Luận văn thạc sỹ y họC


lâm sàng cận lâm sàng và phương pháp xử trí trong chuyển dạ ở sản phụ



tải về 0.61 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/44
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2022
Kích0.61 Mb.
#53151
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   44
nghien cuuu vien gan b san phu(FILEminimizer)

lâm sàng cận lâm sàng và phương pháp xử trí trong chuyển dạ ở sản phụ 
viêm gan B tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm (2006 - 2010)”. 
Nhằm hai mục tiêu: 
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm của viêm gan virus B trên 
sản phụ chuyển dạ đẻ. 
2. Nhận xét các phương pháp xử trí trong chuyển dạ ở sản phụ viêm 
gan B. 


13
Chương 1 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. VIRUS VIÊM GAN B (HBV). 
Năm 1965, Blumberg B.S và cộng sự đã mô tả kháng nguyên đặc trưng 
của thổ dân châu Úc gọi là kháng nguyên Australia (Au), kháng nguyên Au 
được Prince cho là có mối liên quan mật thiết với viêm gan B và sau này được 
xác nhận đó chính là kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (Hepatitis B surface 
antigen – HBsAg). Mười năm sau khi phát hiện HBsAg, người ta đã phát hiện và 
mô tả đầy đủ lần lượt virus, các kháng nguyên, các kháng thể của HBV. 
Có 3 hệ thống kháng nguyên đặc hiệu cho HBV là: HBsAg, HBcAg, HBeAg 
và các kháng thể tương ứng là: Anti- HBsAg, Anti- HBcAg và Anti- HBeAg. 
HBsAg là kháng nguyên bề mặt của HBV. HBsAg, xuất hiện sớm trong 
huyết thanh, trước khi có biểu hiện lâm sàng vàng da từ khoãng 1 tuần đến 1 
tháng. HBsAg mất đi sau 2 đến 3 tháng, nhưng có thể tồn tại đến 6 tháng hay 


14
suốt cả cuộc đời. Những người có HBsAg(+) trong huyết thanh kéo dài trên 6 
tháng đều được coi như là người mang virus mạn tính [5], [52]. 
HBcAg là kháng nguyên lõi của HBV. HBcAg chỉ có thể tìm thấy ở 
trong nhân của tế bào gan khi sinh thiết gan của người nhiễm HBV [11], [20]. 
HBeAg là kháng nguyên nhân, xuất hiện sớm ngay từ thời kỳ ủ bệnh 
gần như cùng một lúc với HBsAg trước khi có dấu hiệu lâm sàng và tổn 
thương gan. HBeAg (+) chứng tỏ HBV đang hoạt động nhân lên trong máu và 
khẳ năng lây truyền của HBV lúc này rất lớn, đặc biệt là lây truyền từ mẹ 
sang con tới 95.31% [32].
Anti-HBsAg xuất hiện sau khi HBsAg mất đi. Sự hiện diện của Anti-
HBsAg(+) và HBsAg(-) chứng tỏ bệnh đã khỏi hoàn toàn, hoặc bệnh nhân đã 
được tiêm phòng có hiệu quả. Jean, Figueroa và Caurnes gọi giai đoạn 
HBsAg mất đi trong khi Anti-HBsAg chưa xuất hiện là giai đoạn “cửa sổ 
miễn dịch” sau khi bị lây nhiễm và việc chẩn đoán nhiễm HBV ở giai đoạn 
này phải dựa vào sự có mặt của Anti-HBsAg loại IgM [20], [75]. 
Anti-HBc xuất hiện sớm trước Anti-HBsAg, thường vào lúc bắt đầu có 
triệu chứng lâm sàng. Có hai loại Anti-HBcAg: IgM và IgG. Anti-HBcAg 
IgM(+) ở giai đoạn nhiễm HBV cấp tính, đến giai đoạn mạn tính hoặc hồi 
phục thì mất dần, thay vào đó là Anti- HBcAg IgG có thể tồn tại lâu dài và có 
thể suốt đời. Anti-HBcAg không có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm 
nhập của virus nhưng sự có mặt của nó là một chỉ điểm tốt cho thấy HBV 
đang ở giai đoạn cấp, mạn, hồi phục, người mang virus mạn tính hoặc đã 
nhiễm virus trong tiền sử [43], [54], [70]. 
Anti-HBeAg xuất hiện sớm, thường tìm thấy ở cuối giai đoạn cấp tính. 
Trong viêm gan B cấp, nếu có mặt của HBeAg sẽ nói lên nhiễm virus ở giai 
đoạn đầu thì sự xuất hiện của Anti-HBeAg là một dấu hiệu tốt chứng tỏ cơ thể 


15
người bệnh đang hình thành đáp ứng miễn dịch đầy đủ và không trở thành 
người mang virus mạn tính. [43], [70]. 
Dịch tễ học 
Viêm gan B là một vấn đề mang tính toàn cầu, tồn tại ở ngay cả những 
nơi xa xôi nhất trên thế giới. Viêm gan B phổ biến nhất ở các nước đang phát 
triển như Châu Phi, Trung Quốc, Đông Nam Á, một phần Nam Mỹ và các đảo 
Thái Bình Dương. Ở các nước, tỷ lệ người lành có HBsAg(+) cao nên tần 
xuất nhiễm HBV ở phụ nữ có thai cũng rất cao. Ở Pháp, theo Hevré, chỉ có 
0.5 đến 2.5% phụ nữ có thai mang HBsAg(+) [77]. Trong khi đó, theo kết quả 
nghiên cứu của Bart ở Đài Loan, tỷ lệ này là 5% [42]. Việt Nam là một trong 
những nước có tỷ lệ nhiễm HBV cao nhất thế giới. Tại thành phố Hà Nội, Cao 
Thanh Thuỷ và Vũ Thị Tường Vân nghiên cứu 12.9% đến 13.03% các thai 
phụ có HbsAg(+) [31], [32]. Martin, Madjine và Trepo đều nhận thấy tỷ lệ 
nhiễm HBV cao hơn ở những thai phụ có mức sống thấp, dinh dưỡng kém 
[56], [57], [74]. Tỷ lệ HBV có biến chứng của các thai phụ ở Ấn Độ, Châu 
Phi cao gấp 50 lần so với ở Mỹ và các nước Đông Âu. VGVR B thường xảy 
ra ở 3 tháng cuối, thường gặp nhất là vào tháng 9 của thời kỳ thai nghén. 
HBV lây truyền qua đường máu, đường quan hệ tình dục và lây từ mẹ 
sang con. 
Lây từ mẹ sang con: qua rau thai 10%, trong khi sinh 53%, và 37% là 
lây qua sữa mẹ. [36] 

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương