MỞ ĐẦu tính CẤP thiẾt cỦa đỀ tài


Hình dạng và độ bạc bụng của hạt



tải về 1.99 Mb.
trang14/21
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích1.99 Mb.
#38490
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21

3.3.6. Hình dạng và độ bạc bụng của hạt


Độ bạc bụng phân cấp 0-9 dựa vào thể tích vết đục so với thể tích của cả hạt gạo và tỷ lệ số hạt bị bạc bụng. Hạt gạo các giống lúa tẻ Khang Dân, BG 367-2, Sài Đường Kiến An và Lốc Nước cho thấy có độ bạc bụng thuộc cấp độ 1 (vùng bạc bụng ít hơn 10% ở trong hạt gạo); hạt gạo giống Lốc Nước có cấp độ bạc bụng 5 (vùng bạc bụng 11-20%). Đối với gạo tẻ tỷ lệ bạc bụng cao sẽ làm tăng tỷ lệ gãy của hạt trong quá trình xay xát, ảnh hưởng đến năng suất xay chà [18].

Để đánh giá hình dạng hạt gạo chúng tôi xác định tỷ lệ dài/rộng của hạt gạo. Kết quả cho thấy giống nếp IRRI 352 có hình dạng hạt mập, tròn, tỷ lệ dài/rộng của hạt gạo là 1,97. Các giống lúa tẻ còn lại đều có hình dạng hạt thon mức trung bình. Hạt gạo tẻ có hình thái thon dài (tỷ lệ dài/rộng > 3,0) và trung bình (tỷ lệ dài/rộng đạt từ 2,1-3,0) được ưa thích cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu hơn hình dạng hạt gạo mập tròn [18].



Bảng 3.7. Chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa

Giống

Protein (%)

Tinh bột (%)

Amylose (%)

Lipid (%)

Độ trải gel (cm)

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

KD

7,9A±0,0

7,8A±0,1

67,4±1,0

68,7A±0,8

26,8A±0,7

27,0A±0,1

2,0±0,2

2,2A±0,0

28,7A±0,7

25,3A±0,3

L1

9,6B±0,2

9,8B±0,5

66,3±4,4

66,3A±1,8

2,0B±0,1

2,1B±0,0

2,1±0,2

2,1AB±0,1

93,6B±1,3

91,9B±1,3

L3

10,6C±0,0

10,6C±0,0

65,7±1,2

65,5A±3,7

23,6C±1,6

23,7C±0,3

2,0±0,2

1,9B±0,1

43,8C±1,0

42,8C±0,5

L25

9,6B±0,0

9,7B±0,2

65,9±4,9

66,5A±1,3

22,7C±1,9

22,8D±0,2

2,0±0,3

2,1AB±0,0

50,2D±0,6

49,7D±0,5

L27

10,1D±0,1

10,0BC±0,2

73,0±2,0

74,6B±0,4

23,4C±0,3

23,7C±0,0

1,9a±0,2

2,2Ab±0,0

42,8C±0,8

42,1C±0,3

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của giống và mùa vụ đối với chỉ tiêu chất lượng hạt gạo



Chỉ tiêu

Giá trị F và (giá trị P)

Df

Giống

Mùa vụ

Giống*Mùa vụ

Protein (%)

4

150,41 (<0,001)

0,13 (0,72)

0,63 (0,65)

Tinh bột (%)

4

9,69 (<0,001)

0,51 (0,48)

0,13 (0,97)

Amylose (%)

4

921,05 (<0,001)

0,25 (0,63)

0,23 (0,99)

Lipid (%)

4

0,65 (0,63)

4,32 (0,05)

1,19 (0,35)

Chiều dài gel

4

5644,67 (<0,001)

24,53 (<0,001)

3,07 (0,04)


3.4. Đánh giá tính kháng ry nâu ca các ging lúa

3.4.1. Đánh giá tính kháng rầy trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng


* Đánh giá tính kháng rầy trong nhà lưới

Tính kháng rầy của các giống lúa nghiên cứu với quần thể rầy nâu Thừa Thiên Huế được đánh giá theo từng giống riêng lẽ trong ống nghiệm (không có sự lựa chọn thức ăn: non-choice test) và tất cả các giống trong khay mạ (có sự lựa chọn thức ăn: choice test).



+Theo phương pháp ống nghiệm:

Kết quả cho thấy, sau 5 ngày lây nhiễm các giống lúa nghiên cứu đều kháng tốt với quần thể rầy nâu Thừa Thiên Huế (cấp gây hại từ 1,8-2,5), giống Khang Dân có biểu hiện kháng vừa (cấp gây hại là 4,5). Tuy nhiên, sau 7 ngày lây nhiễm biểu hiện kháng rầy nâu của các giống lúa giảm đi, cấp gây hại tăng lên so với kết quả đánh giá sau 5 ngày lây nhiễm. Trong khi giống Khang Dân ghi nhận cấp gây hại của rầy là 5,8 tương ứng với mức độ nhiễm rầy nâu thì các giống lúa nghiên cứu IRRI 352, BG 367-2, Sài Đường Kiến An và Lốc Nước vẫn biểu hiện kháng vừa với quần thể rầy nâu tại Thừa Thiên Huế (cấp gây hại từ 3,7-4,3) (Bảng 3.9).

+ Theo phương pháp hộp mạ:



Kết quả so sánh tính kháng rầy của các giống lúa theo phương pháp hộp mạ như sau: sau 5 ngày lây nhiễm các giống lúa nghiên cứu biểu hiện kháng rầy nâu (cấp gây hại 1,8-2,3), giống Khang Dân nhiễm vừa (cấp gây hại 5,2). Sau 7 ngày lây nhiễm thì cấp gây hại của rầy nâu đối với các giống lúa nghiên cứu tăng lên (dao động từ 3,8-4,2), trong đó các giống BG 367-2, Sài Đường Kiến An và Lốc Nước kháng vừa với rầy nâu thể hiện ở cấp gây hại từ 3,8-4,3; giống Khang Dân nhiễm rầy nâu (cấp gây hại 6,2); giống lúa IRRI 352 nhiễm vừa (cấp gây hại 4,7) (Bảng 3.9).

Qua kết quả thử nghiệm phản ứng với rầy nâu trong nhà lưới, chúng tôi nhận thấy các giống lúa BG 367-2, Sài Đường Kiến An và Lốc Nước đều kháng rầy nâu khá tốt, trong khi đó giống Khang Dân nhiễm với rầy nâu. Theo tài liệu trước đây Khang Dân là giống có khả năng kháng với quần thể rầy nâu Thừa Thiên Huế, song vài năm trở lại đây giống Khang Dân và một số giống lúa trồng phổ biến ở Thừa Thiên Huế như HT1, Xi23, 13/2, Xi21 đều có biểu hiện nhiễm rầy nâu thuộc biotype 1 và biotype 2 [13]. Kết quả này có thể do sự thay đổi biotype rầy nâu làm mất khả năng kháng của giống Khang Dân, nghiên cứu của Saxena 1983 cũng chỉ ra rằng việc sử dụng các giống lúa đơn gen liên tục trong nhiều năm làm cho biotype của rầy nâu phát triển, chúng có thể thích ứng và gây hại được trên các giống lúa đó [87].



Giống

SLN 5

SLN 7

Ống nghiệm

Hộp mạ

Ống nghiệm

Hộp mạ

KD

4,5A

5,2A

5,8A

6,2A

L1

2,5B

2,2B

4,2B

4,7B

L3

2,2B

1,8B

4,3BC

4,3BC

L25

2,0B

2,3B

3,7CD

3,8CD

L27

1,8C

1,8C

3,8D

3,8D

TN1

5,5D

7,3D

8,3E

9,0E

Bảng 3.9. Cấp gây hại của rầy nâu trên các giống lúa nghiên cứu

Bảng 3.10. Mức độ nhiễm rầy nâu của các giống lúa ngoài đồng ruộng

Đơn vị tính: con/m2

Giống

45 NSG

52 NSG

59 NSG

66 NSG

73 NSG

80 NSG

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

KD

1,7A±0,1

0,0

22,4A±0,4

0,0

27,5Aa±0,5

3,6Ab±0,2

30,4Aa±1,4

35,6Ab±1,6

150,2Aa±2,2

65,4Ab±2,4

545,4Aa±15,4

52,8Ab±1,8

L1

2,7B±0,4

0,0

25,1B±0,9

0,0

46,1Ba±0,3

1,5Bb±0,0

56,3Ba±1,3

14,4Bb±0,4

278,6Ba±8,6

46,1Bb±1,1

524,7Aa±9,6

25,1Bb±1,9

L3

1,5A±0,0

0,0

16,5C±1,2

0,0

25,5Ca±0,5

1,0Cb±0,1

26,2Ca±2,0

12,5BCb±0,5

120,2Ca±5,2

50,2Bb±0,2

295,6Ba±5,6

27,6BCb±0,6

L25

1,9A±0,2

0,0

18,6D±0,6

0,0

36,3Da±0,3

2,6Db±0,1

39,4Da±0,4

9,7Db±0,7

112,4Ca±4,4

25,5Cb±2,5

186,3Ca±3,3

16,5Db±2,5

L27

2,1A±0,2

0,0

18,2CD±0,2

0,0

27,4Aa±0,4

1,7Bb±0,2

31,3Aa±1,3

10,3CDb±0,3

109,1Ca±9,1

27,5Cb±1,5

163,0Ca±3,0

22,4Cb±1,4

Bảng 3.10. Mức độ nhiễm rầy nâu của các giống lúa ngoài đồng ruộng (tiếp tục)

Đơn vị tính: con/m2

Giống

87 NSG

94 NSG

101 NSG

108 NSG

115 NSG

122 NSG

129 NSG

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

KD

170,3Aa±10,3

42,5Ab±2,5

48,2A±1,2

50,4A±1,4

10,5Aa±0,5

300,4Ab±16,4

0,0

498,8A±28,8

0,0

204,4A±14,4

0,0

32,4A±2,4

0,0

13,6A±0,6

L1

193,6Ba±6,6

34,1Bb±1,1

57,4Ba±1,4

76,1Bb±1,1

7,5Ba±1,0

218,2Bb±18,2

0,0

345,6B±9,6

0,0

293,6B±11,4

0,0

20,2B±1,2

0,0

9,6B±0,6

L3

70,2Ca±0,2

30,1Bb±0,1

43,9A±6,1

47,3A±0,3

1,2Ca±0,1

216,2Bb±17,9

0,0

184,2C±4,2

0,0

121,3C±1,7

0,0

10,5C±0,5

0,0

3,5C±0,3

L25

73,9Ca±1,9

25,4Cb±2,4

58,2Ba±1,8

26,0Cb±2,0

4,5Da±0,5

120,2Cb±4,8

0,0

124,7D±3,7

0,0

72,8D±2,8

0,0

8,5C±1,5

0,0

3,6C±0,2

L27

94,0Da±1,0

12,0Db±1,0

46,2Aa±1,2

30,4Db±1,4

5,4Da±0,4

150,2Cb±2,2

0,0

245,4E±5,4

0,0

110,3E±3,3

0,0

12,5D±0,5

0,0

6,7D±0,7

* Đánh giá tính kháng rầy ngoài đồng ruộng

Kết quả được trình bày ở bảng 3.10, hình 3.5 và hình 3.6 cho thấy, số lượng rầy nâu thay đổi ở mỗi giống lúa nghiên cứu, mỗi thời điểm sinh trưởng khác nhau và mùa vụ khác nhau.

Trong vụ Hè Thu (từ tháng 5-tháng 9), rầy nâu bắt đầu xuất hiện trên các giống lúa khá muộn (vào thời điểm 45 ngày sau gieo) với số lượng rất ít, mật độ thấp. Nguyên nhân có thể là do thời tiết trước giai đoạn lúa trổ khá nắng nóng (từ tháng 5 đến cuối tháng 7), lại không có mưa nên không thuận lợi cho rầy xuất hiện. Tuy nhiên, đến cuối tháng 7 lượng rầy xuất hiện nhiều hơn, đến gần giữa tháng 8 mật độ rầy nâu đạt cực đại ở hầu hết các giống lúa nghiên cứu (Bảng 3.10).

Biểu đồ diễn biến mật độ rầy nâu ở hình 3.5 cho thấy, mật độ rầy nâu bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn lúa đẻ nhánh với mật độ rầy thấp sau đó tăng. Đến giai đoạn lúa làm đòng-73 ngày sau gieo thì mật độ rầy tăng vọt với số lượng rầy dao động từ 109,1 con/m2 (giống Lốc Nước) đến 278,6 con/m2 (giống IRRI 352). Đến giai đoạn lúa trổ-80 ngày sau gieo thì mật độ rầy nâu đạt cực đại ở tất cả các giống lúa, trong đó giống Khang Dân có mật độ cao nhất 545,4 con/m2. Các giống lúa còn lại có mật độ rầy thấp hơn so với giống Khang Dân (Hình 3.5).

Thời gian từ khi lúa trổ cho đến khi chín, mật độ rầy nâu giảm mạnh cho đến kết thúc quá trình điều tra vào thời điểm 101 ngày sau gieo thì lượng rầy nâu trên các giống lúa dao động 4,05-12,40 con/m2. Mật độ rầy nâu giảm nhanh chóng có thể là do lượng mưa lớn, liên tiếp do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vào những ngày cuối tháng 8, hơn nữa đây cũng là giai đoạn cây lúa già nên nguồn thức ăn cho rầy không còn thuận lợi.

Kết quả theo dõi diễn biến mật độ rầy nâu trong vụ Đông Xuân được thể hiện ở bảng 3.10 và hình 3.6. Vụ Đông Xuân (từ tháng 1-tháng 5) rầy nâu bắt đầu xuất hiện vào thời điểm 60 ngày sau gieo. Lượng rầy ban đầu rất thấp ở tất cả các giống do thời tiết thời điểm không khí lạnh tăng cường, gây ra rét, rét đậm kéo dài 24-25 ngày (Hình 3.2). Tuy nhiên từ đầu tháng 4 đến tháng 5, thời tiết có nắng xen kẻ một số cơn mưa thì lượng rầy xuất hiện nhiều ở các giống lúa nghiên cứu và tăng dần mật độ. Tuy nhiên có một giai đoạn khoảng từ ngày 25/3-1/4 thì mật độ rầy giảm xuống có thể do có đợt rét đậm, rét hại vào thời điểm này làm rầy chết. Mật độ rầy/m2 tiếp tục tăng từ tháng giữa tháng 3-giai đoạn lúa làm đòng và đạt mật độ cao nhất ở giai đoạn trỗ rộ. Mật độ rầy/m2 cao nhất ở giống Khang Dân ở giai đoạn lúa trổ rộ (498,8 con/m2).



Dựa vào kết quả đánh giá mật độ rầy nâu ở ruộng lúa thí nghiệm qua từng thời kì sinh trưởng-phát triển, chúng tôi nhận thấy có sự tương đối đồng nhất giữa kết quả lây nhiễm nhân tạo trong phòng thí nghiệm và mật độ rầy nâu ngoài đồng ruộng của các giống. Các giống BG 367-2, Sài Đường Kiến An và Lốc Nước có biểu hiện kháng trong phòng thí nghiệm thì mật độ rầy nâu trên đồng ruộng cũng thấp hơn so với các giống khác. Riêng đối với giống IRRI 352 ở phương pháp ống nghiệm thì có biểu hiện kháng vừa với rầy nâu, nhưng ở phương pháp hộp mạ lại có biểu hiện nhiễm vừa và mật độ rầy nâu trên đồng ruộng cao ở giai đoạn làm đòng và trỗ. Do vậy, đây là giống lúa cần phải theo dõi thêm về biểu hiện kháng rầy nâu để có kết luận chính xác hơn. Qua kết quả đánh giá diễn biến mật độ rầy nâu ở các giống lúa qua vụ Hè Thu và Đông Xuân, giống lúa Khang Dân vẫn là giống có mật độ rầy nâu trên cây cao nhất. Các giống BG 367-2, Sài Đường Kiến An và Lốc Nước có mật độ rầy nâu thấp, biểu hiện khả năng kháng rầy nâu, đây có thể là những giống kháng rầy nâu tốt.

Kết quả phân tích ANOVA hai yếu tố (Bảng 3.11) cho thấy khả năng kháng rầy nâu của các giống lúa nghiên cứu phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống và yếu tố thời tiết khí hậu của vụ mùa.






tải về 1.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương