MỤc lục thọ khang bảo giáM


Hoan nghênh ấn tống. Công đức vô lượng Tải tại: niemphat.net



tải về 1.1 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu22.10.2017
Kích1.1 Mb.
#33835
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11


Hoan nghênh ấn tống. Công đức vô lượng Tải tại: niemphat.net




1() Trong thiên Nguyệt Lệnh sách Lễ Ký có chép: “Quý Xuân, tiên lôi tam nhật, tù nhân dĩ mộc đạc, tuần vu đạo lộ, viết: - Lôi tương phát thanh, hữu bất giới kỳ dung chỉ giả, sanh tử bất bị, tất hữu hung tai” (Cuối Xuân, trước khi sấm động ba ngày, viên quan truyền lệnh liền khua linh gỗ, đi khắp các nẻo đường truyền lệnh: ‘Sắp có sấm động, kẻ nào chẳng kiêng ăn nằm thì sanh con chẳng toàn vẹn, ắt sẽ bị tai nạn hung hiểm’).

2() Phước thiện, họa dâm: Người lành được phước, kẻ dâm dật mắc họa.

3() Tăng đính (增訂): Soạn thêm, sửa cho đúng những chỗ bị in sai, thiếu sót.

4() Quan (): Góa vợ, Quả (): Góa chồng, Cô (): Mồ côi, Độc (): Không có con cái.

5() Tề mi (齊眉, ngang mày): Đời Hậu Hán, vợ của Lương Hồng là nàng Mạnh Quang khi đưa cơm cho chồng, đều nâng bát cơm cao ngang mày, ngụ ý kính trọng chồng như khách quý. Sau này, thường dùng chữ “tề mi” để diễn tả ý vợ chồng kính trọng lẫn nhau. “Giai lão” (偕老) là sống hạnh phúc đến răng long đầu bạc.

6() Hai mắt, hai lỗ tai, hai lỗ mũi và miệng gọi chung là thất khiếu (七竅).

7() Nữ âm (女陰): Bộ phận sinh dục của người nữ.

8() Long Khê là hiệu của Vương Kỳ (1498-1583), tự là Nhữ Trung, là một nhà tư tưởng đề cao thuyết Tam Giáo Đồng Quy vào thời Minh. Ông Vương cực lực cổ vũ học thuyết “tri hành hợp nhất” của Vương Dương Minh. Những trước tác của ông được biên tập thành bộ Long Khê Tiên Sinh Toàn Tập.

9() Diệu () và tinh () đều có nghĩa là những ngôi sao, phước diệu (福曜) là ngôi sao tốt lành, tai tinh (災星) là ngôi sao rủi ro. Phước diệu và tai tinh có nghĩa là vận tốt và vận rủi.

10() Nhược quan (弱冠): Thời cổ, khi nam giới đủ hai mươi tuổi, sẽ cử hành lễ đội mũ, gọi là lễ Gia Quan, búi tóc lên, đội mũ, hòng nhắc nhở người thanh niên đã đến tuổi trưởng thành, phải biết gánh vác trách nhiệm. Tên tự cũng được đặt vào lúc này. Về sau, từ ngữ “nhược quan” dùng để chỉ tuổi hai mươi.

11() Kinh Thi được chia thành ba phần là Phong, Nhã, và Tụng. Phong () là ca dao của mười lăm nước chư hầu. Nhã () có nghĩa là đứng đắn, tức là âm nhạc trong triều đình và những nhạc khúc thời cổ. “Nhã” trong kinh Thi chính là những lời ca của những khúc nhạc trong triều đình nhà Châu. Tụng () là lời ca được sử dụng trong tế lễ tại tông miếu.

12() Đây là nói đến một bài thơ trong kinh Thi, thuộc phần Quốc Phong, tiểu loại Dung Phong (tức là dân ca ở đất Dung), ngụ ý chê bai nàng Tuyên Khương nước Vệ dâm loàn, có thuyết nói đây là bài thơ than thân trách phận của Vệ Tuyên Khương. Bài thơ như sau: “Thuần chi bôn bôn, thước chi cương cương, nhân dĩ vô lương, ngã di vi huynh. Thước chi cương cương, thuần chi bôn bôn, nhân dĩ vô lương, ngã dĩ vi quân” (Chim cút cặp kè từng đôi, chim khách cũng sống theo nhau từng đôi, kẻ ấy vô lương, ta phải nhận là anh. Chim khách sống theo nhau từng đôi, chim cút cũng sống theo nhau từng đôi, kẻ ấy vô lương, ta phải nhận là vua). Nàng Tuyên Khương chính là con gái đầu của Tề Hy Công (Khương Lộc Phủ), vốn đã được hứa gả cho thế tử Cấp nước Vệ. Nhưng vua cha là Vệ Tuyên Công do mê say sắc đẹp của Tuyên Khương, đã cố ý sai thế tử Cấp đi sứ nước Tống trước ngày hôn lễ, thừa cơ chiếm con dâu làm vợ. Một người con khác của Vệ Tuyên Công là công tử Sóc đã lập mưu hãm hại thế tử Cấp. Sau khi Tuyên Công chết, công tử Sóc lên làm vua, tức là Vệ Huệ Công. Khi Vệ Huệ Công đi họp chư hầu, các quần thần cũ đã lập công tử Kiềm Mâu lên làm vua chống lại Huệ Công. Vua nước Tề khi ấy là Tề Tương Công (anh trai của Tuyên Khương), sợ dân Vệ sẽ giết chết Tuyên Khương, bèn bày kế gả Tuyên Khương cho công tử Thạc vốn là con trai thứ của Vệ Tuyên Công, nghĩa là từ địa vị mẹ kế, Tuyên Khương lại lấy con chồng! Tuyên Khương hết sức vui thích, nhưng công tử Thạc cự tuyệt. Đại phu nước Vệ là công tử Chức sợ nước Tề kiếm cớ xâm lăng, bèn mời công tử Thạc ăn tiệc, chuốc rượu say, rồi đưa công tử Thạc vào phòng Tuyên Khương. Tỉnh rượu, trước chuyện đã rồi, Thạc phải lấy Tuyên Khương làm vợ. Bài thơ ngụ ý chê trách những người như Vệ Tuyên Công, Vệ Tuyên Khương vì tham dục mà còn thua kém cả loài chim luôn giữ trọn tình chung thủy.

13() Câu này là viết theo ý thành ngữ: “Bình địa nhất thanh lôi” (Sấm dậy nơi đất bằng), ngụ ý: Biến động to lớn đột nhiên phát sanh, ở đây là nói tới chuyện sĩ tử thi cử đỗ đạt.

14() Bào tía (tử bào, 紫袍): Áo bào màu tía (Bào là một loại lễ phục rộng tay) là triều phục (áo mặc đi chầu vua) của các vị đại thần.

15() Tam trường (三場) là ba giai đoạn thi cử ngày xưa: Hương Thí, Hội Thí và Điện Thí (Đình Thí).

16() Tam nguyên (三元), gọi đủ là “tam nguyên cập đệ” hoặc “liên trúng tam nguyên” là đỗ đầu trong cả ba kỳ thi Hương, Hội và Đình. Người đỗ đầu thi Hương gọi là Giải Nguyên, đỗ đầu kỳ thi Hội là Hội Nguyên, đỗ đầu kỳ thi Đình là Trạng Nguyên. Tam Nguyên rất khó đạt, trong lịch sử Trung Hoa, mỗi triều đại chỉ có một hai vị được như vậy, riêng đời Tống là có sáu trường hợp. Chẳng hạn nhà Đường tồn tại khá lâu, thế mà chỉ có hai người đỗ Tam Nguyên là Thôi Nguyên Hàn và Trương Hựu Tân. Không biết Việt Nam có bao nhiêu trường hợp như vậy, chỉ thấy sách vở thường nói đến cụ Tam Nguyên Yên Đổ (Nguyễn Khuyến).

17() Hai hoa sen nở chung một cuống (liên khai tịnh đế, 蓮開並蒂) được coi là điềm tốt lành. Cả câu này hàm ý: Người đáng đỗ cao, do chẳng kiêng tà dâm, trót làm chuyện xằng bậy, nên phút chốc công danh bỗng trở thành hư huyễn. Xin xem chuyện tường sanh họ Uông ở Phượng Dương trong phần Họa Dâm Án.

18() Nguyên văn “bế đồng” (嬖童), còn gọi là “luyến đồng”, từ ngữ dùng để chỉ những kẻ mãi dâm nam, thường là chưa đến tuổi thành niên. Thuở trước, còn có những kẻ khá giả, nuôi những bé trai xinh đẹp trong nhà dưới danh nghĩa là người hầu sai vặt, thường gọi là “thị đồng” (thằng hầu) hoặc “thư đồng” (người hầu trong việc đọc sách, lo dọn dẹp thư phòng, mài mực, xén giấy, thắp nến, châm đèn, sắp xếp sách vở), nhưng trên thực tế là bạn giường. Những kẻ như vậy thường được gọi châm biếm là “luyến đồng”.

19() “Áo xanh ướt đẫm” là một từ ngữ bắt nguồn từ một câu thơ trong bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị: “Giang Châu tư mã thanh sam thấp” (Áo xanh của quan tư mã Giang Châu ướt đầm). Trong bài hành ấy, Bạch Cư Dị nghe kỹ nữ đánh đàn đã cảm thương thân phận cô ta, cám cảnh phận mình bị vua lưu đày. Từ ngữ này được dùng ở đây với ý nghĩa chê trách: Các văn sĩ la cà trà đình tửu quán, uống rượu, nghe đàn, thân cận kỹ nữ.

20() Theo truyền thuyết, thời Chiến Quốc, nàng Tây Thi là mỹ nhân đất Việt, là tuyệt thế giai nhân. Dẫu khi nàng đau bụng, nhăn mày, người khác vẫn thấy xinh đẹp bội phần. Hàng xóm có nàng Đông Thi ô dề, thô kệch, cũng bắt chước õng ẹo nhăn mày, khiến cho hàng xóm sợ quá đóng chặt cửa, chồng phải núp kín, chẳng dám ló mặt ra ngoài.

21() “Ngũ hình” là năm hình phạt, tức xi, trượng, đồ, lưu, đại tịch (đánh bằng roi, đập bằng gậy, bắt làm lao dịch, lưu đày và tử hình).

22() Bào: bọt nước; huyễn: Hình tượng hư giả.

23() Ý nói: Có những gia đình cha lẫn con đều cùng có máu trăng hoa, tằng tịu với cùng một đứa tớ gái mà không biết.

24() Nguyên văn “ngã ký dẫn thủy nhập tường, bỉ tất thừa phong phóng hỏa”, ý nói: Ta lo dâm loạn, ắt sẽ lơi lỏng gia quy, quản chế gia tộc lỏng lẻo, khác nào xoi tường vây quanh, cho nước tràn vào nhà. Kẻ khác sẽ thừa dịp thuận tiện đánh phá, như người thấy gió đúng hướng bèn phóng hỏa.

25() Tôn chân nhân ở đây không phải là Tôn Bất Nhị (tức Thanh Tịnh Tản Nhân, một trong bảy đại đệ tử của Vương Trùng Dương, sáng tổ Toàn Chân Giáo), mà là mỹ hiệu của Tôn Tư Mạo (541-682). Tôn Tư Mạo là một đạo sĩ, đồng thời là một y sư kiêm dược sĩ trứ danh, sống vào đời Đường. Ông từng được tôn xưng là Dược Vương, thanh danh sánh ngang Hoa Đà và Biển Thước. Ông nổi tiếng học rộng, thông minh từ bé, thông thạo kinh điển Đạo gia và kinh Phật. Ông từng làm ngự y cho các vua Đường Thái Tông, Châu Tuyên Tông, Châu Tĩnh Đế, Tùy Văn Đế. Bộ sách y học nổi tiếng nhất của ông là Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương. Sau khi mất, ông được lập miếu thờ tại quê nhà ở núi Dược Vương, huyện Diệu, tỉnh Thiểm Tây. Tống Huy Tông sắc phong đạo hiệu Diệu Ứng Chân Nhân, nên người ta thường gọi ông là Tôn Chân Nhân. Đạo giáo tôn xưng ông với thánh hiệu Dược Vương Quảng Viện Diệu Tế Chân Quân.

26() Tủy Hải (髓海) là tên gọi khác của não. Não được gọi là Tủy Hải vì thiên Linh Khu trong Hoàng Đế Nội Kinh có câu: “Não vi tủy chi hải” (Não là biển của tủy).

27() Vĩ Lư (尾閭) có nghĩa gốc là “nơi nước quy tụ lại”. Về sau, từ ngữ này được dùng để chỉ huyệt Vĩ Lư ở chót cùng của xương cụt (phần kết thúc của xương sống, giáp với xương mông).

28() Thiên Nhất vốn là một khái niệm trong Hà Đồ Lạc Thư. Trong đó có quan niệm những số chỉ trời, thuộc về Dương, tượng trưng bằng chấm trắng, lần lượt gọi là thiên nhất, thiên tam v.v… Sách Lạc Thư Tinh Nghĩa nói: “Một âm, một dương giao hội lẫn nhau, cửu trù sanh ra từ đó, cửu cung được phối ứng từ đó. Từ thiên nhất sanh ra nước, nên phương Bắc thuộc về thiên nhất, là vận mở đầu cho thượng nguyên”. Ở đây, do sánh ví tinh tủy nằm dọc theo cột sống từ cuối não xuống đến tận xương cùng, giống như nước từ trên trời đổ xuống, cho nên tinh tủy được gọi là “thiên nhất chi thủy”. Do chẳng phóng túng dâm đãng, tinh tủy đầy đủ; vì thế, nói ví von là “nước Thiên Nhất chẳng cạn”.

29() Tiên triết (先哲): Các bậc thánh nhân, hiền nhân thuở trước.

30() Ý nói vẫn phải cặm cụi học hành, chẳng đỗ đạt gì hết.

31() Thạch (, đúng ra phải đọc là Đạn khi chỉ đơn vị đo lường, nhưng ta vẫn quen đọc là Thạch), là đơn vị đo lường thời cổ. Một thạch bằng hai hộc, một hộc bằng năm đấu, tức một thạch là 120 cân (khoảng 60kg).

32() Ở đây, “dưỡng sanh” được dùng theo nghĩa rộng, hàm ý: Làm thế nào để vun bồi thân thể cho nó tăng trưởng tốt đẹp.

33() Nguyên văn “nhân tư, môn phong bại hoại, luân kỷ táng vong trung cấu, tân đài, di xú nội ngoại”. Trung Cấu (中冓) là cái buồng kín trong nhà, Tân Đài là cái đài do Vệ Tuyên Công xây cho nàng Tuyên Khương ở. Tuyên Khương vốn là công chúa nước Tề, đã đính hôn với thái tử Cấp. Vệ Tuyên Công thấy con dâu tương lai đẹp quá, bèn chiếm làm của riêng, xây Tân Đài cho ở. Như vậy, “trung cấu”“tân đài” đều hàm nghĩa đam mê sắc dục.

34() Mạng Môn (命門) là một bộ phận quan trọng trong thân thể theo Trung Y. Nó được coi như là căn bản duy trì mạng sống. Vị trí xác định của bộ phận này có nhiều thuyết, nhưng phổ biến nhất, Mạng Môn được coi là huyệt Mạng Môn thuộc mạch Đốc, có công năng chủ trì các dịch thủy thuộc Thận Tạng trong cơ thể. Huyệt Mạng Môn là cửa ngõ để các dịch thủy chuyển vào mạc Đốc. Nó nằm ngay trên phần thịt ở ngay xương sống nơi lưng, nằm dưới da, thuộc phần giữa của đốt sống thứ hai và thứ ba tính từ xương cùng.

35() Tam Đài (còn gọi là Tam Giai, Tam Xung, Tam Kỳ), tức là gọi tắt của Tam Đài Tinh Quân, hoặc Tam Đài Hoa Cái Tinh Quân. Nói cụ thể, sẽ bao gồm Thượng Đài Hư Tinh Khai Đức Tinh Quân, Trung Đài Lục Thuần Tư Không Tinh Quân và Hạ Đài Khúc Sanh Tư Lộc Tinh Quân. Theo sách Vân Cấp Thất Thiên của Đạo Gia, Tam Đài chính là sáu ngôi sao nằm phía Nam tòa sao Bắc Đẩu, chia thành ba cặp, giống như bậc tam cấp trước tòa Bắc Đẩu, nên có tên gọi như thế. Theo tín ngưỡng Đạo giáo và Tử Vi, chòm sao này chủ trì quan lộc, tức công danh, tài sản sự nghiệp của mỗi người.

36() Theo Động Thần Quyết của Đạo giáo, trong thân có ba loại trùng là thượng trùng Bành Cứ, trung trùng Bành Chất, và hạ trùng Bành Kiêu. Khi con người chết đi, các loài trùng ký sinh trong thân đều chết, riêng ba loài trùng này sẽ thoát ra, sẽ biến thành thi quỷ. Ba loại trùng này được tăng trưởng bởi thói xấu của con người, như Bành Cứ tương ứng với thói tham ăn tục uống, Bành Chất tương ứng với thói tham lam tài sản, Bành Kiêu tương ứng với tham dục, đắm sắc.

37() Tổ sư Chung Ly chính là Chung Ly Quyền. Ông này vốn là một trong bát tiên, được tôn là Chánh Dương Tổ Sư, hoặc Vân Phòng Tiên Sinh. Ông từng ra mười đề thi cho Lữ Động Tân, độ Lữ Động Tân thành tiên. Do ông thường tự xưng là Thiên Hạ Đô Tản Hán Chung Ly Quyền (天下都散漢鍾離權) với ý nghĩa tự trào phúng “Chung Ly Quyền là gã nhàn tản nhất trong thiên hạ”, người đời sau vô ý, ngắt danh hiệu này thành hai, lại tưởng lầm chữ Hán (được dùng với ý nghĩa “hán tử”) là triều đại Hán, nên mới có thuyết nói ông sống vào đời Hán. Thậm chí, có kẻ nghĩ ông có họ là Hán, nên thường gọi ông là Hán Chung Ly. Ông thường được miêu tả với hình ảnh một ông già râu dài, đầu hói, bụng phệ, mặc áo phạch ngực, hở bụng, tay cầm quạt. Do Vương Trùng Dương (Vương Triết, sáng tổ Toàn Chân Giáo) học đạo từ Lữ Động Tân, nên đạo sĩ Toàn Chân Giáo đã tôn Chung Ly Quyền thành đệ nhất tổ, Lữ Động Tân là đệ nhị tổ.

38() Nguyên văn “cái hằng tánh giáng tự Duy Hoàng”, Duy Hoàng (維皇) là danh xưng xuất phát từ sách Thượng Thư để gọi Thượng Đế, với ý nghĩa: Thượng Đế là vị vua duy nhất tối thượng của muôn vật. “Hằng tánh” (恒性) là tánh không thay đổi, tức chân tánh. Câu cách ngôn này được viết theo quan điểm Đạo Giáo, nên coi chân tánh của mỗi cá nhân đều bắt nguồn từ Thượng Đế.

39() Bạch Khuê: Một loại ngọc đẹp trong trắng, sạch bóng.

40() Sổ quế (桂籍: quế tịch): Vào thời Tấn Vũ Đế, thượng thư bộ Lại là Thôi Hồng đã tiến cử Khích Sân làm tả thừa tướng. Tấn Vũ Đế hỏi Khích Sân nghĩ như thế nào, Khích Sân tâu: “Thần như bẻ cành quế trong cung trăng, như được một viên ngọc từ núi Côn Luân”. Do vậy, sau này có những thành ngữ “nhất chi đan quế” (một cành quế đỏ), “đan quế”, “phan quế” (vin cành quế), “Quảng Hàn chiết quế” (bẻ quế từ cung trăng) v.v… để chỉ sự thăng tiến trong quan trường. Dần dần, mở rộng thành “Quảng Hàn chiết quế” (bẻ quế từ cung trăng) với ý nghĩa đỗ đạt. Từ đó, có mỹ từ “quế tịch” để chỉ danh sách những người thi cử đỗ đạt trong khoa cử khi trước. “Xóa tên sổ quế” có nghĩa là công danh bị giảm trừ hoặc mất sạch, chẳng đỗ đạt.

41() Con cháu ít ỏi, hiếm hoi!

42() Chín kinh (cửu kinh) ở đây chính là chín điều trọng yếu để thực hiện đạo Trung Dung của Nho gia: 1) Tu dưỡng tự thân. 2) Kính trọng người hiền. 3) Yêu thương che chở thân tộc. 4) Kính trọng bậc đại thần. 5) Chăm sóc các quan, đồng sự. 6) Thương yêu dân chúng. 7) Tận lực khuyến khích các nghề nghiệp phát triển. 8) Ưu đãi khách thương từ xa tới. 9) Đối xử hòa thuận hòng giữ yên chư hầu. Xa lánh sắc dục là một hạng mục trong “kinh thứ nhất” (tu dưỡng tự thân).

43() Nguyên văn “huyết khí đa duyên vị định, trí ngu na đắc bất di, hòa giả dã. Tài tiên khả nhị, cưỡng hồ tai, lực mạc năng chi”. Theo cách diễn giải của ông Minh Tịch trong bộ Thọ Khang Bảo Giám Hiện Đại Toàn Dịch, đoạn này phải hiểu như thế này: Kẻ thiếu niên huyết khí chưa định, thân tâm đa dục, bị sắc ma dẫn dụ, dẫu kẻ trí hay người ngu đều khó thoát khỏi ma chưởng, huyết và khí hòa hợp mới sinh ra tinh, đó gọi là “hòa giả dã”. Đã có Tinh thì mới có thể bồi dưỡng cái thân máu huyết, tráng kiện gân cốt cho nên nói là “tài khả tiên nhị”. “Tài” chính là nói đến Tinh. “Nhị” () có nghĩa là gân cốt được tinh bồi đắp mà tráng kiện. Thiếu niên đắm đuối dâm dục nên gọi là “cưỡng”. “Cưỡng hồ tai” tức là thiếu niên do thường hành dâm dục đến nỗi thân thể thân thể bị hao tổn, mà vẫn không biết từ bỏ. Do Tinh bị thiếu hụt, nên thân thể suy yếu, sanh nhiều bệnh tật. Vì thế, “lực mạng năng chi” (sức không chống đỡ được).

44() Do bị hạn cuộc theo cách viết trong nguyên văn, những câu này hơi khó hiểu, chúng tôi mạn phép vẽ rắn thêm chân như sau: Kẻ phóng đãng chòng ghẹo gái chưa chồng, hoặc làm chuyện suồng sã, khiến cho cô dâu mới phải gánh bao nhiêu lời ong tiếng ve châm biếm, nghi ngờ.

45() Long Dương: Long Dương tức là Long Dương Quân (không rõ tên thật là gì), là tước hiệu của một viên quan, do rất đẹp trai nên được Ngụy An Ly Vương (Cơ Ngữ) say đắm, hết sức sủng ái, phong cho một chức quan lớn để sớm tối kề cận, hoan lạc. Theo chương Ngụy Sách trong Chiến Quốc Sách, có lần cùng vua đi câu cá, Long Dương Quân khóc lóc, tỏ ý lo ngại trong tương lai sẽ có người dâng người đẹp hơn để hầu hạ vua, khiến vua sẽ ruồng rẫy ông ta. Ngụy An Ly Vương bèn hạ lệnh: “Kẻ nào dám dâng mỹ nữ, mỹ nam lên vua, sẽ bị tru di cửu tộc”. Sau này, chữ Long Dương thường được dùng dùng để chỉ đồng tính luyến ái nam.

46() Truyện () nói chung là những bản chú giải các tác phẩm kinh điển trong Nho gia. Câu này xuất phát từ sách Quả Tử, không rõ chữ Truyện ở đây chỉ tác phẩm chú thích nào.

47() Ông Minh Tịnh giảng: “Nội ngoại loạn” nghĩa là trong gia tộc làm chuyện loạn luân, đó là nội loạn. Chung chạ bừa bãi với người ngoài, đó là ngoại loạn.

48() Câu này trích từ sách Lễ Ký, thiên Nhân Thể, chúng tôi dịch câu này theo lời dẫn giải của trang từ điển trực tuyến Bách Độ.

49() Khổng Tử đã từng phê bình những khúc dân ca nước Trịnh chứa toàn lời lẽ dâm đãng.

50() Lỗ Tụng là những bài hát ca ngợi đức đẹp hoặc bậc hiền nhân trích từ các khúc hát của nước Lỗ.

51() Xin xem cụ thể những chuyện này trong phần phước thiện và họa dâm án.

52() Theo ông Minh Tịch, đoạn này nên hiểu như sau: Đã phạm tà dâm, báo ứng sẽ xảy đến, chẳng thể trốn tránh nên nói là “chẳng thể trốn tránh”, nhưng nếu khi gặp báo ứng, sám hối, thề chẳng tái phạm thì vẫn có thể giảm nhẹ quả báo nên nói là “vẫn có thể thay đổi”. Người đã sám hối, nghiệp chướng tiêu trừ, xa lìa ác báo, ngủ nghỉ an ổn, chẳng gặp ác mộng.

53() Câu này xuất phát từ thành ngữ “khâm ảnh vô tàm” (chẳng thẹn với bóng áo). Thành ngữ này lại xuất phát từ chương Thận Độc trong bộ Tân Luận: “Cố thân hằng cư thiện, tắc nội vô ưu lự. Ngoại ô úy cụ. Độc lập nhi bất quý ảnh, độc tẩm bất quý khâm” (Vì thế, thân luôn giữ điều thiện, ắt trong là chẳng có lo âu, ngoài chẳng sợ hãi. Đứng một mình chẳng thẹn với cái bóng của chính mình, ngủ một mình chẳng thẹn với mền).

54() Chỉ quan tâm vợ có hiền thục, đức hạnh hay không, chẳng bận tâm vợ có nhan sắc hay không.

55() Đây là nói đến bài Đào Yêu trong thiên Quốc Phong của kinh Thi: “Đào chi yêu yêu, chước chước kỳ hoa, chi tử vu quy, nghi kỳ thất gia” (Cây đào non mởn, chi chít những hoa, nàng về nhà chồng, êm ấm thuận hòa). Cổ văn thường dùng chữ Đào Yêu để chỉ hạnh phúc gia đình đầm ấm.

56() Ông Minh Tịch giảng: Đừng ham tưởng thiếu nữ xinh tươi đẹp đẽ, hoặc thiếu niên dung mạo sáng sủa, khôi ngô, đến nỗi do tham đắm sắc đẹp đến nỗi trong giấc ngủ vẫn mơ mộng, trước tác hoặc diễn tấu những ca từ dâm đãng để rồi chết đi bị đọa vào địa ngục Bạt Thiệt.

57() Ý nói đến chuyện ông Lục Công Dung cự tuyệt kẻ dâm bôn dùng thơ quyến rũ, chòng ghẹo (xin xem câu chuyện này trong phần Phước Thiện).

58() Luôn dè dặt như vào khe sâu đầy sương phủ, hoặc đi trên mặt sông đóng băng.

59() Việt Trung chính là Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang hiện thời.

60() Tuyên Đức là niên hiệu của Minh Tuyên Tông (Châu Chiêm Cơ) từ năm 1425 đến năm 1435.

61() Học Chánh (學正) là chức quan quản nhiệm quy củ, khảo thí trong trường Quốc Tử Giám.

62() Điển sứ (典史) là chức quan thuộc cấp huyện, châu, thấp hơn Tri Huyện một bậc, có trách nhiệm bắt phạm nhân, điều tra các vụ án, canh tù, lưu giữ hồ sơ vụ án.

63() Thái Tử Thiếu Sư chính là thầy dạy học cho Thái Tử. Thái Tử thường có ba vị quan kèm cặp, gọi là Thái Tử Thái Sư, Thái Tử Thái Phó và Thái Tử Thái Bảo. Lại đặt ra ba chức quan phụ tá gọi là Đông Cung Tam Thiếu, tức Thái Tử Thiếu Sư, Thái Tử Thiếu Phó và Thái Tử Thiếu Bảo.

64() Chánh Thống là niên hiệu từ năm 1436 đến năm 1449 của Minh Anh Tông (Châu Kỳ Trấn). Ở đây, có lẽ năm Âm Lịch đã bị chép lầm, vì không có năm nào là năm Ất Mão (乙卯) trong niên hiệu Chánh Thống. Có lẽ là năm Đinh Mão (丁卯, 1447), tức năm Chánh Thống thứ mười hai.

65() Thái Thủ (太守, ta thường đọc thành Thái Thú), còn gọi là Quận Thủ là người đứng đầu một quận. Chức vụ này đã có từ thời Chiến Quốc, vì các nước chư hầu đều chia thành nhiều quận, viên quan đứng đầu một quận sẽ gọi là Quận Thủ. Đến khi nhà Tần xóa bỏ chế độ chư hầu, chia toàn thể Trung Hoa thành ba mươi sáu quận thì Quận Thủ có oai quyền rất lớn. Mãi đến đời Tây Hán mới đổi Quận Thủ thành Thái Thủ. Sau khi nhà Đông Hán thiết lập chức châu mục thì Thái Thủ mới thấp hơn Châu Mục hoặc Thứ Sử một cấp. Từ đời Tùy trở đi, chức quan Thái Thủ bị phế trừ. Từ đời Tống trở đi, Tri Phủ hoặc Tri Châu thường được gọi thông tục là Thái Thủ.

66() Thiên Thuận là niên hiệu của Minh Anh Tông (Châu Kỳ Trấn) từ năm 1457 đến năm 1464 sau khi giành lại ngôi vua từ tay em trai là Minh Cảnh Đế (Châu Kỳ Ngọc)

67() Tham Chánh (參政) là một chức quan khá cao cấp trong nền hành pháp thuở trước. Cùng với Đồng Bình Chương Sự (同評章事, Tể Tướng) và Xu Mật Sứ (樞密使) gọi chung là Chấp Chánh. Các vị như Phạm Trọng Yêm, Vương An Thạch… đã đều từng đảm nhiệm chức vụ này.

68() Chư sanh (諸生) là danh hiệu gọi chung những thư sinh đã được vào học trường công. Nói chi tiết, những người đã đỗ Tú Tài (còn gọi là Cống Sanh), đã đủ tư cách dự vào tầng lớp sĩ đại phu, được vào học các trường quốc lập tại châu, huyện, phủ thì gọi chung là Tường Sanh. Nói cụ thể, người đã đậu kỳ thi Hương với điểm ưu có thể được chọn vào học trường Quốc Tử Giám thì gọi là Cống Sanh. Học trò xuất thân là con quan, do thành tích ưu tú được vào học Quốc Tử Giám thì gọi là Giám Sanh. Học trò trường phủ huyện, được cấp gạo hàng tháng thì gọi là Tăng Sanh. Những người được lấy thêm ngoài con số quy định của Tăng Sanh thì gọi là Phụ Sanh. Những người học giỏi, hoàn cảnh khó khăn, chưa đỗ đạt, sẽ được châu huyện trợ cấp, nhưng mỗi năm phải thi cử để xét xem có đủ tư cách giữ địa vị ấy hay không, được cấp gạo hàng tháng thì gọi là Lẫm Sanh (hay Lẫm Thiện Sanh).

69() Thành Hóa là niên hiệu của Minh Hiến Tông (Châu Kiến Thâm) từ năm 1464 cho đến năm 1487. Ất Mùi là năm Thành Hóa thứ mười một.

70() Thị Lang (侍郎) là chức quan đã có từ đời Hán, là thuộc hạ của Thượng Thư. Đời Đông Hán quy định, năm đầu nhậm chức sẽ gọi là Lang Trung, năm thứ hai gọi là Thượng Thư Lang, năm thứ ba trở đi mới gọi là Thị Lang. Từ đời Tùy trở đi, quyền hành của Thượng Thư Đài lớn dần, quyền lực và trách nhiệm của Thị Lang cũng tăng theo. Đời Thanh, đối với mỗi bộ lại còn lập ra Hữu Thị Lang và Tả Thị Lang. Như vậy, Thị Lang tương đương với chức Thứ Trưởng hiện thời.

71() Kể từ đời Minh, người đỗ đầu trong kỳ thi Hương gọi là Giải Nguyên.

72() Đời Minh, nhằm phân tán quyền lực quan lại đứng đầu các tỉnh (tức quan Tuần Phủ), triều đình đã lập ra ba chức quan khác biệt dưới Tuần Phủ, gồm Đô Chỉ Huy Sứ (gọi tắt là Chỉ Huy Sứ, trông nom việc quân sự), Bố Chánh Sứ (coi hành việc hành chánh và tài chánh), và Án Sát Sứ (coi việc kiện tụng, tư pháp).

73() Lý Tự Thành (1606-1645) vốn có tên là Hồng Cơ, người huyện Mễ Chỉ tỉnh Thiểm Tây, giỏi võ nghệ, xuất thân là phu dịch trạm chuyên chạy công văn cho triều đình. Do làm ăn tắc trách, Tự Thành bị đuổi việc, lại mắc nợ khắp nơi. Từng bị thưa kiện, phải đeo gông cùm, may được bạn bè chạy chọt mới thoát. Cuối năm đó, ông ta giết chủ nợ. Khi biết vợ ngoại tình, ông giết luôn vợ, trốn đi đăng lính, làm đến chức Bả Tổng dưới trướng Tổng Binh Cam Châu là Dương Khải Cơ. Do thất thoát quân lương, để trốn tội, Lý Tự Thành bèn giết cấp trên là tham tướng Vương Quốc và huyện lệnh, dựng cờ khởi loạn. Do nhà Minh đã suy yếu, đồng thời bị quân Hậu Kim tấn công liên tiếp càng suy yếu hơn, Lý Tự Thành thừa thế xưng vương, chiếm được kinh thành, lật đổ nhà Minh, xưng đế, lấy hiệu là Đại Thuận. Về sau, Ngô Tam Quế liên minh cùng quân Thanh đánh bại Lý Tự Thành, quân Thanh chiếm trọn Trung Hoa. Lý Tự Thành chạy trốn, đến chùa Giáp Sơn ở huyện Thạch Môn, tỉnh Hồ Nam bèn xuống tóc đi tu, xưng hiệu là hòa thượng Phụng Thiên Ngọc. Có thuyết khác nói ông ta bị giết tại núi Cửu Cung, nhưng thuyết thứ nhất khả tín hơn vì được chép trong nhiều sách huyện chí của tỉnh Hồ Nam.

74() Đại Tông Bá (大宗伯) chính là một chức quan coi về lễ nghi thuộc Lục Khanh vào đời Tây Châu. Do vậy, sau này, người ta quen gọi Lễ Bộ Thượng Thư là Đại Tông Bá.

75() Ấp Duyện (邑掾): Duyện () có nghĩa là “giúp đỡ”. Do vậy, chức phó quan thường gọi là Duyện. Ấp Duyện là quan phó ấp. Chữ Ấp không có nghĩa hẹp như xóm ấp trong tiếng Việt. Thời Chiến Quốc, lãnh thổ một nước chư hầu gọi là Ấp (từ đó diễn thành ý nghĩa “đất phong của các quan to cũng được gọi là Ấp hay Thái Ấp”). Về sau, chữ Ấp chỉ kinh đô của một nước, dần dần biến chuyển thành ý nghĩa đô thành lớn, một thị trấn đông dân cư. Ấp ở đây phải hiểu theo nghĩa “huyện”, vì quan huyện thường được gọi là Ấp Úy hoặc Ấp Tể.

76() Quan lương (官糧) ở đây là lương thực chu cấp cho một cơ quan hành chánh như huyện, phủ vào thời đấy. Chồng cô ta đảm trách chuyển vận lương thực hay coi kho mà để thất thoát nên mới bị tội.

77() Minh Kinh là một khoa thi được đặt ra từ đời Hán dưới thời Hán Vũ Đế, đến đời Tống Thần Tông thì bị phế trừ. Do khoa thi này chú trọng khảo hạch mức độ tinh thông nghĩa lý của kinh điển Nho gia nhất là Tứ Thư và Ngũ Kinh, nên gọi là Minh Kinh. Tuy vậy, Minh Kinh yêu cầu không cao lắm, có nhiều cấp bậc, tối thiểu là thông thạo một bộ đại kinh (chẳng hạn như Lễ Ký, Xuân Thu Tả Truyện), một bộ trung kinh (như Châu Lễ, Lễ Nghi) và một bộ tiểu kinh như Xuân Thu Cốc Dương Truyện là được rồi. Do đó mới có thành ngữ:

Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương