LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh thái nguyêN



tải về 492.16 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích492.16 Kb.
#27204
1   2   3   4

Thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 và Nghị định số số 04/2015/-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Hàng năm công đoàn các cấp chủ động phối hợp với chính quyền chuyên môn đồng cấp, người sử dụng lao động thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thông qua việc tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức và hội nghị người lao động. Việc thực hiện quy chế dân chủ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp đạt hơn 99,8%; trong các doanh nghiệp đạt 77%. Năm 2014, các cấp công đoàn đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 4a/NQ-BCH của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa IX) về nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn tham gia xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.


Công đoàn đại diện cho người lao động tham gia đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giám sát việc thực hiện TƯLĐTT tại các doanh nghiệp. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã có 440 đơn vị, doanh nghiệp tổ chức được 573 cuộc đối thoại trực tiếp với người lao động. Các cấp công đoàn đã tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 22/CT-TƯ ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư về “Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”. Ban Thanh tra nhân dân hoạt động tích cực, phát huy tốt vai trò chức năng của mình trong việc kiểm tra giám sát thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ công chức, giúp cho BCH công đoàn cơ sở tham gia giải quyết những vướng mắc, mâu thuẫn ngay từ cơ sở từ đó hạn chế việc xảy ra đơn thư, khiếu nại, tố cáo vượt cấp.

Hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý được duy trì thường xuyên dưới nhiều hình thức tư vấn bằng văn bản, tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại và tại cơ sở; đã có gần 13.000 lượt người lao động và đoàn viên công đoàn được tư vấn về các chế độ chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động và tập thể người lao động như: chế độ BHXH, Luật Công đoàn, Luật lao động và một số lĩnh vực khác: Luật đất đai, Luật hôn nhân gia đình, Luật dân sự...

Hưởng ứng Tuần Lễ quốc gia về ATVSLĐ- PCCN lần thứ 15,16,17, các cấp công đoàn phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp tổ chức các hoạt động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đã có 526 đơn vị tổ chức mít tinh hưởng ứng Tuần lễ, các đơn vị còn lại tổ chức hội thảo, tọa đàm, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; các đơn vị, doanh nghiệp đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà CNVCLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trong nửa nhiệm kỳ các đơn vị đã tổ chức được 557 cuộc tự kiểm tra công tác ATVSLĐ-PCCN; treo 11.200 pa nô áp phích, bổ sung hàng nghìn biển báo, biển cấm tại những nơi nguy hiểm, quan tâm trú trọng đến công tác vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện làm việc nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tổ chức được 323 lớp huấn luyện về công tác ATVSLĐ cho 12.217 người tham dự. Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi năm 2015 do các cấp công đoàn tổ chức với hình thức thi viết và thi sân khấu đã thu hút đông đảo CNVCLĐ tham gia. Được sự quan tâm hưởng ứng của các cấp, các ngành và ý thức trách nhiệm của các đơn vị, doanh nghiệp và của cá nhân người lao động, trong những năm qua công tác ATVSLĐ- PCCN ngày càng có kết quả cao, tuy nhiên từ đầu nhiệm kỳ đến nay vẫn xảy ra 247 vụ tai nạn lao động, trong đó số vụ tai nạn lao động nặng là 28, số người chết là 29 người, bị thương 68 người.

Các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện được các cấp công đoàn và CNVCLĐ tích cực tham gia đóng góp ủng hộ với số tiền gần 10 tỷ đồng mỗi năm. Nhân dịp các ngày lễ, tết các cấp công đoàn đã tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng gần 27 nghìn suất quà với tổng giá trị gần 9 tỷ đồng cho các gia đình CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, học sinh nghèo vượt khó, thăm và tặng quà cho 54 tập thể, trị giá 554.5 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng 228 công trình XHTT với số tiền gần 38 tỷ đồng, trong đó xây dựng 138 nhà Mái ấm công đoàn với số tiền 4,2 tỷ đồng.

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã vận động CNVCLĐ đóng góp xây dựng quỹ trợ giúp tại cơ sở với số tiền trên 5 tỷ đồng, sử dụng vào việc thăm hỏi, trợ giúp CNVCLĐ gặp khó khăn, hoạn nạn, rủi ro trong cuộc sống; trong nửa nhiệm kỳ qua đã trợ giúp 2.100 lượt ng­ười với số tiền gần 2,2 tỷ đồng.

Từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ “Vì CNVCĐ nghèo” và từ các nguồn huy động khác, các cấp công đoàn tổ chức triển khai 24 lượt dự án với hơn 200 hộ vay và giải quyết việc làm cho gần 250 lao động; các dự án đều được thực hiện đúng mục đích, hiệu quả, tăng thu nhập bình quân từ 1.000.000đ- 3.000.000đ/hộ/tháng. Ngoài ra các cấp CĐ đã đứng ra ký kết thỏa thuận, bảo lãnh với ngân hàng cho hàng nghìn hộ CNVCLĐ vay hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình.

Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã phát động cuộc vận động ủng hộ đóng góp xây dựng Quỹ “Vì CNVCLĐ nghèo và xã hội từ thiện”, số tiền ủng hộ thu được là hơn 1,5 tỷ đồng do LĐLĐ tỉnh quản lý và sử dụng vào việc thăm hỏi, trợ giúp và xây dựng nhà Mái ấm công đoàn cho CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Xây dựng Quỹ trợ vốn cho CNVCLĐ nghèo dự kiến ra mắt vào tháng 1/2016. Vận động CNVCLĐ tiếp tục ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng sa, Trường Sa”, kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị mưa, lũ tại tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc.

3. Tuyên truyền, giáo dục công nhân, viên chức, lao động góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết lần thứ XI của Công đoàn Việt Nam.

Công tác tuyên truyền giáo dục luôn gắn với việc triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và của tổ chức công đoàn. Những vấn đề mới liên quan tới chế độ chính sách, quyền, nghĩa vụ và lợi ích của CNVCLĐ luôn được các cấp công đoàn chủ động tuyên truyền đến người lao động bằng nhiều hình thức phong phú. Đã tổ chức tuyên truyền cho trên 5.240 cuộc tập huấn, tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết, chính sách mới cho trên 260.000 lượt cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động, duy trì phát sóng chuyên mục truyền hình công đoàn hàng tháng và 6 chương trình truyền hình trực tiếp trên Đài PTTH tỉnh, trên 6513 tin, bài viết trên các báo của Trung ương và địa phương, phát hành trên 168.000 cuốn Bản tin Lao động & Công đoàn đến các cấp công đoàn. Duy trì hoạt động của Website Liên đoàn Lao động tỉnh với nhiều tin, bài phong phú, nội dung thiết thực, đáp ứng nhu cầu của CNVCLĐ.

Tuyên truyền đến CNVCLĐ và đoàn viên công đoàn về về chủ quyền biển đảo và đảm bảo an ninh trật tự biểu thị lòng yêu nước theo đúng pháp luật trước việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển Việt Nam từ đầu tháng 5/2014 .

Chủ động tham mưu với các cấp ủy Đảng tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 79 - KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28-01-2008 của Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, đồng thời xây dựng chương trình hành động nhằm cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết. Việc thực hiện Nghị quyết trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định, công nhân lao động trên địa bàn tăng cả về số lượng và chất lượng, đời sống việc làm của người lao động ổn định, các thiết chế về nhà ở, văn hóa, thể thao được quan tâm và đầu tư...

Triển khai có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tổ chức hơn 2.233 cuộc tuyên truyền cho hơn 125.000 lượt CNVCLĐ học tập các chuyên đề tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thông qua việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã tạo sự chuyển biến tích cực trong CNVCLĐ toàn tỉnh, có nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất được tuyên dương, khen thưởng trong các dịp tổng kết.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì thường xuyên. Hàng năm công đoàn đã phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các giải thể thao trong CNVCLĐ nhân dịp ngày Lễ của đất nước, của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó đã tạo không khí vui tươi phấn khởi, giúp CNVCLĐ có cơ hội giao lưu, học hỏi, nâng cao thể chất góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của. Trong nửa nhiệm kỳ đã có trên 1.800 hoạt động văn hóa, thể thao, thu hút gần 300.000 lượt người tham gia.

Công tác tuyên truyền về phòng chống TNXH, tác hại của thuốc lá, HIV/AIDS, phòng chống tham nhũng lãng phí, đảm bảo an toàn giao thông trong CNVCLĐ đã được các cấp công đoàn chủ động phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp triển khai thường xuyên, liên tục. Trong nửa nhiệm kỳ, đã có 100% công đoàn cơ sở ký cam kết không có đoàn viên vi phạm trật tự giao thông đường bộ, tổ chức trên 1.400 cuộc tuyên truyền cho trên 118.000 lượt người về an toàn giao thông; 1069 cuộc cho gần 88.000 lượt người về phòng chống TNXH, 976 cuộc cho 54.064 lượt người về tác hại của thuốc lá...

Hàng năm, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức phát động Tháng Công nhân tại các doanh nghiệp gắn với hoạt động lớn của tỉnh với chủ đề cụ thể và phương châm “Mỗi công đoàn cơ sở ít nhất có 01 việc làm cụ thể, thiết thực cho người lao động“. Nhân dịp này, các cấp công đoàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực cho người lao động như: đối thoại tại nơi làm việc, đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, tổ chức Hội thi tay nghề, đẩy mạnh công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động,… Trong nửa nhiệm kỳ qua, nhân dịp Tháng Công nhân, công đoàn đã tổ chức trên 231 cuộc đối thoại với 18.339 lượt người lao động; gần 400 cuộc tư vấn pháp luật cho 8419 lượt người; 274 hội nghị, hội thảo tập huấn, tuyên truyền cho gần 11.000 lượt cán bộ, đoàn viên công đoàn về Chỉ thị, NQ của Đảng, chế độ chính sách của Nhà nước, về kỹ năng nghiệp vụ công tác CĐ; tặng trên 2.000 suất quà cho CNVCLĐ, con CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn; tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc cho 15.794 lượt người; khởi công 20 Nhà tình nghĩa, nhà MÂCĐ và các công trình xã hội từ thiện,... Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành và dần trở thành ngày hội của người lao động.



4. Kết quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã phát động 6 phong trào thi đua và 01 cuộc vận động do Nghị quyết Đại hội XV Công đoàn tỉnh Thái Nguyên đã đề ra, trên cơ sở đó các cấp công đoàn trong tỉnh đã phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đơn vị, bên cạnh đó còn phát động chương trình thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, Đại hội Đảng các cấp, Đại hội thi đua yêu nước. Nội dung của các phong trào thi đua phù hợp với tình hình thực tế ở các địa phương, đơn vị, kết quả như sau:



* Phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”: Các cấp công đoàn trong tỉnh phối hợp với chuyên môn tuyên truyền, vận động CNVCLĐ tích cực tham gia đăng ký thi đua nhân dịp chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Công đoàn đã cụ thể hóa nội dung thi đua gắn với nhiệm vụ chính trị, đặc điểm công việc của ngành, lĩnh vực. Thông qua phong trào đã động viên, khuyến khích CNVCLĐ thi đua lao động, sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Nhiều đề tài, đề án, sáng kiến cải tiến kỹ thuật của cán bộ CNVCLĐ được ứng dụng trong thực tiễn đã tiết kiệm chi phí và mang lại giá trị kinh tế hàng tỷ đồng. Chào mừng Đại hội thi đua yêu nước, Đại hội Đảng các cấp có 79 công trình sản phẩm được đăng ký thực hiện với tổng trị giá trên 4 nghìn tỷ đồng, trong đó LĐLĐ tỉnh gắn biển 2 công trình.

Hàng năm, LĐLĐ tỉnh phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Lễ tôn vinh Doanh nghiệp xuất sắc, doanh nhân tiêu biểu, tôn vinh CNVCLĐ và cán bộ Công đoàn tiêu biểu. Nửa nhiệm kỳ đã tổ chức được Hội thi Sáng tạo kỹ thuật trong CNVCLĐ và lựa chọn các đề tài xuất sắc tham dự Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh; Tổ chức thành công hội nghị điển hình tiên tiến 5 năm (2011- 2015). Ghi nhận những thành tích đạt được, UBND tỉnh đã trao 20 Cúp vàng cho các doanh nhân tiêu biểu, 40 Bằng khen cho các doanh nghiệp xuất sắc, 30 bằng khen cá nhân; Tổng LĐLĐ tặng 7 bằng lao động sáng tạo; LĐLĐ tỉnh trao 60 Bằng khen cho các doanh nghiệp xuất sắc, 30 Bằng khen cho CTCĐ cơ sở, 25 Bằng khen cho cán bộ nữ công và 114 Bằng khen cho CNVCLĐ tiêu biểu.



* Phong trào “Học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ”: Được các cấp công đoàn và chuyên môn đồng cấp quan tâm, nhiều CNVCLĐ đã được cử tham gia và tự giác tham gia các lớp đào tạo để nâng cao trình độ chính trị; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật nhằm tiếp thu những tiến bộ khoa học ứng dụng trong sản xuất kinh doanh, từ đó chất lượng đội ngũ CNVCLĐ được nâng lên, đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Hàng năm công đoàn tổ chức điều tra thu thập thông tin về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị của CNVCLĐ để từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị cho CNVCLĐ.

* Phong trào "Xanh-sạch-đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động": Công đoàn chú trọng công tác tuyên truyền cho CNVCLĐ nhận thấy sự cần thiết phải làm cho môi trường xanh-sạch-đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động. Mỗi cơ quan, đơn vị đều có chương trình hành động, kế hoạch, biện pháp để cải thiện điều kiện môi trường làm việc. Hiện nay đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh viên tổng số có 3.989 người, hàng năm Công đoàn thường xuyên thực hiện chế độ kiểm tra ATVSLĐ, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSV, tham gia với cơ quan chức năng điều tra xử lý, bảo vệ quyền lợi cho người lao động và gia đình người bị tai nạn lao động theo đúng quy định của pháp luật.

* Phong trào “Phục vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”: gắn với phong trào “Thái Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới” tiếp tục được phát động trong CNVCLĐ, công đoàn đã vận động CNVCLĐ tích cực tham gia ủng hộ đóng góp xây các loại quỹ, chủ động phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tuyên truyền, tập huấn, đào tạo các lớp chuyển giao KHKT…, xây dựng công trình đường giao thông nông thôn. CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh đã đóng góp xây dựng được 42,72 km đường với tổng số tiền 11 tỷ đồng, trong đó cán bộ công đoàn chuyên trách và chủ tịch công đoàn cơ sở đóng góp xây dựng với tổng số tiền 117.919.000 đồng. Trong 3 năm có trên 80 đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp và phục vụ nông nghiệp nông thôn được đưa vào áp dụng trong sản xuất.



* Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”: gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” được duy trì và đẩy mạnh có hiệu quả thiết thực. Nữ CNVCLĐ đã vượt qua mọi khó khăn và đã thành công ở cả hai lĩnh vực: xây dựng gia đình ổn định, hạnh phúc và phát huy tính sáng tạo, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hàng năm có 70- 85% số nữ CNVCLĐ được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước- Đảm việc nhà” các cấp, Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đã tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân xuất sắc hàng năm và nhân dịp sơ kết 5 năm giai đoạn (2010- 2015). Ngoài ra, các chị còn được nhận nhiều giải thưởng cao quý do Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành trao tặng: có 04 chị được tặng Huân chương Lao động hạng Ba, 09 chị được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 13 chị được tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú và Nhà giáo ưu tú, 03 chị nhận giải thưởng tài năng sáng tạo nữ, 01 chị được nhận giải thưởng Kovalepskaia …Nhiều chị được suy tôn danh hiệu “Giám đốc giỏi”, giải thưởng "Phụ nữ Việt Nam", “Phụ nữ tài năng toàn quốc”, “Doanh nhân biểu tiêu”…

* Phong trào "Xây dựng đời sống văn hóa trong CNVCLĐ và xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá": Với trách nhiệm là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, các cấp CĐ đã chủ động phối hợp với Thủ trưởng chuyên môn và các cơ quan chức năng tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào một cách thiết thực và hiệu quả. Kết quả hàng năm đã có trên 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký và đạt chuẩn văn hóa. Thông qua phong trào đã có nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có môi trường làm việc “Xanh- sạch- đẹp” với các trang thiết bị và phương tiện làm việc hiện đại. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay trên địa bàn tỉnh có 115 nhà văn hóa, 1.263 sân thể thao, 745 thư viện, phòng đọc sách báo, và 127 thiết chế khác. Đây là điều kiện cần thiết để CNVCLĐ tham gia các hoạt động văn hóa thể thao.

* Công tác khen thưởng: LĐLĐ tỉnh đã ban hành quy chế khen thưởng trong hệ thống công đoàn tỉnh, trong nửa nhiệm kỳ đã khen thưởng cho 1.467 tập thể và cá nhân với tổng số tiền thưởng 1.210.795.000đ. Năm 2013 LĐLĐ tỉnh đã vinh dự được đón nhận Huân chương độc lập hạng nhì; 15 tập thể được nhận cờ thi đua của Chính phủ, trên 100 tập thể được nhận cờ thi đua cấp tỉnh, bộ ngành trung ương; 11 tập thể, 22 cá nhân được nhận Huân chương, trên 100 tập thể, 200 cá nhân được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ; Trên 1.000 tập thể, 3000 cá nhân được nhận bằng khen của Tổng liên LĐLĐ Việt Nam, tỉnh, bộ, ngành trung ương.

4. Phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn

Hiện nay, LĐLĐ tỉnh đang quản lý 28 công đoàn cấp trên cơ sở (trực tiếp quản lý 19 đơn vị, phân cấp quản lý 9 đơn vị), 1.400 công đoàn cơ sở với 82.730 đoàn viên công đoàn. So với đầu nhiệm kỳ, tăng 28.007 đoàn viên công đoàn và 84 công đoàn cơ sở. Nội dung và phương thức hoạt động CĐ có bước đổi mới, đã làm rõ hơn về mô hình tổ chức, nội dung, nhiệm vụ của từng cấp công đoàn, từng loại hình CĐCS.

Để góp phần nâng cao vai trò hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã xây dựng và triển khai Đề án sắp xếp công đoàn cơ sở giai đoạn 2013- 2018 cho phù hợp, phân cụm thi đua, phân cấp quản lý tài chính công đoàn đối với công đoàn cấp trên cơ sở, để phát huy vai trò chủ động trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động. Tập trung đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đủ sức, đủ tầm giải quyết những vấn phát sinh trong thực tiễn hoạt động tại cơ sở, thường xuyên kiện toàn, bố trí, sắp xếp cán bộ cho phù hợp với đặc thù vùng miền. Chính vì thế, chất lượng cán bộ công đoàn nhìn chung được nâng lên cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác công đoàn, về lý luận chính trị và năng lực thực hiện nhiệm vụ.

Thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng Công đoàn cơ sở thực sự là chỗ dựa tin cậy cho người lao động”, ngay từ đầu nhiệm kỳ các cấp CĐ trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Cuộc vận động với mục đích, yêu cầu và nội dung cụ thể. Thông qua cuộc vận động đã nâng cao được trách nhiệm, năng lực, trình độ của cán bộ công đoàn cơ sở, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động để công đoàn cơ sở thực hiện tốt vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, khẳng định vị thế của mình trong hệ thống chính trị, làm cơ sở cho việc xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định và tiến bộ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Sau nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện, đến nay có 1.200 công đoàn cơ sở đạt mô hình công đoàn cơ sở “3 không”, “3 có”. Trong nửa nhiệm kỳ qua tỷ lệ công đoàn cơ sở vững mạnh đạt 90,2%, xếp loại khá 6,26 %, trung bình 2,68%; yếu là 0,86%.



5. Công tác nữ công

Công đoàn các cấp đã tham gia có hiệu quả với vai trò thành viên Uỷ ban Vì sự tiến bộ phụ nữ, thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ. Trong nửa nhiệm kỳ qua đã tổ chức tuyên truyền và lồng ghép tuyên truyền về chế độ chính sách đối với nữ được 1.113 cuộc với trên 40.366 lượt người tham gia, tổ chức 418 lớp tập huấn nâng cao năng lực và kiến thức về giới, bình đẳng giới cho cán bộ CĐ và cán bộ phụ trách công tác nữ công; tổ chức thi cán bộ nữ công giỏi các cấp với hình thức thi viết và thi sân khấu. Thông qua các hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về bình đẳng giới, tạo điều kiện để chị em đảm đang việc nhà đồng thời hoàn thành tốt công tác xã hội.

Công đoàn phối hợp với các cơ quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ về vấn đề việc làm, hợp đồng lao động, tiền lương, nâng lương, thi tay nghề, nâng bậc, các chế độ quy định riêng đối với lao động nữ. Qua kiểm tra cho thấy, đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động, trên 52% số doanh nghiệp thực hiện được các chế độ ưu đãi đối với lao động nữ so với quy định của pháp luật.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với lao động nữ luôn được quan tâm. Nửa nhiệm kỳ qua đã có 5.883 chị được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; 2.548 chị được bồi dưỡng cao cấp, trung cấp lý luận chính trị; 2.963 chị được giới thiệu kết nạp Đảng.



6. Công tác tài chính

Công tác quản lý tài chính công đoàn được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước và của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Các cấp công đoàn được giao kế hoạch ngân sách hàng năm đảm bảo công khai, dân chủ. Việc thực hiện thu, chi tài chính công đoàn ở các cấp thường xuyên được kiểm tra giúp cho ngân sách công đoàn được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tập trung vào các hoạt động phục vụ cho phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn của tỉnh.

Trong nửa nhiệm kỳ, với nguồn kinh phí của công đoàn và sự ủng hộ, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng trụ sở làm việc cho LĐLĐ huyện Võ Nhai và LĐLĐ huyện Phú Bình.

Phân cấp tài chính đối với công đoàn giáo dục các huyện, thành phố, thị xã về LĐLĐ các huyện, thành phố, thị xã theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam qui định. Thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ tài chính đối với công đoàn cấp trên cơ sở.



7. Hoạt động của UBKT

UBKT công đoàn các cấp đã tham mưu cho công đoàn cùng cấp xây dựng chương trình công tác, kế hoạch hoạt động hàng năm, giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam được 2.163 cuộc; kiểm tra 31 cuộc có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn Việt Nam; kiểm tra thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản công đoàn được 2.031 cuộc, tiếp 135 lượt CNVCĐ đến hỏi về chế độ chính sách, tiếp nhận 71 đơn thư khiếu nại, 16 đơn tố cáo, đã tham gia giải quyết bảo vệ quyền lợi cho 02 người được trở lại làm việc, 39 người được hưởng các quyền lợi khác, còn lại một số đơn CĐ các cấp tiếp tục hướng dẫn người khiếu nại gửi các cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của pháp luật.



III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU VÀ 4 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI LẦN THỨ XI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM.

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Đại hội XI Công đoàn Việt Nam

- Chỉ tiêu về phát triển đoàn viên: Nghị quyết đề ra đến năm 2018 cả nước phát triển được 10 triệu đoàn viên. Trên cơ sở chỉ tiêu này, Tổng LĐLĐ Việt Nam giao kế hoạch cho LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên phát triển 20.000 đoàn viên, đến nay sau nửa nhiệm kỳ toàn tỉnh đã phát triển mới được 137 CĐCS và 34.787 đoàn viên, đạt 174% so với chỉ tiêu, tuy nhiên trong nửa nhiệm kỳ một số đơn vị, doanh nghiệp ngừng hoạt động và một số đoàn viên nghỉ chế độ, đo đó số tăng thực tế so với đầu nhiệm kỳ là 84 CĐCS và 28.007 đoàn viên công đoàn.

- Chỉ tiêu về phát triển tổ chức: Nghị quyết Đại hội đề ra 90% trở lên số đơn vị, DN đã đi vào hoạt động và có từ 30 lao động trở lên thành lập được tổ chức CĐCS. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có tổng số 32 doanh nghiệp có từ 30 lao động trở lên, đã có 19 doanh nghiệp thành lập được công đoàn cơ sở, đạt 59,3% chỉ tiêu đề ra, từ nay đến cuối nhiệm kỳ tiếp tục vận động thành lập CĐCS ở những đơn vị còn lại.



- Chỉ tiêu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn: Nghị quyết đề ra 100% số CBCĐ chuyên trách, 70% trở lên số CBCĐ không chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về lý luận, nghiệp vụ công tác công đoàn. Bảo đảm nguồn kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Hiện nay, toàn tỉnh có tổng số 5.618 cán bộ từ tổ phó CĐ trở lên, trong đó có 119 cán bộ công đoàn chuyên trách. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay công tác đào tạo và nguồn tài chính cho công tác đào tạo hàng năm luôn được công đoàn các cấp quan tâm dành kinh phí thực hiện theo đúng quy định. Trong nửa nhiệm kỳ qua tổng số tiền chi cho công tác đào tạo tập huấn cán bộ công đoàn đạt 9,36%, tập trung tập huấn về Điều lệ và hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI, tập huấn về nghiệp vụ công tác tổ chức, chính sách - pháp luật, tuyên giáo, nữ công, công tác kiểm tra và tài chính. Đã có 100% cán bộ công đoàn được tập huấn về nghiệp vụ công tác công đoàn, đạt chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã đề ra.

- Chỉ tiêu về xây dựng CĐCS vững mạnh: Nghị quyết đề ra hàng năm có 80% trở lên số CĐCS ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và 40% trở lên số CĐCS ở khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoai đạt tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh”: Trong nửa nhiệm kỳ qua công tác xây dựng CĐCS vững mạnh của tỉnh đạt kết quả khá cao: tỷ lệ CĐCS khối cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp đạt vững mạnh là 90,2%, CĐCS khối khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt vững mạnh là 73%, đạt vượt so với chỉ tiêu đề ra.

- Chỉ tiêu về phát triển Đảng viên trong CNVCLĐ: Nghị quyết đề ra bình quân hàng năm mỗi CĐCS giới thiệu ít nhất 01 đoàn viên công đoàn ưu tú cho tổ chức Đảng bồi dưỡng, xem xét kết nạp vào Đảng. Hiện nay LĐLĐ tỉnh có tổng số CĐCS là 1400. Hàng năm số CNVCLĐ được các cấp CĐ giới thiệu cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp trung bình khoảng người, so với chỉ tiêu đề ra đạt khoảng 150%.

- Chỉ tiêu về thành lập Trung tâm TVPL: Nghị quyết đề ra 100% số LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Văn phòng tư vấn pháp luật hoặc tổ tư vấn pháp luật. Chỉ tiêu này LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đã đạt, LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên thành lập Văn phòng TVPL từ năm 2004, đến tháng 3/2008 phát triển thành lập Trung tâm TVPL. Hiện nay Trung tâm TVPL là đơn vị sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên.

- Chỉ tiêu về tập huấn công tác nữ công: 100% số cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp, 100% số cán bộ nữ công công đoàn cấp trên cơ sở được bồi dưỡng, tập huấn nội dung về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn. Trong nửa nhiệm kỳ qua tại Thái Nguyên đã có 80% cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp (đạt 80% chỉ tiêu) và 100% cán bộ nữ công công đoàn cấp trên cơ sở (đạt 100% chỉ tiêu) đã được bồi dưỡng, tập huấn nội dung về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn.

2. Kết quả thực hiện bốn chương trình hành động

2.1 Chương trình “Phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS

Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tiến hành kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do đồng chí Chủ tịch làm trưởng ban; chỉ đạo công đoàn các huyện, thành phố, thị xã, công đoàn ngành kiện toàn và thành lập Ban Chỉ đạo tại cơ sở để trực tiếp đôn đốc chỉ đạo công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở tại địa phương, đơn vị. Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã phân chỉ tiêu phát triển đoàn viên cho các đơn vị, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ban chuyên đề của LĐLĐ tỉnh phối hợp với các đơn vị cơ sở đẩy mạnh công tác khảo sát nắm tình hình, thống kê số lượng CNVCLĐ và các đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, tổ chức tập huấn công tác tuyên truyền, hướng dẫn quy trình về công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn.

Liên đoàn Lao động tỉnh định kỳ tổ chức hội nghị giao ban về công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở, từ đó kịp thời đánh giá, tổng hợp tình hình, đề ra những giải pháp cụ thể để hỗ trợ kịp thời cho các đơn vị trong công tác phát triển đoàn viên. Đến nay sau nửa nhiệm kỳ toàn tỉnh đã phát triển mới được 34.787 đoàn viên, thành lập được 137 CĐCS đạt 174% kế hoạch đã đề ra. Các đơn vị làm tốt: LĐLĐ thành phố Thái Nguyên, LĐLĐ thị xã Phổ Yên, Công đoàn Các khu công nghiệp, Công đoàn Liên minh Hợp tác xã…

2.2 Chương trình “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn

Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn. Sau nửa nhiệm kỳ các cấp công đoàn đã tổ chức 89 lớp tập huấn nghiệp vụ cho 8.509 lượt cán bộ công đoàn tại cơ sở; bên cạnh đó LĐLĐ tỉnh đã thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác theo chuyên đề, phối hợp với trường Chính trị tỉnh và trường Đại học Công đoàn tổ chức 03 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn và nghiệp vụ kế toán công đoàn cho 132 đồng chí cán bộ công đoàn các cấp, cử 35 đồng chí cán bộ công đoàn chuyên trách học cao cấp, trung cấp lý luận Chính trị và QLNN, tạo điều kiện cho 13 đồng chí học cao học, 12 đồng chí học đại học văn bằng 2. Đến nay đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách của tỉnh có 117 đồng chí có trình độ đại học, trong đó có 19 đồng chí có trình độ thạc sỹ; 35 đồng chí có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị; 21 đồng chí có trình độ trung cấp chính trị. Đội ngũ cán bộ công đoàn kiêm nhiệm phần lớn giữ các cương vị chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được phân công, có uy tín với CNVCLĐ và đoàn viên công đoàn, tích cực tham mưu, đề xuất và tổ chức các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.



2.3 Chương trình “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động”

LĐLĐ tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động. Sau khi triển khai Chương trình, LĐLĐ tỉnh đã xây dựng kế hoạch khảo sát, đánh giá về thực trạng trình độ văn hóa, nghề nghiệp của CNVCLĐ. Qua tổng hợp với 110.819 CNVCLĐ có 40,9% đạt trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, 23,33% có trình độ từ THPT trở xuống; hàng năm có 28,8% được học tập nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề, bồi dưỡng chính trị, tin học, ngoại ngữ..., nhiều CNVCLĐ được cử tham gia và chủ động tham gia các lớp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... từ đó ngày càng nâng cao chất lượng về nguồn nhân lực trong tình hình mới.



2.4. Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT”

Thực hiện Chương trình của Tổng LĐLĐ Việt Nam LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đã ban hành kế hoạch triển khai, thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT trong các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2013-2018) đồng hướng dẫn đánh giá chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và tổ chức thực hiện TƯLĐTT của công đoàn cơ sở. Từ việc tích cực kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn doanh nghiệp mà từ đầu nhiệm kỳ đến nay số lượng các đơn vị, doanh nghiệp ký kết TƯLĐTT ngày càng tăng lên và chất lượng các bản Thỏa ước cũng ngày càng cao. Đến nay đã có 100% các doanh nghiệp nhà nước và 77% các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ký kết được TƯLĐTT, trong đó có 62% các bản Thỏa ước xếp loại A, tăng 8,3% so với đầu nhiệm kỳ.



IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XV Công đoàn tỉnh Thái Nguyên và Đại hội lần thứ XI Công đoàn Việt Nam, các cấp công đoàn đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Hoạt động công đoàn đã có nhiều đổi mới về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động, nội dung hướng về cơ sở ngày càng có hiệu quả từng bước đáp ứng yêu cầu của đoàn viên công đoàn. Phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn của tỉnh đã được triển khai rộng khắp và thu hút sự tham gia tích cực của các cấp công đoàn và sự hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ CNVCLĐ trên địa bàn. Các phong trào thi đua do công đoàn phát động và tổ chức thực hiện đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Công đoàn các cấp đã thực hiện tốt chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ, phát huy quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp; đội ngũ CNVCLĐ có đủ trình độ năng lực về mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua.



V. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Hạn chế:

1.1.Vai trò tham gia quản lý, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở một số ngành, địa phương, cơ sở hiệu quả còn thấp. Hoạt động tư vấn pháp luật, tư vấn nghề, giới thiệu việc làm chưa đáp ứng yêu cầu của đoàn viên, người lao động.

1.2. Công tác tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền đồng cấp ở một số nội dung còn chưa hiệu quả. Việc nắm bắt tâm tư tình cảm, đời sống, việc làm và tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với người lao động đôi lúc chưa kịp thời.

1.3. Cuộc vận động “CĐCS là chỗ dựa tin cậy cho người lao động” và một số nội dung thi đua do tổ chức Công đoàn phát động đã được triển khai thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chưa rõ nét, còn chung chung.

1.4. Việc đóng kinh phí công đoàn tại 1 số doanh nghiệp còn chậm đặc biệt là các Doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn (theo Nghị định s191/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết về tài chính CĐ theo Luật Công đoàn năm 2012).

2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

- Đa số các Doanh nghiệp tư nhân, chủ sử dụng lao động chưa thực sự quan tâm phối hợp với công đoàn, gây khó khăn trong việc bố trí thời gian hoạt động, mặt khác Công đoàn cơ sở thiếu tính chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất; các chế tài xử lý vi phạm pháp luật lao động chưa đủ mạnh.

- Cán bộ Công đoàn cơ sở chưa thực sự tâm huyết và nhiệt tình trong công tác, năng lực hoạt động thực tiễn còn có những hạn chế, e ngại, không dám đấu tranh với những việc làm sai, do đó ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

- Nhận thức của một bộ phận đoàn viên, người lao động, cán bộ công đoàn về giai cấp công nhân, về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đầy đủ, sâu sắc.



b. Nguyên nhân khách quan

- Đời sống việc làm của một bộ phận CNVC LĐ gặp khó khăn, đặc biệt trong 3 năm qua do ảnh hưởng của khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới và khu vực chưa được phục hồi…ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống, tư tưởng của CNVCLĐ trong tỉnh.

- Việc triển khai thực hiện chính sách để khuyến khích và bảo vệ cán bộ công đoàn, nhất là đối với cán bộ CĐ không chuyên trách chưa hiệu quả.

VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một là, hoạt động công đoàn phải bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động phối hợp với chính quyền, cơ quan hữu quan, các tổ chức chính trị - xã hội để tạo thành sức mạnh tổng hợp.

Hai là, hoạt động công đoàn phải hướng về cơ sở, chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, phục vụ lợi ích thiết thân, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên và người lao động.

Ba là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, quan tâm bồi dưỡng cán bộ xuất thân, trưởng thành từ công nhân và hoạt động từ cơ sở.

Bốn là, luôn luôn cải tiến lề lối làm việc, giữ vững kỷ luật công tác, chống bệnh hành chính, hình thức đơn thuần trong hoạt động công đoàn.

PHẦN THỨ HAI

Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và các giải pháp đến hết nhiệm kỳ

Phát huy những kết quả đạt được trong nửa nhiệm kỳ qua, khắc phục những tồn tại, yếu kém... Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX; Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết XV Công đoàn tỉnh TN gắn với thực hiện Chương trình hành động của Công đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp CĐ tập trung thực hiện đến hết nhiệm kỳ những nhiệm vụ chủ yếu sau:



1. Đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ.

- Nâng cao vai trò của công đoàn trong tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp: Chủ động tham gia xây dựng, bổ sung nội quy, quy chế cơ quan, đơn vi, doanh nghiệp, xây dựng quy chế phối hợp giữa Công đoàn - Chính quyền và chuyên môn đồng cấp thông qua việc tổ chức Hội nghị CBCC và Hội nghị ngư­ời lao động, tăng cư­ờng chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ sở để thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về kiến thức pháp luật cho CNVCLĐ. Giải quyết dứt điểm các đơn, thư, kiến nghị của đoàn viên công đoàn và CNVCĐ.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra và phối hợp kiểm tra giám sát việc thực hiện Luật lao động, chế độ chính sách đối với CNVCLĐ, đặc biệt các chế độ liên quan đến thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền công, tiền lương, BHXH, BHYT, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của người lao động để kịp thời giải quyết ngay từ cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nư­ớc, giới chủ và ngư­ời lao động theo đúng quy định của pháp luật, tránh để xảy ra đình công, ngừng việc tập thể.

- Đẩy mạnh các hoạt động xã hội từ thiện trong CNVCLĐ. Thành lập, quản lý và cho CNVCLĐ vay Quỹ trợ vốn cho người nghèo. Tích cực tham gia với chính quyền địa phương trong việc tạo cơ chế chính sách về nhà ở cho CNLĐ và nhà trẻ, mẫu giáo cho con CNLĐ trong các khu công nghiệp tập trung.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Tư­ vấn pháp luật, nâng cao chất lượng công tác trợ giúp pháp lý cho ng­ười lao động .

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:

- Tuyên truyền, thực hịên Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XII; tuyên truyền trong CNVCLĐ về ngày bầu cử Đại biểu quốc hội và HĐND các cấp, đồng thời chủ động tham gia các hoạt động phục vụ cho công tác bầu cử và hướng dẫn CNVCLĐ thực hiện đi bầu cử theo đúng quy định của pháp luật.

- Tiếp tục chỉ đạo các cấp Công đoàn tuyên truyền và thực hiện Nghị quyết Đại hội XI công đoàn Việt Nam, Đại hội XV Công đoàn tỉnh Thái Nguyên; Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng (khoá X) về "Tiếp tục thực hiện giai cấp Công nhân Việt nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước".

- Triển khai sâu rộng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong CNVCLĐ gắn với nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, phòng chống tham nhũng, lãng phí.

- Tuyên truyền để người lao động và người sử dụng lao động hiểu rõ về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, quyền lợi và nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn khi tham gia và hoạt động trong tổ chức công đoàn để từ đó đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

- Phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh phong trào học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong CNVCLĐ. Phấn đấu đến hết nhiệm kỳ, có trên 70% số CNLĐ được đào tạo nghề.

- Xây dựng, hoàn thiện Cuốn “Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1946- 2016”

3. Đẩy mạnh thực hiện các Chương trình và các phong trào thi đua do Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Thái Nguyên lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI đã đề ra.

- Tiếp tục triển khai, thực hiện 4 Chương trình do Nghị quyết ĐH Công đoàn Việt Nam lần thứ XI đề ra.

- Đẩy mạnh thực hiện 6 phong trào thi đua và 01 cuộc vận động do Đại hội XV công đoàn tỉnh TN phát động gắn với các phong trào thi đua do địa phương, các ngành, các cấp phát động.

4. Đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động công đoàn, thành lập CĐCS vững mạnh.

Tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của tổ chức công đoàn phù hợp với thực tế tại cơ sở. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp.

Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên thành lập công đoàn cơ sở, đặc biệt công tác phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế. Phấn đấu đến hết nhiệm kỳ toàn tỉnh có trên 100.000 đoàn viên công đoàn.

5. Công tác nữ công

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong nữ CNVCLĐ, những vấn đề về giới, cán bộ nữ, dân số- gia đình, vì sự tiến bộ phụ nữ; đại diện cho nữ CNVCLĐ tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến lao động nữ và trẻ em. Triển khai tổ chức tốt Chỉ thị số 03/CT-TLĐ ngày 8/8/2010 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ, gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động

- Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động và làm tốt công tác chăm lo vật chất tinh thần cho những trường hợp nữ CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, gia đình bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Chủ động, phối hợp cùng các ban ngành chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động nữ tại các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ công các cấp.



6. Công tác Tài chính

- Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả công tác thu, chi tài chính công đoàn theo quy định của Nhà nư­ớc và của Tổng LĐLĐ Việt Nam,

- Tăng c­ường kiểm tra giám sát công tác tài chính, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, trong hoạt động công đoàn.

7. Hoạt động Ủy ban kiểm tra.

- Tập trung vào việc kiểm tra việc chấp hành Điều lệ công đoàn, công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn, kiểm tra tổ chức và đoàn viên khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị và các quy định của công đoàn.

- Tiếp nhận, giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật và của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

8. Vận động CNVCLĐ tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Tham gia tích cực vào việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Quan tâm bồi dưỡng giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng. Phấn đấu hàng năm có từ 2.000 đoàn viên ưu tú được giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp.

Giới thiệu những cán bộ, đoàn viên có phẩm chất năng lực, trưởng thành từ phong trào công nhân và hoạt động công đoàn cho các cơ quan của Đảng, Đoàn thể và Chính quyền nhân dân các cấp xem xét bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo.


PHẦN THỨ BA

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Đề nghị Chính quyền các cấp thực hiện tốt Chỉ thị 22-CT/TW ngày 5-6-2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN và Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của BCH Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước’’

2. Đề nghị Tỉnh ủy tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện quy định của Chính phủ về việc thành lập tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.


Каталог: Upload -> congdoanthainguyen -> FileVanBan -> 2016
Upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
Upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
Upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
Upload -> CHỦ TỊch nưỚC
Upload -> CHỦ TỊch nưỚC
Upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
2016 -> KẾ hoạch kỷ niệm 130 năm ngày Quốc tế Lao động
2016 -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh thái nguyêN Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

tải về 492.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương