LỜi tựa viết cho lần xuất bản thứ nhất năM 1884



tải về 0.97 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.97 Mb.
#12093
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Chú thích của Engels


1* "Ancient Society, or Researches in the Lines of Human Progress from Savagery through Barbarism to Civilization". By Lewis H. Morgan, London, MacMillan & Co., 1877. Sách này in ở Mĩ, tìm được nó ở London là rất khó. Tác giả đã mất được mấy năm nay.

2* Tháng Chín năm 1888, trên đường từ New York trở về, tôi gặp một cựu nghị sĩ Mĩ ở khu Rochester, ông này quen biết Lewis Morgan. Không may là ông ta không kể được nhiều cho tôi. Vị cựu nghị sĩ đó nói: Morgan sống ở Rochester như một người bình thường, chỉ làm công việc nghiên cứu khoa học của mình mà thôi; anh trai ông là đại tá, làm ở Bộ Chiến tranh ở Washington; nhờ người anh đó, Morgan đã làm cho Chính phủ chú ý tới các nghiên cứu của mình, và được đài thọ chi phí xuất bản vài cuốn sách. Khi còn ở trong nghị viện, ông ta cũng đã vài lần giúp đỡ Morgan.




Chú thích của người dịch


1 Trước khi được dùng làm lời tựa cho lần xuất bản thứ tư, bài này đã được đăng lên tờ "Neue Zeit", số 41, năm 1891, với tiêu đề nêu trên.

2 E.B. Tylor: "Researches into the Early History of Mankind and the Development of Civilization"; London, 1865.

3 J.J. Bachofen: "Das Mutterrecht: eine Untersuchung über die Gynaikokratie der alten Welt nach ihrer religiösen und rechtlichen Natur"; Stuttgart, 1861.

4 J.F. McLennan: "Studies in Ancient History", 1876, "Primitive Marriage".

5 R.G. Latham: "Descriptive Ethnology", 1859.

6 L.H. Morgan: "The League of the Ho-de-no-sau-nee or Iroquois"; Rochester, 1851.

7 Sir John Lubbock: "The Origin of Civilization and the Primitive Condition of Man. Mental and social condition of savages"; London, 1870.

8 L.H. Morgan: "System of Consanguinity and Affinity of the Human Family"; Washington DC, 1871.

9 A. Giraud-Teulon: "Les origines de la famille"; Paris & Genève, 1874.

I

NHỮNG GIAI ĐOẠN TIỀN SỬ CỦA VĂN MINH

Morgan là người đầu tiên, với kiến thức uyên thâm, đã nỗ lực đưa ra một trật tự xác định về lịch sử nguyên thủy của loài người; chừng nào chưa có thêm những tài liệu mới, khiến việc sửa đổi trở nên cần thiết, thì cách phân chia của ông - không nghi ngờ gì - vẫn còn nguyên giá trị.


Trong ba thời đại chính - mông muội, dã man và văn minh - thì dĩ nhiên Morgan chỉ quan tâm tới hai cái đầu, và bước quá độ sang cái thứ ba. Ông chia hai cái đầu thành các giai đoạn thấp, giữa và cao; tùy theo những bước tiến đã có được trong việc sản xuất lương thực (hay sản xuất tư liệu sinh hoạt nói chung), vì như ông nói:

“Sự khéo léo của con người về mặt đó quyết định trình độ thống trị tự nhiên của họ. Có thể nói là chỉ con người mới đạt tới mức hoàn toàn làm chủ được việc sản xuất lương thực. Những thời đại lớn trong sự phát triển của loài người rất có thể đều ít nhiều gắn liền với việc mở rộng nguồn sinh sống”1

Gia đình cũng phát triển song song với nó, nhưng các dấu hiệu đặc trưng để phân định thời kì thì không có được.

I. Thời mông muội



1. Giai đoạn thấp. Thời thơ ấu của loài người. Con người thời đó vẫn sống trong môi trường ban đầu của mình, là những khu rừng nhiệt đới hay cận nhiệt đới; họ sống trên cây, ít nhất cũng là một bộ phận, phải thế thì mới sống sót được, khi mà các loài thú dữ lớn vẫn còn. Họ ăn các thứ quả, vỏ và củ. Tiếng nói có âm tiết phát triển là kết quả chủ yếu của thời kì này. Tất cả các dân mà lịch sử từng biết tới đều không còn ở cấp độ nguyên thủy đó nữa. Thời kì ấy có thể kéo dài hàng nghìn năm, nhưng ta vẫn không có bằng chứng trực tiếp nào về sự tồn tại của nó; nhưng một khi đã thừa nhận là con người tiến hóa từ giới động vật, thì nhất thiết phải thừa nhận trạng thái quá độ đó.
2. Giai đoạn giữa. Bắt đầu với việc dùng cá (tôm, cua, ... và các loài thủy sinh nói chung) làm thức ăn, và việc sử dụng lửa. Hai việc này đi đôi với nhau, vì chỉ có dùng lửa thì cá mới trở nên ăn được. Nhờ nguồn thức ăn mới đó, con người đã hết phụ thuộc vào khí hậu và địa phương; ngay ở thời mông muội, họ cũng có thể tỏa đi gần như khắp nơi trên mặt đất, dọc theo bờ sông bờ biển. Chứng tích của những cuộc di cư đó là những công cụ đá - còn thô sơ và chưa được mài sắc, có ở đầu thời đồ đá cũ - được tìm thấy rải rác trên các lục địa. Việc di cư tới các vùng mới, việc không ngừng phát triển óc sáng tạo, việc làm ra lửa nhờ cọ xát; đều đã giúp con người tìm ra các nguồn thức ăn mới: các loại củ có chất bột, nướng trong tro nóng hoặc trong các lò đào dưới đất. Nhờ việc phát minh ra các vũ khí đầu tiên là gậy và giáo đá, nên đôi khi cũng có cả thịt thú rừng. Nhưng các bộ lạc sống hoàn toàn bằng săn bắt, như các sách từng nói tới, thì không bao giờ có; vì kết quả của săn bắt là rất bấp bênh. Vì không thường xuyên đảm bảo được nguồn thức ăn, nên việc ăn thịt người hình như đã phát sinh ở giai đoạn này, và còn được duy trì rất lâu. Các dân bản xứ ở Australia và nhiều dân ở Polynesia vẫn đang ở trong giai đoạn giữa của thời mông muội.
3. Giai đoạn cao. Bắt đầu với việc phát minh ra cung tên, vì đó mà thịt thú rừng chính thức trở thành một nguồn thức ăn, và săn bắn trở thành một công việc thường ngày. Cung tên hồi đó đã là một công cụ rất phức tạp, việc phát minh ra nó cho thấy con người, qua thời gian, đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm và tăng cường trí thông minh; vì thế, cũng đã biết tới nhiều phát minh khác. Trên thực tế, ta thấy rằng các dân đã biết làm cung tên nhưng chưa biết làm đồ gốm (Morgan coi đó là bước chuyển lên thời dã man) đều đã bắt đầu định cư ở làng mạc, và đã phần nào làm chủ việc sản xuất tư liệu sinh hoạt; ta thấy chậu gỗ và các dụng cụ từ gỗ, việc dệt vải - từ các thứ sợi lấy ở vỏ cây - bằng tay (chưa có khung cửi), các sợi đó (hoặc là sợi liễu gai) cũng dùng để đan rổ, các công cụ đá đã được mài sắc (thuộc về thời đồ đá mới). Với lửa và cây rìu đá, việc làm thuyền độc mộc đã trở nên phổ biến; các cột và ván (dùng để dựng nhà) cũng được chế ra. Những bước tiến ấy, ta có thể thấy ở người Indian ở Tây Bắc nước Mĩ; họ đã biết tới cung tên, nhưng chưa biết làm đồ gốm. Cung tên với thời mông muội là thứ vũ khí quyết định; cũng như thanh kiếm sắt với thời dã man, và khẩu súng với thời văn minh.

II. Thời dã man



1. Giai đoạn thấp. Bắt đầu từ khi đồ gốm xuất hiện. Có thể chứng minh là trong nhiều trường hợp, và có thể là tất cả các trường hợp, những chiếc bình gốm đầu tiên bắt nguồn từ việc trát đất sét bên ngoài những chiếc bình làm từ vỏ cây, để chúng không bắt lửa. Theo cách đó, người ta sớm nhận ra rằng chỉ đất sét là đủ, không cần cái bình ban đầu làm cốt nữa.
Tới lúc này, chúng ta có thể coi tiến trình phát triển trên là phù hợp với mọi dân tộc, ở một thời kì nhất định, không phụ thuộc vào nơi họ sống. Nhưng khi thời dã man bắt đầu, chúng ta đã đi tới giai đoạn mà sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa hai bán cầu bắt đầu có ý nghĩa. Yếu tố đặc trưng của thời dã man là việc thuần dưỡng, chăn nuôi các loài vật; và việc trồng trọt các thứ cây. Ở bán cầu Đông, tức là thế giới cũ, có hầu hết các loài động vật có thể thuần dưỡng; và tất cả các loại ngũ cốc có thể trồng trọt, chỉ trừ một thứ. Còn ở bán cầu Tây không có một loài thú nào có thể thuần dưỡng, trừ đà mã (llama), loài này lại chỉ có ở một vùng của Nam Mĩ thôi; và cũng chỉ có một loại ngũ cốc có thể trồng trọt, dù có thể coi là loại tốt nhất, ấy là ngô. Vì những khác biệt về điều kiện tự nhiên, nên từ đây dân cư trên hai bán cầu phát triển theo những con đường khác nhau, và những mốc dùng để phân chia giai đoạn cũng khác nhau.
2. Giai đoạn giữa. Bắt đầu với việc thuần dưỡng gia súc ở phía Đông; còn ở phía Tây là việc trồng các giống cây - nhờ có nước tưới - để làm thức ăn, và việc dùng gạch sống (adobe, loại gạch không được nung, chỉ được phơi ngoài nắng) và đá để xây nhà. Chúng ta bắt đầu từ phía Tây, vì chưa có dân nào ở đó vượt qua được giai đoạn này, trước khi người châu Âu tới xâm lược.
Khi tìm ra người Indian ở giai đoạn thấp của thời dã man (bao gồm mọi bộ lạc ở miền Đông Mississippi), thì người ta thấy họ đã biết trồng ngô, có thể là cả bí, dưa và vài thứ cây khác; từ đó thu được một lượng thực phẩm đáng kể. Họ sống trong những ngôi nhà gỗ, tại các làng có hàng rào bao quanh. Các bộ lạc ở miền Tây Bắc, nhất là khu vực sông Columbia, vẫn ở giai đoạn cao của thời mông muội; không biết làm đồ gốm, cũng không biết trồng cây gì cả. Nhưng, khi người châu Âu tới, người Indian ở New Mexico (gọi là pueblo), người Mexico, các dân ở Trung Mĩ và người Peru đều đã ở giai đoạn giữa của thời dã man. Họ sống trong các ngôi nhà xây bằng gạch sống và đá, trông giống các pháo đài. Họ trồng ngô và các thứ cây khác - đó là nguồn thức ăn chính - tùy theo địa phương và khí hậu, trong các khu vườn được tưới nước; họ thuần dưỡng vài con vật: người Mexico nuôi gà tây và vài loại gia cầm khác, người Peru nuôi đà mã. Họ cũng biết làm đồ kim loại, nhưng không phải đồ sắt; vì thế họ vẫn không thể bỏ được các vũ khí và công cụ đá. Cuộc xâm lược của thực dân Tây Ban Nha đã làm gián đoạn mọi sự phát triển độc lập sau đó của họ.
Ở phía Đông, như đã nói, giai đoạn này bắt đầu với việc thuần dưỡng các gia súc để lấy sữa và thịt, nhưng hình như rất lâu sau đó họ mới biết trồng trọt. Việc thuần dưỡng, chăn nuôi và sự hình thành các đàn gia súc khá lớn đã tạo ra sự khác biệt giữa người Aryan và Semite với những người dã man khác. Người Aryan châu Âu và châu Á gọi tên các gia súc giống nhau, nhưng hầu hết các thứ cây trồng lại có tên gọi khác nhau.
Sự xuất hiện các đàn gia súc đã dẫn tới cuộc sống du mục ở những nơi phù hợp cho việc đó: với người Semite là các đồng cỏ ở vùng Lưỡng Hà; với người Aryan là các đồng bằng ở Ấn Độ, hay ở ven các con sông như Oxus và Jaxartes2, hoặc là Don và Dnepr. Việc thuần dưỡng động vật có lẽ được thực hiện trước tiên là ở rìa của các vùng đồng cỏ ấy. Vì thế, với những thế hệ sau thì các bộ lạc du mục hình như đã nảy sinh ở những nơi không chỉ khác hẳn nguồn cội của loài người; mà còn gần như không thể ở được đối với những tổ tiên của họ ở thời mông muội, và với cả những người ở giai đoạn thấp của thời dã man. Nhưng một khi đã quen với cuộc sống du mục trên các đồng cỏ ven sông, thì những người đó, đang ở giai đoạn giữa của thời dã man, lại không bao giờ nghĩ tới việc vui lòng trở lại những khu rừng mà tổ tiên họ từng sống. Ngay cả khi bị đẩy về phía Bắc và phía Tây, những người Aryan và Semite cũng không thể tiến vào vùng rừng rậm ở miền Tây châu Á và châu Âu, cho đến khi họ có thể chăn nuôi gia súc - đặc biệt là giúp chúng qua được mùa đông - trên các vùng đất kém thuận lợi đó, nhờ trồng trọt ngũ cốc. Hẳn nhiên là ở các bộ lạc đó, việc trồng ngũ cốc đã phát sinh từ nhu cầu thức ăn cho gia súc, và về sau mới trở thành nguồn thức ăn quan trọng cho cả con người.
Vì có rất nhiều thịt và sữa làm thức ăn, đặc biệt là tác dụng rất có lợi của chúng đối với sự phát triển của trẻ em, nên người Aryan và Semite đã phát triển hơn những dân khác. Thật thế, những người Indian ở New Mexico (hay pueblo, như ta đã biết) - vốn gần như chỉ ăn rau, có bộ não nhỏ hơn bộ não của những người Indian ở giai đoạn thấp của thời dã man - vốn ăn nhiều thịt và cá hơn. Dù sao thì việc ăn thịt người lúc này cũng mất dần đi, và chỉ được duy trì như một hành vi tôn giáo hoặc ma thuật, mà hai cái đó thì cũng như nhau.
3. Giai đoạn cao. Bắt đầu bằng việc nấu quặng sắt, và chuyển qua thời văn minh với việc tìm ra các chữ cái, rồi sử dụng chúng để ghi lại các tác phẩm văn học (như ở Lưỡng Hà, tầm 3000 năm trước công nguyên). Chỉ diễn ra một cách độc lập ở bán cầu Đông, như ta đã biết, giai đoạn này ghi nhận nhiều tiến bộ trong sản xuất hơn tất cả các giai đoạn trước đây cộng lại. Người Hi Lạp ở thời đại anh hùng; các bộ lạc ở Ý, ít lâu trước khi La Mã ra đời; người Germania thời Tacitus; người Norse thời Viking3; họ đều ở vào giai đoạn này.
Trước hết, lần đầu tiên ta thấy chiếc lưỡi cày sắt, do gia súc kéo; việc trồng trọt trên các cánh đồng rộng, tức là nền nông nghiệp qui mô lớn, nhờ đó mà được thực hiện; vì thế, một nguồn thức ăn gần như vô hạn - so với các điều kiện trước kia - đã được tạo ra. Nó dẫn tới việc phát quang đất rừng để trồng trọt và chăn nuôi, mà những việc này cũng không thể làm trên qui mô lớn nếu không có rìu sắt và mai sắt. Dân số cũng tăng nhanh, trở nên đông đúc trên một khu vực nhỏ. Nửa triệu người khi đó đã đoàn kết lại dưới sự chỉ đạo từ trung ương, trước khi có nông nghiệp; tức là lúc đó phải có những tình thế rất đặc biệt, chưa từng xảy ra trước kia.
Đỉnh cao của giai đoạn này được miêu tả trong các tác phẩm của Homer, nhất là trong “Iliad”. Các công cụ sắt đã rất phát triển, cái bễ lò rèn, cối xay tay, bàn quay của thợ gốm, việc chế ra dầu ăn và rượu vang, nghề kim khí phát triển tới mức trở thành một nghệ thuật, xe ngựa chở hàng và chiến xa, việc đóng thuyền bằng cột và ván, bước đầu của nghệ thuật kiến trúc, các thành phố có thành lũy - với tháp canh và lỗ châu mai - bao bọc, thiên sử thi của Homer và toàn bộ thần thoại; đó là các di sản chính mà người Hi Lạp đem từ thời dã man sang thời văn minh. Khi so sánh họ với người Germania, qua mô tả của Caesar và Tacitus, là những dân đang ở buổi đầu của giai đoạn này; thì chúng ta sẽ thấy sản xuất đã tiến bộ đến thế nào ở giai đoạn cao của thời dã man.
Bức phác họa về sự phát triển của nhân loại, từ thời mông muội và dã man tới bước đầu của thời văn minh, mà tôi vẽ ra theo ý kiến của Morgan, có khá nhiều đặc trưng mới; hơn nữa chúng lại là không thể tranh cãi được, vì đều được trực tiếp rút ra từ quá trình sản xuất. Bức phác họa của tôi có vẻ lờ mờ và nhợt nhạt, nếu so với bức tranh sẽ hiện ra ở cuối chuyến đi của chúng ta; chỉ khi đó, bước chuyển từ thời dã man sang thời văn minh mới hoàn toàn được đưa ra ánh sáng, cùng với những mâu thuẫn nổi bật của nó. Bây giờ, có thể tóm tắt cách phân chia của Morgan như sau: Thời mông muội - con người chủ yếu chiếm hữu những sản vật tự nhiên sẵn có, những sản phẩm của họ phần lớn là các công cụ trợ giúp cho việc chiếm hữu trên. Thời dã man - loài người đã biết thuần dưỡng động vật và trồng trọt, cũng như biết cách sản xuất ra các sản vật tự nhiên bằng hoạt động của mình. Thời văn minh - con người biết đưa ngày càng nhiều cải tiến vào việc sản xuất, thời đại của công nghiệp thực sự và nghệ thuật.

Bổ sung đặc biệt cho chương I

(Phỏng dịch theo “Editorial Footnotes” của bản tiếng Anh đăng trên marxists.org)

Phần này nhằm giúp người đọc đánh giá tác phẩm này một cách có phê phán, nhất là khi so sánh với các bằng chứng khoa học mới; nó cũng cho thấy phương pháp biện chứng của Engels đã có hiệu quả đến thế nào: nhiều kết luận của Người đến nay vẫn còn đúng. Các chương sau sẽ không có phần này, vì không cần thiết. Cũng cần nói thêm: Engels tập trung hơn vào các nền văn minh ở châu Âu, vì Người thiếu tư liệu về các nền văn minh khác.


1) Ở năm 1880, các bằng chứng về giai đoạn thấp của thời mông muội là hết sức ít ỏi, nhưng các kết luận của Engels (quan trọng nhất là về tiếng nói) đến nay vẫn chính xác. Trong suốt thế kỉ 20, các phát hiện mới, gây chấn động của khảo cổ học, đã mở rộng hiểu biết của chúng ta về giai đoạn này. Các đặc trưng được mô tả trong nguyên văn là của giống người đầu tiên: Australopithecus (“vượn phương Nam”), xuất hiện cách đây 5-6 triệu năm ở lục địa Phi, và tuyệt chủng cách đây 90-160 vạn năm. Họ chủ yếu ăn các loại quả, củ, có thể cả xác động vật. Họ vẫn sống leo trèo là chính, dù không chủ định như vậy.
2) Trong phần nói về giai đoạn giữa của thời mông muội, Engels mô tả đời sống của loài homo erectus (“người đứng thẳng”), và dù thiếu các bằng chứng về giai đoạn đó ở thời của mình, Người lại đúng. Việc hái lượm thức ăn chiếm ưu thế, ngoài ra là việc săn bắt động vật, lửa được dùng phổ biến, và quan trọng nhất: các hoạt động này cho phép con người di cư. Cách đây 1 triệu năm, homo erectus rời lục địa Phi, định cư ở Trung Đông (đó chính là cái nôi của nền văn minh sau này, và không có gì lạ khi coi đó là giao lộ vĩ đại trên con đường di cư của loài người); rồi tách ra, đi tới Nam Âu và Nam Á (tiến lên phía Bắc khi đó là không thể, vì Trái Đất đang trong kỉ băng hà).

Tuy nhiên, Engels đã sai lầm ở hai điểm: thứ nhất, việc ăn thịt người khi đó rất có thể là không có (sự tồn tại của nó đến nay vẫn là một câu hỏi); thứ hai, những dân ở Polynesia và Australia không phải là homo erectus, mà chính là homo sapiens (“người thông minh”, tức loài người ngày nay).


3) Phần “giai đoạn cao của thời mông muội” chính là nói về homo sapiens, xuất hiện cách đây 10 vạn năm, nhiều khả năng là ở châu Phi (homo erectus được cho là đã tuyệt chủng trên toàn cầu, chỉ có một nhánh ở châu Phi là sống sót, và homo sapiens nảy sinh từ đó).
4) Dữ liệu của những năm 1880, về việc trồng trọt và chăn nuôi của con người, đã bị chứng minh là có phần không đúng. Chừng 1 vạn năm trước Công nguyên (sớm nhất trong lịch sử), người Lưỡng Hà đã bắt đầu thuần dưỡng động vật, cùng lúc với việc trồng trọt. Các sự kiện chính xác, về việc này, đến nay còn chưa rõ.
5) Điều quan trọng trong phần “giai đoạn giữa của thời dã man” là Engels đã gắn liền người Aryan và người Semite. Cho tới giữa thế kỉ 19, thông tin về người Lưỡng Hà vẫn chỉ giới hạn trong kinh thánh; đúng ra là tới năm 1850, khi khảo cổ học bắt đầu tìm ra và thu thập các bằng chứng lịch sử ở Lưỡng Hà. Việc gắn liền này của Engels có thể là kết hợp của cả kinh thánh (chỉ nói về người Aryan và Semite, chứ không nói về vùng Lưỡng Hà) và các công trình khảo cổ đương thời (được Người dùng làm tư liệu).

Một khía cạnh khác ở đây chính là tính khách quan của Engels. Ở thế kỉ 19, Aryan được coi là một giống người độc đáo, và là một chủng tộc ưu thế (so với các chủng tộc khác), dựa trên các bằng chứng khoa học; về sau, nó còn biến thành một thuyết coi người Đức chính là người Aryan thuần chủng nhất. Cái thuyết phổ biến đó đã không bị các nhà nhân loại học bác bỏ cho đến tận thế kỉ 20. Việc gắn người Aryan với người Semite cho thấy Engels đã tiến xa hơn nhiều so với thời của mình về mặt này.


6) Thuyết cho rằng “não lớn hơn thì thông minh hơn” đã bị bác bỏ vào cuối thế kỉ 19. Mức độ thông minh nói chung được so sánh bằng tỉ lệ giữa kích cỡ não và kích cỡ cơ thể. Vì người Indian Pueblo có tầm vóc nhỏ, nên não của họ mới nhỏ; tương tự, người châu Phi nói chung là cao lớn, và não của họ cũng lớn.
7) Thực ra, người Hi Lạp chỉ tiến đến giai đoạn cao của thời dã man sớm nhất châu Âu. Người Lưỡng Hà, người Ai Cập, người Harappa (trên lưu vực sông Ấn), người Trung Quốc đều đã ở giai đoạn đó sớm hơn người Hi Lạp nhiều. Engels đã nhầm ở đây.



Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương