Lời nói đầu tcvn 9152 : 2012 được chuyển đổi từ tcxd. 57-73


a) Khi không có thiết bị tiêu nước nền; b) Khi có thiết bị tiêu nước nền



tải về 4.65 Mb.
trang7/51
Chuyển đổi dữ liệu23.06.2022
Kích4.65 Mb.
#52447
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   51
TCVN 9152-2012
TIN NHAN DINH KTTV THOI HAN MUA 12.2021-06.2022
a) Khi không có thiết bị tiêu nước nền; b) Khi có thiết bị tiêu nước nền
Hình 5 - Biểu đồ phản áp lực của tường chắn khi nền là đá
5.10 Đối với những tường chắn có độ lớn cấp III, IV và V, không phụ thuộc vào loại nền, được phép xác định phản áp lực toàn phần Wtp theo các công thức gần đúng và áp dụng theo TCVN 9143 : 2012 hoặc dùng các phần mềm bằng phương pháp phần tử hữu hạn.
5.11 Khi tính toán thấm cho tường chắn cần xét đến tỷ số giữa chiều dài tuyến L và chiều rộng đáy tường B: nếu L/B < 2,5 thì phải tính toán thấm theo bài toán không gian.
5.12 Áp lực đất lên tường chắn
Các công thức, sơ đồ tính toán áp lực đất lên tường chắn cứng (cho phép áp dụng theo các tài liệu tham khảo của tiêu chuẩn này và phần phụ lục kèm theo).
5.12.1 Cần xác định áp lực hông của đất lên tường chắn theo trị số và hướng chuyển vị của tường, khi đó có thể có 3 trường hợp:
a) Tường chuyển vị ngược với phía đất.
b) Tường không chuyển vị đối với đất, (nghĩa là thực tế không di động).
c) Tường chuyển vị về phía đất.
Tường chuyển vị về phía đất có thể do các yếu tố sau:
1. Biến dạng của nền tường;
2. Biến dạng của kết cấu do áp lực đất và những tải trọng ngoài khác đặt lên tường cũng như do nhiệt của môi trường xung quanh tác dụng lên tường chắn.
5.12.2 Tùy theo hướng và trị số chuyển vị của tường chắn mà có 3 loại áp lực hông của đất: áp lực chủ động; áp lực bị động và áp lực đất ở trạng thái tĩnh.
5.12.3 Áp lực chủ động của đất: Ec được xác định từ giả thiết về sự hình thành lăng thể phá hoại khi tường chuyển vị ngược phía đất với một trị số vừa đủ.
5.12.4 Áp lực bị động của đất: sinh ra do chuyển vị của tường về phía đất và được xem như phản lực đất chống lại chuyển vị này.
Cần xét đến 2 loại áp lực bị động của đất như sau:
- Loại áp lực bị động thứ nhất của đất (áp lực bị động có ép trồi). Ebt, được xác định từ giả thiết về sự hình thành lăng thể ép trồi của đất khi tường chuyển vị về phía đất với một trị số vừa đủ.
- Loại áp lực bị động thứ hai của đất (áp lực bị động không ép trồi) Eb, được xác định từ điều kiện chuyển vị của tường chắn về phía đất với trị số chưa đủ để hình thành lăng thể ép trồi.
5.12.5 Áp lực đất ở trạng thái tĩnh E0 được phát sinh trong trường hợp thực tế tường không chuyển vị ngược với phía đất hoặc về phía đất, nghĩa là thực tế tường chắn không di động đối với đất.
Áp lực chủ động và bị động có ép trồi của đất tương ứng với các trạng thái cân bằng giới hạn của đất sau tường. Để xác định áp lực chủ động và bị động một cách chính xác hơn thì nên tính theo các phương pháp của lý thuyết cân bằng giới hạn (trạng thái ứng suất giới hạn) của đất sau tường. Cần áp dụng phương pháp này trong những trường hợp tính toán khi có các bảng hoặc biểu đồ để xác định các hệ số áp lực hông của đất.
CHÚ THÍCH:
1) Áp lực đất ở trạng thái tĩnh và áp lực bị động không ép trồi của đất tương ứng với khái niệm về trạng thái đàn hồi của đất như là một môi trường liên tục sau tường chắn.
2) Trong thực tế loại tường chắn không di động có thể là những tường chắn cứng đặt trên nền đá hoặc là một thành phần của những kết cấu bến tàu; tường có những chỗ tựa cứng (như các đoạn đập tràn và nhà của trạm thủy điện là những chỗ tựa đối với tiếp giáp bờ); tường thỏa mãn những điều kiện nêu trong điều 2.3.3. Trong những trường hợp cá biệt, áp lực tính toán của đất có thể được xác định là chủ động tại phần tường chắn dễ uốn phía trên và là áp lực đất ở trạng thái nghỉ tại phần tường cứng hơn phía dưới.
Chuyển đổi từ biểu đồ áp lực đất này sang biểu đồ áp lực đất khác được thực hiện tại tiết diện tường mà ở đó dưới tác dụng của áp lực đất ở trạng thái tĩnh thì chuyển vị của tường bằng 1/5000 chiều cao của tường.
5.12.6 Tùy theo điều kiện tác dụng lẫn nhau của tường chắn với đất mà áp lực tính toán của đất E của đất lên biên của tường chắn có thể bằng:
1) Áp lực chủ động Ec của đất hoặc áp lực đất ở trạng thái tĩnh E0.
2) Tổng áp lực chủ động và áp lực bị động không ép trồi của đất Ec. + Eb.
3) Áp lực bị động của đất có ép trồi Ebt.
5.12.7 Ngoài những trường hợp nêu tại 5.12.3 đến 5.12.5 cho phép tính áp lực chủ động của đất lên biên tường chắn theo phương pháp gần đúng bằng cách áp dụng giả thiết về sự hình thành mặt phẳng của lăng thể phá hoại trong đất (phương pháp cân bằng giới hạn có thể).
Khi xác định áp lực chủ động của đất cần đề cập đến độ dốc lưng tường, hình dạng mặt đất, mái hố móng, tải trọng bên ngoài tác dụng lên đất, đặc điểm kết cấu của tường chắn và móng tường. Cho phép xác định áp lực chủ động lên những tường chắn có góc dốc lưng tường lớn, thuộc loại tường thoải theo phụ lục kèm theo tiêu chuẩn này.
Cần xác định áp lực chủ động của đất có kể đến ma sát của đất lên lưng tường chắn mà tổng áp lực đất hợp với pháp tuyến lưng tường một góc  = /2, trừ những trường hợp quy định ở phụ lục kèm theo tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Chỉ cho phép không kể đến ma sát của đất với lưng tường khi có lý do đặc biệt như mặt lưng tường trơn nhẵn hoặc trị số góc ma sát trong của đất nhỏ. Cho phép tham khảo các tài liệu khác.
5.12.8 Khi tính toán áp lực chủ động của đất dính cần kể đến lực dính đơn vị của đất.
CHÚ THÍCH:
1) Trong tính toán ổn định đối với tường chắn cao từ 5 m trở lên thì phải xét đến phạm vi tường không chịu tác dụng lực đẩy của đất. Còn đối với tường cao từ 5 m trở xuống thì không cần xét đến ảnh huởng này.
2) Trường hợp lực dính đơn vị của đất có khả năng giảm đột ngột do tác dụng hóa lý trên đất trong quá trình xây dựng và sử dụng thì cho phép không kể đến lực dính khi tính toán.

tải về 4.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương