MỤc lục thọ khang bảo giáM



tải về 1.1 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu22.10.2017
Kích1.1 Mb.
#33835
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
“Tam thập lão Minh Kinh, ngũ thập thiếu Tiến Sĩ” (ba mươi tuổi mà đậu Minh Kinh là đã quá già, năm mươi tuổi mới đỗ Tiến Sĩ vẫn còn trẻ lắm). Từ đời nhà Minh trở đi, những người đã đỗ Cống Sanh (Tú Tài) đều gọi chung là đậu Minh Kinh. Thậm chí, do đỗ đạt làm quan đều gọi là “đã đậu Minh Kinh”.

78() Phương Bá là cách gọi thông tục chức Thừa Tuyên Bố Chánh Sứ Ty Bố Chánh Sứ, còn gọi là Phiên Đài hoặc Phiên Ty. Như tên gọi đã chỉ ra, chức vụ này chính là vị Bố Chánh Sứ đứng đầu cơ quan Thừa Tuyên Bố Chánh Sứ Ty. Một Thừa Tuyên Bố Chánh Sứ Ty cai quản một khu vực rất lớn, tương đương với một tỉnh hiện thời. Đến đời Thanh, chức vụ Bố Chánh Sứ chỉ là phụ tá của Tuần Phủ, đặc trách sự vụ hành chánh.

79() Do số lượng quyển thi nhiều, nên phải chia thành nhiều phòng để chấm thi. Mỗi phòng do một vị khảo quan (thường là một vị khoa bảng văn tài lỗi lạc) đứng đầu, dưới vị ấy có các vị quan cấp thấp hơn phụ tá.

80() Châu lại: Tiếng gọi chung người giúp việc hoặc thuộc cấp của quan đứng đầu một châu (tức tri phủ hoặc tri châu).

81() Đề Khống (提控) có hai nghĩa: Một là chức quan trông coi về binh quyền; hai là tiếng tôn xưng các nha lại làm việc dưới quyền tri phủ hoặc tri huyện, vì Đề Khống có nghĩa gốc là khống chế hoặc chưởng quản. Chữ Đề Khống ở đây hiểu theo nghĩa thứ hai.

82() Chủ Sự là cấp quan văn thuộc hàm Chánh Lục Phẩm, trực thuộc các ty thuộc Lục Bộ, Lý Phiên Viện, Thái Bộc Tự, và Tông Nhân Phủ. Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý văn kiện cũng như ghi chép các sự kiện. Theo quy chế đời Minh, trong Lại Bộ gồm nhiều ty, đứng đầu mỗi ty là Lang Trung, viên phó quan sẽ gọi là Viên Ngoại Lang, kế đó là Chủ Sự.

83() Nguyên văn “tiệp nam cung” (nhận được tin mừng từ nam cung). Theo quy chế đời Hán, Thượng Thư Sảnh được coi là nằm ở phía Nam của cung vua, cho nên Thượng Thư Sảnh thường gọi là Nam Cung. Từ đời Tống trở đi, do Lễ Bộ thuộc quyền quản trị Thượng Thư Sảnh, nên Lễ Bộ cũng gọi là Nam Cung. Vì các kỳ thi Hội đều do Lễ Bộ tổ chức nên hễ thi đậu trong kỳ thi Hội, đều gọi là “tiệp Nam Cung”.

84() Giải Nguyên (解元): Người đỗ đầu khoa thi Hương.

85() Thời Chiến Quốc, nước Triệu sở hữu viên ngọc Biện Hòa, vua Tần đem mười thành đòi đổi, nhưng vua Triệu từ khước. Về sau, Triệu bị Tần áp bức quá mức phải hiến ngọc. Thành ngữ “hoàn bích quy Triệu” được sử dụng với ý nghĩa “sẽ trở lại tốt đẹp như ban đầu”.

86() Quỳnh Nhai là một vịnh biển tại đảo Hải Nam.

87() Nguyên văn “Châu công bổn phòng”. Theo lệ thi cử xưa, nhất là trong các kỳ thi Hương và thi Hội, do số thí sinh đông đảo, các giám khảo (thường gọi là “khảo quan”) phải chia thành nhiều phòng để chấm các quyển văn (bài thi thường gọi là đối sách hoặc văn sách được viết vào một quyển giấy trắng). Phòng chấm thi của một vị quan sẽ gọi là “bổn phòng”. Mỗi vị khảo quan lại có những viên quan chức vụ nhỏ hơn phụ tá. Do ông Ngô Lý Thanh phụ tá ông Châu Duy Cao, nên gọi là “Châu công bổn phòng”.

88() Chánh Đức là niên hiệu của Minh Vũ Tông (Châu Hậu Chiếu), vua thứ mười một nhà Minh.

89() Triệu Huyền Đàn (趙玄壇) là một vị thần của Đạo giáo. Theo truyền thuyết, ông ta tên là Triệu Lương, tự là Công Minh, là một trong bốn vị đại hộ pháp nguyên soái của Đạo giáo, nên còn gọi là Huyền Đàn Nguyên Soái (Huyền Đàn có nghĩa là trai đàn, mang ý nghĩa hộ pháp). Ông còn được coi là Vũ Tài Thần vì thống lãnh các thuộc hạ là Chiêu Bảo Thiên Tôn, Nạp Trân Thiên Tôn, Chiêu Tài Sứ Giả, và Lợi Thị Thiên Quan, được gọi chung là Ngũ Lộ Tài Thần. Theo truyền thuyết, ông là người sống trong núi Chung Nam, đã ở ẩn trong núi từ đời Tần. Khi Trương Đạo Lăng (sáng tổ Thiên Sư Giáo) tu hành tại Hạc Minh Sơn, đã được Triệu Huyền Đàn thâu làm đồ đệ, truyền thuật luyện đan, và các loại bùa phép khác. Về sau, Trương Đạo Lăng truyền đạo, lập ra Đạo giáo (thường gọi là Chánh Nhất Đạo, hoặc Thiên Sư Giáo, là một trong những phái Đạo giáo đầu tiên). Triệu Huyền Đàn thường được mô tả dưới diện mạo mặt đen, râu dài, tay cầm roi sắt, cưỡi hắc hổ.

90() Theo lề lối thi cử thuở ấy, thí sinh phải nộp những quyển giấy trắng đã đóng bìa theo đúng quy định, trang đầu viết tên tuổi, quê quán v.v… Nhân viên trường thi thu lấy, kiểm xem có đúng quy định hay không, sau đó sẽ đóng dấu vào chỗ giáp trang. Đến hôm thi, sẽ phát ra, trả lại cho thí sinh viết bài thi vào đó. Trước khi nộp quyển thi, thí sinh phải kiểm lại, ghi rõ những chữ nào đã sửa vì bị viết sai, thiếu nét, bao nhiêu chữ vì phạm húy mà viết bớt nét v.v… để khi giám khảo chấm bài sẽ trình lên chủ khảo, chứng minh bài thi ấy do chính thí sinh viết, không có chuyện tráo bài hay ngụy tạo, cũng như đảm bảo không có chuyện giám khảo vì cảm tình riêng mà sửa chữ trong bài văn. Quyển thi phải lành lặn, không được rách bìa, sứt trang, không được thiếu trang v.v…

91() Thuở trước, bút lông dùng xong thường nhúng nước cho sạch hết mực, rồi treo lên giá bút cho ráo nước.

92() Chỉ Sơn là một quả núi thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam.

93() Do khi xưa phụ nữ Trung Hoa bó chân, nếu tháo vải bó chân ra, chân sẽ bị thốn đau không đi lại được. Trước khi ngủ, phải thay vải bó mới, rửa chân, ngâm hương liệu cho khỏi hôi thối, bọc lại, dùng một loại hài mềm riêng để dùng khi cần đi lại trong nhà, khác với loại hài cứng, thêu thùa công phu dùng để đi ra ngoài. Để giữ cho thân thể thơm tho, nữ nhân cũng hay đeo những chiếc túi bằng lụa gấm, thêu thùa cầu kỳ, đựng hương liệu. Ngay cả nam giới thuộc các dòng họ quyền quý cũng hay đeo túi thơm ngang thắt lưng. Khi một cô gái có tình ý với ai thường đích thân thêu túi thơm tặng cho người ấy.

94() Hội Chân Ký còn gọi là Thôi Oanh Oanh Truyện, mô tả mối tình giữa Trương Quân Thụy và Thôi Oanh Oanh. Theo bộ truyện đó, Thôi Oanh Oanh do theo mẹ đưa quan tài của cha về quê, đã ở nhờ dãy sương phòng phía Tây chùa Phổ Cứu, đã gian díu với Trương Quân Thụy, ăn nằm với nhau trước khi cưới hỏi v.v… Đến đời Nguyên, Vương Thực Phủ biên soạn thành tuồng hát có tên là Tây Sương Ký.

95() Do những buổi thi kéo dài từ sáng đến tối, thí sinh phải dựng lều trong khu vực trường thi, đến tối được cấp đèn đuốc để tiếp tục viết bài cho đến khi nghe trống chấm dứt buổi thi và quyển thi được thu hồi.

96() Nhạc Phủ (樂府) là một loại thơ, thuộc vào trong ba hình thức thơ cổ điển của Trung Hoa (tức Cổ Thi, Cận Thể Thi, và Nhạc Phủ). Nhạc Phủ vốn là loại thơ có thể phổ nhạc để ca hát. Vì thế, sau này bất cứ loại thi ca nào có thể phổ nhạc đều có thể gọi là Nhạc Phủ. Nhạc Phủ là danh xưng từ đời Tần để chỉ cơ quan quản lý âm nhạc của triều đình. Các triều đại sau gọi cơ quan ấy là Nhạc Phủ Lệnh hoặc Nhạc Phủ Thự. Điểm đặc sắc của lối Nhạc Phủ là chịu ảnh hưởng các bài thơ trong kinh Thi, chú trọng mô tả hiện thực, có âm điệu du dương, văn tự uyển chuyển, chú trọng miêu tả khắc họa và tự sự, dần dần diễn biến thành nhiều loại như ca, hành, ngâm, khúc, nhạc, lộng, tháo, dẫn v.v… Những tác phẩm nổi tiếng như Lệ Nhân Hành, Binh Xa Hành của Đỗ Phủ, Trường Hận Ca, Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị được coi là tiêu biểu cho lối tân nhạc phủ.

97() Tư văn (斯文) là từ ngữ dùng để chỉ người có học thức, có sự hàm dưỡng, lễ độ, biết tôn trọng người khác. Hiểu theo nghĩa hẹp, từ ngữ này được dùng để chỉ giới nho sĩ.

98() Lưỡng Chiết gọi đủ là Lưỡng Chiết Lộ, là một đơn vị hành chánh từ thời Bắc Tống, dựa theo danh xưng Chiết Đông Lộ và Chiết Tây Lộ thời Đường. “Lộ” () là một khu vực hành chánh tương đương với tỉnh hiện thời. Lưỡng Chiết bao gồm tỉnh Chiết Giang hiện tại.

99() Trong kết quả thi Đình, ba người đỗ đầu được gọi là Đệ Nhất Giáp Tiến Sĩ, gồm Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa, những người đỗ kế đó được chia thành hai loại là Đệ Nhị Giáp và Đệ Tam Giáp. Ông Hạng đỗ thứ năm trong Nhị Giáp, tức là sau ba người trong Đệ Nhất Giáp và bốn người trong Đệ Nhị Giáp, cho nên đúng là đậu thứ tám.

100() Đan Quế Tịch chính là tên gọi chung những sách chú giải bài Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn. Bài Âm Chất Văn rất ngắn, nhưng sách chú giải đặc biệt phong phú, do [bài văn ấy] có tác dụng khuyến thiện rất mạnh, nên rất được Phật môn Trung Hoa coi trọng. Sách chú giải nổi tiếng nhất là Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn Quảng Nghĩa. Sách này đã được ông Châu An Sĩ (Châu Mộng Nhan) rút gọn, tạo thành quyển thứ nhất trong bộ An Sĩ Toàn Thư. Mức độ nổi tiếng của thiện thư này chẳng kém Thái Thượng Cảm Ứng Thiên.

101() Lý Bá Thời là một họa gia nổi tiếng về tài vẽ ngựa thời ấy. Ông say mê ngựa đến nỗi vẽ đi, vẽ lại không chán. Lúc nào rảnh rỗi đều ngắm nghía ngựa để tìm ra cách vẽ ấn tượng nhất. Thiền sư Viên Thông Pháp Tú chùa Pháp Vân đã khuyên can: “Ông luôn nghĩ đến ngựa, chỉ sợ thân sau sẽ đọa lạc trong bụng ngựa”.

102() Tống Đoan Tông (Triệu Thị) là vị vua thứ tám và là áp chót của nhà Nam Tống. Ông là con của Tống Độ Tông (Triệu Mạnh Khải). Ông được tôn lên làm vua tại Phước Châu khi kinh thành Lâm An lọt vào tay quân Nguyên, vua Tống Cung Tông bị bắt, hoàng thân quốc thích bị cầm tù gần hết. Quân Nguyên lần lượt nuốt dần giang sơn nhà Tống. Năm 1278, quân Nguyên tấn công Tuyền Châu, Chương Châu, thẳng đường tấn công Triều Châu, đánh chiếm Quảng Châu. Tướng nhà Tống là Trương Thế Kiệt phải phò vua sang tỵ nạn tại Tú Sơn, rồi lùi về Tỉnh Áo. Khi tới Tỉnh Áo, sóng lớn khiến thuyền bị lật, Tống Đoan Tông rớt xuống nước, bị bệnh nặng. Ngày Tám tháng Năm năm 1278, ông qua đời ở Cương Châu, mới tròn mười một tuổi. Triều thần tôn Vệ Vương Bính lên ngôi vua, năm sau, thế cùng lực kiệt, trong trận Nhai Sơn, quân Tống đại bại, bị tiêu vong gần hết. Lục Tú Phu bèn cõng Đế Bính nhảy xuống biển tự vẫn. Nhà Tống bị diệt vong!

103() Lâm Hải là một thị xã thuộc về Thai Châu, tỉnh Chiết Giang.

104() Theo cách tổ chức của quân Mông Cổ thuở ấy, cứ mười người lính có một người cầm đầu, gọi là thập phu trưởng. Một trăm người có một người cầm đầu gọi là bách phu trưởng, một ngàn người có người cầm đầu gọi là thiên phu trưởng.

105() Bài thơ này mang ý nghĩa hủy nhục, khinh bạc rất lớn, chê trách Vương Thị đã chịu để cho viên tướng Mông Cổ kèm cặp trên ngựa dẫn đi cả trăm dặm, đến cuối cùng mới viết huyết thư liều thân, sao không tiếp tục sống để hưởng lạc thú giống như Lưu Nguyễn vào chốn thiên thai. Dẫu có liều thân thì thân đã nhơ uế, đâu có trong sạch như nước dòng Hán Thủy ở Ba Lăng (Ba Lăng là tên gọi cũ của Nhạc Dương).

106() Chim cuốc còn gọi là Đỗ Quyên hoặc Tử Quy hoặc Thôi Quy, là một loài chim nhỏ, thân đen pha xám, đuôi có vằn trắng, thường hay kêu ra rả vào tháng Sáu, tháng Bảy. Tiếng kêu nghe buồn nẫu ruột. Theo Thục Vương Bản Kỷ, sau khi Vọng Đế bị ép buộc, phải nhường ngôi, đã hóa thành chim Đỗ Quyên, do nhớ nước cứ kêu não nuột. Người ta tin là chim cuốc sẽ kêu cho đến khi nứt họng trào hết máu mà chết, cho nên mới có thành ngữ “tử quy đề huyết” (chim cuốc kêu khóc cho đến khi cạn máu).

107() Văn Võ Nhị Đế chính là Văn Đế (tức Văn Xương Đế Quân) và Võ Đế (Quan Công).

108() Tùy theo phát thệ trước tượng Phật, Bồ Tát, thần minh nào mà xưng danh vị ấy.

109() Nguyên văn “trực chí khải thủ khải túc chi hậu” (mãi chi đến sau khi có thể mở tay, mở chân ra coi). Thành ngữ này phát xuất từ chương Thái Bá trong sách Luận Ngữ: “Tăng tử hữu tật, triệu môn đệ viết: Khải dư túc, khải dư thủ” (Tăng Sâm mắc bệnh, gọi các đệ tử bảo: “Mở áo coi chân ta, mở áo coi tay ta”). Theo các bản chú giải, Tăng Tử luôn rất cẩn trọng giữ gìn thân thể, không dám tổn thương nhằm giữ trọn đạo hiếu. Khi sắp mất, ông bảo học trò coi tay và chân mình để chứng tỏ tay chân không bị tổn thương, không tổn hại đến cái thân do cha mẹ đã ban cho. Từ đó, chữ “khải thủ khải túc” được dùng với ý nghĩa “chết tốt lành”.

110() Nguyệt Sóc (月朔): ngày mồng Một đầu tháng.

111() “Đẩu giáng” (斗降) là thuật ngữ của Đạo giáo, chỉ Bắc Đẩu Tinh Quân giáng trần, tra xét thiện ác.

112() Ngũ Hư là năm thứ bệnh trạng nơi thân thể, tức là mạch nhảy yếu ớt, da lạnh, tiêu chảy và tiểu nhiều, ăn uống không tiêu, chân khí chẳng đủ.

113() Lục Hao (六耗) là ngày có thể bị cảm nhiễm bởi sáu thứ bệnh do các yếu tố âm, dương, sáng, tối, gió, mưa theo Đông Y.

114() Đây là một ngày trai giới theo Đạo giáo. Theo họ, vào ngày mồng Sáu mỗi tháng, Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn sẽ giáng tra xét thiện ác, nên tín chúng phải trai giới trong ngày ấy, gọi tắt là Lôi Trai Nhật (雷齋日).

115() Ngày Hội ở đây bắt nguồn từ thời Trương Lăng lập ra Ngũ Đấu Mễ Đạo, “hội nhật” là ngày Trương Lăng truyền đạo, trao chứng thư công nhận một người là tín đồ nhập đạo. Do vậy, về sau, Đạo Giáo quy định mỗi năm có ba ngày hội là Thượng Hội, Trung Hội và Hạ Hội. Trong ngày hôm ấy, các đạo quán sẽ cúng tế, đọc kinh, cũng như cử hành lễ truyền đạo, hoặc phong cấp cho các đạo sĩ.

116() Có nhiều cách giải thích về ngày này. Phổ biến nhất là truyền thuyết cho rằng Dương công ở đây là Dương Kế Nghiệp, người lãnh đạo dòng họ Dương Gia Tướng lừng danh thời Bắc Tống. Trong trận chiến tại bãi Kim Sa (thuộc vùng núi Lưỡng Lang), Dương Kế Nghiệp cho rằng tên gọi này có nghĩa là hai con sói, trong khi họ Dương () của ông trùng âm với chữ Dương (, con dê), rất bất lợi, dặn con em phải đề phòng cẩn thận. Kết quả, trong trận chiến ấy, Dương Gia Tướng bị mai phục thất lợi. Con trai cả, con trai thứ hai, và con trai thứ bảy của Dương Kế Nghiệp đều bỏ mạng, con trai thứ tư lưu lạc sang phiên bang, con trai thứ năm bỏ đi tu. Dân gian lấy ngày Mười Ba tháng Giêng để làm lễ kỷ niệm sự hy sinh của cha con họ Dương, dần dần hình thành ngày kiêng kỵ.

117() Tam Nguyên là Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên. Đạo giáo tin rằng trong một năm có ba ngày Rằm lớn (tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười), tương ứng với ngày chủ trì của ba vị đại đế chủ quản là Thiên Quan, Địa Quan và Thủy Quan. Những ngày các Ngài giáng xuống trần gian tra xét thiện ác sẽ gọi là Tam Nguyên Giáng.

118() Tức là lễ Thượng Nguyên, thường gọi là Rằm Tháng Giêng.

119() Trường Xuân Chân Nhân chính là Khưu Xứ Cơ (1148-1227), đệ tử thứ hai của Vương Trùng Dương (tức Vương Triết, sáng tổ của Toàn Chân giáo) trong nhóm Toàn Chân Thất Tử, và là tổ sư của chi phái Long Môn trong Toàn Chân giáo. Ông rất được các vua nhà Kim kính trọng, cũng như từng được Thành Cát Tư Hãn mời sang Mông Cổ để hỏi đạo. Ông có ghi lại cuộc hành trình ấy bằng tác phẩm mang tên Tây Du Ký (ghi chép về những nơi ông đã đi qua, đặc biệt là những địa danh nổi tiếng của Mông Cổ như hồ Buyur, UlanBator, Arkhangai v.v..). Tên gọi này đã khiến nhiều người hiểu lầm ông là tác giả của bộ tiểu thuyết Tây Du Ký kể chuyện Tề Thiên (bộ tiểu thuyết Tây Du Ký do Ngô Thừa Ân viết vào đời Minh).

120() Ngày Nguyệt Hối (月晦) là ngày trăng mờ, tức là do vị trí của địa cầu và mặt trăng, trong những ngày ấy, hầu như không thể thấy mặt trăng được. Hiểu thông thường, ngày Ba Mươi mỗi tháng sẽ gọi là Đại Nguyệt Hối vì hoàn toàn không có trăng.

121() Đây là một tập tục cổ của người Hoa. Ngày Thiên Địa Thương Khai (天地倉開, kho trời đất mở) còn gọi là Điền Thương (chứa đầy kho). Vào ngày hôm ấy, nông dân tụ tập nơi công cộng trong thôn xóm trước khi mặt trời mọc, dùng tro cỏ cây vẽ mấy vòng tròn to, chính giữa vòng lần lượt bỏ các thứ thóc lúa, lương thực, làm ra vẻ như vừa mới gặt hái về, rồi đốt pháo, reo hò, với ý nghĩa cầu mùa màng bội thu. Đặc biệt là trong tháng Giêng, ngày này còn là ngày chính thức trở lại công tác đồng áng.

122() Tư Mạng là gọi tắt của Tư Mạng Táo Quân.

123() Vị này chính là vị Diêm Vương cai quản điện thứ ba, cai quản Hắc Thằng đại địa ngục và mười sáu địa ngục nhỏ như địa ngục Xuyên Hiếp (đâm lủng hông), địa ngục Quát Chỉ (nạo mỡ) v.v…

124() Trương Đại Đế là một vị thần dân gian được thiền gia Trung Hoa thờ như thần bảo hộ đất đai và nhà chùa. Ông húy là Trương Bột, tự Bá Cơ, quê ở Long Dương, Vũ Lăng, sanh vào đời Tây Hán. Theo truyền thuyết, ông từng vận dụng quân lính cõi âm để đào đường sông tại làng Thuận Lãnh, huyện Trường An, thuộc quận Ngô Hưng. Sau đó ẩn cư tại Hoành Sơn. Dân cư nhớ ơn lập miếu thờ sau khi ông mất. Ông được sắc phong tước vương vào đời Tống. Tống Độ Tông đã truy tặng tước hiệu Chánh Hựu Thánh Liệt Chiêu Đức Xương Phước Chân Quân.

125() Nguyệt Vọng là ngày Rằm.

126() Đây là một vị trong các thuộc hạ của Đông Nhạc Đại Đế, thường gọi là Ngũ Đạo Tướng Quân, chưởng quản sanh tử. Đỗ Tướng Quân chính là Đỗ Bình.

127() Đây là một vị thần trong Đạo giáo, vốn có tên là Huyền Vũ Đại Đế, chưởng quản phương Bắc, hàng yêu, phục ma, được tôn xưng là vị thần bảo hộ đất nước, cũng như là một vị chiến thần bảo hộ vương triều, nên thường được lập điện thờ ở phía Bắc kinh đô. Do phương Bắc thuộc Thủy (trong ngũ hành, Thủy được coi là màu đen), nên ông còn được gọi là Hắc Đế. Phương Bắc còn được gọi là Huyền Vũ theo kinh Dịch, nên ông còn có các danh xưng là Bắc Đế, Chân Vũ (vì nhà Tống kiêng húy chữ Huyền), Bắc Cực Đãng Ma Thiên Tôn v.v…

128() Hạo Thiên Thượng Đế là danh xưng khác của Ngọc Hoàng Đại Đế.

129() Hậu Thổ Nương Nương chính là nữ thần chưởng quản đất đai trong Đạo giáo, còn gọi là Địa Mẫu nương nương, Địa Mẫu Nguyên Quân, Hậu Thổ Phu Nhân, Cửu U Tố Nữ v.v…

130() Tam Mao Chân Quân theo truyền thuyết là ba anh em ở Hàm Dương, tức Mao Doanh, Mao Cố, Mao Trung đắc đạo vào đời Hán, ẩn cư tại Mao Sơn ở Vân Nam. Họ được coi là tổ sư của phái Mao Sơn trong Đạo giáo.

131() Tử Tôn Nương Nương là vị thần được coi là có thể ban con cháu cho người thờ phụng. Tùy theo từng vùng tại Trung Hoa mà có đến hai mươi vị nữ thần được coi là Tử Tôn Nương Nương như Bảo Đậu Phu Nhân, Kim Hoa Phu Nhân v.v…

132() Theo truyền thuyết, Thương Hiệt (蒼頡) là người đã chế ra chữ Hán.

133() Thuần Dương tổ sư chính là Lữ Động Tân (Lữ Nham), thầy dạy đạo của Vương Trùng Dương (sáng tổ Toàn Chân giáo).

134() Chung Ly tổ sư, tức là Chung Ly Quyền, tức một vị trong Bát Tiên. Lữ Động Tân học đạo từ vị này.

135() Tử Vi Đại Đế có tên gọi đầy đủ là Trung Thiên Tử Vi Bắc Cực Thái Hoàng Đại Đế, là con trai thứ của Đẩu Mẫu Nguyên Quân, chưởng quản các tinh tú, phước họa của hoàng gia. Vị này được coi là một trong Tứ Ngự Tôn Thần của Đạo giáo (Hạo Thiên Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, Trung Thiên Tử Vi Bắc Cực, Câu Trần Thượng Cung Thiên Hoàng Đại Đế, Thừa Thiên Hiệu Pháp Hậu Thổ Địa Kỳ. Vị sau cùng chính là Địa Mẫu). Tông Thiên Thai và Thiền Tông Trung Hoa cũng xếp vị này vào trong hai mươi bốn vị hộ pháp của Phật môn.

136() Đây là một vị nữ thần trong Đạo giáo chuyên trị bệnh về mắt, được coi là hóa thân của Bảo Sanh Chân Nhân Hoằng Đức Bích Hà Nguyên Quân (gọi tắt là Thái Sơn Nương Nương, tức nữ thần núi Đông Nhạc). Nhãn Quang Thánh Mẫu còn gọi là Nhãn Mục Nguyên Quân, Nhãn Vương Nãi Nãi, Nhãn Quang Thánh Mẫu Huệ Chiếu Minh Mục Nguyên Quân v.v…

137() Còn gọi là Nam Cực Tiên Ông, Nam Cực Lão Nhân, Thọ Tinh, hoặc Thọ Lão Nhân, là một vị thần chủ trì sự trường thọ. Vị này chính là ông Thọ trong bộ Tam Đa Phước Lộc Thọ.

138() Địa Lạp chính là ngày lễ Đoan Ngọ, tức lễ Mồng Năm tháng Năm.

139() Ngày Cửu Độc: Dựa theo truyền thuyết dân gian, tháng Năm được coi là tháng độc hại. Trong tháng ấy, sẽ có chín ngày độc hại nhất, khởi đầu từ ngày Đoan Ngọ. Để trừ độc, dân chúng uống rượu hùng hoàng, hái cỏ ngải v.v… Đây chính là lúc chuyển mùa từ Xuân sang Hạ, sâu bọ sanh sôi nhiều, rất dễ bị nhiễm trùng. Khí trời oi bức, con người dễ bị bệnh nhất.

140() Bính Linh Công còn gọi là Bính Linh Đế Quân hoặc Bính Linh Nhân Huệ Vương, hoặc Lôi Hỏa Đô Nguyên Soái Thống Nhiếp Tam Sơn Bính Linh Nhân Huệ Đế Quân. Theo truyền thuyết, ông là con thứ ba của Đông Nhạc Đại Đế. Ông là thần sấm, thần núi và thần hộ pháp trong Đạo giáo.

141() Trương thiên sư chính là Trương Lăng (34-156), người sống vào thời Đông Hán, thuộc huyện Phong (nay là thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô), sáng tổ của Đạo giáo. Phái Đạo giáo của ông được gọi là Chánh Nhất, hoặc Thiên Sư Đạo. Con cháu ông vẫn tiếp tục giữ ngôi vị thiên sư cho đến hiện thời. Đời thứ sáu mươi bốn là Trương Nguyên Tiên (1931-2008). Ngôi vị thiên sư hiện đang bỏ trống vì con cháu họ Trương ở Đại Lục và Đài Loan đang tranh giành ráo riết ngôi vị này.

142() Cư sĩ Duy Ma Cật là hóa thân của Kim Túc Như Lai.

143() Tỉnh Tuyền Long Vương: Người Hoa và người Ấn tin mỗi chỗ có nước đều có long vương cai quản. Sông, rạch, hồ, suối, ao, đầm, chằm, khe, ngòi, giếng v.v… đều có long vương cai quản. Ở đây chỉ nói là Tỉnh Tuyền Long Vương (long vương cai quản giếng, suối) để phiếm chỉ các vị long vương.

144() Lôi Tổ tức là Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn. Vị này là con trai thứ chín của Nguyên Thỉ Thiên Tôn, và cũng là Hiên Viên Hoàng Đế sau khi xả thân hóa thành. Ông chủ quản Lôi Bộ trông coi về sấm sét của Thiên Đình, thường xuống nhân gian vào mồng Sáu mỗi tháng để tra xét thiện ác, ngày hôm đó được gọi là Lôi Trai Nhật.

145() Đạo Đức Lạp là một trong năm ngày trai giới cúng tế của Đạo giáo (thiên lạp, địa lạp, đạo đức lạp, dân tuế lạp và vương hầu lạp), được quy định vào ngày mồng Bảy tháng Bảy. Họ tin vào ngày này Ngũ Đế sẽ hội tụ bảy loại khí ở phương Tây để tra xét thiện ác của nhân gian. Tín chúng nên trai giới, mở trai đàn cầu phước, siêu tiến tổ tiên. Ngũ Đế ở đây chính là Ngũ Nhạc Đại Đế tức năm vị thần chưởng quản năm ngọn núi lớn của Trung Hoa, quản sự sanh tử, thiện ác của toàn thể Trung Hoa, gồm Đông Nhạc Thái Sơn Thiên Tề Nhân Thánh đại đế, Tây Nhạc Hoa Sơn Kim Thiên Nguyện Thánh đại đế, Nam Nhạc Hành Sơn Tư Thiên Chiêu Thánh đại đế, Bắc Nhạc Hằng Sơn Anh Thiên Huyền Thánh đại đế và Trung Nhạc Tung Sơn Trung Thiên Sùng Thánh đại đế.

Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương