩ, Phú-quốc. Ngọc trai nổi tiếng của Đảo Cô-tô. Gỗ quý mọc trên các đảo lớn khắp nơi vùng vịnh Bắc-Việt. Nước mắm, hồ tiêu, cá tôm, đồi mồi, sò huyết, ốc quý ...muôn đời vẫn là những nguồn phẩm-vật không thể thiếu được trong đời sống dân Việt-Nam ta.

* Đầu thế-kỷ này chúng ta đã phát-hiện và bắt đầu khai-thác một kho tàng quý-giá của các hải-đảo là phốt-phát. Công việc đang mang đến lợi-nhuận to lớn thì bị ngưng trệ vì nạn xâm-lăng của Trung-Cộng.

* Phần tài-nguyên quan-trọng hơn hết tuy vậy, lại nằm dưới đáy biển. Dù số lượng dầu mỏ và khí đốt chưa được đánh giá đầy đủ, nhưng một số cơ-quan quốc-tế về dầu lửa đã quả-quyết rằng một khi khai-thác đầy đủ, tiền bạc thu về được có thể tương-đương với một nửa tổng-số sản-lượng quốc-gia trong tình-trạng thu-nhập yếu kém như hiện nay.

Tài-nguyên phong-phú này gây thèm muốn cho các nước láng giềng. Kẻ đang nhòm ngó kỹ lưỡng nhất chắc chắn sẽ biến thành kể thù đáng sợ nhất: Trung-Cộng.

8 – BIỂN VÀ ĐẢO THEO LUẬT BIỂN QUỐC-TẾ

Những đoạn sau đây bàn về ranh-giới hải-phận trên Biển Đông theo với Luật Biển hiện-hành.


8.1 – QUAN-NIỆM CŨ MỚI VỀ LÃNH-HẢI

Lý-lẽ "lãnh-hải rộng 3 hải-lý vì tầm súng đại-bác" của các thế-kỷ trước đây đang đi dần vào quên lãng. Thời ấy, ngoài vùng biển chủ-quyền nhỏ hẹp đó trở ra khơi, quốc-gia duyên-hải khỏi lo lắng phần trách-nhiệm.

Vào cuối thế-kỷ XX có nhiều điều đổi thay khác lạ về việc hành-sử chủ-quyền trên biển. Vì nhu-cầu sinh-tồn đòi-hỏi nhiều quốc-gia duyên-hải đã ban-hành những luật mới về hải-phận theo ý riêng nước họ.

Nhận thấy khu-vực 3 hải-lý quả thực là vùng biển quá chật hẹp, nhiều nước đã tuyên-cáo những biên-giới lãnh-hải rộng lớn khác thường. Có 12 quốc-gia nhận chủ-quyền lãnh-hải tới 200hl. ngoài khơi, tính đến ngày 1 tháng 2 năm 1992.


8.2 – LUẬT BIỂN LHQ., MỘT Ý-THỨC MỚI VỀ TRẬT-TỰ TRÊN BIỂN

Đặc-biệt vì ý-thức được sự cần-thiết phải có một nền trật-tự chung trên đại-dương cho nhân-loại, nhiều quốc-gia đã đồng-ý cùng nhau đưa ra một dự-án quản-trị biển cả toàn-cầu. Sau 15 năm cố gắng làm việc của nhiều cơ-quan quốc-tế, gặp nhiều khó khăn về thương-thuyết, dự-thảo Luật Biển của Liên-Hiệp-Quốc sau ba lần đại-hội, được ra đời vào năm 1982.

Trong niềm hy-vọng những tốt đẹp trên biển cả sẽ đến với nhân-loại, các luật-gia John R. Stevenson và Bernard H. Oxman đã thở phào nhẹ nhõm khi viết rằng: "Tất cả những cố-gắng trước đây trong suốt cả thế-kỷ để đưa toàn-thể thế-giới ngồi lại với nhau trong một sự đồng-ý vững-chắc về biển cả đã tan vỡ. Thoả-ước Liên-Hiệp-Quốc về Luật Biển là điều cận-kề nhất mà loài người chúng ta có thể tiến đến với nhau. Mục-tiêu đó nay đang ở trong tầm tay".43

Thoả-ước "United Nations Convention on the Law of Sea", viết tắt là UNCLOS hay LOS Convention, công-bố ngày 10/12/1982 tại Montego Bay, Jamaica đã được 159 quốc-gia ký-nhận (signatures) và như tiên-liệu, đã có đủ 60 quốc-gia duyệt-y (ratification). Kể từ ngày 16-11-1994, thỏa-ước UNCLOS trở thành luật và được mang ra thi-hành.

Nội-dung của thoả-ước rất lý-tưởng như cho rằng "Biển cả là tài-sản chung của Nhân-Loại". Sự thi-hành Luật Biển lại dựa hoàn-toàn trên tinh-thần thiện-chí của mọi quốc-gia trên thế-giới. Có nhiều điều-luật cần-thiết còn thiếu sót. Một số điều chưa được trình-bày rõ ràng hay không phù-hợp với thực-tế sẽ dần dần được các cơ-quan luật-pháp nghiên-cứu, đề-nghị điền-khuyết hay tu-chỉnh như đã từng được làm từ mấy chục năm qua...

Các nước Đông-Nam-Á quanh vùng Biển Đông đều là hội-viên LHQ., đã cùng ký-kết thi-hành Luật Biển. Trừ ra nước Tàu từ xưa vẫn ngoan-cố, nay vẫn chưa chấp-nhận nghiêm-chỉnh việc thi-hành. Để cho tình-trạng thêm phần căng thẳng, Trung-Cộng ban-hành Luật Lãnh-hải 1992 riêng cho họ. Luật này ngăn chặn việc thi-hành Luật Biển LHQ. về chủ-quyền hải-phận của những quốc-gia duyên-hải bằng cách tuyên-cáo một cách trâng tráo: Biển Đông là nội-hải hay lãnh-hải Trung-Hoa.

Tuy vậy, đa-số giới luật-gia tin-tưởng rằng nhờ số lượng "đa-số áp-đảo" các quốc-gia ký-nhận, rồi ra Luật Biển sẽ được toàn-thể cộng-đồng nhân-loại tôn-trọng và thi-hành hầu mang lại hòa-bình trên biển.

Sự mong ước này xem ra có vẻ là một hoài-vọng quá đáng chăng?!


8.3 – LÃNH-THỔ, LÃNH-HẢI VÀ HẢI-PHẬN VỀ KINH-TẾ
Học địa-lý, chúng ta biết rằng diện-tích lãnh-thổ nước Việt-Nam đo được 329,600km2. Ngoài lãnh-thổ đó, một khu-vực trên biển từ bờ trở ra khơi 12 hải-lý (hl) đã được nhận là lãnh-hải (territorial waters). Chủ-quyền quốc-gia trên phần nội-hải và lãnh-hải gần giống như chủ-quyền trên lãnh-thổ. Vào năm 1964, chính-quyền cộng-sản Việt-Nam tuyên-bố lãnh-hải 12hl.

Ngày nay, chúng ta cần biết thêm về một vùng hải-phận rộng lớn hơn nữa ở ngoài biển thuộc chủ-quyền khai-thác của dân Việt-Nam ta: Khu-vực Biển Kinh-tế Độc-quyền 200 hải-lý mà danh-từ Luật Biển gọi là Exclusive Economic Zone- EEZ.

Tuyên-cáo những hải-phận như sau:

- 12 hl. lãnh-hải

- 12 hl. vùng cận-hải phía ngoài lãnh-hải

- 200 hl. vùng biển kinh-tế tính từ ngoài đường cơ-sở lãnh-hải (200NM from territorial waters base line).

Theo Luật-sư Mark J. Valencia, Việt-Nam là quốc-gia có đường duyên-hải khá dài (5,237 cây số), tỷ-lệ bờ biển/diện-tích lãnh-thổ hơn 1 phần trăm. Trong khi đó, Trung-Cộng có rất ít bờ biển, tỷ-lệ chỉ đạt tới 1.5 phần ngàn mà thôi

Theo Luật-sư này ước-lượng vùng EEZ của Việt-Nam rộng 210,600 dặm vuông (square nautical-mile). Diện-tích này tính ra 722,338km2, tức rộng hơn hai lần đất liền, (225% so với lãnh-thổ).




Hình 80 Theo bảng liệt-kê này, Việt-Nam có chiều dài bờ biển 2,828 hải-lý (tức 5,237 km), hải-phận EEZ rộng 210,600hl. vuông, không thua Trung-Cộng bao nhiêu.
Qua tất cả những văn-bản chính-thức liên-hệ đến ngoại-giao, nội-vụ, giáo-dục...; chính-quyền Việt Nam công-bố nước ta có 3,260km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ, từ 8o23' bắc đến 21o39' bắc. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam rộng 226,000km2 và vùng biển đặc-quyền kinh-tế trên 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. Tuy-nhiên văn-bản không bao giờ kèm theo bản-đồ chỉ-dẫn hay chứng-minh.

Vùng đặc-quyền kinh-tế của CHXHCN Việt Nam, theo công-bố, là vùng tiếp liền với lãnh hải và tạo với lãnh hải một vùng rộng 200 hải-lý tính từ đường cơ sở. Bản-đồ của Mark J. Valencia ước-lượng Việt-Nam trong điều-kiện này không thể chiếm hơn 210,600hl. vuông (tức 722,338km2).

Luật Biển Liên-Hiệp-Quốc (United Nations Convention on the Law of the Sea - UNCLOS) cũng quy-định rằng hải-đảo cũng có những hải-phận giống như đất liền. Tại Biển Đông, nước nào có chủ-quyền trên các đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa sẽ được sở-hữu những tài-nguyên trong các hải-phận liên-hệ. Những vùng biển như vậy rất to lớn, đặc-biệt lại nằm trong khu-vực có nhiều tiềm-năng dầu-khí.

Đối với Việt-Nam, đặt giả-sử nếu ta kiểm-soát trọn-vẹn cả Hoàng-Sa lẫn Trường-Sa, hải-phận khai-thác kinh-tế (EEZ) của quốc-gia ta sẽ lớn gấp 3 lần lãnh-thổ hiện-thời trong lục-địa. Tài-nguyên dưới biển nếu khai-thác hết, có lẽ nhiều hơn sản-lượng thu-đạt trên đất liền.


8.4 – THỀM LỤC-ĐỊA VÀ EEZ

Trong những danh-từ thường dùng của Luật Biển ngày nay, người ta còn nói đến "Thềm lục-địa" (Continental Shelf). Trước hết, quan-niệm này phát-sinh khi khảo-sát bờ biển trên thế-giới, người ta thấy đáy biển thường thoai-thoải từ bờ ra khơi một khoảng xa, tùy nơi có thể từ vài chục hải-lý cho đến hàng trăm hải-lý; rồi đột nhiên, đáy biển dốc sâu hẳn xuống trước khi chạy tiếp ra ngoài lòng đại-dương. Hình-dạng phần đáy biển thoai thoải sát bờ đó giống như cái nền của lục-địa.



Vì chủ-quyền thềm lục-địa đối với các quốc-gia duyên-hải cũng như chủ-quyền cái nền nhà đối với người chủ của cái nhà, các quốc-gia thường không đồng-ý với nhau về ranh-giới này. Tổng-quát có hai khuynh-hướng:


Hình 81 Quan-niệm địa-lý về thềm lục-địa
1- Dùng độ sâu đáy biển.

Theo khuynh-hướng này thềm lục-địa nằm trong khu-vực có độ sâu nước biển tới 200m.



Trường-hợp dùng đường đồng-thâm (hay đẳng sâu) 200m này cho Việt-Nam, chúng ta thấy:


Hình 82 Biển Đông, thiết-đồ đáy biển và thềm lục-địa (200m). Từ bờ Việt-Nam, đáy biển chạy thoai-thoải ra khơi. (Hình của Nguyễn-Khắc-Ngữ, 1981).
* Vì đáy biển nông, thềm lục-địa ở Bắc-phần nước ta rất lớn, choán ra khắp vịnh Bắc-Việt. — đây, việc phân chia thềm lục-địa giữa Việt-Nam và Trung-Hoa đang trong vòng tranh-chấp. Việt-Nam muốn giữ đường Hồng-Tuyến (Đường Đỏ vẽ theo Kinh-tuyến 108 độ 03' Đông) là thoả-hiệp “Constans-Lý Hồng Chương” đã ký từ năm 1887 giữa Pháp, lúc đó đang bảo-hộ Việt-Nam và nhà Mãn-Thanh, lúc đó đang cai-trị toàn cõi Trung-Hoa. Còn Trung-Cộng muốn chia vịnh Bắc-Việt theo cách riêng. Nói là đường trung-tuyến giữa những bờ biển nhưng họ tính chỗ lõm của ta tại vịnh Diễn-Châu, chỗ lồi của đảo Hải-Nam. Họ không chấp-nhận hai ngàn đảo ven bờ Việt-Nam làm đường cơ-sở. Trung-Cộng cũng không chịu kể Bạch-long-Vĩ là một hòn đảo dùng để phân chia trung-tuyến.


Hình 83 Vùng tranh-chấp hải-phận trong vịnh Bắc-Việt. Việt-Nam muốn: hoặc theo đường Đỏ (KT 108o03' Đông) hoặc lấy trung-tuyến giữa hai bờ biển hay giữa 2 đảo Bạch-Long-Vĩ / Hải-Nam. Trung-Cộng không đồng-ý cả hai, nay đã lấn sâu vào sát đất Việt-Nam (đường 21 điểm).
Trong việc phân-chia vịnh Bắc-Việt giữa hai đảng Cộng-Sản Tàu/Việt, trừ vài điểm sát bờ, người ta không thấy “trung-điểm, trung-tuyến” nào như được quy-định theo Luật Biển UNCLOS.

Khi được hỏi, Bộ trưởng Ngoại-giao Nguyễn Dy Niên đã trả lời phỏng vấn TTXVN mà VietNamNet ghi lai nội dung: Đường phân định đi cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải-lý, tức đảo được hưởng lãnh-hải rộng 12 hải-lý, vùng đặc-quyền kinh-tế và thềm lục-địa 3 hải-lý (25% hiệu lực?).




Hình 84 Trị-số các khoảng cách cho thấy rõ sự bất công trong việc phân chia.

Ông Niên không nói đến sự kiện đảo Hải-Nam được hưởng vùng đặc-quyền kinh-tế và thềm lục-địa 43 hải-lý. Rất có thể Vị Bộ trưởng Ngoại giao nghĩ con số không nhiều, và như vậy là một sự công-bình?! "Hiệp định giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc-quyền kinh-tế và thềm lục-địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ" cũng được Bắc Kinh phổ-biến trên mạng lưới Internet.



Chỉ ít ngày sau khi Cộng-Sản hai nước công-bố bản-đồ hải-phận thì tàu Trung-Cộng vào hải-phận Việt-Nam (vĩ-độ 18o16’Bắc, kinh-độ 197o06 Đông) bắn chìm thuyền cá xã Hòa-lộc Thanh-Hóa ngày 9/1/2005, giết chết 9 ngư-dân vô-tội, làm bị thương nhiều người, rồi kéo tàu bắt người về đảo Hải-Nam. Cả hai đảng Cộng-Sản Việt-Tàu coi rẻ mạng người nên bỏ qua, không một lời xin lỗi chính-thức hay bồi-thường cho gia-đình nạn-nhân bị chết thảm, bị thương-tích, tàu chìm cũng không.


Hình 85 Bản đồ khu-vực đánh cá chung, Beijing Review công-bố. (http://www.bjreview.com.cn/200432/World-200432(A).htm).
* Ở miền Trung Việt-Nam, thềm lục-địa nhỏ hẹp. Đặc-biệt tại Mũi Đại Lãnh (Varella), vì đáy biển đột-nhiên sâu hẳn xuống nên có nơi thềm lục-địa không rộng quá 40 km.

Việt-Nam vẫn muốn quản-trị hải-phận 200hl. nhưng vùng “Lưỡi Rồng 9 gạch” của Trung-Hoa sẽ là một trở-ngại lớn, khó vượt qua trong tình-thế hiện nay. Có lẽ vì sự ngần-ngại đó mà trong bản-đồ dầu khí mới đây, Việt-Nam chỉ vẽ những lô đấu thầu sát bờ mà thôi.

* Càng về Nam, biển càng trở nên nông cạn và thềm lục-địa nước ta lại rộng ra rất nhiều. Ngoài khơi Đông-Đông-Nam, cách Vũng-Tàu 200km qua khỏi bãi Đông-Sơn, gần bãi Tư-Chính chiều sâu đáy biển mới bắt đầu xuống quá 200m. Kể từ khu này vòng qua Phú-Quốc, biển rất nông và toàn thể khu-vực vịnh Thái-Lan bao quanh bởi Việt-Nam, Kampuchea, Thái-Lan, Mã-lai-Á, Nam-Dương trở thành thềm lục-địa của các quốc-gia ven biển.

Vùng này ngoài sự cản-trở của “Lưỡi Rồng” còn có cả khu-vực xuyên hông là “Bãi Vạn An”, Trung-Cộng tự-ý nhường quyền khai-thác cho hãng Crestone. Nay hãng Benton đã thanh-toán tiền và tiếp-tục thay-thế Crestone cùng đi với Trung-Cộng.


2 - Dùng khoảng cách 200hl. tính từ bờ

Có những quốc-gia duyên-hải tuyên-cáo chiều rộng thềm lục-địa riêng cho họ. Theo nhu-cầu quốc-gia, nhiều chính-quyền đã ra tuyên-cáo về chiều rộng thềm lục-địa. Ranh-giới 200 hải-lý hiện đang được nhiều quốc-gia chấp-nhận. Việt-Nam có thể được kể là một trong những quốc-gia này. Thềm lục-địa Việt-Nam thông-thường đã được chính-quyền đương-thời đồng-hóa với vùng hải-phận chủ-quyền kinh-tế EEZ 200hl. Có lý-lẽ nới rộng hải-phận ra 350hl, nhưng chưa thấy Việt-Nam đệ-trình LHQ.



tải về 7.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương