MỤc lục các từ viết tắT


Những vấn đề của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt



tải về 4.83 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2017
Kích4.83 Mb.
#34880
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

2.3. Những vấn đề của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề làm thế nào để có thể đáp ứng một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất, đầy đủ nhất nhu cầu tin ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp của người dùng tin là vấn đề quan trọng cần phải giải quyết của tất cả các cơ quan thông tin thư viện nói chung và tại Cục Thông tin KH&CN nói riêng.

Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là cơ quan đứng đầu cả nước về nguồn lực thông tin KH&CN. Không chỉ có vốn tài liệu thư viện truyền thống mà Cục còn xây dựng nguồn tài liệu điện tử trong nước vô cùng phong phú, đặc biệt là nguồn tin điện tử trực tuyến nước ngoài do Cục mua quyền truy cập, được bổ sung thường xuyên. Đây là nguồn học liệu có giá trị thiết thực phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu của người dùng tin.

Vì vậy, để nguồn tin này đến được với bạn đọc/người dùng tin một cách có hiệu quả thì Cục đã tổ chức Dịch vụ bạn đọc đặc biệt nhằm cung cấp quyền truy cập tài liệu điện tử trực tuyến cho mọi đối tượng bạn đọc/người dùng tin có nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn tài liệu này.

Hiện nay, Dịch vụ bạn đọc đặc biệt đã đi vào hoạt động được 2 năm trong những điều kiện vô cùng thuận lợi, tuy nhiên trong quá trình triển khai dịch vụ cũng vấp phải một số vấn đề bất cập.


  • Thuận lợi:

  • Nguồn kinh phí: Hằng năm, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã đầu tư hàng tỷ đồng cho việc mua quyền truy cập các CSDL nước ngoài, mua trang thiết bị đầu tư cho cơ sở vật chất cũng như đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ để có thể phát triển Dịch vụ một cách tốt nhất.

  • Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cục Thông tin KH&CN Quốc gia rất quan tâm đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dịch vụ bạn đọc đặc biệt nói riêng. Với hệ thống phòng phục vụ khang trang, trang thiết bị hiện đại: máy tính, máy in, hệ thống mạng INTERNET đường truyền tốt, hệ thống cáp quang đảm bảo … Đây là những điều cơ bản giúp phát triển các dịch vụ nói chung và Dịch vụ bạn đọc đặc biệt.

  • Đội ngũ cán bộ: Đội ngũ cán bộ của Cục hầu hết có trình độ từ Thạc sỹ trở lên, có trình độ ngoại ngữ và tin học, có năng lực và lòng yêu nghề, một số cán bộ được đào tạo ở nước ngoài …

  • Vốn tài liệu: Tài liệu/nguồn tin của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt là những nguồn tài liệu có giá trị khoa học cao, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Ngoài những nguồn tin trong nước thì nguồn tin của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt chủ yếu là các cơ sở dữ liệu nước ngoài có giá trị như: Science Direct, Spingerlink, ISIKNOWLEDGE…

Bên cạnh những thuận lợi thì sau khi đưa vào phục vụ bạn đọc, Dịch vụ bạn đọc đặc biệt đã nảy sinh một số vấn đề bất cập như:

- Dịch vụ bạn đọc đặc biệt mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thông tin của bạn đọc/người dùng tin;

- Thiếu một số loại tài liệu mà bạn đọc quan tâm;

- Bạn đọc không truy cập được vào một số CSDL của Dịch vụ;

- Tốc độ đường truyền chậm;

- Hình thức thanh toán của dịch vụ bạn đọc đặc biệt chưa linh động, nhịp nhàng gây không ít khó khăn cho bạn đọc.

Đây là những vấn đề nảy sinh đòi hỏi cần giải quyết để Dịch vụ bạn đọc đặc biệt có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng tin.


CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BẠN ĐỌC ĐẶC BIỆT TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
3.1. Đánh giá Dịch vụ bạn đọc đặc biệt của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

3.1.1. Cuộc điều tra người sử dụng Dịch vụ bạn đọc đặc biệt

Nhằm có được thông tin từ phía bạn đọc/người dùng tin để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa Dịch vụ bạn đọc đặc biệt, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã tiến hành mở cuộc điều tra gửi phiếu yêu cầu đến các bạn đọc/người dùng tin sử dụng Dịch vụ bạn đọc đặc biệt của Cục tại 21 cơ quan trong cả nước là các viện nghiên cứu, các trung tâm học liệu, các trường đại học trong cả nước. ( Mẫu phiếu hỏi được giới thiệu trong Phụ lục).

Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã tiến hành gửi phiếu qua hình thức chuyển phát bưu điện hoặc gửi qua email tới các bạn đọc/người dùng tin sử dụng Dịch vụ bạn đọc đặc biệt của Cục.

Phiếu điều tra xin ý kiến bạn đọc/ Người dùng tin tập trung vào các thông tin như: Thời gian sử dụng Dịch vụ, cách thức mà bạn đọc có thể tiếp cận tới dịch vụ, tần suất truy cập dịch vụ, mức độ đáp ứng trong công tác nghiên cứu, học tập của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt, đánh giá của bạn đọc đối với một số CSDL của dịch vụ, những yêu cầu, kiến nghị của bạn đọc có thể nâng cao chất lượng dịch vụ.



3.1.2. Kết quả điều tra

Trong thời gian qua, Dịch vụ bạn đọc đặc biệt đã đạt được những hiệu quả đáng mừng.

* Dịch vụ bạn đọc đặc biệt được đánh giá là tốt:

Bảng 1: Đánh giá tác động của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt.

Mức độ tác động

Tỷ lệ đánh giá (%)

Tốt

70%

Trung bình

25%

Chưa tốt

5%

Số liệu trả lời cho thấy, 70% bạn đọc đánh giá đây là một dịch vụ tốt, đáng được khuyến khích phổ biến. Vì thông qua Dịch vụ bạn đọc đặc biệt bạn đọc được tiếp cận tới nguồn tài liệu điện tử phong phú đặc biệt là nguồn tài liệu điện tử nước ngoài. Nếu như trước đây muốn lấy một bài báo phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu thì bạn đọc/người dùng tin phải đi ra nước ngoài hoặc nhờ bạn bè ở nước ngoài gửi về. Điều này gây rất nhiều khó khăn, phiền hà cho bạn đọc/người dùng tin như tốn kém kinh phí, tốn thời gian. Hiện nay, với Dịch vụ bạn đọc đặc biệt thì người dùng tin không cần phải ra nước ngoài, cũng không cần đến thư viện mà vẫn tải xuống tài liệu mình cần mọi lúc, mọi nơi chỉ với mức kinh phí phải trả là 300.000 đ/năm. Nếu như trước đây chi phí cho một bài báo tải xuống có giá trị trung bình là 30 USD/bài thì nay chi phí này đã giảm xuống hơn 10 lần. tương đương với phí trung bình của quốc tế, thậm chí cơ sở dữ liệu của Science Driect chỉ còn 1,48 USD/bài.


* Về mức độ đáp ứng của các CSDL phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt. Số liệu điều tra cho thấy : hơn 56% số bạn đọc cho rằng dịch vụ đã đáp ứng được yêu cầu của họ.

Bảng 2: Mức độ đáp ứng của các CSDL của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt.

Mức độ đáp ứng

Tỷ lệ đánh giá (%)

Đáp ứng

33%

Đáp ứng một phần

56%

Chưa đáp ứng

4%

Không ý kiến

7%

Như vậy, về cơ bản, Dịch vụ bạn đọc đặc biệt của Cục đã đáp ứng rất tốt nhu cầu tin của bạn đọc và nhận được sự đánh giá cao của bạn đọc. Bởi lẽ các CSDL của dịch vụ bạn đọc đặc biệt là những CSDL có giá trị khoa học cao bao quát hầu hết các lĩnh vực khoa học như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật, y học...


Bảng 3: Đánh giá về chất lượng/giá trị CSDL của các CSDL của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt.

STT

Tên CSDL

Ý kiến đánh giá

Thấp

Trung bình

Tốt

Số lượng

Tỷ lệ(%)

Số lượng

Tỷ lệ(%)

Số lượng

Tỷ lệ(%)

1

STD-Tài liệu KH&CN Việt Nam

16

27.1

34

57.6

9

15.2

2

KQNC-Báo cáo kết quả nghiên cứu

19

41.3

24

52.1

3

6.5

3

Bản tin điện tử NACESTI

6

17.1

20

57.1

9

25.7

4

Cơ sở dữ liệu thư mục của NACESTI

7

18.9

21

56.7

9

24.3

5

ScienceDirect

2

2.6

11

14.3

64

83.1

6

ISI Web of KNOWLEDGE

3

8.1

17

46

17

46

7

SPRINGERLINK

4

7.0

18

31.6

35

61.5

8

Proquesr Central

4

16.7

9

37.5

11

45.8

9

ACS-American Chemistry Society

3

8.8

11

32.4

20

58.8

10

ASME Digital library

1

0.7

5

38.5

7

53.8

11

APS Journals

3

14.3

6

28.6

12

57.1

12

American Institute of Physics

3

16.7

7

38.9

8

38




Biểu đồ 1: Thể hiện mức đđánh giá chất lượng/giá trị CSDL của các CSDL của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt.

Số liệu điều tra cho thấy, đa số cho rằng người dùng tin của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt đánh giá các CSDL là có chất lượng. Tuy nhiên, có thể thấy tỷ lệ cho rằng CSDL của Việt Nam có giá trị trung bình cao hơn nhóm cho rằng các CSDL này có giá trị cao. Hầu hết đều cho rằng các CSDL nước ngoài có giá trị cao hơn, đặc biệt là các CSDL như: ScienceDierect, Springerlink … Vì đây là những CSDL mà đông đảo bạn đọc/người dùng tin quan tâm truy cập, chứa đựng những thông tin có giá trị cao, thông tin được cập nhật thường xuyên:

ScienceDierect là: CSDL tạp chí khoa học của NXB Elsevier, cung cấp khả năng truy cập tới hơn 2.180 tạp chí điện tử hàng đầu thế giới về KH&CN do chính NXB này phát hành, hơn 6.000 sách KH&CN, sách tra cứu cung cẩm nang, cung cấp hơn 9,1 triệu bài báo KH&CN toàn văn về mọi lĩnh vực KH&CN.

Springer là: Bộ sưu tập tạp chí điện tử của NXB Springer, bao gồm hơn 1200 tên tạp chí thuộc các lĩnh vực toán học, vật lý, thiên văn, hoá học, sinh học, khoa học vật liệu, khoa học máy tính, xây dựng...



Bảng 4: Đánh giá về tốc độ truy cập của các CSDL của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt.

STT

Tên CSDL

Ý kiến đánh giá

Thấp

Trung bình

Tốt

Số lượng

Tỷ lệ(%)

Số lượng

Tỷ lệ(%)

Số lượng

Tỷ lệ(%)

1

STD-Tài liệu KH&CN Việt Nam

4

7.1

36

64.3

16

28.6

2

KQNC-Báo cáo kết quả nghiên cứu

7

15.5

26

57.7

12

26.6

3

Bản tin điện tử NACESTI

1

3.0

20

60.6

12

36.3

4

Cơ sở dữ liệu thư mục của NACESTI

2

5.5

23

63.8

11

30.5

5

ScienceDirect

1

1.3

34

44.7

41

53.9

6

ISI Web of KNOWLEDGE

4

11.1

23

63.9

9

25.0

7

SPRINGERLINK

11

19.3

30

52.6

16

28.1

8

Proquesr Central

4

16.6

13

54.1

7

29.1

9

ACS-American Chemistry Society

2

6.9

17

58.6

10

34.5

10

ASME Digital library

1

10.0

7

70.0

2

20.0

11

APS Journals

3

15.8

10

52.6

6

31.6

12

American Institute of Physics

4

23.5

12

70.6

1

5.9



Biểu đồ 2: Thể hiện đánh giá về tốc độ truy cập của các cơ sở dữ liệu của dịch vụ bạn đọc đặc biệt.

Tốc độ truy cập tới các CSDL của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt rất nhanh chóng do có đường truyền tốt, đặc biệt tới CSDL ScienceDirect, Bản tin điện tử NACESTI, ACS-American Chemistry Socity …



Bảng 5: Đánh giá về mức độ dễ sử dụng của các CSDL của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt.

STT

Tên CSDL

Ý kiến đánh giá

Thấp

Trung bình

Tốt

Số lượng

Tỷ lệ(%)

Số lượng

Tỷ lệ(%)

Số lượng

Tỷ lệ(%)

1

STD-Tài liệu KH&CN Việt Nam

9

17.6

29

56.9

13

24.5

2

KQNC-Báo cáo kết quả nghiên cứu

8

20.0

22

55.0

10

25.0

3

Bản tin điện tử NACESTI

3

9.7

16

51.6

12

38.7

4

Cơ sở dữ liệu thư mục của NACESTI

4

11.1

21

58.3

11

30.5

5

ScienceDirect

3

4.1

19

26.0

51

69.9

6

ISI Web of KNOWLEDGE

5

15.1

17

51.5

11

33.3

7

SPRINGERLINK

9

16.3

22

40.0

24

43.6

8

Proquesr Central

4

18.1

10

45.5

8

36.3

9

ACS-American Chemistry Society

3

10.0

11

36.6

16

53.3

10

ASME Digital library

1

20.0

4

40.0

4

40.0

11

APS Journals

3

16.6

7

38.9

8

44.4

12

American Institute of Physics

4

25.0

8

50.0

4

25.0

Biểu đồ 3: Thể hiện đánh giá về mức độ dễ sử dụng của các cơ sở dữ liệu của dịch vụ bạn đọc đặc biệt.

Các CSDL của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt đều có giao diện thân thiện với người dùng, nguồn tin được sắp xếp theo các chủ đề giúp bạn đọc dễ dàng truy nhập vào những nguồn tin mà mình mong muốn. Mặt khác Cục đã tiến hành nhiều hoạt động hướng dẫn chi tiết cách khai thác, truy nhập của từng CSDL một, đồng thời khi bạn đọc gặp những vấn đề gì khó khăn khi truy cập khai thác dịch vụ có thể liên hệ với các cán bộ của Cục. Cán bộ Cục sẵn sằng trả lời mọi thắc mắc của bạn đọc một cách nhanh nhất.

Bạn đọc có thể tra cứu tài liệu theo chủ đề, từ khóa, kết hợp với các toán tử AND, OR, NOT để thu hẹp hay mở rộng phạm vi tìm kiếm thông tin…



  • Cách thức bạn đọc biết đến dịch vụ:

Bảng 6: Hình thức tiếp cận đến Dịch vụ bạn đọc đặc biệt.

Hình thức tiếp cận

Tỷ lệ đánh giá(%)

- Từ các buổi giới thiệu của Cục

32%

- Từ giới thiệu của bạn be, đồng nghiệp

48%

- Từ triển lãm, Techmart, hội nghị, hội thảo

1%

- Đọc tài liệu giới thiệu

11%

- Có thông tin từ Website, fourum

6%

Như vậy, hình thức mà bạn đọc biết đến Dịch vụ bạn đọc đặc biệt hết sức phong phú và đa dạng. Bạn đọc có được thông tin về Dịch vụ từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, chiếm tỷ lệ cao nhất là bạn đọc có được thông tin qua sự giới thiệu của bạn bè đồng nghiệp chiếm 48%, trong khi 32% số bạn đọc có được thông tin từ các buổi giới thiệu của Cục. Chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn là các thông tin từ triển lãm Techmart, từ triển lãm hội nghị, hội thảo (1%), từ forum, website là 6%, còn 11% có thông tin là qua đọc tài liệu giới thiệu. Như vậy, đã đặt ra vấn đề cho công tác tuyên truyền phổ biến dịch vụ tới người dùng tin cần phải được đẩy mạnh hơn nữa.

* Tần suất truy cập:

Bảng 7: Tần suất truy cập.


Tần suất truy cập

Tỷ lệ đánh giá(%)

- Hàng ngày

19%

- Hàng tuần

37%

- Hàng tháng

6%

- Không thường xuyên

5%

- Chỉ truy cập khi cần tìm tin

33%

Tần suất truy cập Dịch vụ của bạn đọc khác nhau, đa số bạn đọc đều truy cập dịch vụ hàng tuần (37%) và đặc biệt khi có nhu cầu khai thác và tìm kiếm thông tin (33%).

Trong lịch sử thư viện chưa bao giờ có dịch vụ nào được giới khoa học đồng tình ủng hộ đến vậy. Chúng ta đã thay đổi được quan niệm của người dùng tin trong nước, thay vì đến thư viện phục vụ miễn phí, họ sẵn sàng trả phí để được phục vụ. Đã có rất nhiều lời cảm ơn của bạn đọc vì đã giúp các nhà khoa học tiếp cận và sử dụng nguồn tài liệu phong phú này. Sau đây, em xin trích một số lời nhận xét của bạn đọc qua điều tra:

"Tôi rất cảm ơn về Dịch vụ bạn đặc biệt. Đây là dịch vụ tuyệt vời, theo cá nhân tôi dịch vụ này đóng góp rất lớn cho việc nâng cao cơ sở hạ tầng của KHCN, giúp được rất nhiều cho các nhà nghiên cứu trong việc tổng quan, cập nhật tài liệu của thế giới.Cảm ơn".

“ Dịch vụ này nhìn chung rất tốt và tôi đánh giá cao”. (Vhlinh16@yahoo.com)

“Rất cảm ơn Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia đã đem đến dịch vụ “Bạn đọc đặc biệt”. Dịch vụ thực sự hữu ích và thiết thực.” (Nguyễn Phương Mai)

“ Thật sự em rất vui mừng khi em được truy cập những CSDL của Trung tâm. Mọi thứ đều tốt quá rồi không mong gì hơn nữa. Đây là nguồn tài liệu giúp em tự học, tự đào sâu kiến thức để công việc thuận lợi hơn.” (lethikimvan@gmail.com)

“ Em thấy đây là một dịch vụ rất tốt và thuận tiện nhiều mặt cho bạn đọc” (ngothithanhvan@hus.edu.vn) …

Bên cạnh những ưu điểm thì Dịch vụ bạn đọc đặc biệt cũng tồn tại một số hạn chế:

- Về CSDL mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của bạn đọc:

+ Trong CSDL của Cục không có những tài liệu mà người dùng tin quan tâm đặc biệt là những tài liệu thuộc chuyên ngành sâu như: y học, vật lý, toán học, một số tạp chí nổi tiếng trên thế giới, Các tài liệu là các công trình nghiên cứu khoa học trong nước như: Các Luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ...

+ Một số tài liệu mới chỉ có ở dạng thư mục không có ở dạng toàn văn gây khó khăn cho việc sử dụng tài liệu tham khảo của người dùng tin.

+ Mức độ cập nhập thông tin về tài liệu mới, hay còn chậm.

- Việc truy cập tiếp cận vào các CSDL còn gặp khó khăn do tốc độ đường truyền kém, người dùng tin không truy cập được, không download được tài liệu, đặc biệt những tài liệu toàn văn số lượng tài liệu có thể download về còn bị hạn chế.

- Hình thức thanh toán dịch vụ chưa linh động, nhịp nhàng gây khó khăn cho bạn đọc.

- Số lượng lượt truy cập hàng ngày còn bị hạn chế.

- Mức độ phổ biến dịch vụ tới người dùng tin còn kém.

3.2. Đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng Dịch vụ bạn đọc đặc biệt

Từ việc phân tích hiện trạng, nghiên cứu các ý kiến đánh giá của người dùng tin, em đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng Dịch vụ bạn đọc đặc biệt như:

- Tăng cường nguồn tin: Tăng cường mua thêm bản quyền các cơ sở dữ liệu có uy tín mà bạn đọc có nhu cầu khai thác và sử dụng như: JSTOR, InterScience Wiley, Journal of Vibartion and Control, Inverse Problem in Science and Engineering, Mechanics Based Deign of Structures and Machines, IEEE, sách của SPINGERLINK,AGORA, các tạp chí của Hội toán học Mỹ, các tạp chí của Hội Toán học Anh...

- Tăng cường việc số hoá tài liệu đã có, tin học hoá các tài liệu cũ sang dạng file mềm để bạn đọc có thể truy cập khai thác mọi lúc, mọi nơi.

- Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại: Để có thể tiến hành xây dựng tốt và phổ biến Dịch vụ bạn đọc đặc biệt tới người dùng tin thì việc kiện toàn cơ sở vật chất kỹ thuật là rất cần thiết: Cần đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, ứng dựng những thành tựu của công nghệ thông tin trong hoạt động nhằm tạo ra tốc độ đường truyền tốt với tốc độ truy cập nhanh chóng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc/người dùng tin.

- Đẩy mạnh hoạt động marketing Dịch vụ bạn đọc đặc biệt tới đông đảo người dùng tin. Bởi marketing không chỉ là là việc giới thiệu các dịch vụ, cơ sở dữ liệu tới người dùng tin mà còn là cơ hội để Cục kiểm soát một cách tích cực nhu cầu tin trên cơ sở xác định mức độ đáp ứng nhu cầu để có thể có các giải pháp hoàn thiện sản phẩm. Cục cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu dịch vụ tới đông đảo bạn đọc, đặc biệt là đưa thông tin tới các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu...

- Tổ chức thường xuyên có định kỳ, có thể 6 tháng/lần, các cuộc điều tra thăm dò, tiếp xúc trao đổi, các hội nghị, hội thảo về Dịch vụ tại Cục hoặc các cơ sở sử dụng dịch vụ hay trên INTERNET để có thể bám sát được nhu cầu và sự thay đổi nhu cầu người dùng tin cũng như mức độ đáp ứng của Dịch vụ để từ đó có thể có nhiều chính sách phát triển Dịch vụ được tốt hơn.

- Tạo ra một diễn đàn mà tại đó người dùng tin có thể chia sẻ sự hiểu biết, chia sẻ nguồn tin cho nhau giữa những người có cùng nhu cầu.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện của Cục. Mặc dù, cán bộ thông tin - thư viện của Cục hầu hết là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, trình độ tin học và ngoại ngữ, có kinh nghiệm trong hoạt động công tác song do sự phát triển vượt bậc của KH&CN,sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, của người dùng tin thì Cục cũng cần phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ thông qua việc mở các kháo đào tạo, huấn luyện, cử đi học tập ở nước ngoài và nhiều hình thức khác. Đồng thời, Cục cũng cần phải có nhiều chính sách khuyến khích, động viên, chăm lo tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của các cán bộ công nhân viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ yên tâm công tác.

- Phân loại các đối tượng bạn đọc/ người dùng tin thành các lớp đối tượng khác nhau:

+ Những người sử dụng Dịch vụ thường xuyên, truy cập thường xuyên.

+ Những người chỉ sử dụng, truy cập khi cần thiết.

Sau đó, sẽ tiến hành áp dụng các mức như: Số lượt truy cập trong ngày cũng như kinh phí, mức giá cước, gói cước cho phù hợp

+ Có thể áp dụng gói cước cao cho những đối tượng người dùng tin có nhu cầu khai thác thường xuyên. Ở những gói giá cước cao sẽ được truy cập được nhiều hơn.

- Cần giảm thiểu, đơn giản các thủ tục và mở rộng đối tượng đăng ký, ví dụ không nhất thiết phải xin giấy giới thiệu của cơ quan mà có thể đăng ký sử dụng Dịch vụ trực tiếp trên Internet.

- Nên có những hình thức thanh toán Dịch vụ linh hoạt thích hợp tuỳ từng đối tượng người dùng tin khác nhau tránh gây phiền hà cho họ khi học sử dụng dịch vụ này như: Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, qua thẻ ATM, hay qua bưu điện...

- Mở các lớp đào tạo, huấn luyện các kỹ năng khai thác và sử dụng các CSDL để bạn đọc có thể dễ dàng trong việc truy cập và khai thác thông tin trong các CSDL này.

- Cần tạo ra một danh sách các tài liệu, CSDL mà Cục đã mua bản quyền để bạn đọc không tốn thời gian trong việc tìm kiếm.

- Cục cần tăng cường đầu tư ngân sách cũng như nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ để có thể tạo ra được một dịch vụ thoả mãn mọi nhu cầu của người dùng tin.


KẾT LUẬN
Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã tạo ra những cơ hội cũng như không ít các thách thức đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Và hoạt động thông tin thư viện cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Thông tin nói chung và thông tin KH&CN trở thành nguồn lực quan trọng phát triển của mỗi quốc gia. Phát triển KH&CN cùng với giáo dục đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu là nền tảng và động lực của phát triển công nghiệp, hiện đại hoá đất nước. Hơn nữa, xã hội càng phát triển nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phức tạp. Người dùng sẵn sàng trả lệ phí để có thể sử dụng những nguồn tài liệu thỏa mãn nhu cầu của mình.

Nắm bắt được vai trò, tầm quan trọng, cơ hội cũng như các thách thức cần phải vượt qua thì Cục Thông tin KH&CN với tư cách là cơ quan đầu ngành của cả nước về KH&CN đã kịp thời đưa ra Dịch vụ bạn đọc đặc biệt để hướng tới phục vụ lớp đối tượng người dùng tin có nhu cầu đặc biệt. Đây là một Dịch vụ đầy tính sáng tạo, vô cùng thiết thực và vô cùng hữu ích đối với người dùng tin. Qua dịch vụ này bạn đọc được tiếp cận tới nguồn cơ sở dữ liệu vô cùng quý giá bao quát hầu hết mọi lĩnh vực của các ngành khoa học mà bạn đọc có nhu cầu khai thác và sử dụng trong khi nguồn tài liệu trong nước chưa có đủ điều kiện đáp ứng.

Nhờ sự quan tâm của Ban lãnh đạo Cục đặc biệt là sự ủng hộ của bạn đọc/ người dùng tin mà Dịch vụ bạn đọc đặc biệt đã trở thành công cụ quan trọng vô cùng thân thiết giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu trong quá trình hoạt động của mình.Dịch vụ bạn đọc đặc biệt đã, đang và sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện để có thể thoả mãn mọi nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[4]. Nguyễn Trung Hiếu (2006), Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin công nghệ phục vụ doanh nghiệp của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, Khóa luận, Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

[6]TS. Tạ Bá Hưng, Ths. Cao Minh Kiểm, Ths. Nguyễn Tiến Đức(2005), “Hoạt động thông tin KH&CN ở Việt Nam: Hiện trạng và định hướng phát triển”,Tạp chí Thông tin tư liệu, Số 4,tr. 1-9.

[2]. Nghị định số 28/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN.

[7]. Cao Minh Kiểm(2010), “Thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia cột mốc mới của sự phát triển”, Tạp chí Thông tin- Tư liệu, Số1, tr.2 – 10.

[1]. Quyết định 116/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và Hoạt động Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.



[8]. Cao Minh Kiểm (2009), Nguồn tin của Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia phục vụ nghiên cứu và đào tạo: Báo cáo trình bày tại Hội nghị Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VINAREN) lần thứ IV, tổ chức tại Hà Nội tháng 3/2009/ Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, Hà Nội.

[7]. http://www.vista.gov.vn/



[10]. Nguyễn Thị Minh Nguyệt(2010), Người dùng tin và nhu cầu tin: Tập bài giảng, Đại học Văn hoá, Hà Nội.

[5]. Kiều Thị Bích Hồng(2007), Hoạt động xử lý tài liệu tại Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia, Khoá luận tốt nghiệp,Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

[11]. Nguyễn Thị Viên(2008), Tìm hiểu đặc điểm nhu cầu và đảm bảo thông tin KH&CN tại Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

[9]. Đinh Thanh Nga(2009), Báo cáo phân tích, đánh giá Dịch vụ bạn đọc đặc biệt sau một năm phục vụ,Cục Thông tin khoa học công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

[3]. NTĐ(2008), “Hội thảo “Thông tin KH&CN phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo” và chương trình hợp tác giữa Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia và trường Cao đẳng Hoá Chất”, Tạp chí Thông tin Tư liệu, Số 3, tr. 32 – 33.

[13]. http://.hpu.edu.vn.



[14]. http://db.vista.gov.vn.




tải về 4.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương