Luận văn Thạc sỹ gvhd: ts. Trần Quang Tùng


Phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử xác định MgO



tải về 1.48 Mb.
Chế độ xem pdf
trang17/31
Chuyển đổi dữ liệu22.08.2022
Kích1.48 Mb.
#52975
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   31
[123doc] - phan-tich-dinh-luong-mot-so-nguyen-to-chinh-trong-quang-apatit-bang-phuong-phap-huynh-quang-tia-x-xrf

1.2.5. Phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử xác định MgO 
Đo đường chuẩn magie và nồng độ magie trong mẫu trên máy quang 
phổ hấp thụ nguyên tử tại bước sóng 285,2 nm, hoặc 202,6 nm tùy theo hàm lượng 
Mg trong dung dịch đã vô cơ hóa và đặc tính của máy, sử dụng ngọn lửa 
axetilen/không khí, sử dụng dung dịch lantan clorua để giảm tác động ion hóa. Các 
thông số làm việc của máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 
Mg% = 
4
10
)
(
m
V
b
a
Trong đó: 
a - là nồng độ Mg trong mẫu đo được trên máy, tính bằng miligam trên lit 
(mg/l); 
b - là nồng độ Mg trong mẫu trắng đo được trên máy, tính bằng miligam trên 
lit (mg/l); 
m - là lượng mẫu cân đã sấy khô kiệt tính bằng gam (g); 
V - là thể tích định mức mẫu sau khi vô cơ hóa tính bằng mililit (ml); 
10
4
- là hệ số chuyển đổi. 
1.3. 
Giới thiệu chung về thiết bị huỳnh quang tia X 
1.3.1. Giới thiệu chung về tia X 
Tia X còn gọi là tia Rơnghen do W.K. Roentgen phát minh ra năm 1895 khi 
bắn chùm electron vào lá kim loại. Lúc đầu vì chưa biết rõ bản chất của loại bức xạ 
này nên ông gắn cho nó tên gọi là tia X. 
Tia X thực chất là bức xạ điện từ nhưng có bước sóng ngắn, nằm trong giải từ 
0,01Å (angstrom) tới 10Å (hoặc thậm chí dài hơn) và có năng lượng từ 1.25-100 


Luận văn Thạc sỹ GVHD: TS. Trần Quang Tùng
Học viên: Đỗ Đức Thắng MSHV: 2015B0010 20 
keV. Các tia X có bước sóng ngắn hơn 1Å gọi là tia X cứng và dài hơn 1Å gọi là tia 
X mềm. Năng lượng của tia X tính theo bước sóng như sau. 
Trong đó, E đo bằng KeV, λ đo bằng Å. 
Việc phát minh ra tia X là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phát triển của 
nghành vật lý. Tia X và tia gamma giống nhau ở chỗ đều là bức xạ điện từ, nhưng 
có nguồn gốc khác nhau. Tia gamma sinh ra từ hạt nhân còn tia X sinh ra từ nguyên 
tử. Năng lượng của tia X đặc trưng bằng hiệu năng lượng liên kết của hai vành 
electron trong nguyên tử, do đó nó đặc trưng cho từng nguyên tố. Người ta ví năng 
lượng tia X là “dấu vân tay” của các nguyên tố hóa học nên có thể căn cứ vào đó để 
xây dựng một phương pháp định tính và định lượng cac nguyên tố gọi là phương 
pháp phân tích huỳnh quang tia X. Ngày nay phương pháp này được phát triển trở 
thành một công cụ phân tích mạnh đối với hầu hết các nguyên tố từ nhôm (Al) tới 
Uranium (U) trong bảng tuần hoàn, đáp ứng yêu cầu của nhiều lĩnh vực nghiên cứu 
và ứng dụng. 
Hình 1.5.nguyên lý phát xạ huỳnh quang tia X 


Luận văn Thạc sỹ GVHD: TS. Trần Quang Tùng
Học viên: Đỗ Đức Thắng MSHV: 2015B0010 21 

tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương