Lòng Chúa Thương Xót – 07/2015



tải về 400.24 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích400.24 Kb.
#31173
1   2   3   4

Thiết tưởng cũng rất nên biết rằng, trước khi giã từ cõi thế ngày 20-2-1920, Giaxinta cho biết điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý. Đó là lời khuyến cáo của Đức Mẹ: “Nhiều linh hồn sa hỏa ngục vì tội xác thịt hơn là vì các lý do khác. Những tội đó xúc phạm Chúa rất nặng. Nhiều cuộc hôn nhân không tốt, họ không làm vui lòng Chúa và không thuộc về Thiên Chúa. Các linh mục phải khiết tịnh, rất khiết tịnh. Họ không được bận rộn với bất cứ thứ gì khác ngoài việc quan tâm Giáo hội và các linh hồn. SỰ BẤT TUÂN CỦA CÁC LINH MỤC ĐỐI VỚI CÁC BỀ TRÊN VÀ ĐỨC GIÁO HOÀNG LÀ RẤT LÀM MẤT LÒNG CHÚA. Đức Mẹ không thể ngăn cản bàn tay của Chúa Con khỏi trừng phạt thế giới vì nhiều tội trọng. Hãy nói với mọi người rằng Thiên Chúa ban ân sủng qua Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Maria. Hãy bảo họ cầu xin ân sủng từ Mẹ, và Thánh Tâm Chúa Giêsu muốn được tôn kính cùng với Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Maria”.

Những lời này rất đáng để chúng ta nghiêm túc suy tư mà tự chấn chỉnh cách sống như Chúa Giêsu đã căn dặn: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48).


CHÚC MỪNG BỔN MẠNG

Mừng kính:

- Lễ Thánh Tôma Tông đồ ngày 3/7/2015

- Lễ Thánh Ignatiô Loyola, linh mục, ngày 31/7/2015

Ban BT Tập san TLHT LCTX chúc mừng bổn mạng các anh:

TÔMA ĐỖ LỘC SƠN

IGNATIÔ ĐẶNG PHÚC MINH

là cộng tác viên của Tập san.

Chúc các anh luôn sống theo mẫu gương khiêm nhường và thánh thiện của các Thánh nhân.













Fx Đỗ Công Minh
Cùng chung niềm vui với Giáo hội EL SALVADOR cũng như Hội Thánh toàn cầu, người tín hữu Công Giáo Việt Nam đón mừng một Tân Chân Phước Tử đạo miền Trung Mỹ. Ngày 23 tháng 5 năm 2015 vừa qua, tại thủ đô San Salvador, Thánh lễ tuyên phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám mục Oscar Romero đã thu hút 250.000 người. Chúng ta cùng tìm hiểu về cuộc đời và cuộc tử đạo của vị Chân Phước 35 năm về trước (1980).

Thánh lễ đã diễn ra tại quảng trường Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc ở San Salvador, thủ đô của El Salvador, lúc 10 giờ sáng giờ địa phương. Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, đã thay mặt Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ này và đọc nghị định tuyên phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Romero.

Trong thánh lễ còn có 7 vị Hồng Y, 90 Giám Mục và hơn 1.000 linh mục tham dự, cùng với một số nguyên thủ quốc gia, trong đó có tổng thống Ecuador và tổng thống Panama.

Tiểu sử và cuộc đời Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero

Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero sinh ngày 15/08/1917 trong một gia đình có 8 người con. Ngài được thụ phong linh mục tại Rôma vào ngày 04/04/1942. 

Sau khi thụ phong linh mục, cha Romero tiếp tục ở lại Roma để theo học chương trình tiến sĩ thần học. Nhưng vì cuộc nội chiến tại El Salvador và Giáo Hội tại nước này thiếu linh mục, ngài được gọi về nước.

Và trong hơn 20 năm sau đó, ngài làm cha xứ và thư ký cho Tòa giám mục San Miguel. Năm 1970, cha Oscar Romero được tấn phong giám mục và làm phụ tá cho Đức Cha Chavéz, Tổng Giám Mục San Salvador và ngày 23/02/1977, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của San Salvador. 

Ngày 12/03/1977, một linh mục dòng Tên, cha Rutilio Grande – một trong những linh mục đầu tiên được ngài truyền chức và là một người can đảm đấu tranh cho những người nghèo – bị sát hại. 

Chứng kiến cảnh một linh mục can đảm đấu tranh cho người nghèo bị giết hại như vậy, Ðức cha Romero đã phản ứng rất mạnh. Ngài đã ra lệnh đóng cửa trường học do Giáo Hội điều hành trong ba ngày và đình hoãn mọi thánh lễ trên toàn quốc trong tuần lễ kế tiếp, ngoại trừ một thánh lễ đặc biệt tại nhà thờ chính tòa San Salvador.

Trong bài giảng tại thánh lễ đặc biệt đó cũng như trong các thánh lễ các Chúa Nhật tiếp theo, ngài đã lên tiếng tố cáo những tội ác, bất công do giới cầm quyền gây nên. 

Và một quyết định nữa nói lên việc ngài toàn tâm toàn lực đấu tranh cho công lý, cho người nghèo là việc ngài cho ngưng xây cất nhà thờ Chính tòa San Salvador. Ngài nói: “Khi nào chiến tranh chấm dứt, những người đói khổ được ăn uống đầy đủ và trẻ con được giáo dục, lúc đó chúng ta sẽ tiếp tục xây cất nhà thờ chính tòa”.

Chính sự cương quyết và can đảm đó, ngài đã trở thành cái gai trong mắt những người có quyền, có thế lực tại El Salvador. Ngài luôn bị đe dọa, luôn phải đối diện với nguy hiểm. Biết vậy, ngài vẫn không im lặng, hay tìm một nơi khác an toàn. Chiều ngày 24/3/1980, Đức Cha Romero cử hành Thánh lễ cầu hồn cho thân mẫu của một người bạn tại nguyện đường của một bệnh viện ở thủ đô San Salvador. Ngài bị bắn chết ngay sau bài giảng nẩy lửa của mình.

Thư Đức Thánh Cha nhân lễ phong Chân Phước cho Đức TGM Romero

Đức Thánh Cha Phan Xi Cô đề cao tấm gương của Tân Chân Phước Oscar Romero và mời gọi toàn dân El Salvador tiến vào con đường hòa giải đích thực.

Ngài viết:

Lễ phong chân phước cho Đức Cha Oscar Arnulfo Romero Galdámez, Cố Chủ Chăn của Tổng giáo phận San Salvador yêu quí, là động lực vui mừng lớn lao cho dân Salvador và cho chúng ta là những người đang được hưởng tấm gương của những người con ưu tú của Giáo Hội. Đức Cha Romero đã xây dựng hòa bình bằng sức mạnh của tình thương, làm chứng về đức tin bằng cuộc sống hiến thân đến cùng.

Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Ngài giữa những khó khăn và luôn tỏ ra quan tâm đối với những nhu cầu của dân. Chúa thấy sự áp bức, Ngài nghe tiếng kêu đau thương của con cái và chạy đến cứu giúp để giải thoát họ khỏi áp bức và đưa họ đến miền đất mới, màu mỡ và rộng rãi, đất ”chảy sữa và mật” (Xc Xh 3,7-8). Như xưa kia Chúa đã chọn Môisê để, nhân danh Ngài, hướng dẫn dân, Chúa vẫn còn tiếp tục khơi lên những mục tử theo con tim Ngài, dẫn dắt đoàn Chiên Chúa một cách khôn ngoan và sáng suốt (Xc Gr 3,15).

Tại đất nước tươi đẹp ở Trung Mỹ này, được Thái Bình Dương tưới gội, Chúa đã ban cho Giáo Hội một Giám Mục nhiệt thành, kính mến Chúa và phục vụ anh chị em, trở thành hình ảnh của Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành. Trong thời kỳ sống chung khó khăn, Đức Cha Romero đã biết hướng dẫn, bênh đỡ và bảo vệ đoàn chiên của Người, luôn trung thành với Tin Mừng và hiệp thông với toàn thể Giáo Hội. Sứ vụ của Người trổi vượt vì sự quan tâm đặc biệt đối với những người nghèo khổ nhất và bị gạt ra ngoài lề. Và trong cái chết của Người, lúc cử hành Hy tế thánh của tình yêu và hòa giải, Người đã nhận được ơn đồng hóa trọn vẹn với Đấng đã hiến mạng sống vì đoàn chiên.

Trong ngày vui mừng này đối với Quốc Dân Salvador, cũng như cho các nước anh em Mỹ châu la tinh, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho vị Giám Mục tử đạo khả năng nhìn và nghe nỗi đau khổ của dân, và uốn nắn con tim của mình, để nhân danh Chúa, hướng dẫn và soi sáng cho dân, đến độ thực thi trọn vẹn lòng bác ái Kitô.

Tiếng nói của vị Tân Chân Phước tiếp tục vang vọng ngày nay để nhắc nhớ chúng ta rằng Giáo Hội, là cộng đồng anh chị em được tập hợp quanh Chúa, là gia đình của Thiên Chúa, trong đó không được có sự chia rẽ nào. Niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô, khi được hiểu đúng và đón nhận với những hệ luận cuối cùng, sẽ sinh ra những cộng đoàn xây dựng hòa bình và tình liên đới…”.

Trong tâm tình hiệp thông với Giáo hội toàn cầu, chúng ta cùng cầu xin Chúa qua lời cầu bầu của Đấng Chân Phước, xin cho các gương lành của Ngài, cuộc sống kiên trung và can đảm của Ngài, những giọt máu Ngài đã đổ ra ngay trên bàn thờ. Ngài đã trở thành của lễ hiến tế dâng lên Thiên Chúa như Đức Giêsu Kitô. Chúa sẽ làm nhiều phép lạ qua Ngài để một thời gian rất gần đây, Hội Thánh Chúa sẽ có thêm một vị Hiển Thánh tử đạo ngay trong thời đại của chúng ta.



CHÚC MỪNG BỔN MẠNG

Ngày 29/7/2015, mừng kính Thánh nữ Martha.

Ban Chấp hành CĐ LCTX chúc mừng bổn mạng chị:

MARTHA NGUYỄN THỊ KIM CHUNG

Xin Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Thánh nữ, luôn phù trợ chị mọi ngày trong cuộc sống.




Gioan Long Vân,

giáo xứ Nhân Hòa

Nhờ sự hướng dẫn của cô Thủy, trưởng Caritas giáo xứ Nhân Hòa, tôi được giới thiệu lên Caritas tổng giáo phận Sài Gòn làm các thủ tục mổ đục thủy tinh thể mắt phải miễn phí ở khu điều trị mắt kỹ thuật cao trên đường Ngô Quyền, quận Năm. Sáng sớm ngày 29 tháng 07 năm 2012, tôi nhờ người quen chở lên khu điều trị theo như điện thoại thông báo của cô Thủy ngày hôm trước. Chưa đến giờ làm việc, tôi xin phép anh bảo vệ vào bên trong hành lang ngồi chờ, tháo cỗ tràng hạt đeo nơi khuỷu tay, thầm đọc kinh, lần chuỗi khấn nguyện Mẹ Maria cho ca mổ được Chúa quan phòng bình an vô sự. Khoảng 6 giờ, hai nhân viên Caritas một nam, một nữ dẫn hai bệnh nhân luống tuổi cũng một nam, một nữ tới. Tôi hỏi thăm và biết họ thuộc giáo xứ Vườn Chuối. Hai bệnh nhân ngồi cách tôi vài dãy ghế. Tôi đứng dậy đi tới lui, đảo mắt nhìn tứ bề chung quanh. Thoáng chốc tôi bắt gặp một bệnh nhân nữ đang lâm râm cầu nguyện, bàn tay phải nhịp nhàng lần từng hạt chuỗi. Tôi thầm nghĩ người phụ nữ này thật đạo đức. Các bệnh nhân theo các thân nhân bắt đầu dồn dập kéo vào bên trong khu điều trị. Bầu không khí trở nên náo nhiệt. Người phụ nữ vẫn lâm râm cầu nguyện, bàn tay phải vẫn nhịp nhàng lần từng hạt chuỗi. Tôi cảm phục người phụ nữ sốt sắng bày tỏ niềm tin, cậy của mình vào các Đấng Bề Trên dù ở chốn đông người.

Được kiểm tra các hồ sơ bệnh án và tình trạng huyết áp lần cuối cùng, các bệnh nhân được hướng dẫn lên lầu trên ngồi ngoài hành lang, chờ kêu tên vào phòng mổ. Tôi tình cờ ngồi gần người đàn ông bệnh nhân thuộc giáo xứ Vườn Chuối đi cùng người phụ nữ “đạo đức” kia. Tôi gợi chuyện hỏi thăm anh ta. Và thật ngỡ ngàng khi biết cả hai họ là Phật giáo. Hóa ra Caritas tổng giáo phận Sài Gòn giúp đỡ tài trợ cả những bệnh nhân ngoài Công giáo. Nhưng điều tôi bị “hố” nhất đó là đã lầm tưởng nữ bệnh nhân kia là người Công giáo, một người Công giáo đạo đức biết lần hạt cầu nguyện trước khi lên bàn mổ. Bà đích thị là một Phật tử sùng tín, ung dung, tự tại lâm râm lần chuỗi cầu kinh giữa chốn đông ngừơi. Tôi ngẫm nghĩ trong số các bệnh nhân được một tổ chức từ thiện Công Giáo tài trợ đến đây mổ mắt miễn phí như Hội Caritas hẳn đa phần là người Công giáo. Hẳn là vậy. Nhưng trước mắt tôi đã chứng kiến chỉ có một bệnh nhân lần chuổi cầu nguyện. Và người đó là một tín đồ Phật giáo!

Tôi bàng quang kể lại câu chuyện. Dẫu biết rằng có thể là phiếm diện. Có thể nhiều bệnh nhân Công giáo đã có những phút cầu nguyện âm thầm, kín đáo trước và trong khi giải phẫu. Điều tôi muốn ngụ ý qua câu chuyện này là cỗ tràng hạt. Bổng dưng trong những năm gần đây ra đường tôi bắt gặp rất nhiều người đeo cỗ tràng hạt nơi khuỷu tay. Người lớn, trẻ nhỏ, người giàu sang, kẻ nghèo hèn cùng đeo. Hỏi thăm biết được rằng các tín đồ Phật giáo đeo cỗ tràng hạt chỉ màu nâu có hình Đức Phật. Riêng các tín hữu Công giáo những cỗ tràng hạt 11 hạt gắn hình Thánh Gía hoặc các hình ảnh Chúa Giêsu và Mẹ Maria đeo khủyu tay đa màu sắc hơn (bản thân tôi đang đeo cỗ tràng hạt màu xanh lơ có gắn một mặt là linh ảnh Lòng Chúa Thương Xót, mặt kia là linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Gíup) và nhiều khi được chế tác mỹ miều, trông bắt mắt. Dù gì thì đối với người tín hữu Công giáo cỗ tràng hạt là một Thánh cụ, giúp chúng ta đọc kinh Mân Côi, suy niệm các biến cố xảy ra trong cuộc đời Chúa Cứu Thế cùng những bước đồng hành của Mẹ Maria. Xưa kia Mẹ đã hiện ra với thánh Đa Minh truyền dạy cho ngài lần chuỗi kinh Mân Côi, tiếp sức cùng ngài truyền bá kinh Mân Côi để lôi kéo các tín hữu Công giáo miền nam nước Pháp ăn năn trở lại, thoát khỏi bè rối Albigenses. Kể từ đó cỗ tràng hạt Mân Côi được mỗi người Kitô hữu tôn sùng. Giáo Hội Công Giáo hằng năm dành trọn tháng Mười để kính Chuỗi Kinh Mân Côi (thường gọi là tháng Mân Côi), nhắc nhở mọi người tín hữu hãy nhớ siêng năng lần hạt Mân Côi. Bởi đó là một trong ba mệnh lệnh của Mẹ Maria khi Ngài hiện ra và ban truyền cho ba trẻ Lucia, Phanxicô và Jacinta tại làng Fatima vào năm 1917. Có lần hiện ra, Mẹ nói với ba trẻ: “Ta là Đức Mẹ Mân Côi. Mẹ đến để cảnh báo loài người phải cải thiện đời sống và xin Chúa thứ tha các tội lỗi của họ. Người ta không nên xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, vì Ngài đã bị xúc phạm quá nhiều rồi. Người ta phải lần Chuỗi Mân Côi và phải lần chuỗi mỗi ngày”.

Sáng qua trên chuyến xe buýt ra bến xe Miền Đông, tôi tình cờ ngồi cạnh một thiếu nữ khoảng 20 tuổi. Cô gái đeo nơi khủy tay trái cỗ tràng hạt màu thiên thanh gắn hình Thánh giá được chế tác óng ánh như một hàng mỹ nghệ. Tôi đoán cô là người Công giáo. Đoán thôi, không dám quả quyết. Bởi biết đâu cô là người ngoại đạo, đeo tràng hạt như một đồ trang sức. Còn nếu thật cô là một tín hữu Công giáo, tôi thầm mong cô đeo cỗ tràng hạt nơi khuỷu tay, không phải chỉ đeo cho có, đeo vì a dua theo ai đó, nhưng là thể hiện đức tin của cô vào sự Huyền Nhiệm cùa cỗ tràng hạt Mân Côi. Tôi thầm mong lần sau tình cờ gặp lại cô ở một nơi nào đó sẽ thấy cô đang cầm cỗ tràng hạt lần chuỗi, miệng thì thầm đọc kinh Mân Côi. Tôi thầm mong như vậy.





ĐÍNH CHÍNH

Trong TLHT số tháng 6/2015, có một số sai sót xin được sửa lại như sau:

1) Mục CĐ LCTX CÔNG TÁC BÁC ÁI TẠI GIÁO ĐIỂM TIN MỪNG, trang 22, dòng thứ 7 (từ dưới lên), có ghi: Tất cả trị giá 40.000.000 đồng, xin sửa lại: Tất cả trị giá 38.805.000 đồng.

2) Mục CĐ LCTX CÔNG TÁC BÁC ÁI TẠI GIÁO ĐIỂM TIN MỪNG, trang 22, dòng thứ 10 (từ dưới lên), có ghi: Cha Đa Minh Ngô Quang Tuyên, chánh xứ Phú Xuân, Tổng thư ký UB Giáo Dân – HĐGMVN, xin sửa lại: Cha Đa Minh Ngô Quang Tuyên, chánh xứ Phú Xuân, Tổng thư ký UB Loan Báo Tin Mừng – HĐGMVN.

3) Mục ÂN NHÂN ĐÓNG GÓP TỔ CHỨC ĐẠI LỄ KÍNH LCTX TẠI TTMV TGP, trang 22, dòng thứ 10 và 11 (từ trên xuống), có ghi: Anh/chị TÂM-TIỆP, GX Chí Hòa, hạt Chí Hòa, xin sửa lại: Anh/chị TÂM-TIỆC, GX Nam Thái, hạt Chí Hòa.

BBT xin thành thật cáo lỗi.



GIÁO DỤC KITÔ GIÁO




Gioakim Trương Đình Giai

(Kỳ 4)

IV. ĐẠO VỢ CHỒNG THEO KITÔ GIÁO

Điều cốt yếu để tạo quan hệ tốt đẹp trong đời sống vợ chồng là: “Vì lòng kính sợ Ðức Kitô, anh em hãy phục tùng lẫn nhau”(Ep 5, 21).

Sống tùng phục lẫn nhau là điều kiện không thể thiếu nhằm đạt được trật tự, hài hòa và bình an đặc biệt trong đời sống hôn nhân.

Việc tùng phục lẫn nhau dựa trên lòng kính sợ Chúa, không hẳn dành cho một con người vì quyền hành của người ấy, vì sự trổi vượt của họ, nhưng đúng hơn là dành cho Đức Kitô, Đấng là sự thật và sự thật mà Đức Kitô có thể tỏ lộ qua người bạn đời của mình, bất luận là chồng hay vợ.



Tùng phục là thái độ của người trưởng thành

Sự tùng phục không thuộc về bản tính tự nhiên của nhân loại, không mang tính bộc phát do hậu quả của nguyên tội. Cần phải có một sự trưởng thành tâm sinh lý, tình cảm và tâm lý mới có thể tùng phục lẫn nhau nhằm giúp nhau cùng lớn lên và hiện thực hóa chính mình.

Sự tùng phục không phải xuất phát từ mặc cảm tự ti của người này đối với người kia, do sợ quyền hành vật chất, tình cảm hay tinh thần mà người kia có được trên bản thân mình nhưng xuất phát từ lòng kính sợ Chúa, và sự thật được phản chiếu nơi người bạn đời mình.

Tùng phục thể hiện sự cao thượng của tâm hồn

Trật tự, hài hòa, hòa bình thực sự chỉ có thể ngự trị không phải do chiến thắng của người này trên người nọ, mà đúng hơn là sự chiến thắng của sự thật, của Đức Kitô.

Biết nhận ra người khác có lý và mình sai lầm luôn luôn là một thách thức. Biết vâng lời vợ/chồng mình vì người ấy nghe theo tiếng nói của chân lý không bao giờ thể hiện sự thua thiệt của bản thân, ngược lại thể hiện sự cao thượng và ngay thẳng của tâm hồn mình, chẳng những không hạ thấp phẩm giá của mình mà còn làm bạn đời nể phục mình hơn nữa mà thôi.

Tùng phục nhau là khiêm tốn đón nhận Chân lý

Điều quan trọng là không phải là hơn thua, dành phần thắng về mình mà làm sao để chân lý được chiến thắng, là giúp nhau nhận ra chân lý. Khi chân lý thắng thì chẳng có ai thua mà cả hai đều thắng.

Vì vậy, cần phải thực sự khiêm tốn để nhận ra chân lý và vâng theo chân lý bất luận chân lý đến từ ai. Chính ở đây mà ta thấy được lòng khiêm tốn là nhân đức căn bản vì không có khiêm tốn làm sao đón nhận được chân lý khi chân lý phản đối chính mình?

Ta có nhiệm vụ tùng phục nhau khi ý thức người bạn đời của mình tượng trưng cho sự thật và ta chỉ có thể xứng đáng với sự tùng phục mà bạn đời dành cho mình bằng việc quy chiếu đến giáo huấn của Đức Kitô, đến sự thật.



Lời khuyên dành cho người vợ

Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa” (Cl 3, 18).

Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa vì chồng là đầu của vợ cũng như Ðức Kitô là Ðầu của Hội Thánh, chính Người là Ðấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người.

Như Hội Thánh tùng phục Ðức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy. Vợ hãy kính sợ chồng” (Ep 5, 22-24).

Chị em là những người vợ, hãy phục tùng chồng, như vậy, dù có những người chồng không tin Lời Chúa, họ cũng sẽ được chinh phục nhờ cách ăn nết ở của chị em mà không cần chị em phải nói lời nào, vì họ thấy cách ăn nết ở trinh tiết và cung kính của chị em” (1Pr 3, 1-2).



Sống nội tâm kín đáo, thùy mị, hiền hòa

Phúc thay kẻ được chung sống với người vợ thông minh, kẻ không lỗi lầm trong lời ăn tiếng nói“ (Hc 25, 8).

Ước chi duyên dáng của chị em không hệ tại ở cái mã bề ngoài như kết tóc, đeo vòng vàng, hay ăn mặc xa hoa, nhưng là con người nội tâm kín đáo, với đồ trang sức không bao giờ hư hỏng đó là tính thùy mị, hiền hòa” (1Pr 3, 3-4).

Phúc thay ai cưới được vợ hiền, tuổi thọ sẽ tăng lên gấp đôi.Vợ đảm đang khiến chồng được sung sướng,được an vui suốt cả cuộc đời. Vợ hiền là số tốt, phận may dành cho những người kính sợ Đức Chúa:Giàu hay nghèo, lòng vẫn cứ an vui, lúc nào nét mặt cũng tươi cười (Hc 26, 1-4).



Tùng phục là biểu hiện của tin yêu

Người phụ nữ được khuyên dành cho người chồng mình một sự tùng phục đặc biệt, không phải chỉ là mang tính hình thức, giả hình nhưng một sự tùng phục thực sự, thể hiện sự tôn kính, vâng lời tương xứng với trật tự tạo dựng và với con người của phụ nữ.

Sự tùng phục được người chồng mong đợi hơn và coi như biểu hiện của sự thán phục, tin tưởng và tình yêu từ phía vợ mình. Để tùng phục chồng mình, người vợ phải xem chồng mình như là đầu của mình bằng việc quy chiếu đến Đức Kitô, đầu của Hội Thánh.

Tùng phục để được yêu hơn

Việc thể hiện tin tưởng, thán phục và tôn kính của người vợ đối với chồng mình tạo điều kiện cho chồng mình đóng vai trò là người chồng tốt hơn, tạo điều kiện cho chồng mình thể hiện một tình yêu quảng đại và bao dung hơn.

Điều đó thể hiện rõ nhất nữ tính của mình, có khả năng thu hút một sự quan tâm lớn lao hơn, một sự che chở thắm thiết hơn nơi chồng, từ đó dành được một tình yêu lớn lao hơn nơi chồng mình.

Lời khuyên dành cho người chồng

Người làm chồng hãy yêu thương vợ đừng cay nghiệt với vợ” (Cl 3, 19).

Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Ðức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình.

Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Ðức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh” (Ep 5, 25-29).

Anh em là những người chồng, trong cuộc sống chung, anh em nên hiểu rằng đàn bà thuộc phái yếu; hãy tỏ lòng quý trọng vì họ cũng được hưởng sự sống là hồng ân Chúa ban” (Pr 3, 7).

Yêu thương vô vị lợi và vô hạn

Người chồng được khuyên dành cho vợ mình một tình yêu tuyệt đối, vô vị lợi, vị tha đi đến mức độ trao ban chính mình, quên mình, lấy cảm hứng từ tình yêu của Đức Kitô dành cho Hội Thánh và quy chiếu đến khuôn mẫu của tình yêu Đức Kitô dành cho Hội Thánh.

Để xứng đáng với một sự tùng phục tuyệt đối từ phía vợ mình, người chồng phải dành cho vợ mình một tình yêu tuyệt đối, bao dung, quảng đại, kiên nhẫn, cảm thông nhờ đó có thể nhận được từ vợ mình một sự tùng phục hoàn toàn.

Yêu thương là thánh hóa

Theo gương Đức Kitô, người chồng được kêu mời trao ban chính mình trọn vẹn cho vợ mình với một tình yêu không tính toán, vô giới hạn, vô điều kiện, mang tính cứu độ theo nghĩa thánh hóa, thanh tẩy, làm đẹp và hoàn thiện hóa vợ mình với một sự quan tâm chu đáo.

Người chồng không chỉ yêu thương vợ như chính thân thể mình mà còn có nhiệm vụ làm cho vợ mình trở nên “xinh đẹp lộng lẫy”, thánh hóa vợ mình bằng tình yêu trọn hảo của Đức Kitô.

(Còn tiếp 1 kỳ)





1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương