*–,mBỘ y tế Số: 3671/QĐ-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


Bảng 1: Nguồn nhiễm và đường nhiễm thường gặp qua thống kê tại Mỹ



tải về 2.17 Mb.
trang40/96
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2022
Kích2.17 Mb.
#52822
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   96
quyet-dinh-3671-qd-byt-2012-phe-duyet-cac-huong-dan-kiem-soat-nhiem-khuan

Bảng 1: Nguồn nhiễm và đường nhiễm thường gặp qua thống kê tại Mỹ

Nguồn gây nhiễm khuẩn huyết

Tác nhân chủ yếu

Cannula

Staphylococcus coagulase (-)
Staphylococcus aureus
Enterococci Klebsiella Enterobacter Serratia marcescens Candida
Pseudomonas aeruginosa

Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch

Staphylococcus coagulase (-)
Staphylococcus aureus
Candida Klebsiella Enterobacter Enterococci

Dịch truyền bị nhiễm

Klebsiella
Enterobacter
Serratia
P. cepacia
Flavobacterium

Tại Việt Nam, nghiên cứu tác nhân lây truyền qua đường đặt Catheter còn ít. Tác nhân gây NKH thường gặp trong nhiều nghiên cứu của các tác giả như sau:

Tác nhân phân lập từ đường máu

NNIS (1990)

Bạch Mai (2010)*

BV Chợ Rẫy (2009)**

5 BV TPHCM (2010)***

Gram âm













Klebsiella pneumonia

0,0

10,0

14,1

15,89

P. aeruginosa

0,0

3,0

17,9

7,48

Acinetobacter spp.

0,0

5,0

22,6

8,41

Escherichia coli

0,0

17,8

14,5

12,15

Enterobacter spp

5,3

1,7




0,93

Gram dương













Staphylococus aureus

16,1

13,6

5,9

12,15

SCN

2,7

2,7

16,2

19,63

Streptococcus spp

0,0

10,7

-

2,8

Enteroccocus

3,6

3,6

-

0,93

Khác













Candida

10,2

0,0

0,9

-

*Đoàn Phương Mai, ** Phạm Thị Ngọc Thảo, *** Nguyễn Thanh Bảo,
2.3. Phân loại catheter theo vị trí đặt
Phân loại theo mạch máu:
- Catheter đặt vào trong động, tĩnh mạch ngoại biên
- Catheter đặt vào tĩnh mạch trung tâm
- Catheter đặt vào tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên
- Catheter đặt vào trong động mạch
Phân loại theo thời gian sử dụng:
- Catheter đặt tạm thời
- Catheter đặt ngắn ngày
- Catheter đặt dài ngày
Phân theo vị trí đặt:
- Catheter tĩnh mạch dưới đòn
- Catheter tĩnh mạch bẹn
- Catheter tĩnh mạch cảnh trong
- Catheter ngoại biên
- Catheter trung tâm từ ngoại biên
- Catheter đặt từ da tạo thành đường hầm dẫn vào mạch máu (catheter tạo đường hầm hoặc không tạo đường hầm)
- Catheter có tẩm kháng sinh, thuốc kháng khuẩn, thuốc chống đông (heparin)…
- Catheter nhiều đường vào
3. Biện pháp phòng ngừa
3.1. Giáo dục, đào tạo nhân viên y tế
- NVYT phải được huấn luyện, giáo dục việc tuân thủ chỉ định, quy trình đặt và chăm sóc catheter đặt trong lòng mạch và những biện pháp KSNK nhằm làm giảm NKH liên quan đến việc đặt catheter.
- Cơ sở KBCB phải đánh giá định kỳ kiến thức và sự tuân thủ của tất cả NVYT có liên quan đến việc đặt và chăm sóc catheter.
- Cần để NVYT đã được đào tạo trực tiếp thực hiện đặt và chăm sóc catheter
3.2 Lựa chọn vị trí và chăm sóc loại catheter
Catheter ngoại biên và catheter có độ dài trung bình
- Việc lựa chọn catheter phải dựa trên mục đích và thời gian sử dụng, những biến chứng nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn (viêm mao mạch và rò rỉ dịch) và kinh nghiệm của từng cá nhân khi đặt catheter.
- Ở người lớn, nên sử dụng mạch máu ở chi trên. Trong trường hợp phải đặt đường truyền ở chi dưới nên chuyển vị trí đặt từ chi dưới lên chi trên nếu có thể thay đổi.
- Ở trẻ em, nên ưu tiên chi trên. Trong trường hợp không còn nơi khác, có thể đặt ở chi dưới hoặc vùng da đầu lành lặn.
- Tránh sử dụng kim bằng thép để truyền dịch và thuốc, do nguy cơ gây hoại tử mô và có thể thấm dịch ra ngoài mạch máu.
- Nên sử dụng ống catheter có độ dài trung bình đặt vào mạch máu trung tâm khi thời gian điều trị kéo dài trên 6 ngày.
- Cần thăm khám hằng ngày bằng quan sát trực tiếp để phát hiện dấu hiệu sưng, nóng, đỏ của vị trí đặt catheter khi sử dụng loại băng keo trong. Không nên tháo bỏ bông gạc vô khuẩn che phủ vị trí đặt catheter chỉ để xem nếu không có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
- Rút bỏ catheter trong trường hợp có sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí đặt hoặc có những dấu hiệu NKH có liên quan đến đặt catheter.
Catheter trung tâm
- Phải cân nhắc đến lợi ích, nguy cơ và hậu quả khi tiến hành đặt catheter trung tâm do những biến chứng cơ học khi đặt tĩnh mạch trung tâm như tràn khí màng phổi, thủng động mạch dưới đòn, rách hoặc chít hẹp tĩnh mạch dưới đòn, tràn máu, thuyên tắc mạch, thuyên tắc khí và khả năng đặt nhầm.
- Nên tránh đặt catheter trung tâm từ mạch máu ở vùng bẹn ở người lớn, do gần với đường đại tiện, đường tiểu tiện nguy cơ NKH cao hơn.
- Ưu tiên chọn vị trí đặt catheter từ vị trí tĩnh mạch dưới đòn hoặc tĩnh mạch cảnh hơn là sử dụng tĩnh mạch bẹn nhằm giảm tới mức thấp nhất nguy cơ nhiễm khuẩn khi đặt catheter không tạo đường hầm.
- Không nên sử dụng tĩnh mạch cảnh cho chạy thận nhân tạo hoặc thay huyết tương và những NB có bệnh thận, nhằm tránh gây hẹp tĩnh mạch dưới đòn.
- Nên sử dụng phương pháp tạo đường thông động mạch - tĩnh mạch cho những NB bị suy thận mạn tính, cần phải đặt catheter trung tâm để thiết lập thực hiện chạy thận nhân tạo.
- Nên đặt catheter trung tâm dưới hướng dẫn của siêu âm nếu như kỹ thuật trên có sẵn trong bệnh viện nhằm làm giảm số lượng catheter sử dụng và biến chứng cơ học do đặt. Việc thực hiện kỹ thuật này chỉ được sử dụng khi người đặt đã được đào tạo về sử dụng máy siêu âm để đặt.
- Nên sử dụng những catheter có ít cửa bơm thuốc hoặc chỉ có những đường truyền cần thiết thực hiện trên NB.
- Rút bỏ ngay các catheter khi không còn cần thiết cho chẩn đoán và điều trị.
- Thay đường truyền càng sớm càng tốt khi quá trình đặt và kỹ thuật đặt không bảo đảm vô khuẩn (như đặt trong tình trạng khẩn cấp) và nên thực hiện trong vòng 48 giờ.

tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương