LỜI ĐẦu sách giáo lý của đạo Phật, xưa nay được kết hợp và lưu giữ trong Tam tạng. Tam tạng là tạng kinh, tạng luật và tạng luận. Tạng kinh và tạng luật do chính kim khẩu đức Phật nói ra



tải về 270.53 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích270.53 Kb.
#29982
1   2   3   4

BÀI TỤNG DUY THỨC ĐÁP:

Dịch nghĩa

Phiên âm

*Do mọi người biến kế
Biến kế đủ thứ vật
Tính biến kế chấp này
Nó không có tự tính

*Tự tính y tha khởi


Kết hợp duyên mà sinh
Tự tính viên thành thật
Hằng viễn ly tánh trước

*Tính viên thành và y tha


Khác mà không phải khác
Như tánh vô thường, vô ngã
Hiểu lệch mất cả hai

Do bỉ bỉ biến kế
Biến kế chủng chủng vật
Thử biến kế sở chấp
Tự tánh vô sở hữu

Y tha khởi tự tánh


Phân biệt duyên sở sanh
Viên thành thật ư bỉ
Thường viễn ly tiền tánh

Cố thử dữ y tha


Phi dị phi bất dị
Như vô thường đẳng tánh
Phi bất kiến thử bỉ

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ:

* Biến kế:

Biến: Phổ biến, thông thường, phổ cập...


Kế: Tính toán, so đo, xét nét, nghĩ ngợi

* Biến kế sở chấp tự tính: Kiến chấp phổ biến trong đại đa số quần chúng. Lối chấp không có sự thật, không hợp chân lý.

* Y tha khởi tự tính: Nói đủ: "Y tha duyên nhi sinh khởi". Nương nhiều nhân duyên, nhiều yếu tố mà hình thành một chỉnh thể của một sự vật. Sự vật đó không có tính độc lập tự sinh.

* Viên thành thực tánh: Khi nhận thức rõ, không còn lầm lẫn đối với tính y tha khởi; loại trừ tính chấp biến kế sai lầm, ngay nơi đó là: tự tính duyên thành thực.
 

YẾU LUẬN

Đức Thế Tôn đề cập Tam tự tính, nhưng Đức Thế Tôn không chủ trương có một tự tính nào.



Tự tính biến kế sở chấp do sự chấp nê sai lầm phổ biến của con người. Sự chấp nê sai lầm của nhiều người gọi là tính biến kế sở chấp.

Hiện tượng vạn pháp không có pháp nào có tính độc lập tự sinh mà phải nương gá nhiều duyên khác, tức là nhiều yếu tố hợp lại mới cấu tạo sinh ra một vật. Vì vậy, tính chất của sự vật hiện tượng được gọi là y tha khởi tính, thực chất chẳng có gì.

Sự thực hiện tượng vạn pháp là "duyên sinh". Sự thực hiện tượng vạn pháp là "Vô ngã". Hiểu đúng chân lý thì ngay nơi đó có được: Tự tính viên thành thực. Vì vậy, đức Thế Tôn đề cập Tam tự tính mà không có tự tính nào của Thế Tôn nói.

Tìm hiểu tính biến kế của con người qua bát thức tâm vương ta thấy:



  • Thức A lại da, biến mà không kế, nghĩa là nó thường xuyên hiện hữu trong đời sống con người nhưng nó không có công năng tính toán so đo trong việc "chấp nê" dù sai hay đúng.

  • Thức Mạt na vừa biến vừa kế, nghĩa là Mạt na cũng thường xuyên hiện hữu cùng với A lại da nên gọi là biến và nó có công năng "chấp ngã" trường kỳ nên gọi là kế; bởi tính của nó là "tư lương".

"Tư lương vi tính tướng"
"Tứ phiền não thường câu".


  • Đệ lục thức, kế mà không biến, nghĩa là đệ lục thức về mặt so đo tính toán "chấp nê" thì không có thức nào bằng, đó là kế; nhưng trong sinh hoạt con người có năm trường hợp ý thức vắng mặt. Vì vậy, ý thức không biến mà chỉ có kế.

  • Tiền ngũ thức, không biến cũng không kế, bởi vì tiền ngũ thức hiện khởi tùy thuộc vào cảnh duyên, có cảnh duyên mới sinh khởi; không có cảnh duyên không sinh khởi được. Tiền ngũ thức không có tính liên tục thường xuyên cho nên không biến và chỉ có hiện lượng cho nên cũng không kế.

Do vậy, Biến kế sở chấp tự tính chỉ là tính chấp sai lầm của bát thức tâm vương không hề có tự tính !

Sự tương quan gắn bó giữa tự tính Y tha khởi và tự tính Viên thành thực cũng giống như sự gắn bó tương quan của chân lý vô thườngvô ngã. Nếu không có tính Y tha khởi hẳn không có tính Viên thành thực. Tính Viên thành thực có, do nhận thức đúng tính Y tha khởi .

Chân lý vô thường đúng vì bản chất vạn pháp vô ngã. Bản chất vạn pháp vô ngã cho nên biểu hiện ra chân lý vô thường: sinh, trụ, dị, diệt....

Tính Y tha khởi và tính Viên thành thực khác, mà không phải có hai tính. Người nghiên cứu Duy thức phải tư duy như vậy, bằng không, tìm tòi hy vọng một tính Viên thành thực ở chân trời góc biển hay ở thế giới mông lung....cũng không bao giờ có. Chẳng những tìm không có tính Viên thành thực mà cũng đánh mất cái tính Y tha khởi của vạn pháp.

Tóm lại, nhìn bên tục đế, tự tính Y tha khởi, Thế Tôn cũng không phủ nhận, mà đó còn là một chân lý.

Hiểu sai chân lý ấy, Thế Tôn bảo đó là tính biến kế sở chấp của mọi người.

Hiểu đúng chân lý ấy, Thế Tôn dạy: Được ! Đấy là viên thành thực tính, đấy!

Thế cho nên, Thế Tôn đề cập Tam tự tánh, kỳ thực Thế Tôn có nói tính nào đâu!

 BÀI THỨ CHÍN

Hỏi: Đức Thế Tôn đã đề cập ba tự tánh rồi. Cớ gì Thế Tôn lại dạy: tất cả pháp đều không tự tánh ?



BÀI TỤNG DUY THỨC ĐÁP:

Dịch nghĩa

Phiên âm

*Chỉ vì ba tự tính
Chỉ ra ba vô tính
Mật ý của Phật nói
Tất cả pháp vô tính

*Một hiện tướng, vô tính


Hai tính tự nhiên, vô tính
Ba tính viễn ly, biến kế
Và tính chấp ngã, vô tính

*Đấy thắng nghĩa các pháp


Đấy chính là chân như
Vì nó hằng như như
Đấy thực tính duy thức

 


Tức y thức tam tánh
Lập bỉ tam vô tánh
Cố Phật mật ý thuyết
Nhất thiết pháp vô tánh

Sơ tức tướng vô tánh


Thứ vô tự nhiên tánh
Hậu do viễn ly tiền
Sở chấp ngã pháp tánh

Thử chư pháp thắng nghĩa


Diệc tức thị chân như
Thường như kỳ tánh cố
Tức duy thức thật tánh

 


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ:

* Hiện tướng vô tính: Biến kế sở chấp, vô tính.

* Tự nhiên vô tính: Y tha khởi, vô tính

* Tính viễn ly biến kế: Viên thành thật, vô tính.

* Thắng nghĩa: Nghĩa rốt ráo cũng gọi là liễu nghĩa.

* Chân như: Chân lý bất di bất dịch của vũ trụ khách quan.

YẾU LUẬN

Như ta đã biết, Đức Thế Tôn đề cập Tam tự tính kỳ thực không có cái "tự tính" nào của Đức Thế Tôn nói ra. Ba "tự tính" ấy chỉ là kết quả của sự hiểu biết sai lầm, ý thức chấp ngã, trước vạn pháp vốn dĩ vô ngã. Đức Thế Tôn không nói có Tam tự tính như vậy.



"Tất cả pháp không tự tính". Đấy mới là then chốt, lập trường, là tôn chỉ của toàn bộ giáo lý Phật.

Hiện tượng vạn pháp "vô tính" vì thực tướng của vạn pháp là "vô tướng".

Tự nhiên tính "vô tính" vì trên cõi đời không có cái gì "tự nhiên" mà có. Y tha khởi tính tự nó nói lên rằng nó "không phải tự nhiên" rồi !

Viên thành thực tính "vô tính", viên thành thực, chỉ là kết quả của sự "viễn ly". Viễn ly tính "biến kế", viễn ly tính chấp ngã mà có được tên ấy.



  • Tất cả pháp không "tự tính" là giáo nghĩa thù thắng.

  • Tất cả pháp không "tự tính" là chân như của vạn pháp.

  • Tất cả pháp không "tự tính" là tính thường như của vạn pháp.

  • Tất cả pháp không "tự tính", hiểu như thế là thể nhập "thực tính Duy thức rồi vậy.

BÀI THỨ MƯỜI

Hỏi: Đã thành lập Duy thức tướng và Duy thức tánh rồi


  • Tiến trình tu tập của hành giả tu Duy thức có bao nhiêu giai đoạn và địa vị?

  • Sự chứng ngộ Duy thức dùng phương tiện gì làm tiêu chuẩn để nhận biết ?
     

BÀI TỤNG DUY THỨC ĐÁP:

Dịch nghĩa

Phiên âm

Từ Khi:

*Khởi tâm tu duy thức


Cầu trụ duy thức tánh
Hai thủ ngủ im lìm
Chưa diệt trừ chinh phục

*Được phần ít nhẹ nhàng


Cho là chứng duy thức
Vì còn thấy có được
Chưa thực trụ duy thức

*Chừng nào cảnh dở duyên


Tâm không hề sở đắc
Trụ duy thức là đây
Bởi hai thủ xa rời

*Thanh thoát vượt nghĩ bàn


Đấy! Trí xuất thế gian !
Viễn ly hai thô trọng
Thọ dụng quả chuyển y

*Đây cảnh giới vô lậu


Bất tư nghì, thiện, thường
An lạc, giải thoát thân
Cõi pháp thân, tịch mặc

 


Nải chí vị khởi thức
Cầu trụ duy thức tánh
Ư nhị thủ tùy miên
Du vị năng phục diệt

Hiện tiền lập thiểu vật


Vị thị duy thức tánh
Dĩ hữu sở đắc cố
Phi thật trụ duy thức

Nhược thời ư sở duyên


Trí đô vô sở đắc
Nhỉ thời trụ duy thức
Ly nhị thủ tướng cố

Vô đắc bất tư nghì


Thị xuất thế gian trí
Xả nhị thô trọng cố
Tiện chứng đắc chuyển y

Thử tức vô lậu giới


Bất tư nghì thiện thường
An lạc giải thoát thân
Đại mâu ni danh pháp

 


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ:

*Duy thức tánh: Thực tánh của Duy thức. Đây là cảnh giới của con người xa lìa "biến kế sở chấp", xa lìa "năng thủ" "sở thủ", xa lìa tính "sở đắc" và quả "sở chứng". Nói cách khác, an trụ duy thức tính, tức là thể nhập cảnh giới "tịch diệt Niết bàn"

*Nhị thủ: Hai món thủ:

  1. Năng thủ: Chấp ngã bên con người.

  2. Sở thủ: Chấp ngã bên hiện tượng vạn pháp.

*Hai thô trọng:

  1. Sở tri chướng: Sở tri chướng cũng gọi "trí chướng". Một thứ tri thức hữu hạn; thứ trí nầy chỉ có khả năng hiểu biết "tục đế" những gì thuộc về "thế gian pháp". Nó trở ngại con đường tiến triển đến: Nhất thiết trí, tự nhiên trí, vô sư trí nhất thiết chủng trí của vô thượng bồ đề.

  2. Phiền não chướng: Căn bản phiền não, chi mạt phiền não...những thứ phiền não ấy che chướng làm, trở ngại sự thể nhập Niết bàn mà đáng lý mọi người ai cũng có phần được thể nhập

*Chuyển y: Dựa trên hai thứ chướng mà chuyển hóa.

  1. Phiền não chướng, chuyển thành Niết bàn.

  2. Sở tri chướng, chuyển thành Bồ đề.

YẾU LUẬN

Đứng bên mặt chân đế Pháp tánh không tuệ học, mà đề cập vấn đề chứng đắc tức thì bị quở tránh ngay: Rằng "chưa được vào nhà !". Bên mặt tục đế, phương tiện, vận dụng văn tự, ngôn thuyết, hướng dẫn hành giả phát tâm tu Duy thức quán theo một tiến trình tạm chia năm giai đoạn với năm địa vị:



  1.  Tư lương vị

  2. Gia hạnh vị

  3. Thông đạt vị

  4. Tu tập vị

  5. Cứu cánh vị

Từ bài tụng thứ nhất cho đến bài tụng thứ hai mươi lăm, trình bày lý do có mặt của Duy Thức Học, yếu tố hình thành của Duy Thức Học, đối tượng nghiên cứu của Duy Thức Học và hướng dẫn cách nhận thức để giải quyết những mắc mướu của con người theo quan điểm lập trường của Duy Thức Học.

Sự có mặt của Duy Thức Học, nhằm chỉ rõ tính vô ngã của con người và tính vô ngã của hiện tượng vạn pháp, xác định chân lý "Duyên sinh" và chân lý "Vô ngã" trong Phật giáo.

Yếu tố hình thành Duy Thức Học là chỉ rõ sự nhận thức phi chân lý, sự "ức thuyết" của ai đó hay nói rõ hơn là sự ảo tưởng hoang đường, phát xuất từ những bộ óc non nớt yếu mềm, mê tín dị đoan; những nhận thức đó tác động tâm tưởng con người thông qua Bát thức tâm vương và biểu hiện hoặc trừu tượng ở tư duy hoặc cụ thể ở hành động như: thờ phượng, cúng lạy, van xin....với những chức danh, địa vị không bao giờ có trong sự thực.

Đối tượng nghiên cứu của Duy Thức Học là hiện tượng vạn pháp, nên nhớ mỗi con người nói riêng, mỗi động vật nói chung, cũng là một pháp trong hiện tượng vạn pháp. Duy Thức Học chỉ rõ: Rằng: Vạn pháp vô ngã.

Duy Thức Học giải quyết những thắc mắc, đau khổ ngàn đời của con người. Duy Thức Học đã vạch ra rằng:


  • Hiện tượng vạn pháp "Duyên sinh" tồn tại khách quan

  • Vạn pháp Vô thườngVô ngã.

  • Sinh, lão, bệnh, tử là việc bình thường.

  • Sinh, trụ, dị, diệt là việc bình thường.

  • Thành, trụ, hoại, không cũng là việc bình thường.

Người muốn có an lạc, tránh lo âu sợ hãi phi lý cần tu học Duy Thức, đi sâu vào Duy Thức Quán ngõ hầu thấy rõ chân lý Vạn pháp duy thức.

Trong quá trình triển khai diệu lý để thành lập duy thức, người ta gọi đó là Duy thức cảnh. Tức là dựa trên bối cảnh thực tiễn của con người và sự vật hiện hữu để thành lập Diệu lý Duy thức.

Từ bài tụng thứ hai mươi lăm tới bài tụng thứ ba mươi, trình bày năm địa vị trên con đường tiến tu Duy thức quán. Năm địa vị đó là:

Một, Tư lương vị, tư lương có nghĩa là chuẩn bị lương phạn, sắp xếp hành lý cho một cuộc hành trình tiến tu Duy thức quán.



"Khởi tâm tu duy thức"
"Cầu trụ duy thức tánh"
"Hai thủ ngủ im lìm"
"Chưa diệt trừ chinh phục"

Trụ Duy Thức Tánh là mục đích đến. Trụ Duy Thức Tánh là khi nào tâm của hành giả chế ngự và diệt trừ hoàn toàn hai món thủ. Hai món thủ là đối tượng sở quán, nó luôn luôn là đối thủ  đương đầu của người tu Duy Thức Quán. Thế lực của hai đối thủ còn mạnh mẽ chứng tỏ cái Ngã tướng trong con người chưa chiết phục mà chỉ ngừng sinh hoạt như một giấc ngủ im sau đó nó sẽ "thức dậy".



Địa vị Tư lương, kinh điển Phật thường chia thành ba bậc: Trụ, HạnhHướng.

Trụ: là địa vị chỉ những người đã từng gieo trồng hạt giống Phật, có khả năng trụ nơi đất Phật để sinh trưởng phước đức trí tuệ của mình.

TRỤ mười địa vị mà một hành giả lần lượt phải trải qua:

  1. Phát tâm trụ: Phát tâm khởi tu.

  2. Trị địa trụ: Sửa trị tâm địa trong sạch, bằng thẳng như trang đất gieo mạ.

  3. Tu hành trụ: Do sửa trị tâm thanh tịnh mà tu hành tự tại, không bị chướng ngại.

  4. Sinh quý trụ: Trụ đất Phật, được thọ dụng phần khinh an giải thoát.

  5. Phương tiện cụ túc trụ: Tự lợi, tha lợi đủ duyên, thực hiện tốt không gì trở ngại, tướng mạo khởi sắc quang minh.

  6. Chính tâm trụ: Tướng mạo quang minh rồi, nội tâm chân chính gần đồng như Phật.

  7. Bất thối trụ: Thân tâm tương hợp, ngày ngày chỉ có tăng tiến đi sâu vào chánh quán Duy thức.

  8. Đồng chân trụ: Có được những đức tướng tốt của Phật có.

  9. Pháp vương tử trụ: Đến đây được xem như con đấng Pháp vương Xuất thai, một hoàng tử chào đời (từ sơ phát tâm đến sinh quí, đệ tứ trụ gọi là nhập thánh thai. Từ đệ ngũ đến bát trụ gọi "trưởng dưỡng thánh thai". Pháp vương tử trụxuất thai vậy).

  10. Quán đỉnh trụ: Con vua trưởng thành được làm lễ: Lấy nước bốn biển mà gội đầu (quán đỉnh). Bồ tát có khả năng thừa hành Phật sự được Phật rưới nước trí tuệ lên đầu....

HẠNH có mười địa vị:

  1. Hoan hỉ hạnh: Là Bồ tát, đệ tử Phật, phải học hạnh Phật hoan hỉ tùy thuận khắp nơi nơi.

  2. Nhiêu ích hạnh: Luôn luôn làm lợi ích chúng sanh.

  3. Vô sân hận hạnh: Thực hiện đức tính tự giác, giác tha, không còn trở ngại bất như ý..

  4. Vô tận hạnh: Thực hiện hạnh lợi tha bình đẳng khắp nơi và mọi lúc không hề nhàm mỏi.

  5. Ly si loạn hạnh: Pháp môn tu học vô lượng, có trí tuệ tổng hợp mà sự nhận thức không hề lầm lẫn.

  6. Thiện hiện hạnh: Vì được vô si loạn cho nên ở đồng hiện dị, ở dị hiện đồng. Đồng dị viên dung không trở ngại.

  7. Vô trước hạnh: Mười phương hư không có bao nhiêu vi trần, mỗi vi trần hiện mười phương thế giới, vậy mà vi trần và thế giới không trở ngại gì nhau.

  8. Tôn trọng hạnh: Pháp lực tu hành thâm chứng chân lý từ địa vị thứ nhất đến đây do sức quán chiếu Bát nhã mà được, cho nên địa vị nầy đặc biệt tôn trọng Bát nhã độ trong lục độ.

  9. Thiện pháp hạnh: Công đức viên dung, có thể thành tựu khuôn pháp mẫu mực như chư Phật mười phương.

  10. Chân thực hạnh: Do quá trình vượt qua chín giai đoạn, đức tướng trí tuệ viên dung, mỗi mỗi đều thanh tịnh vô lậu, bấy giờ trở thành tánh Nhất chân hằng hữu.

HỒI HƯỚNG: Đem tâm đại bi cứu độ tất cả chúng sinh. Hồi hướng có mười địa vị:

  1. Cứu hộ nhất thiết chúng sinh, ly chúng sinh tướng: Cứu hộ tất cả chúng sinh mà không thấy có tướng chúng sinh.

  2. Bất hoại hồi hướng: Tâm vì chúng sinh, cứu hộ kiên cố không thối thất.

  3. Đẳng nhất thiết vật hồi hướng: Nhìn tất cả mọi người không phân biệt màu da, chủng tộc và ngôn ngữ đều bình đẳng.

  4. Chí nhất thiết xứ hồi hướng: Tùy theo căn cơ, cứu hộ cho ai thì đưa họ đến nơi đến chốn.

  5. Vô tận công đức tạng hồi hướng: Kho tàng công đức vô tận, đem hết ra, tùy cơ cứu hộ chúng sinh.

  6. Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng: Tùy thuận thiện căn của chúng sinh, giáo hóa cứu hộ bình đẳng.

  7. Tùy thuận đẳng quán nhất thiết chúng sinh hồi hướng: Quán chúng sinh bình đẳng, tùy thuận căn tánh cứu hộ bình đẳng.

  8. Chân như tướng hồi hướng: Nhìn tất cả vạn pháp hữu tình, vô tình, cùng một bản thể chân như, dẫn dắt cho mọi người trở về bản thể chân như ấy.

  9. Vô phược giải thoát hồi hướng: Chỉ dạy cho chúng sinh biết, mọi người không có ai bị trói cũng chẳng có ai được mở trói, trói hay mở do chính mình.

  10. Pháp giới vô lượng hồi hướng: Dạy cho mọi người biết , pháp giới vô lượng thì chúng sinh cũng vô lượng như vậy. Chư Phật cũng vô lượng.

Ba mươi địa vị tư lương gọi chung: Tam tư lương.
Kinh điển thường gọi: Bồ tát địa tiền. Sở dĩ có cái từ ấy, vì kinh điển lấy địa vị thập địa làm chuẩn để ấn định phước đức, trí tuệ trên bước đường tu tập. Do đó, Thập địa Bồ tát, được cho cái tên: Tu tập vị.

"Được phần ít nhẹ nhàng
 Cho là chứng duy thức
 Vì còn thấy có được
 Chưa thực trụ duy thức"

Đó là bài tụng nói về thành quả của địa vị Gia hạnh.


Được cái tên Gia hạnh vị, đã nói lên địa vị này có gia công tu hành và có kết quả an lạc. Dù có tu hành tốt, dù có an lạc  mà còn "chấp": Năng hành, sở hành, năng chứng, sở chứng, thì đạo hạnh chưa "siêu". Cho nên chỉ là Gia hạnh vị mà thôi !

Gia hạnh vị thường lấy bốn pháp ám dụ để nhận xét theo dõi bước tiến tu của mình:

  1. Noãn: Sự tu hành phải liên tục như gà ấp trứng, không được bỏ ổ.

  2. Đảnh: Trí tuệ mỗi ngày phải được sáng tỏ thêm, như người leo núi nhìn cảnh vật chung quanh.

  3. Nhẫn: Đích thực thâm ngộ chân lý: Vô ngã, vô thường, khổ, không, bất tịnh của hiện tượng vạn pháp.

  4. Thể đệ nhất: Do đích thực thấy chân lý. Kiến tư hoặc không còn nhiễu đoạn tâm tính.

Quá trình tu tập từ sơ phát tâm đến thành tựuVô thượng Bồ đề, trải qua ba A tăng kỳ kiếp. Năm địa vị tu Duy thức quán, "Tam tư lương", "Tứ gia hạnh" là những người thành tựu công quả trong Đệ nhất A tăng kỳ.

"Chừng nào cảnh dở duyên
 Tâm không hề sở đắc
 Trụ duy thức là đây
 Bởi hai thủ xa rời"

Bài tụng này là tiêu chuẩn của hạng người Thông đạt vị. "Thông đạt" có nghĩa là nhận hiểu chân lý không còn khó khăn nữa. Đối cảnh "sở duyên" tâm không "sở đắc" đã biểu hiện tính "năng, sở song vong" của con người thông đạt chân lý.



"Trần chẳng tương quan biển rộng non cao tùy thay đổi
"Tâm không sở đắc tùng xanh mây trắng tự vui nhàn"


"Thanh thoát vượt nghĩ bàn
Đấy! Trí xuất thế gian !
Viễn ly hai thô trọng
Thọ dụng quả chuyển y"

Đó là trạng thái của người thực học và thực tu. Người thực học, thực tu họ thọ dụng sự an lành, thanh thoát, tự tại, thong dong ngay trên cõi đời mà mọi người thấy là Ngũ trược. Đấy là kết quả của địa vị có cái tên nghe "nhẹ hều": Tu tập.

 Trọng tâm then chốt của địa vị tu tập"vô đắc". Đây là một tinh thần rỗng rang bằng bặc, một ý niệm buông xả hoàn toàn, một hành trạng tâm cảnh như như và năng sở tịch diệt. Nếu không phải trí xuất thế gian hẳn không làm được những điều "Vô đắc" siêu phàm như vậy.

Đến địa vị tu tập, xả bỏ hết hai món thô trọng: chuyển sở tri chướng thành Vô thượng Bồ đề; chuyển phiền não chướng thành Vô thượng Niết bàn.

Làm được việc đó một Bồ tát phải trải qua mười giai đoạn, được gọi là mười địa vị như sau:


  1. Hoan hỉ địa

  2. Ly cấu địa

  3. Diệm huệ địa

  4. Phát quang địa

  5.  Nan thắng địa

  6. Hiện tiền địa

  7. Viễn hành địa

  8. Bất động địa

  9. Thiện huệ địa

  10. Pháp vân địa

Nhập tâm của Hoan hỉ địa, vị Thông đạt ở vào giai đoạn này. Từ trụ tâm của Hoan hỉ địa cho đến xuất tâm của Pháp vân địa, gọi là Tu tập vị.

Từ Hoan hỉ địa thứ nhất đến Viễn hành địa thứ bảy gọi là Bồ tát tu tập ở vào đệ nhị A tăng kỳ kiếp. Từ Bất động địa thứ tám đến xuất tâm của Pháp vân địa thứ mười, gọi là Bồ tát ở vào đệ tam A tăng kỳ kiếp. Nên nhớ: Tam tư lương, Tứ gia hạnh, Thập địa Bồ tát, mỗi mỗi vị  đều phân ba giai đoạn cho sự phát tâm tu là: nhập tâm, trụ tâm và xuất tâm. Ví như đầu niên học, giữa niên học và cuối niên học.

Ba A tăng kỳ kiếp tu tập công viên quả mãn đến địa vị cao tột: Cứu cánh vô thượng bồ đề.

"Đây cảnh giới vô lậu
Bất tư nghì, thiện, thường
An lạc, giải thoát thân
Cảnh giới pháp thân, tịch mặc"

Đây là thành quả tu tập trải tam A tăng kỳ kiếp: Cứu kính vị, tức quả Vô thượng bồ đề. Đến địa vị này là đạt đến cảnh giới "vô lậu" không lọt rớt trong phiền não khổ đau nữa, cảnh giới vượt ngoài suy nghĩ luận bàn, cảnh giới thánh thiện, chân thường, cảnh giới hoàn toàn an lạc, thọ dụng "giải thoát thân thanh tịnh", cảnh giới Đại tịch diệt của pháp thân Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đấy là kết quả cuối cùng của quá trình tu tập Duy thức, một trong những hệ tư tưởng  có tính triết học của Đại thừa Phật giáo.

Quả tu tập Duy thức quán, trải qua tam A tăng kỳ kiếp của năm địa vị được ước định so sánh như đồ biểu sau:






tải về 270.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương