Lời nói đầu tcvn 9152 : 2012 được chuyển đổi từ tcxd. 57-73


Trọng lượng bản thân và lực tác dụng lên tường chắn



tải về 4.65 Mb.
trang6/51
Chuyển đổi dữ liệu23.06.2022
Kích4.65 Mb.
#52447
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   51
TCVN 9152-2012
TIN NHAN DINH KTTV THOI HAN MUA 12.2021-06.2022
5 Trọng lượng bản thân và lực tác dụng lên tường chắn
5.1 Trọng lượng bản thân của tường chắn:
- Đối với kết cấu có khối lượng thi công không lớn (trong tất cả các giai đoạn) có thể lấy trọng lượng đơn vị thể tích của bê tông (không có chất phụ gia tăng dẻo và chất phụ gia tạo bọt khí) bằng 2,4 T/m3và của bê tông cốt thép bằng 2,5 T/m3.
- Đối với những kết cấu mà tính ổn định của chúng được bảo đảm chủ yếu nhờ trọng lượng bản thân thì cần xác định trọng lượng đơn vị thể tích của bê tông bằng cách thí nghiệm trong quá trình nghiên cứu chọn thành phần bê tông. Trọng lượng đơn vị thể tích của bê tông cốt thép được lấy bằng tổng trọng lượng thể tích của bê tông và 0,7 trọng lượng cốt thép có trong 1 m3 kết cấu.
5.2 Áp lực nước trên mặt biên của tường chắn được xác định theo qui luật thủy tĩnh. Khi đó trọng lượng đơn vị thể tích của nước lấy bằng 1,0 T/m3.
5.3 Tải trọng do tàu thuyền được xác định theo TCVN 8421 : 2010 và TCVN 2737 : 1995. Đối với tường chắn các công trình thủy ở sông, khi tính toán ổn định và độ bền được phép lấy mức đảm bảo tính toán của chiều cao sóng là 2%.
5.4 Tác động của động đất: xem tài liệu tham khảo.
5.5 Tác động của nhiệt lên tường chắn được xác định theo TCVN 4116-85, TCVN 5574 : 1991
5.6 Áp lực đất lên tường chắn được xác định theo 5.12 của tiêu chuẩn này.
5.7 Áp lực thấm của nước tác dụng lên mặt đáy và mặt biên tường chắn đặt trên nền không phải là đá được xác định theo kết quả tính thấm (dùng phương pháp phân tử hữu hạn (PTHH) bằng cách sử dụng các phần mềm tính toán hoặc theo TCVN 9143 : 2012, TCVN 9137 : 2012).
5.8 Áp lực nước đẩy ngược lên mặt đáy móng của tường chắn đặt trên nền đá trong trường hợp không có thiết bị tiêu nước nền (Hình 5a) được xác định theo công thức:
Wtp = Wt + Wđn = 0,52nB(Hmax - Hmin) + 2nBHmin­
Trong đó:
Wtp là áp lực toàn phần;
Wt là áp lực thấm;
Wđn là áp lực đẩy nổi;
2 là hệ số lấy bằng 1 khi nền đá nứt nẻ nhiều; khi có thí nghiệm hoặc khi có cơ sở cụ thể về quan hệ giữa trị số 2 với tính nứt nẻ của nền và với những yếu tố khác thì có thể lấy 2 < 1;
n là trọng lượng đơn vị thể tích của nước;
B là chiều rộng của tường chắn theo mặt đáy móng;
Hmin là chiều sâu nước nhỏ nhất trên mặt đáy móng tại biên sau hoặc trước;
Hmin là chiều sâu nước lớn nhất trên mặt đáy móng tại biên sau hoặc trước.
5.9 Áp lực nước đẩy ngược lên mặt đáy móng của tường chắn đặt trên nền đá khi có thiết bị thoát nước cho nền theo sơ đồ nêu trên Hình 5b được xác định theo công thức:
Wtp = Wt + Wđn = 0,52nB(Hmax - Hmin)(l + 1"B) + 2nBHmin­
trong đó
l là khoảng cách từ biên tường chắn có chiều sâu nước lớn nhất đến đường thoát nước;
1" là hệ số phần trăm của (Hmax - Hmin) kể đến tác dụng của vật thoát nước ở nền; nên lấy 1" = 0,4;
Khi có màn chắn xi măng thì tính toán áp lực ngược của nước theo công thức:
Wtp = Wt + Wđn = 0,52nB(Hmax - Hmin)(l' + 1'B) + 2nBHmin­
trong đó
l' là khoảng cách từ biên tường chắn có chiều sâu lớn nhất đến trục màn chắn xi măng;
1' là hệ số phần trăm của (H1 - H2) kể đến hiệu quả của màng chắn xi măng; nên lấy 1' = 0,5.


tải về 4.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương