LỜI ĐẦu sách giáo lý của đạo Phật, xưa nay được kết hợp và lưu giữ trong Tam tạng. Tam tạng là tạng kinh, tạng luật và tạng luận. Tạng kinh và tạng luật do chính kim khẩu đức Phật nói ra



tải về 270.53 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích270.53 Kb.
#29982
1   2   3   4

Phụ chú: Thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng cho đến thập địa Bồ tát, mỗi Địa đều có ba giai đoạn: nhập tâm, trụ tâm, và xuất tâm giống nhau tất cả.

BÀI THỨ MƯỜI MỘT



BÁT THỨC QUY CỦ TỤNG

(Bài tụng luận về Quy củ của tám thức)

Quy củ là hai thứ dụng cụ để người ta vẽ ra hình tròn (compa) và góc vuông (êke) của đồ vật dụng. Nghĩa rộng của nó là chuẩn đích, mẫu mực, trong phạm vi khuôn khổ nào đó.

Bát thức Quy Củ nêu ra một số chuẩn mực, phạm vi hoạt động của bát thức tâm vương, gọi là: Bát thức Quy Củ. Văn thể cấu tạo hình thức "bài tụng" cho nên gọi" Bát thức quy củ tụng.

Nói về đệ bát thức có ba bài tụng, mười hai câu. Đệ thất thức, đệ lục thức và tiền ngũ thức cũng vậy. Mỗi thức đều giống nhau, chỉ lưu ý năm thức trước (tiền ngũ thức), tính chất hoạt động giống nhau, cho nên tiền ngũ thức mà cũng có ba bài tụng, mười hai câu. Trước hết nghiên cứu về Đệ bát thức.



ĐỆ BÁT THỨC TỤNG

Tánh duy vô phú hữu biến hành
Giới địa tùy tha nghiệp lực sinh
Nhị thừa bất liễu nhân mê chấp
Do thử năng hưng luận chủ tranh

* Ý nghĩa rằng: Đệ bát thức tính của nó vô phú vô ký. Nó tương ứng với năm món tâm sở biến hành, vì tâm sở biến hành cũng cùng tính vô phú vô ký.

Thọ sinh ở tam giới hay ở cửu địa, đệ bát thức không có khả năng tạo nghiệp nhân để thọ lấy quả mà nó hoàn toàn do "tha nghiệp lực" dẫn dắt, thúc đẩy nó thọ sinh. Tha nghiệp lực chỉ có năng lực tạo nghiệp của đệ lục ý thức. Trong tám thức tâm vương, ý thức là "một chàng lanh lợi đáng kinh nghi"...

Hàng Nhị thừa (Thanh văn, Duyên giác) không biết có đệ bát thức, họ chỉ biết có sáu thức. Trình độ hiểu biết của họ ngang với nhà Tâm lý học, chủ trương: ngoài năm giác quan biểu hiện dễ biết, còn một giác quan khó nhận, gọi là "tiềm thức", tức đệ lục ý thức.

Do vậy, Duy thức học, luận chủ phải tranh luận, chứng minh rằng: ngoài sáu giác quan, con người còn phải có "đệ thất", "đệ bát thức" nữa, mới đủ yếu tố cho sự sống còn; chẳng hạn lúc ngủ không chiêm bao....., khi người nhập định "diệt tận", nhập định vô tưởng và lúc bị chết ngất.....Duy trì sinh mạng khi con người không còn ý thức ấy, rõ ràng là công lao của đệ thất và đệ bát thức A lại da.

****


Hạo hạo tam tàng bất khả cùng
Uyên thâm thất lãng cảnh vi phong
Thọ huân trì chủng căn thân khí
Khứ hậu lai tiên tác chủ ông

* Ý nghĩa rằng: Đệ bát A lại da thức có ba nghĩa Tàng: Năng tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng, thẩm sâu, mênh mông, diệu vợi. Suy tư nghĩ ngợi giản đơn của những bộ óc đơn giản, không sao hiểu thấu triệt được.

Đệ bát thức ví như cái duềnh, cái vực vừa lớn vừa sâu. Bảy thức trước nương nơi đệ bát thức mà sinh tồn, hiện hữu thi thố tác dụng của mình, giống như sóng mòi do lực gió, gió thổi sóng lao xao. Sóng xao, gió thổi, gió thổi, sóng xao....không rời ngoài cái vực kia mà có.

Đệ bát thức là cơ sở, là kho tàng tiếp thu và huân tập chủng tử vạn pháp. Từ chủng tử duyên khởi mà hiện hành động vật căn thân hữu tình, khoáng vật, thực vật thế giới vô tình. Tất cả đều nằm gọn trong đệ bát A lại da.

Đệ bát thức A lại da thức nhìn về mặt sinh diệt: Sinh thì A lại da sinh trước, khi diệt thì A lại da diệt sau cùng. A lại da là ông chủ đối với tiền thất thức bên hữu tình. A lại da cũng là ông chủ đối với vạn pháp sinh sinh hóa hóa vô tình vậy.



Bất động địa tiền tài xả tàng
Kim cang đạo hậu dị thục không
Đại viên vô cấu đồng thời phát
Phổ chiếu thập phương sát trần trung

* Ý nghĩa rằng: A lại da (tàng thức) Bồ tát tu hành đến đệ bát Bất động địa, không còn gọi là A lại da nữa. Bởi lẽ, A lại da là cái kho chứa đựng chủng tử hổn hợp, tốt có mà xấu cũng nhiều. Bồ tát tu tập đến đệ bát địa "Bất động" rồi thì chủng tử tạp nhiễm phiền não đã được thanh lọc hết. Vả lại, nói về quá trình "Bất động", hàng Bồ tát đã bước vào "đệ tam A tăng kỳ kiếp" cho nên cái thức "hỗn hợp" ấy, xả bỏ là lý đương nhiên để thay vào đó cái tên: Dị thục thức.

Đến khi chứng địa vị "Đẳng giác" tên "Dị thục thức" cũng không còn lý do tồn tại, bởi vì vấn đề nhân quả đến đây không còn cần thiết nữa.

Sau địa vị Đẳng Giác, đệ bát thức được cái tên: Vô cấu thức và chuyển Vô cấu thức thành Trí đại viên cảnh, tức là thứ trí tròn trịa vô song, trí lớn lao không bờ mé, trong sáng như một thứ kính tuyệt trần.

....Và Đại viên cảnh trí ấy soi sáng khắp hằng hà sa số, bất khả thuyết, bất khả thuyết A tăng kỳ thế giới trong mười phương.


BÀI THỨ MƯỜI HAI

ĐỆ THẤT THỨC TỤNG (MẠT NA)

Đối chất hữu phú thông tình bổn
Tùy duyên chấp ngã lượng vi phi
Bát đại biến hành biệt cảnh tuệ
Tham si ngã kiến mạn tương tùy

* Ý nghĩa rằng: Đệ thất Mạt na thức là thức trừu tượng. Nhận biết Mạt na thức chỉ dựa trên ý niệm và công năng chấp ngã. Tự thân Mạt na thức chính là công năng chấp ngã ấy. Thế cho nên, cảnh của Mạt na cũng chỉ là cảnh của "ý niệm", của một bóng dáng "mang theo", của một "chất" mà "chất" ấy cũng là chất "ấn tượng" của ý niệm. Vì vậy,  gọi cảnh ấy la "đới chất" cảnh.

Đệ thất Mạt na thức vốn trừu tượng, duyên lấy "kiến phần" của A lại da thức cũng trừu tượng, nảy sinh ý niệm chấp ngã trừu tượng, cho nên gọi là "thông tình bổn". Do đó, ba cảnh, đệ thất thức duyên đới chất cảnh. Ba tánh, nó thuộc tánh hữu phú vô ký bởi tính chấp ngã ấy.

Đối với ba lượng, đệ thất thức phi lượng, dù nó chấp ngã bên con người hữu tình hay bên sự vật vô tình, tất cả đều là chấp sai lầm: phi !

Nó tương ứng với năm tâm sở "biến hành", tám món đại tùy phiền não là: Điệu cử, hôn trầm.v.v..và một "cô Tuệ" trong loại tâm sở "biệt cảnh".

Đệ thất thức luôn luôn sẵn có tính nhiễm ô, bởi bản chất "hữu phú vô ký" của nó. Cho nên, đệ thất thức xuất đầu lộ diện khi nào: ngã tham, ngã si, ngã mạn, ngã kiến, ngã ái xuất hiện. Nói ngược lại: ngã tham, ngã si, ngã mạn, ngã kiến, ngã ái chính là Đệ thất thức thể hiện nguyên hình, mà không sao tách chúng rời ra.


Hằng thẩm tư lương ngã tướng tùy
Hữu tình nhật dạ trấn hôn mê
Tứ hoặc bát đại tương ưng khởi
Lục chuyển hô vi nhiễm tịnh y

* Ý nghĩa rằng: Như trên ta đã biết, đệ thất thức tức là Ngã tướng, ý niệm Chấp ngã tướng tức là đệ thất thức, cho nên nó "Tư lương ngã tướng", có hai đặc tính: HằngThẩm. Ngày nào một hữu tình chúng sinh còn sinh sống, ngày nào một vô tình chúng sinh còn hiện hữu thì thường trực có sự hiện hữu của thức Mạt na. Vì vậy, nó có đặc tính Hằng. Đã là Chấp ngã thì lúc nào cũng "có ý" tồn sinh "muốn" duy trì sự hiện hữu của mình. Do đó, nó có đặc tính thẩm. Tuy nhiên, nó chỉ hằng, thẩm, tư lương trong phạm vi ngã tướng mà thôi. Nó không có một chức năng nào khác.

Do vậy, Mạt na thức chỉ là khối u mê to lớn đè nặng trấn áp tâm tánh chúng hữu tình. Nó khiến hữu tình mất đi tính sáng suốt, khó mà nhận thức được chân lý.

Mạt na thường tương ứng với bốn thứ chấp sai lầm: ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái cùng với tám món đại tùy phiền não trong những lúc nó hiện hành.

Do vậy, đối với tiền lục thức nó là chỗ chứa chấp, chỗ tích lũy tịnh pháp thì ít mà nhiễm ô thì nhiều.



Cực hỉ tâm sơ bình đẳng tính
Vô công dụng hạnh ngã hằng tồi
Như Lai hiện khởi tha thọ dụng
Thập địa Bồ tát sơ bị cơ

* Ý nghĩa rằng: Trên bước đường tu tập, Bồ tát bước sang đệ nhị A tăng kỳ kiếp, ở vào sơ tâm Hoan hỉ địa thì chế ngự ý niệm Chấp ngã, chuyển Mạt na thức thành trí Bình đẳng tính, nhìn hiện tượng sự vật với cái thấy Nhất chân bình đẳng.

Đến đệ bát Bất Động địa, ý niệm Chấp ngã hoàn toàn trong sáng mà không còn phải dụng tâm lưu ý diệt trừ: "Vô công dụng hạnh ngã hằng tồi" !

Xưa kia, ở nơi nhân chấp ngã, ích kỷ, bảo thủ bao nhiêu khi chuyển hóa cải tạo, bồi dưỡng, xây dưng được nó, thì nó trở thành trí Bình đẳng, thành Tha thọ dụng thân của một vi Như Lai Phật.

...Và Thân thọ dụng đó trở thành đấng bổn sư của hàng thập địa bồ tát.



BÀI THỨ MƯỜI BA

ĐỆ LỤC THỨC TỤNG

Tam tánh tam lượng thông tam cảnh
Tam giới luân thời dị khả tri
Tương ưng tâm sở ngũ thập nhất
Thiện ác lâm thời biệt phối chi

* Ý nghĩa rằng: Với đệ lục thức, nói về cảnh có ba: Tánh cảnh, đới chất cảnh và độc ảnh cảnh. Nói về lượng có ba: Hiện lượng, tỷ lượng và phi lượng. Nói về tánh có ba: thiện, ác và vô ký. Đệ lục ý thức có đủ hết những điều đó. Do vậy, tầm hoạt động của đệ lục ý thức có đủ hết những điều đó. Do vậy, tầm hoạt động của đệ lục ý thức lanh lợi, nhạy bén, và ưu việt hết mọi mặt so với bát thức tâm vương.

Ý niệm tư duy của ý thức, dùng chánh niệm quan sát phân tích, người ta rất dễ biết cái quả của nó sẽ đưa đẩy vào cõi nào trong ba cõi: Dục, sắcvô sắc.

Ý thức tương ứng toàn bộ tâm sở hữu pháp 51 món.

Hoàn cảnh môi trường thiện đến thì ý thức duyên theo cảnh thiện. Ngược lại, nó có thể là ác, thậm chí là cực ác, nếu có môi trường có cơ hội phù hợp theo chiều hướng đó.



Tánh giới thọ tam hằng chuyển dịch
Căn tùy tín đẳng tổng tương liên
Động thân phát ngữ độc vi tối
Dẫn mãn năng chiêu nghiệp lực khiên

* Ý nghĩa rằng: Đối với ba tánh: Thiện, ác, vô ký, với ba giới: Dục giới, sắc, vô sắc giới, với ba thọ: lạc thọ, khổ thọ và xả thọ ý thức tiếp nhận thay đổi liên tục theo hoàn cảnh mà không cần có điều kiện hay lý do...

....Và đệ lục ý thức sinh hoạt gắn liền với căn bản phiền não, chi mạt phiền não, thiện, bất định tâm sở v.v..51 món.

Hành động thiện hay ác của con người biểu lộ qua thân, lời nói lành hay dữ thổ lộ ra miệng đều do ý thức chủ động, đóng vai trò chánh. Đương nhiên có sự tham gia đóng góp gián tiếp của nhãn, nhỉ v.v...

Đệ lục ý thức có khả năng tạo nghiệp nhân, tam giới, lục đạo và có khả năng hoàn chỉnh nhân ấy, dẫn dắt hữu tình luân chuyển trong tam giới lục đạo...



Phát khởi sơ tâm hoan hỉ địa
Câu sanh do tự hiện triền miên
Viễn hành địa hậu thuần vô lậu
Quán sát viên minh chiếu đại thiên

* Ý nghĩa rằng: Hoạt động của đệ lục ý thức thường gắn liền với hai thứ phiền não là: "câu sanh" và "phân biệt". Vì vậy, Bồ tát tu tập hết A tăng kỳ kiếp thứ nhất, chỉ trừ bỏ "phân biệt phiền não" mà thôi. Nên nhớ: Phân biệt phiền não tức Kiến hoặc.

Ở đây, cho ta thấy: Sơ tâm Hoan hỉ địa, tức là địa vị kiến đạo mà "câu sanh phiền não" hãy còn "ngủ im" chờ cơ hội ngóc đầu quấy rối. Vượt qua địa vị viễn hành, bước sang A tăng kỳ kiếp thứ ba "Tư hoặc" tức "câu sanh phiền não" mới hoàn toàn vắng bóng. Bấy giờ Bồ tát không còn bị giặc kiến tư hoặc khuấy rầy, mà thọ dụng sự an lành thanh thoát vô lậu.

....Từ đây, đệ lục ý thức chuyển đổi thành trí diệu quán sát, sáng soi viên mãn khắp thế giới ba ngàn.

BÀI THỨ MƯỜI BỐN



TIỀN NGŨ THỨC TỤNG

Tánh cảnh hiện lượng thông tam tánh
Nhãn nhỉ thân tam nhị địa cư
Biến hành biệt cảnh thiện thập nhất
Trung nhị đại bát thâm sân si

* Ý nghĩa rằng: Năm thức trước (tiền ngũ thức) với ba cảnh, chỉ duyên với "tánh cảnh", tức là cảnh có thực tánh do sắc, thanh, hương, vị xúc; địa, thủy, hỏa, phong, không, hợp thành một chỉnh thể vật chất nào đó. Về lượng, nó chỉ là Hiện lượng, nghĩa là ngũ thức xúc cảnh, không có tư duy nhận thức. Về tánh, môi trường, bối cảnh dù thiện ác hay vô ký, tiền ngữ thức vẫn tiếp nhận hồn nhiên, bình đẳng không có vấn đề chọn lọc.

Là người dục giới, sinh hoạt trong phạm vi dục giới thì tiền ngũ thức mới đủ duyên sinh khởi đầy đủ. Nếu ai đó tu định Sơ thiền ở "Nhị địa" (Ly sinh hỉ lạc địa) thì tỷ thức và thiệt thức không có điều kiện để sinh khởi hiện hành, vì ở cảnh giới này hành giả thọ dụng Thiền duyệt thực mà không sử dụng đoàn thực, cho nên thiệt thức và tỉ thức không đủ duyên sinh khởi.

Tiền ngũ thức tương ứng với các món tâm sở: Biến hành, Biệt cảnh, Thiện, Trung tùy, Đại tùy và Phiền não căn bản: Tham, sân, si....Tóm lại, Tiền ngũ thức luôn luôn hợp tác với đệ lục ý thức qua cái từ Ngũ câu ý thức, gây ra nhiều nguyên nhân buồn bực khổ đau. Đó là lý do nó tương ứng với nhiều nhóm tâm sở ấy.


Ngũ thức đồng y tịnh sắc căn
Cửu duyên bát thất hảo tương lân
Hiệp tam ly nhị quan trần thế
Ngu giả nan phân thức dữ căn

 Ý nghĩa rằng: Căn có phù trần căn, tức là con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, cái lưỡi, sắc thân thô phù hiển lộ ai cũng nhìn thấy được. Còn một thứ căn gọi là Tịnh sắc các bác sĩ nói chung, bác sĩ nhãn khoa, răng hàm mặt, bác sĩ tai mũi họng, biết được một phần tinh tế hơn người thường. Người thường có người suốt đời không hề để ý tìm biết về thứ căn này. Không thể cắt nghĩa, giải thích chính xác Tịnh sắc căn: Rằng cái gì làm cho thấy, chỗ nào làm cho nghe....mà chỉ có thể nói: Như thị....như thị.

Năm thức, nương tịnh sắc căn mà phát sinh. Phù trần căn chỉ là một số dữ kiện: địa, thủy, hỏa, phong...Kết hợp thành một "thắng nhân" của thức.

Thức phát khởi, sinh công dụng còn phải nhờ đến "thắng duyên" nữa. Do vậy, nhãn thức cần hội đủ chín duyên mới sinh được cái thấy, đó là: Không, minh, căn, cảnh, tác ý, phân biệt, nhiễm tịnh, căn bản chủng tử. Nhĩ thức bỏ bớt một, bỏ minh, còn lại tám. Tỷ, thiệt, thân thức, bỏ hai: không, minh, còn bảy. Đó là những điều kiện không thể thiếu để cho tiền ngũ thức hoạt động hiện hành.

Để Tiền ngũ thức sinh khởi và hoạt động, có ba thức phải trực tiếp cọ sát (Hợp) nó mới sinh thức, đó là: Tỷ, Thiệt và Thân thức. Ngược lại, hai thức cần cách hở, có cự ly là Nhãn và Nhĩ thức.

Người bình thường không mấy ai quán sát để ý vấn đề thứccăn như đã nói trên. Người ta cứ yên trí rằng: Hễ con mắt thì ...để thấy. Lỗ tai...để nghe...thật đơn giản !


Biến tướng quán không duy hậu đắc
Quả trung do tự bất thuyên chân
Viên minh sơ pháp thành vô lậu
Tam loại phân thân tức khổ luân

* Ý nghĩa rằng: Ngày mà hành giả tu Duy thức quán, triệt ngộ chân lý, thấy rõ vạn pháp giai không, duyên sinh như huyển, chuyển đệ bát thức thành Đại viên cảnh trí, đệ thất thức thành Bình đẳng tánh trí, chuyển đệ lục thất thành Diệu quan sát trí thì tiền ngũ thức chuyển thành sai biệt trí. "Sai biệt trí" ở đây gọi: Hậu đắc trí. "Sai biệt trí" không trực nhập bản thể chân như mà chỉ nhận tính sai biệt của vạn pháp. Rằng tính của vạn pháp không ô nhiễm như xưa nay mình đã tưởng về nó.

....Do vậy, khi con người thành tựu Duy thức tánh, chứng Bồ đề, Niết bàn vô thượng mà trí sai biệt vẫn là trí sai biệt, nó không trực nhận chân như.

Tuy nhiên, ngày đệ bát thức trở thành Đại viên cảnh trí thì tiền ngũ thức cũng trở thành "Vô lậu", nghĩa là cái nhìn vạn pháp của chúng không còn gây bất mãn, bất bình, bực bội để rồi đau khổ nữa.

....Bấy giờ  tiền ngũ thức góp phần vào công việc phụng sự chánh pháp, ứng cơ thị hiện, trục loại tùy hình, phổ hiện sắc thân, xiển dương diệu pháp trong sự nghiệp cứu hộ chúng sinh thoát vòng trầm luân khổ hải.



TOÀN VĂN BA MƯƠI BÀI TỤNG

Phiên âm

Dịch nghĩa

1.
Do giả thuyết ngã pháp
Hữu chủng chủng tướng chuyển
Bỉ y thức sở biến
Thử năng biến duy tam

2.
Vị dị thục tư lương


Cập liễu biệt cảnh thức
Sở A lại da thức
Dị thục, nhất thiết chủng

3.
Bất khả tri chấp thọ


Xứ liễu thường dữ xúc
Tác ý thọ tưởng tư
Tương ưng duy xả thọ

4.
Thị vô phú vô ký


Xúc đẳng diệc như thị
Hằng chuyển như bộc lưu
A la hớn vị xả

5.
Thứ đệ nhị năng biến


Thị thức danh Mạt na
Y bỉ chuyển duyên bỉ
Tư lương vi tánh tướng

6.
Tứ phiền não thường câu


Vị ngã si ngã kiến
Tinh ngã mạn ngã ái
Cập dư xúc đẳng câu

7.
Hữu phú vô ký nhiếp


Túy sở sanh sở hệ
A la hớn diệt định
Xuất thế đạo vô hữu

8.
Thứ đệ tam năng biến


Sai biệt hữu lục chủng
Liễu cảnh vi tánh tướng
Thiện bất thiện câu phi

9.
Thử tâm sở biến hành


Biệt cảnh thiện phiền não
Tùy phiền não bất định
Giai tam thọ tương ưng

10.
Sở biến hành xúc đẳng

Thứ biệt cảnh vị dục
Thắng giải niệm định tuệ
Sở duyên sự bất đồng

11.
Thiện vị tín tàm quý


Vô tham đẳng tam căn
Cần an bất phóng dật
Hành xả cập bất hại

12.
Phiền não vị tham sân


Si mạn nghi ác kiến
Tùy phiền não vị phẩn
Hận phú não tật xan

13.
Cuống siểm dữ hại kiêu


Vô tàm cập vô quí
Trạo cử dữ hôn trầm
Bất tín tinh giải đải

14.
Phóng dật cập thất niệm


Tán loạn bất chánh tri
Bất định vị hối miên
Tầm từ nhị các nhị

15.
Y chỉ căn bản thức


Ngũ thức tùy duyên hiện
Hoặc câu hoặc bất câu
Như ba đào y thủy

16.
Ý thức thường hiện khởi


Trừ sanh vô tưởng thiên
Cập vô tâm nhị định
Thùy miên dữ muộn tuyệt

17.
Thị chư thức chuyển biến


Phân biệt sở phân biệt
Do thử bỉ giai vô
Có nhất thiết duy thức

18.
Do nhất thiết chủng thức


Như thị như thị biến
Dĩ triển chuyển lực cố
Bỉ bỉ phân biệt sanh

19.
Do chư nghiệp tập khí


Nhị thủ tập khí câu
Tiền dị thục ký tận
Phục sanh dư dị thục

20.
Do bỉ bỉ biến kế


Biến kế chủng chủng vật
Thử biến kế sở chấp
Tự tánh vô sở hữu

21.
Y tha khởi tự tánh


Phân biệt duyên sở sanh
Viên thành thật ư bỉ
Thường viễn ly tiền tánh

22.
Cố thử dữ y tha


Phi dị phi bất dị
Như vô thường đẳng tánh
Phi bất kiến thử bỉ

23.
Tức y thức tam tánh


Lập bỉ tam vô tánh
Cố Phật mật ý thuyết
Nhất thiết pháp vô tánh

24.
Sơ tức tướng vô tánh


Thứ vô tự nhiên tánh
Hậu do viễn ly tiền
Sở chấp ngã pháp tánh

25.
Thử chư pháp thắng nghĩa


Diệc tức thị chân như
Thường như kỳ tánh cố
Tức duy thức thật tánh

26.
Nải chí vị khởi thức


Cầu trụ duy thức tánh
Ư nhị thủ tùy miên
Du vị năng phục diệt

27.
Hiện tiền lập thiểu vật


Vị thị duy thức tánh
Dĩ hữu sở đắc cố
Phi thật trụ duy thức

28.
Nhược thời ư sở duyên


Trí đô vô sở đắc
Nhỉ thời trụ duy thức
Ly nhị thủ tướng cố

29.
Vô đắc bất tư nghì


Thị xuất thế gian trí
Xả nhị thô trọng cố
Tiện chứng đắc chuyển y

30.
Thử tức vô lậu giới


Bất tư nghì thiện thường
An lạc giải thoát thân
Đại mâu ni danh pháp

 


1.
Do ức thuyết về ngã
Ý niệm ngã nảy sanh
Tướng ngã duy thức biến
Thức năng biến có ba

2.
Rằng dị thục, tư lương


Và liễu biệt cảnh thức
Thứ nhất, A lại da
Dị thục, nhất thiết chủng

3.
Không thể biết chấp thọ


Cảnh, căn, thường cùng xúc
Tác ý, thọ, tưởng, tư
Chỉ tương ưng xả thọ

4.
Tánh vô phú vô ký


Xúc, tác ý....cũng vậy
Hằng chuyển như nước thác
Quả A la hớn không còn

5.
Thức năng biến thứ hai


Tên gọi là mạt na
Từ A lại da...ái A lại da
Tính tướng háo suy lường

6.
Bốn phiền não thường chung


Là ngã si ngã kiến
Cùng ngã mạn ngã ái
Xúc, tác ý,....tương ưng

7.
Hữu phú vôký tánh


Khắn khít A lại da
A la hớn, diệt định
Đấng xuất thế không còn

8.
Thức năng biến thứ ba


Có sáu thứ sai biệt
Tiếp nhận tốt tiền cảnh
Thiện, bất thiện câu phi

9.
Những tâm sở biến hành


Biệt cảnh, thiện, phiền não
Tùy phiền não, bất định
Cả ba thọ tương ưng

10.
Trước hết tâm sở biến hành: Xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư


Kế biệt cảnh: có dục
Thắng giải, niệm, định, tuệ
Độc lập trước cảnh duyên

11.
Thiện: có tín, tàm, quý


Vô tham, vô sân, vô si
Cần an, bất phóng dật
Hành xả và bất hại

12.
Phiền não: có tham sân


Si, mạn, nghi, ác kiến
Tùy phiền não: là phẩn
Hận, phú, não, tật xan

13.
Cuống siểm với hại, kiêu


Vô tàm và vô quí
Điệu cử với hôn trầm
Bất tín cùng giải đải

14.
Phóng dật với thất niệm


Tán loạn,bất chánh tri
Bất định: có hối, miên
Tầm từ: đềi hai mặt.

15.
Nương tựa căn bản thức


Năm thức tùy duyên hiện
Hoặc chung hoặc không chung
Như sóng mòi với nước

16.
Ý thức thường hiện khởi


Trừ sanh vô tưởng thiên
Vô tâm hai thứ định
Chết ngất, lúc ngủ say

17.
Do tám thức chuyển biến


Phân biệt sở phân biệt
Cả năng sở đều không
Xác định: rằng duy thức

18.
Do nhất thiết chủng thức


Biến như vậy...như vậy...
Và do lực biến chuyển (vận động)
Hiện tượng vô vàn sinh

19.
Do tập khí của nghiệp


Và tập khí hai thủ
Dị thục trước vừa dứt
Tái hiện dị thục sau

20.
Do mọi người biến kế


Biến kế đủ thứ vật
Tính biến kế chấp này
Nó không có tự tính

21.
Tự tính y tha khởi


Kết hợp duyên mà sinh
Tự tính viên thành thật
Hằng viễn ly tánh trước

22.
Tính viên thành và y tha


Khác mà không phải khác
Như tánh vô thường, vô ngã
Hiểu lệch mất cả hai

23.
Chỉ vì ba tự tính


Chỉ ra ba vô tính
Mật ý của Phật nói
Tất cả pháp vô tính

24.
Một hiện tướng, vô tính


Hai tính tự nhiên, vô tính
Ba tính viễn ly, biến kế
Và tính chấp ngã, vô tính

25.
Đấy thắng nghĩa các pháp


Đấy chính là chân như
Vì nó hằng như như
Đấu thực tính duy thức

26.
Khởi tâm tu duy thức


Cầu trụ duy thức tánh
Hai thủ ngủ im lìm
Chưa diệt trừ chinh phục

27.
Được phần ít nhẹ nhàng


Cho là chứng duy thức
Vì còn thấy có được
Chưa thực trụ duy thức

28.
Chừng nào cảnh dở duyên


Tâm không hề sở đắc
Trụ duy thức là đây
Bởi hai thủ xa rời

29.
Thanh thoát vượt nghĩ bàn


Đấy! Trí xuất thế gian !
Viễn ly hai thô trọng
Thọ dụng quả chuyển y

30.
Đây cảnh giới vô lậu


Bất tư nghì, thiện, thường
An lạc, giải thoát thân
Cõi pháp thân, tịch mặc 

 



24 MOÙN TAÂM BAÁT TÖÔNG ÖNG HAØNH PHAÙP


  1. Ñaéc 得

  2. Maïng caên 命根

  3. Chuùng ñoàng phaän 眾同分

  4. Dò sanh taùnh 異生姓

  5. Voâ töôûng ñònh無想定

  6. Dieät taän ñònh 滅盡定

  7. Voâ töôûng baùo 無想報

  8. Vaên thaân 文身

  9. Danh thaân 名身

  10. Cuù thaân 句身

  11. Sanh 生

  12. Truï 住

  13. Laõo 老

  14. Voâ thöôøng 無常

  15. Löu chuyeån 流轉

  16. Ñònh vò 定位

  17. Töông öng 相應

  18. Theá toác 世速

  19. Thöù ñeä 次第

  20. Thôøi 時

  21. Phöông 方

  22. Soá 數

  23. Hoøa hôïp taùnh 和合性

  24. Baát hoøa hôïp taùnh 不和合性







tải về 270.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương