MỤc lục thọ khang bảo giáM



tải về 1.1 Mb.
trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu22.10.2017
Kích1.1 Mb.
#33835
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

146() Khôi Tinh chính là sao Khuê. Ngôi sao này được thần cách hóa thành Đại Khôi Tinh Quân, trông coi về mạng vận, văn tài trong thi cử và văn bút nói chung của Nho sĩ. Trong thiên văn, Khuê Tinh (Khôi Tinh) gồm bốn vị sao trong tòa sao Bắc Đẩu, tức sao Thiên Xu (Dubhe), Thiên Toàn (Merak), Thiên Cơ (Phecda) và Thiên Quyền (Megrez). Đôi khi người ta lầm lẫn sao Khuê với sao Văn Xương (vì Văn Xương Đế Quân cũng chủ trì khoa cử). Thật ra, sao Văn Xương thuộc chùm sao Tử Vi. Tinh tòa Tử Vi có rất nhiều nhóm sao, chẳng hạn Bắc Cực, Tứ Phụ, Thiên Ất, Thái Ất, Âm Đức, Nữ Sử v.v… Nói cách khác, Văn Xương chính là chòm sao Đại Hùng (Ursa Major).

147() Đàm Chân Nhân chính là Đàm Xứ Đoan, là một trong bảy vị đại đệ tử (Toàn Chân Thất Tử) của Vương Trùng Dương. Ông tên thật là Đàm Ngọc, tự Bá Ngọc, quê ở Ninh Hải, tỉnh Sơn Đông. Khi ông bị bệnh, nghe danh Trùng Dương bèn đến xin chữa trị. Vương Trùng Dương đóng cửa không tiếp, ông kiên trì cầu thỉnh ngoài cửa suốt đêm, cửa bỗng dưng mở ra. Vương Trùng Dương cho là ông có duyên với đạo, gọi vào trò chuyện, bàn lẽ huyền nhiệm trong Đạo giáo. Tới sáng, bệnh của Đàm Ngọc tự dưng khỏi hẳn. Ông bèn xin theo hầu, Vương Trùng Dương bèn đặt đạo hiệu là Xứ Đoan, đạo tự là Thông Chánh, biệt tự là Trường Chân. Ông đảm nhiệm chức chưởng môn đời thứ ba của Toàn Chân. Môn đệ của ông thành lập chi phái Nam Vô của Toàn Chân giáo. Sau khi ông mất, đồ chúng tôn xưng ông là Huyền Đức Ôn Đức Chân Quân, Nguyên Thế Tổ sắc phong là Trường Chân Vân Thủy Ôn Đức Chân Nhân.

148() Tây Vương Mẫu có thể coi như là chúa của tất cả các vị tiên. Bà có tên gọi đầy đủ là Bạch Ngọc Quy Đài Cửu Phụng Thái Chân Tây Vương Mẫu, hoặc gọi gọn là Kim Mẫu Nguyên Quân, Diêu Trì Kim Mẫu (các phái Đạo giáo về sau, nhất là Minh Sư Đạo, thường gọi bà là Diêu Trì Phật Mẫu). Bà được coi là vị nữ thần do khí hỗn độn ban sơ kết thành. Theo Cát Hồng, khi vũ trụ còn hỗn độn, Nguyên Thỉ Thiên Tôn (tức Bàn Cổ Chân Nhân) tách rời trời đất, ngự ở trung tâm trời đất gọi là Ngọc Kinh Sơn. Đạo khí kết thành một vị tôn thần tên là Thái Nguyên Thánh Mẫu. Nguyên Thỉ Thiên Tôn lấy Thái Nguyên Thánh Mẫu sanh ra Thiên Hoàng Phù Tang Đại Đế và Tây Vương Mẫu. Nguyên Thỉ Thiên Tôn cho bà ngự tại núi Côn Luân, chưởng quản vạn linh, chưởng quản chư vị tiên nữ. Có những sách như Phong Thần Diễn Nghĩa, Thần Tiên Truyện, Vạn Thế Chân Tiên Thể Đạo Thông Giám lại coi bà là vợ của Hạo Thiên Thượng Đế, sanh ra hai mươi bốn công chúa.

149() Theo Đạo giáo, có tất cả sáu mươi vị thần lần lượt chưởng quản nhân gian mỗi năm. Sáu mươi vị thần ấy tương ứng với chu kỳ sáu mươi năm của một Hoa Giáp (tức là mười Thiên Can phối hợp với mười hai Địa Chi thành sáu mươi năm). Tùy theo vũ khí hoặc dụng cụ cầm trong tay của mỗi vị thần ấy (thường gọi là Trị Niên Thái Tuế hoặc Tuế Quân) mà người ta có thể dự đoán tình hình trong năm ấy. Chẳng hạn như năm Mậu Thìn, Thái Tuế là Triệu Đạt đại tướng quân, mang hình rồng, hai tay cầm rồng, năm Quý Dậu, Thái Tuế là Khang Chí đại tướng quân, có hình gà, tay cầm cờ lệnh v.v…

150() Vị thần này chủ quản về tiền tài, tài sản, có tên gọi đầy đủ là Tăng Phước Chí Thiện Bình Thí Chân Quân, hoặc gọi gọn là Tăng Phước Tướng Công. Theo truyền thuyết, ông tên thật là Lý Quỷ Tổ, người huyện Truy Xuyên thời Bắc Ngụy. Từng làm huyện lệnh huyện Khúc Lương dưới thời Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế, nổi tiếng liêm khiết, chánh trực, yêu dân như con, thường đem hết bổng lộc của chính mình thí cho dân nghèo. Do vậy, sau khi mất, ông được dân chúng lập miếu thờ. Nói về chức trách của ông, có hai thuyết: Một, ông là thuộc hạ của Đông Nhạc Đế Quân chuyên phán đoán công và tội của người vừa mất, hai là tính toán công đức của người đã chết để quyết định phước báo đời sau của người đó. Nhưng ông thường được thờ như là một vị Văn Tài Thần trong số các tài thần.

151() Hứa Chân Quân tên thật là Hứa Tôn (239-374), tự là Kính Chi, là một đạo sĩ nổi danh đời Tấn. Ông quê ở huyện Nam Xương, được tôn xưng là tổ sư của phái Lư Sơn và Tịnh Minh Đạo của Đạo giáo. Thuở trẻ ông thích săn bắn. Có lần đuổi nai, thấy nai mẹ lấy thân mình che cho con khi hai mẹ con rơi xuống núi, bèn cảm ngộ, bỏ săn bắn, theo Ngô Mãnh học đạo. Ông từng làm huyện lệnh huyện Thắng Dương (do vậy, Đạo giáo đôi khi gọi ông là Thắng Dương Tổ Sư). Sau khi tám vương gia dấy loạn, ông từ quan, chuyên tâm truyền đạo, hướng dẫn dân chúng sửa sang đê điều, nắn dòng sông để ngừa lũ lụt, nhất là tại vùng Dự Chương, Hồ Quảng, Phước Kiến v.v… Ông cũng được coi là người có công trấn tà, trừ các loài thủy quái như giao long giúp dân.

152() Vị này chính là Lôi Tổ đã được đề cập trong phần chú thích trước.

153() Đây là một vị thần trong Đạo giáo chuyên đảm bảo tài sản của con người đúng với vận mạng đã định. Nếu ai có tài sản vượt quá số lượng đã định sẵn trong mạng, vị thần này sẽ tước đoạt bớt. Vì thế gọi là Lược Loát (掠刷, đoạt lấy, giảm trừ). Vị này còn gọi là Lượt Loát Sứ hoặc Lược Loát Đại Phu.

154() Vị này chính là Trương Phi (người kết nghĩa với Lưu Bị và Quan Vân Trường), ông được phong là Hán Hoàn Hầu.

155() Nam Đẩu là tinh tòa sáu ngôi thuộc tinh hệ Nhân Mã (Sagittarius). Nam Đẩu gồm có Thiên Sát (Polis), Thiên Tướng (Kaus Borealis), Thiên Đồng (Nanto), Thiên Cơ (Nunki), Thiên Lương (Hecatebolus), và Thiên Phủ (Ascella). Đạo giáo coi sáu ngôi sao này là hóa thân của Nam Đẩu Tinh Quân, và cho là Bắc Đẩu chủ tử, Nam Đẩu chủ sinh. Bắc Đẩu cũng có hình giống cái gáo gồm bảy ngôi sao (Thiên Cơ, Thiên Tuyền, Thiên Quyền, Thiên Xu, Ngọc Xung, Khai Dương và Dao Quang).

156() Còn gọi là Ngũ Ôn Sứ Giả, là những vị thần chuyên giáng ôn dịch, bao gồm Xuân Ôn Trương Nguyên Bá, Hạ Ôn Lưu Nguyên Đạt, Thu Ôn Triệu Công Minh, Đông Ôn Chung Sĩ Quý, và Tổng Quản Trung Ôn Sử Văn Nghiệp. Ôn dịch tức là bệnh truyền nhiễm cấp thời, đặc biệt là khi chuyển mùa.

157() Đẩu Mẫu Nguyên Quân là một vị nữ thần được coi là mẹ của các vị tinh quân thuộc sao Bắc Đẩu. Theo các nhà nghiên cứu, vị này chính là biến thể trong Đạo giáo của Ma Lợi Chi Thiên từ Phật giáo. Về sau, bà còn được coi là mẹ của Bắc Cực Tử Vi Đại Đế và Câu Trần Đại Đế, nên thường gọi là Cửu Hoàng Đại Đế Chi Mẫu.

158() Phong Đô Đại Đế còn gọi là Phong Đô Gia, cai quản Thập Điện Diêm Quân và Ngũ Phương Quỷ Đế, tức là người thống trị địa ngục trong Đạo giáo, có chức trách bảo toàn sự thuận lợi cho người sống, duy trì trật tự trong cõi âm. Vai trò của vị này hẹp hơn Đông Nhạc Đại Đế, đóng vai trò phụ tá cho Đông Nhạc Đại Đế chuyên quản trị địa phủ, trong khi Đông Nhạc chưởng quản mọi chuyện trong cõi âm.

159() Mạnh Bà là vị thần theo Đạo giáo chuyên đảm nhiệm công việc khiến cho người ta quên hết chuyện đời trước khi đi đầu thai. Bà ở bên cầu Nại Hà, chế thuốc, thêm vào nước sông Vong Xuyên, tạo thành một thứ canh có đủ năm vị, gọi là Mạnh Bà Thang (canh của Mạnh Bà, ta quen gọi là “cháo lú”). Khi quỷ hồn được Thập Điện Chuyển Luân Vương cho đi đầu thai, quỷ sứ sẽ dẫn hồn đến cầu Nại Hà để Mạnh Bà cho uống cháo lú rồi mới đi đầu thai.

160() Còn gọi là Thái Ất Thiên Tôn, Thanh Huyền Thượng Đế, Thanh Hoa Đại Đế, Tầm Thanh Cứu Khổ Thiên Tôn, hoặc Thập Lực Cứu Khổ Thiên Tôn v.v… Ông ngự trong Diệu Nghiêm Cung thuộc thế giới Trường Lạc ở phương Đông, tiếp độ vong hồn chịu khổ. Do vậy, ông thường được cầu đảo trong các dịp Thanh Minh, Rằm tháng Bảy, Trùng Dương v.v…

161() Trương Tiên còn gọi là Tống Tử Trương Tiên, là một vị nam thần trong Đạo giáo có thể ban cho người cầu đảo con cái giống như Tống Tử Nương Nương, Kim Hoa Phu Nhân v.v… Ông thường được biết đến như một vị thần bảo hộ trẻ nhỏ.

162() Thái Tố Tam Nguyên Quân là một nữ thần trong Đạo giáo, là mẹ của Tam Tố Nguyên Quân (Tử Tố, Hoàng Tố và Bạch Tố). Đạo giáo nói bà từ hư không kết thành hình, sanh trên hoa trong cõi trời Cao Thượng Thượng Thanh Bảo Tố Cửu Huyền Ngọc Hoàng Thiên.

163() Thiên Do Thượng Đế là một trong Bắc Cực Tứ Thánh của Đạo giáo, tức là bốn vị chân quân ở phương Bắc. Bắc Cực Tứ Thánh bao gồm Thiên Bồng Đại Nguyên Soái Chân Quân, Thiên Do Phó Nguyên Soái Chân Quân, Dực Thánh Bảo Đức Trừ Khánh Chân Quân và Chân Vũ Linh Ứng Hựu Thánh Chân Quân. Bốn vị này là thuộc hạ của Bắc Đế.

164() Tam Thanh (三清) là ba cõi trời cao nhất trong Đạo giáo, tức Thượng Thanh, Thái Thanh và Ngọc Thanh. Nhưng khi nói đến Tam Thanh, ta thường hiểu là ba vị thánh nhân (Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (Lão Tử) và Ngọc Thanh Nguyên Thỉ Thiên Tôn) của ba cõi trời ấy, đồng thời là đấng sáng tạo vũ trụ. Đứng đầu trong ba vị ấy chính là Ngọc Thanh Nguyên Thỉ Thiên Tôn. Có thể hiểu đơn giản như sau: Vũ trụ là một khí, từ một khí tách thành ba nguyên tố chánh yếu, được thần cách hóa thành Tam Thanh.

165() Trời bắt đầu vào thu, cây cối rụng lá, tiêu điều, nên gọi là Sát Khí.

166() Nhị Xã: Hai ngày Xã, tức là ngày Mậu thứ năm sau tiết Lập Xuân, Lập Thu sẽ được gọi là Xuân/Thu Xã Nhật.

167() Tam Phục là ba thời kỳ được coi là nóng nhất trong năm. Theo Âm lịch, từ sau tiết Hạ Chí cho đến ngày Canh thứ ba sẽ là Sơ Phục; ngày Canh thứ tư gọi là Trung Phục, từ sau Lập Thu cho đến ngày Canh thứ nhất là Hạ Phục.

168() Trương Cảnh Nhạc (1563-1642) tên thật là Giới Tân, tự là Cảnh Nhạc, biệt hiệu là Hội Khanh, là người thuộc xứ Sơn Âm, huyện Cối Kê (nay là huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang) là một y gia lỗi lạc đời Minh. Ông vốn quê quán ở Miên Trúc, Tứ Xuyên, nhưng do tổ tiên có quân công, đời đời được làm Chỉ Huy Sứ huyện Thiệu Hưng, nên tổ phụ dời sang Thiệu Hưng sinh sống. Từ nhỏ, ông đã học Hoàng Đế Nội Kinh từ cha, bái danh y Kim Mộng Thạch làm thầy. Ông cũng rất ưa thích binh nghiệp và kiếm thuật, từng đầu quân trong chiến dịch đánh Triều Tiên của nhà Minh. Sau khi thất bại trên đường binh nghiệp, ông mới chuyên tâm nghiên cứu y học. Điểm đặc sắc nhất trong luận thuyết y học của ông là dùng kinh Dịch để nghiên cứu và giải thích y học. Tác phẩm y học nổi tiếng nhất là bộ Loại Kinh.

169() Trịnh Huyền chú giải câu này có nghĩa là nam nữ có trách nhiệm khác biệt, vợ không can thiệp vào con đường sự nghiệp của chồng, chồng phải coi trọng quyết định nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình của vợ.

170() Đàm giản là một chứng bệnh kinh phong, co giật, do bệnh nhân có nhiều đàm, hay co giật, nên gọi là đàm giản.

171() Hoa Phấn Sát (花粉煞) là một thuật ngữ trong Đạo giáo. Các nhà Phong Thủy cho rằng nếu phòng ở có kèo cột chạm trổ, sơn vẽ quá nhiều, quá rườm rà, người sống ở trong đó sẽ bị xui xẻo, bệnh tật quái lạ.

172() Hãn giản (汗簡) là những thanh tre tươi, hơ nóng qua lửa cho chảy nhựa, rồi dùng dao khắc chữ lên. Thuở trước khi chưa phát minh ra giấy, cổ nhân dùng phương pháp này để ghi chép sử sách.



Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương