LỜI ĐẦu sách giáo lý của đạo Phật, xưa nay được kết hợp và lưu giữ trong Tam tạng. Tam tạng là tạng kinh, tạng luật và tạng luận. Tạng kinh và tạng luật do chính kim khẩu đức Phật nói ra



tải về 270.53 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích270.53 Kb.
#29982
1   2   3   4

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ:

* Sáu thức sai biệt:

  1. Nhãn thức: Sự tiếp nhận phân biệt sắc cảnh của mắt.

  2. Nhĩ thức:  Sự tiếp nhận phân biệt thanh cảnh của tai.

  3. Tỷ thức: Sự tiếp nhận phân biệt hương cảnh của mũi.

  4. Thiệt thức: Sự tiếp nhận phân biệt vị cảnh của lưỡi.

  5. Thân thức: Sự tiếp nhận phân biệt xúc cảnh của thân.

  6. Ý thức: Sự tiếp nhận phân biệt pháp cảnh của ý.

* Câu phi: Phi cả hai: Phi thiện, Phi ác. Vô ký. Câu phi là tánh vô ký.

*Tâm sở: Tâm sở hữu pháp: Pháp sở hữu của Tâm vương.

*Ba thọ: Lạc thọ, Khổ thọ, Xả thọ (Xem lại bài thứ hai)

YẾU LUẬN

Năng biến thứ ba gồm sáu thức, gọi bằng một tên chung: Tiền lục thức.

Thức nương căn mà phát khởi, gá cảnh sinh phân biệt; vì vậy, căn, cảnh, thức không có lúc rời nhau.


  • Nhãn căn sinh nhãn thức phân biệt sắc cảnh.

  • Nhĩ căn sinh nhĩ thức phân biệt thanh cảnh.

  • Tỷ căn sinh tỷ thức phân biệt hương cảnh.

  • Thiệt căn sinh thiệt thức phân biệt vị cảnh.

  • Thân căn sinh thân thức phân biệt xúc cảnh.

  • Ý căn sinh ý thức phân biệt pháp cảnh.

Thức đứng trung gian giữa Căn và Cảnh, Sự liên hoàn giữa căn, cảnh, thức chi phối bao quát hết mọi vấn đề trong vũ trụ nhân sinh.

Các nhà Phật học thông thường, người ta gọi sự liên hoàn của tam đầu chế này là: căn, trần, thức. Ở đây, bỉ nhân tôi không nói theo ngôn từ mà nhiều người trước đã dùng, nhằm lưu ý cho người học Phật: Rằng hiện tượng sum la trước mắt không hề có chất nhiễm ô, càng không hề làm đau khổ hay là nguyên nhân đau khổ cho ai. Qua cái thấy của người nhiễm nặng "vi rút" Đại thừa; sự liên hoàn đó phải được nói :căn, cảnh, thức.

Đi sâu vào Duy thức học, để minh chứng tính duyên sinh, vô ngã, cănthức còn nhiều lắm vấn đề phải....biết.

Y, phát, thuộc, trợ, như.

Đó cũng là những yếu tố cấu tạo, duyên sinh ra thức:



"Nhãn thức cửu duyên sinh

"Nhĩ thức duy tùng bát

"Tỷ, thiệt, thân tam thất

"Hậu tam, ngũ tam tứ"

Nhãn thức sinh cần chín điều kiện, thiếu một, nhãn thức không sinh khởi được. Đó là:



Không, minh, căn, cảnh, tác ý, phân biệt, nhiễm tịnh, căn bản, chủng tử.

  • Nhĩ thức cần tám. Bỏ món minh.

  • Tỷ, thiệt, thân, ba thức này cần bảy. Bỏ khôngminh.

  • Ý thức cần năm. Bỏ không, minh, phân biệt, nhiễm tịnh.

  • Mạt na cần ba . Bỏ không, minh, căn, cảnh, phân biệt, nhiễm tịnh.

  • A lại da cần bốn. Bỏ không, minh, căn, nhiễm tịnh, căn bản

Tiền lục thức (năng biến thứ ba) đủ cả ba tánh: thiện, ác và vô ký, tương ứng hết năm mươi mốt món tâm sở.

Tâm sở có sáu loại, gồm năm mươi mốt món:



- Biến hành:
- Biệt cảnh: 
- Thiện:     
- Phiền não căn bản:
- Tùy phiền não:
- Bất định:

5
5
11
6
20
4

Tóm lại, ngã tướng là pháp đối tượng sở biến. Bát thức tâm vương (ba món năng biến) là chủ thể năng biến.

Bát thức tâm vương tự "biến" ra ngã tướng, tự đặt niềm tin, tự tôn thờ, thậm chí lạy lục, khấn khứa van xin, nguyện cầu với "ông" ngã tướng do trí tưởng tượng tạo ra không dựa vào chân lý.

Nghiên cứu ba món năng biến, thấy rõ sự tương quan tác động của tâm vương, tâm sở hữu pháp, sắc pháp, tâm bất tương ưng hành và vô vi pháp. Người ta đủ sức kết luận:

"Nhất thiết pháp vô ngã"

"Hiện tượng vạn pháp duyên sinh tồn tại khách quan"
BÀI THỨ NĂM

Hỏi: Đã nêu tổng quát sáu loại Tâm sở tương ứng với năng biến thứ ba. Nay cần biết tánh sai biệt của chúng như thế nào ?



BÀI TỤNG DUY THỨC ĐÁP:

Dịch nghĩa

Phiên âm

* Trước hết tâm sở biến hành: Xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư

* Kế biệt cảnh: có dục


   Thắng giải, niệm, định, tuệ
  độc lập trước cảnh duyên

* Thiện: có tín, tàm, quý


  Vô tham, vô sân, vô si
  Cần an, bất phóng dật
  Hành xả và bất hại

* Phiền não: có tham sân


   Si, mạn, nghi, ác kiến

* Tùy phiền não: là phẩn


   Hận, phú, não, tật xan
   Cuống siểm với hại, kiêu
   Vô tàm và vô quí
   Điệu cử với hôn trầm
   Bất tín cùng giải đải
   Phóng dật với thất niệm
   Tán loạn,bất chánh tri

* Bất định: có hối, miên


   Tầm từ: đều hai mặt.

 


Sở biến hành xúc đẳng

Thứ biệt cảnh vị dục


Thắng giải niệm định tuệ
Sở duyên sự bất đồng

Thiện vị tín tàm quý


Vô tham đẳng tam căn
Cần an bất phóng dật
Hành xả cập bất hại

Phiền não vị tham sân


Si mạn nghi ác kiến

Tùy phiền não vị phẩn


Hận phú não tật xan
Cuống siểm dữ hại kiêu
Vô tàm cập vô quí
Trạo cử dữ hôn trầm
Bất tín tinh giải đải
Phóng dật cập thất niệm
Tán loạn bất chánh tri

Bất định vị hối miên


Tầm từ nhị các nhị

 


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ:

* Tâm sở: Nói đủ Tâm sở hữu pháp. Pháp sở hữu của tâm vương, có ba nghĩa:

  1. Hằng y tâm khởi

  2. Dữ tâm tương ứng

  3. Hệ thuộc ư tâm

* Biến hành: Phổ biến khắp bốn lãnh vực, gọi là Biến tứ nhất thiết:

  1. Nhất thiết thức

  2. Nhất thiết thời

  3. Nhất thiết địa

  4. Nhất thiết tánh

* Biệt cảnh: Hoàn cảnh riêng biệt, môi trường độc lập: Khi một tâm sở sinh khởi, trong hoàn cảnh riêng biệt, các tâm sở còn lại không có tương quan.

* Thiện: "Tăng ích". Đem lại nhiều điều thuận lợi cho việc tu tâm dưỡng tánh. Tăng ích trong việc lợi mình, lợi người, lợi cho tất cả.....

* Phiền não: Phiền: Sự nóng nảy, bực tức, khiến tâm thô tháo, ấm ức, không an. Não: Sự buồn bực, sầu lo ray rứt, âm ỉ khôn nguôi. Phiền não có hai loại:

  1. Căn bản phiền não: Phiền não gốc rễ, có sáu món.

  2. Chi mạt phiền não: Phiền não nhánh lá chồi tược, có hai mươi món

* Bất định: Loại tâm sở bất định khi sinh khởi, phải xem xét kết quả rồi sau mới xác định tính chất thiện hay ác.

* Năm tâm sở biến hành:

  1. Xúc: Sự giao tiếp giữa chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức, giữa năng tri và sở tri.

  2. Tác ý: Đánh thức khởi tâm, dẫn tâm đến cảnh, ghi nhận vào tâm.

  3. Thọ: Lãnh nạp. Lãnh nạp vui, khổ hoặc vô ký.

  4. Tưởng: Hồi tưởng nhớ cảnh đã qua, tưởng tượng cảnh chưa xảy đến; sau đó giả đặt danh ngôn.

  5. Tư: Suy tư tính toán, khiến tâm hoạt động không ngừng....

* Năm tâm sở biệt cảnh:

  1. Dục: Mong muốn, hy vọng. Nếu hy vọng Lạc cảnh thì dục là chỗ dựa cho cần.

  2. Thắng giải: Nhận định chắc chắn không gì lay chuyển.

  3. Niệm: Nhớ nghĩ cảnh từng quen, đã gặp, ghi nhớ không sai, làm chỗ dựa cho định.

  4. Định: Đối cảnh sở quán, tâm chuyên chú không loạn, làm chỗ dựa cho tuệ.

  5. Tuệ: Chọn lựa cảnh sở quán đúng. Dứt khoát trong sự đoạn nghi.

* Mười một món thiện:

  1. Tín: Đức tin: Đối với thật, đức, năng khởi tâm ham mộ, với chân, thiện, mỹ hoan hỉ tiếp thu. Sâu sắc hơn: tín tự, tín tha, tín nhân, tín quả, tín sự, tín lý, để tâm cầu tiến. Đối trị tâm bất tín.

  2. Tàm: Tự biết xấu hổ khi làm việc sai quấy. Đối trị tánh vô liêm sĩ.

  3. Quí: Tự tôn nhân phẩm, khinh rẻ bạo ác bất lương, không làm tội lỗi.

  4. Vô tham: Đối với tài, sắc, danh, thực....là nhân khổ trong tam giới, không lưu luyến, không dính mắc... Đối trị tâm tham.

  5. Vô sân: Không giận dữ, bực tức. Dứt khổ nhân, khổ quả. Đối trị sân nhuế.

  6. Vô si: Đối với chân như, vô minh: hiểu rõ, không mù mờ lẫn lộn. Bản thể, hiện tượng: nhận thức thấu triệt căn nguyên. Đối trị tâm tánh ngu si ám độn.

  7. Cần: Siêng năng tận tụy. Bên mặt thần thiện, cần tức là tinh tấn.

  8. Khinh an: Nhẹ nhàng tâm tưởng, thư thái thần trí. Đối trị hôn trầm.

  9. Bất phóng dật: Thúc liễm thân, khẩu, ý trong sáng. Giảm ác, tăng thiện. Đối trị phóng dật.

  10. Hành xả: Thân, khẩu, ý tích cực trong việc hành thiện, lợi ích chúng sinh. Làm mà không chấp, không hy vọng nghĩa trả, ơn đền. Khác với xả của "xả thọ".

  11. Bất hại: Không làm đau khổ hữu tình. Đối trị tâm độc ác, hại người.

* Sáu món phiền não căn bản:

  1. Tham: Đam mê luyến ái ngũ dục. Ôm lấy nhân khổ để rồi thọ lấy quả khổ trong tam giới. Đối lập tánh vô tham.

  2. Sân: Bất bình, bất mãn trong sự tham cầu ngũ dục, thường khởi ác nghiệp qua thân, khẩu, ý. Chướng ngại vô sân.

  3. Si: Mê muội sự lý, mê muội chân vọng, mê muội chánh tà, hay tạo ác nhân để thọ quả khổ đời sau. Si là tên khác của vô minh. Chướng ngại vô si.

  4. Mạn: Tự thị, tự tôn đối với người khác, thường kênh kiệu, ngạo nghễ, tâm thường bất an. Chướng ngại ôn nhu, nhân hậu.

  5. Nghi: Do dự không quyết đoán đối với sự lý, chánh tà, chân ngụy. Cản trở cơ hội tốt trên đường thăng tiến. Chướng ngại tánh quyết đoán.

  6. Ác kiến: Đối với sự thật, với chân lý; nhận thức lệch lạc, sai lầm, thường gây tạo khổ nhân, gánh chịu khổ quả. Chướng ngại Thiện kiến. Ác kiến có năm hình thức: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ kiến và Giới cấm thủ kiến.

* Hai mươi món phiền não chi mạt:

  1. Phẫn: Đối cảnh không vừa lòng, nổi cơn tức giận hay khởi ác tâm, biểu lộ qua hành động: đánh đập gậy gộc. Chướng ngại tánh bất phẫn. Họ hàng dòng dõi của sân.

  2. Hận: Phẫn nộ khí còn vương sót lại, ôm ác tâm không buông bỏ, thường kết oán cừu. Chướng tánh bất hận.

  3. Phú: Vì lợi dưỡng che dấu tội ác, lòng thường bị ray rức không an. Chướng ngại tánh cương trực bất phú. Họ hàng của tham.

  4. Não: Phẫn hận còn sót lại trong tâm, thường ray rứt nội tâm, đay nghiến ra thái độ. Chướng ngại tính vô não. Họ hàng dòng dõi của sân.

  5. Tật: Danh lợi muốn ôm hết về phần mình, không cho người khác có; ghét ai được có như mình, buồn lo ray rứt. Chướng ngại tính bất tật. Dòng họ nhà sân.

  6. Xan: Keo kiệt pháp tài, không có tâm giúp đỡ, tích trữ, có tính đê hèn. Chướng ngại tính vô xan. Họ hàng dòng dõi của tham.

  7. Cuống: Vì danh dự lợi dưỡng, dối hiện đức độ, ngụy trang hiền thiện để phỉnh gạt người. Tâm ôm chước quỉ, mưu mô, sống đời tà mạn. Họ hàng thân tộc tham và si.

  8. Siểm: Nói tâng bốc, khen, nịnh hót để được lòng người , vụ lợi về mình, sống với tâm hồn ti tiện. Chướng ngại tính bất siểm. Dòng họ gia phả với tham và si.

  9. Hại: Không có lòng thương xót chúng sinh hữu tình, ngược lại dụng tâm gây đau khổ, hay ôm lòng bức não. Chướng tính bất hại. Dòng dõi họ hàng của sân.

  10. Kiêu: Tự đắc, tự mãn với thành công của mình, thường ôm tính kênh kiệu xen lẫn đau khổ cô đơn. Chướng tính vô kiêu. Họ hàng dòng dõi của tham.

  11. Vô tàm: Bất cố liêm sĩ. Khinh cự hiền thiện. Làm điều ác không hổ lương tâm. Chướng ngại đức tàm.

  12. Vô quý: Bất cố liêm sĩ. Khinh cự hiền thiện. Làm điều phi pháp bất thiện giữa bạch nhật thanh thiên, không đếm xỉa dư luận miệng thế, tăng trưởng hành vi tội lỗi. Chướng đức quí.

  13. Điệu cử: Tâm đối cảnh dao động. Chướng xa ma Tha.

  14. Hôn trầm: Tâm đối cảnh lờ mờ, nửa như mơ, nửa như thật. Chướng khinh an. Chướng cảnh sở quán (tỳ bát xá na)

  15. Bất tín: Đối với thực, đức, năng, với tam bảo không vui nhận. Tâm uế nhiễm, nguyên nhân của đọa lạc. Chướng tâm thanh tịnh.

  16. Giải đải: Lười biếng việc đoạn ác, tu thiện. Nuôi dưỡng mầm nhiễm ô đọa lạc. Chướng đức tin tấn.

  17. Phóng dật: Với pháp nhiễm, không lánh, không ngừa; với pháp tịnh, không để tâm tu tập. Buông xuôi thả lỏng tam nghiệp. Nguyên nhân của tăng ác, tổn thiện. Chướng bất phóng dật.

  18. Thất niệm: Cảnh sở duyên không ghi nhận, không nhớ rõ. Làm trở ngại chánh niệm, làm cơ sở cho tán loạn phát sinh.

  19. Tán loạn: Tâm tán duyên nhiều cảnh trong một lúc. Hậu quả của thất niệm. Chướng chánh niệm. Chướng tam ma bát đề và thiền na.

  20. Bất chánh tri: Đối với cảnh sở quán hiểu không đúng. Di truyền của si còn trong huyết thống. Chướng chánh tri.

*Bốn món bất định:

  1. Hối: Nhớ việc làm đã qua, không bằng lòng với việc làm đó sinh áy náy trong tâm; luận Đaị thừa Bách pháp gọi là Ố tác. Chướng Xa ma tha.

  2. Miên: Thân không tự tại, tâm không tỉnh táo. Chướng ngại chỉ, quán.

  3. Tầm: Tìm kiếm khiến tâm lông bông, không điểm tựa, nghĩ đó, nghĩ đây....Chướng chỉ, quán.

  4. Từ: Tìm kiếm trong sự hồi tưởng, cũng khiến tâm không điểm tựa nhưng trầm tĩnh hơn "Tầm". Chướng chỉ, quán.

YẾU LUẬN

Đọc năm mươi mốt Tâm sở, hiểu kỹ tám thức Tâm vương, ta có thể nói: Duy thức học là môn Tâm lý học Phật giáo, tưởng không có gì cần phải lý giải. Song Tâm lý học Phật giáo khác với Tâm lý học của trường phái, Tâm lý học xã hội, ở mục đích đến cũng như trên lộ trình đi. Mục đích đến của Tâm lý học Phật giáo là Bồ đề, Niết bàn, xa ma tha, tỳ bát xát na là lộ trình phương tiện để đi. Tâm lý học xã hội, chú trọng nghiên cứu hiện tượng sinh khởi của tâm để hy vọng đúc kết ra một "công thức" nào đó, hướng sự vui mừng, buồn giận, thương ghét...vào một khuôn khổ, một nề nếp, một qui ước của xã hội nào đó mà xã hội đó chấp nhận được. Thành quả tột đỉnh cao của nó không vượt khỏi phạm vi lý tưởng: ăn, mặc, ở, ngủ....thở, cho cuộc sống bình thường, thậm chí tầm thường.

Tâm vương và Tâm sở, sự cấu tạo và tương quan của chúng, tưởng tượng giống sự cấu tạo của một "triều đình". Tâm vương là "vua". Các loại Tâm sở là "quần thần". Quần thần có nhóm trung, nhóm nịnh, nhóm "ba phải", nhóm kề cận sát cánh hầu hạ đỡ đần. Tâm sở biến hành là loại kề cận đỡ đần sát cánh ấy. Tâm sở bất định thì ai biết được nó thuộc phe nào ! Loại Tâm sở thiện chỉ rõ là ích quốc lợi dân. Nhóm phiền não dù đầu đảng hay lâu la ai cũng biết, đó là bọn khuynh gia đảo quốc.

Nhóm Tâm sở biệt cảnh chỉ là hạng cầm cờ chạy hiệu, có, thì "vải rách đỡ nóng tay"; không, cũng chẳng ảnh hưởng đến sự phế hưng tồn vong của một chế độ.

Nghiên cứu Duy thức luận ta thấy, "Tâm sở hữu pháp" quyết định hành vi tạo tác của con người.

Nghiên cứu Duy thức luận ta sẽ thấy "Thân sở hữu pháp" nhiều hơn con số 51 của Tâm sở hữu pháp ấy nhiều, chỉ có điều chưa ai có khả năng khoanh vùng "dục vọng" để tổng kê con số vật chất Thân Sở hữu mà con người yêu cầu "không biên giới" ấy. Là đệ tử Phật, nên lưu ý điểm này ! Hằng y tâm khởi, dữ tâm tương ưng, hệ thuộc ư tâm là nghiệp vụ của Tâm sở.

Do vậy, con người vui hay khổ, tùy thuộc có tỉnh thức, có chánh niệm, có quán chiếu nội tâm nhiều hay ít của chính mình.

BÀI THỨ SÁU

Hỏi: Những Tâm sở tương ứng với tiền lục thức


(
Năng biến thứ ba) như thế đã hiểu rõ rồi, nhưng còn sự hiện hành sinh khởi của chúng đối với sáu thức ra sao ?

BÀI TỤNG DUY THỨC ĐÁP:

Dịch nghĩa

Phiên âm

* Nương tựa căn bản thức
   Năm thức tùy duyên hiện
   Hoặc chung hoặc không chung
   Như sóng mòi với nước

*Ý thức thường hiện khởi


  Trừ sinh vô tưởng thiên
  Vô tâm hai thứ định
  Chết ngất, lúc ngủ say

 


Y chỉ căn bản thức
Ngũ thức tùy duyên hiện
Hoặc câu hoặc bất câu
Như ba đào y thủy

Ý thức thường hiện khởi


Trừ sanh vô tưởng thiên
Cập vô tâm nhị định
Thùy miên dữ muộn tuyệt

 


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ:

* Căn bản thức: Tên khác của đệ bát thức. Căn bản thức đệ bát thức cũng tức A lại da...

* Vô tưởng thiên: Người tu định vô tưởng thuần thục, họ có sự an lạc của họ.

*Hai định Vô tâm:

  1. Vô tưởng định: Trong lúc nhập định, vận dụng pháp Xa ma tha thâm hậu, tiền lục thức vắng lặng không hoạt động.

  2. Diệt tận định: Trong lúc nhập định tiền thất thức vắng bặt không hiện hành.

YẾU LUẬN

Trong tám anh em một ả si
Một chàng lanh lợi đáng kinh nghi
Năm em đon đả mời đưa khách
Quản lý gia cang một chị hiền

Tiền thất thức lúc hiện khởi cũng như lúc tiềm tàng hoàn toàn nương tựa đệ bát thức. Đệ bát thức có tên căn bản thức, vì là chỗ căn cứ, cơ sở nương tựa của Tiền thất thức; như nước là bản thể, chỗ y cứ mà hiện tượng sóng mòi bọt bóng được khởi sinh.

Tiền ngũ thức có thể sinh khởi cùng một lúc, nếu yếu tố sở duyên đầy đủ; cũng có thể sinh khởi một, hai hoặc ba....tùy yếu tố sở duyên hiện hữu, thuộc đối tượng của thức nào.

Đệ lục thức thì hiện hữu trong mọi thời. Bất cứ lúc nào, bất cứ thức nào trong năm thức sinh khởi, đều có sự hợp tác tham gia của ý thức. Danh từ Ngũ câu ý thức nói lên sự hợp tác tham gia đó.



..."Một chàng lanh lợi đáng kinh nghi
Năm em đon đả mời đưa khách...."

"Năm em đon đả mời đưa khách": Nói sự nhạy cảm của tiền ngũ thức, thường xuyên tiếp xúc với ngũ trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc) mà các thức còn lại không có được chức năng ấy.

"Một chàng lanh lợi đáng kinh nghi". Chàng đệ lục thức lanh lợi thật bởi vì: với thiện ác, vô ký ba tánh; với hiện lượng, tỷ lượng, phi lượng ba lượng; với tánh cảnh, đới chất, độc ảnh ba cảnh, đệ lục thức đủ hết. Vì vậy, ý thức quả là:

"Một chàng lanh lợi đáng kinh nghi !"

Dù lanh lợi trùm cả tám anh em, dù tầm cỡ hoạt động bao gồm ba tánh, ba lượng và ba cảnh nhưng đệ lục thức vẫn không hiện diện ở năm trường hợp: Vô tưởng thiên, Vô tưởng định, Diệt tận định, ngủ không chiêm bao và chết ngất. Trong khi đó đứa em gái thiệt thà và người chị hiền quản lý gia cang, lẽo đẽo có mặt khắp nơi trong tam giới !


BÀI THỨ BẢY

Hỏi: Đã xác định vai trò của ba món


Năng biến, đã xác định ngã chỉ là đối tượng sở biến
Vậy:

  • Năng biến và sở biến đối với duy thức có hay không ?

  • Nếu tất cả duy thức ngoại duyên không thực, tại sao hữu tình phân biệt triền miên ?

  • Nếu là duy thức, vấn đề hữu tình sinh tử tương tục, được giải thích như thế nào ?

BÀI TỤNG DUY THỨC ĐÁP:

Dịch nghĩa

Phiên âm

* Do tám thức chuyển biến
   Phân biệt sở phân biệt
   Cả năng sở đều không
   Xác định: rằng duy thức

* Do nhất thiết chủng thức


   Biến như vậy...như vậy...
  Và do lực biến chuyển (vận động)
  Hiện tượng vô vàn sinh

*Do tập khí của nghiệp


  Và tập khí hai thủ
  Dị thục trước vừa dứt
  Tái hiện dị thục sau

 


Thị chư thức chuyển biến
Phân biệt sở phân biệt
Do thử bỉ giai vô
Có nhất thiết duy thức

Do nhất thiết chủng thức


Như thị như thị biến
Dĩ triển chuyển lực cố
Bỉ bỉ phân biệt sanh

Do chư nghiệp tập khí


Nhị thủ tập khí câu
Tiền dị thục ký tận
Phục sanh dư dị thục

 


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ:

* Như vậy: Dịch chữ Như thị. Trong Phật giáo có danh từ "Như thị", dùng trong lúc nói đến sự nhiệm mầu mà không gian không thể hình dung, thời gian không thể diễn đạt rõ, văn tự miêu tả không đến, ngôn ngữ lý giải không cùng.

* Nghiệp: Hành vi của con người thường xuyên liên tục biểu hiện trong đời sống. Nghiệp biểu hiện qua thân, khẩu, ý gọi là tam nghiệp.

* Tập khí: Thói quen trong công việc làm, huân tập thành chủng tử. Từ chủng tử có điều kiện sinh khởi hiện hành.

* Hai thủ: Hai thứ chấp thủ, ôm chặt khư khư không cởi mở được.

  1. Kiến thủ: Chấp ngã bên con người, ngã của tự thân.

  2. Tướng thủ: Chấp ngã bên vạn pháp, ngã của ngoại cảnh.

Dị thục: (Xem lại bài Năng biến thứ nhất) Chữ Dị thục ở đây chỉ cho sinh mạng, vì sinh mạng là sự kết trái của một dòng nhân quả: Dị thời, Dị biến, Dị loại nhi thục.

YẾU LUẬN

* Năng phân biệt, sở phân biệt đều là sản phẩm của thức:

"Thị chư thức chuyển biến". Chữ "thị" chỉ cho tám thức tâm vương là "năng phân biệt", "Sở phân biệt" là "Tướng ngã", đối tượng chấp. Chấp ngã ở vạn pháp cũng như chấp ngã bên con người, hoàn toàn do sự chuyển hướng của các thức, hướng đến một lối chấp sai lầm, rồi tự "biến" ra cái chấp: Ngã. Theo lập trường của Duy thức học, trong vạn pháp đối tượng sở biến không có ngã. Trong con người, bát thức Tâm vương là một tổng hợp của con người cũng không có ngã. Do vậy, cái nhìn của Duy thức học thấy rõ và xác định rằng: Năng phân biệt, sở phân biệt hay năng biến, sở biến không có ngã. Thế mà người đời chấp có ngã, thì cái ngã đó duy thức của họ tự biến rồi tự chấp mà thôi.

* Hiện tượng vạn pháp tồn tại khách quan. Đó là kết quả của chân lý duyên sinh, chuyển biến trong nhất thiết chủng thức.

Không vì chấp ngã mà hiện tượng vạn pháp sinh. Không vì không chấp ngã mà hiện tượng vạn pháp không hiện hữu và tồn tại.



Nhất thiết chủng thức, "Sở tàng", nó vừa là nguyên nhân để duyên sinh sự vật, vừa là kết quả, hình thành chỉnh thể vô vàn sự vật, vạn tượng sum la trước mắt.

Chủng tử vạn pháp thì vô vàn, tựu trung có những chất liệu:



  1. Một, thể lưu ngại, có tính rắn chắc giống như đất, gọi là "địa đại"

  2. Hai, thể lưu nhuận, tính lỏng, giống như nước, gọi là "thủy đại"

  3. Ba, thể viêm nhiệt, tính nóng, giống như lửa, gọi là "hỏa đại"

  4. Bốn, thể phiêu động, tính chuyển động, giống như gió, gọi là "phong đại"

  5. Năm, thể rỗng không, tính rỗng như hư không, gọi là "không đại"

Năm đại này là những yếu tố hình thành khoáng vật, thực vật và những gì thuộc vật chất. Ngoài ra, còn hai "đại" thuộc loại siêu văn tự ngữ ngôn, siêu tư duy phân biệt bình thường. Duy thức học gọi "Bất khả tri". Đó là "Kiến đại""Thức đại". Con người nhận thức sự hiện hữu của Kiến đại và Thức đại qua: (Hữu tác dụng pháp, Hiện thọ dụng pháp và Hiện sở tri pháp), công năng nhận thức và công năng thọ dụng trong cuộc sống hằng ngày; rồi mệnh danh đó là thức, là tâm hoặc cũng gọi đó là tinh thần.

Bảy chất liệu đó, vận động chuyển biến, phân giải, hóa hợp không sát na ngừng trụ theo qui luật riêng của nó là: đồngdị. Nó vừa hằng vừa chuyển trong thức Nhất thiết chủng. Sự vận động chuyển biến, phân giải, hóa hợp, tác động qua lại với nhau, duyên khởi hình thành từng chỉnh thể của hiện tượng vạn pháp bằng nhận thức tư duy hữu hạn, con người không thể biết được. Kinh điển Phật giáo thường dùng từ "Như thị" hoặc ""Như thị, Như thị" để chỉ sự vận động chuyển biến nhiệm mầu đó.

Vạn pháp là sản phẩm duyên sinh từ Nhất thiết chủng thức, con người cũng là sản phẩm duyên sinh như vậy; khác nhau ở điểm, con người hữu tình, có "tình thức" để nhận thức sự vật và nhận thức cả chính mình. Vạn pháp là vô tình, chỉ là "sở phân biệt", đối tượng bị nhận thức của con người.

Tóm lại, chủng tử của vạn pháp từ Nhất thiết chủng thức chuyển biến một cách nhiệm mầu mà hình thành hai loại chúng sinh:



  1. Một, Hữu tình chúng sinh, thuộc thành phần "năng phân biệt", có khả năng nhận thức chấp "ngã" bên hiện tượng vạn pháp, đồng thời cũng chấp "ngã" của chính mình.

  2. Hai, Vô tình chúng sinh, sơn hà đại địa sum la vạn tượng, là đối tượng "sở chấp" "sở phân biệt" của thành phần "năng chấp" ấy. Do vậy, Hữu tình chúng sinh không có ngã, Vô tình chúng sinh cũng không có ngã. "Ngã", chỉ là "ức thuyết", sản phẩm của Duy thức "biến" mà thôi !

* Sự sinh tử tương tục của hữu tình và chân lý không có ngoại lệ.

Bằng cái thấy của Phật nhãn, vũ trụ: thành, trụ, hoại, không; tuy là hy hữu nhưng là chuyện phải có. Sự vật trên cõi đời: sinh, trụ, dị, diệt là chuyện tất nhiên. Với con người hữu tình: sinh, lão, bệnh, tử....tương tục là chuyện bình thường, vì sự diệt sinh, sinh diệt với các pháp hữu vi là qui luật tất yếu, tất nhiên của vũ trụ vạn hữu. Đạo Phật gọi đó là chân lý vì lẽ thật đó không có một thế lực nào làm cho khác hơn được.

Chủng tử của vạn pháp trong Thức Nhất thiết chủng chuyển biến và duyên sinh theo một trật tự, một qui luật tự nhiên. Đồng chủng tương hợp, dị chủng tương xích. Đồng tính tương cự, dị tính tương hấp. Đồng năng tương bội, dị năng tương để. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

Hiện tượng vạn vật duyên sinh dựa trên nguyên tắc Đồng dị, từ khi khởi điểm đến lúc hình thành một chỉnh thể nào đó, đều tuân theo quá trình Nhân quả tuyệt đối của Dị thục thức. Đó là Dị thời, dị biếndị loại nhi thục. Do vậy, quan sát hiện tượng vạn pháp ta không tìm thấy một sự vật nào tồn sinh mà vượt qua luật nhân quả. Luật nhân quả bao trùm vũ trụ nhân sinh, hữu tình, vô tình đều nằm gọn, đồng thọ dụng một chân lý ấy. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào bản chất di truyền "tương tục" của vạn pháp trong Dị thục thức, người ta có thể thấy:



  • Khoáng vật di truyền tương tục bằng chất.

  • Thực vật di truyền tương tục bằng gen.

  • Động vật thứ cấp và hạ cấp di truyền tương tục bằng gen.

  • Động vật, hữu tình cao cấp như con người sinh tử tương tục di truyền bằng nghiệp.

Nghiệp là công việc làm thường xuyên liên tục của hữu tình nào đó. Việc làm hoặc là một nghề để sinh sống hoặc là một sở thích. Việc làm lợi mình, lợi người gọi là Thiện nghiệp. Việc làm hại người, hại mình gọi là Ác nghiệp. Thân, khẩu, ý con người là cơ sở phát sinh và biểu lộ Thiện nghiệp hay Ác nghiệp. Nếu có chánh niệm, mọi người có thể kiểm soát được nghiệp lực của chính mình và tự mình có thể chuyển hóa nó theo ý nguyện của dị thục hiện tại và dị thục tương lai.

Tập khí là thói quen. Tập khí và nghiệp làm nhân quả tác động qua lại cho nhau. Trong cuộc sống hằng ngày "việc làm" (nghiệp) của ta là thiện, nó sẽ thành "thói quen" (tập khí) không làm ác được. Đã có "thói quen" không làm ác thì việc làm ấy đương nhiên là thiện. Việc làm, làm nhiều, làm mãi thành thói quen, thói quen cứ quen như thế mà làm mãi làm hoài. Trung gian giữa nghiệp và tập khí huân tập thành chủng tử (hạt giống) được A lại da thức chứa đựng. Từ đó, chủng tử sinh khởi nghiệp. Nghiệp sinh tập khí. Tập khí và nghiệp huân tập thành chủng tử mới. Cái vòng tròn: sinh diệt, diệt sinh. Cộng thêm tập khí, chủng tử và nghiệp của hai món năng thủ và sở thủ biến thành một lực hấp dẫn, một "thế giới từ trường" của "dẫn nghiệp" và "mãn nghiệp", cho "Tiền dị thục""Hậu dị thục"

Tóm lại, đời người là một dị thục quả của một chu kỳ nhân quả. Chủng tử thiện hay ác, biểu hiện nghiệptập khí. Thiện hay ác, là yếu tố mới để hình thành một dị thục sau, một chu kỳ nhân quả kế tiếp....

BÀI THỨ TÁM

Hỏi: Nếu tất cả Duy thức thì cớ gì đức Thế Tôn đề cập Tam tự tánh ở kinh Lăng già ? Mâu thuẩn đó giải quyết như thế nào ?



tải về 270.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương