LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI


ĐÁNH THỨC QUAN TÂM TÌNH DỤC



trang36/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   72

ĐÁNH THỨC QUAN TÂM TÌNH DỤC

Một phần trong thử nghiệm và tìm hiểu có ở thanh niên liên quan đến tình dục. Hoạt động tình dục là vấn đề trọng tâm đối với thanh niên vì sự tham gia mối quan hệ yêu đương của họ ngày càng tăng. Tình dục cũng là một vấn đề nổi bật vì truyền hình và phim ảnh liên tục chú trọng vấn đề này và vì trẻ vị thành niên xem tình dục như cách xác lập địa vị người lớn.

Nhiều trẻ vị thành niên lần đầu tiên trải qua hoạt động tình dục bằng cách thủ dâm, tự kích thích cơ quan sinh dục. Trẻ vị thành niên nam có nhiều khả năng thủ dâm hơn nữ và bắt đầu thủ dâm ở độ tuổi nhỏ hơn (Oliver & Hyde, 1993). Từ thủ dâm, tình dục chuyển dần sang mồm, vuốt ve nửa thân trên, vuốt ve nửa thân dưới và giao hợp. Cuối tuổi vị thành niên, hầu hết trẻ con Mỹ đều giao hợp ít nhất một lần (Jakobsen, 1997; Miller và người khác, 1997; Rodgers & Rowe, 1993).

Tại sao một số trẻ vị thành niên hoạt động tình dục trong khi số trẻ vị thành niên khác thì không? Có nhiều yếu tố (Capaldi, Crosby, & Stoolmiller, 1996; DiBlasio & Benda, 1990; Windle & Windle, 1996). Trẻ vị thành niên có nhiều khả năng hoạt động tình dục khi:

- Nghĩ rằng bố mẹ có thái độ tích cực về hoạt động tình dục

- Nghĩ rằng bạn bè của mình cũng có hoạt động tình dục

- Cho rằng phần thưởng của hoạt động tình dục (như sự gần gũi cơ thể và cảm xúc) nhiều hơn cái giá phải trả (tội lỗi và sợ có thai hoặc bệnh tật)

- Thấp hơn lời cam kết tôn giáo

- Trưởng thành sớm và bắt đầu hẹn hò ở độ tuổi tương đối nhỏ

- Có bạn đồng tuổi và vấn đề hạnh kiểm khi còn nhỏ

Vì thế, hoạt động tình dục phản ánh ảnh hưởng của bố mẹ và bạn đồng tuổi cũng như suy nghĩ, giá trị và kinh nghiệm của cá nhân.

Hành vi tình dục của trẻ vị thành niên là nguyên nhân đáng lo ngại vì có hậu quả suốt đời. Trong các trang sau, chúng ta sẽ cân nhắc một số vấn đề này.



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨTheo quan điểm "bão tố và căng thẳng" ở trẻ vị thành niên, hành vi tình dục là cách duy nhất để trẻ vị thành niên phản đối lại bố mẹ. Nghiên cứu về hoạt động tình dục ở trẻ vị thành niên có ủng hộ dự đoán này hay không? Mang thai ở tuổi vị thành niên

Trong 10 trẻ vị thành niên nữ ở Mỹ thì có 1 mang thai. Khoảng 60% trẻ vị thành niên sinh con, 40% còn lại phá thai (Henshaw, 1993). Bạn có thể thấy trong biểu đồ bên dưới, trẻ vị thành niên Mỹ gốc Phi và Mỹ gốc Tây Ban Nha có nhiều khả năng trở thành các bà mẹ ở tuổi vị thành niên, trẻ vị thành niên Mỹ gốc Á ít có khả năng này (Ventura và người khác, 1997).

Đối với các bà mẹ tuổi vị thành niên và con như trong ảnh (trang 351), tương lai không có hứa hẹn. Đứa trẻ gặp vấn đề sức khỏe, phần lớn là vì hầu hết các bà mẹ tuổi vị thành niên ít được chăm sóc hoặc không được chăm sóc trước khi sinh. Khi lớn lên, con của các bà mẹ tuổi vị thành niên thường học tập kém và có rối loạn hành vi nhiều hơn (Dryfoos, 1990). Đối với các bà mẹ, học vấn dang dở, nghèo đói và vấn đề hôn nhân cũng phổ biến (Alien và người khác, 1997; Furstenberg, Brooks-Gunn, & Morgan, 1987). Dĩ nhiên, không phải bà mẹ tuổi vị thành niên và con của họ cũng đều có cuộc sống buồn nản này. Một số bà mẹ tuổi vị thành niên đã học hành chu đáo, có công việc lương cao, và có hôn nhân hạnh phúc, con của họ tốt về mặt học thuật lẫn xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cần nhấn mạnh rằng mang thai ở tuổi vị thành niên có "kết cục hạnh phúc" chắc chắn là ngoại lệ, vì hầu hết các bà mẹ tuổi vị thành niên và con họ cuộc sống là cuộc vật lộn gay go.

Giải pháp đối với sự mang thai ở tuổi vị thành niên trông có vẻ khá đơn giản - không quan hệ tình dục hoặc dùng thuốc tránh thai - nhưng như bạn thấy trong một vài trang sau, vấn đề phức tạp hơn nhiều. Trước hết chúng ta khảo sát vấn đề khác đi kèm với tình dục ở trẻ vị thành niên.



Các bệnh lây qua đường sinh dục

Nhiều bệnh lây truyền từ người này sang người khác do giao hợp. Chẳng hạn, bệnh mụn giộp và mụn cóc ở cơ quan sinh dục là hai bệnh truyền nhiễm do virus rất thường gặp. Các bệnh khác như chlamydia, giang mai và bệnh lậu đều do vi khuẩn gây ra. Mặc dù những bệnh này có biến chứng nghiêm trọng nếu không chữa trị, thông thường được chữa trị bằng thuốc penicillin. Trái lại, chẩn đoán vẫn chưa rõ đối với những cá nhân bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV), thường dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Ở bệnh nhân bệnh AIDS, hệ miễn dịch không còn khả năng bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm trùng, và bệnh nhân thường chết do một trong số những bệnh nhiễm trùng này.

Thanh niên mới lớn - ở độ tuổi 20 - chiếm khoảng 15% tổng số các trường hợp bệnh AIDS ở Mỹ (Trung tâm thống kê y tế quốc gia, 1997). Hầu hết những thanh niên này nhiễm bệnh trong trẻ vị thành niên. Nhiều yếu tố làm cho trẻ vị thành niên dễ mắc bệnh AIDS. Trẻ vị thành niên và thanh niên mới lớn có nhiều khả năng hơn người lớn khi quan hệ tình dục không an toàn và sử dụng chất gây nghiện tiêm dưới da - vốn là đường lây truyền AIDS thường gặp. Trẻ vị thành niên thường quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, gia tăng nguy cơ tiếp xúc với bệnh.

Tình dục an toàn? Không quan hệ tình dục?

Trẻ vị thành niên có thể giảm bớt nguy cơ mang thai và bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu uống thuốc ngừa thai hoặc tránh giao hợp với nhiều người. Trước chúng ta đề cập về thuốc ngừa thai. Chỉ một số ít trẻ vị thành niên hoạt động tình dục áp dụng biện pháp ngừa thai. Những ai thường áp dụng các biện pháp không hiệu quả hoặc tránh xuất tinh trong âm đạo hoặc áp dụng không nhất quán (Besharov & Gardiner, 1997; Hội đồng nghiên cứu quốc gia, 1987).

Việc sử dụng thuốc ngừa thai không thường xuyên và không hiệu quả của trẻ vị thành niên có thể do một số yếu tố (Adler, 1994; Gordon, 1996):

- Xem thường. Nhiều trẻ vị thành niên hiểu biết sai lầm về vấn đề thụ thai. Chẳng hạn, nhiều trẻ không biết khi nào dễ thụ thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt.

- Ảo tưởng mình không bị nhiễm bệnh. Có quá nhiều trẻ vị thành niên phủ nhận thực tế. Họ nghĩ rằng mình không bị nhiễm bệnh - "điều đó không thể xảy ra cho tôi" - chỉ có người khác mới có thai hoặc nhiễm AIDS.

- Thiếu động cơ. Đối với một số trẻ vị thành niên, có thai là điều hấp dẫn. Như Rebecca trong phần minh họa, họ tưởng tượng mình có con như là cách để ra riêng, có được tình trạng giống như người lớn sống độc lập và có "một ai đó yêu thương mình".

- Tiếp cận với thuốc ngừa thai. Một số trẻ vị thành niên không biết mua thuốc ngừa thai ở đâu. Số khác cảm thấy lúng túng khi tìm mua, vẫn còn nhiều em không biết cách uống thuốc ngừa thai.

Một chiến lược giảm bớt sự mang thai ở trẻ vị thành niên và trường hợp nhiễm AIDS ở trẻ vị thành niên bao gồm việc bán thuốc ngừa thai đại trà. Trong nhiều trường trung học cơ sở và phổ thông trên khắp nước Mỹ, học sinh có thể xin cấp thuốc ngừa thai, ở phòng khám y tế đặt trong trường học. Nhiều chương trình đòi hỏi phải có sự đồng ý của bố mẹ mới mua được thuốc ngừa thai, nhưng một số thì không.

Cung cấp thuốc ngừa thai trong trường học không phải là giải pháp duy nhất đối với sự mang thai ở trẻ vị thành niên. Các chương trình giáo dục rộng hơn trình bày sự thật về tình dục, mang thai ở trẻ vị thành niên, AIDS, và thuốc ngừa thai có thể hiệu quả đối với trẻ vị thành niên, vốn chỉ thường hỏi thăm bạn đồng tuổi thông tin về sức khỏe và quan hệ tình dục (Boyer & Hein, 1991). Những chương trình như thế không những phổ biến kiến thức sinh học thích hợp mà còn bao gồm tiêu điểm về hành vi tình dục có trách nhiệm hoặc kiêng cử quan hệ tiền hôn nhân (Dryfoos, 1990).

Một chương trình hiệu quả được gọi là "Tạm hoãn hoạt động tình dục" (Howard & McCabe, 1990). Dưới sự hướng dẫn của trẻ vị thành niên lớn tuổi hơn, qua lớp đào tạo, học sinh thảo luận áp lực buộc phải tham gia hoạt động tình dục, "giới hạn" chung mà trẻ vị thành niên áp dụng khi quyến rũ người khác quan hệ tình dục, và các chiến lược đối phó với những giới hạn này. Cùng với thảo luận là cơ hội dành cho học sinh thực hành các chiến lược trong các buổi đóng vai trò. Học sinh tham gia những chương trình này ít có khả năng giao hợp hơn, khi giao hợp thì có nhiều khả năng sử dụng thuốc ngừa thai hơn (Howard & McCabe, 1990).

Kết luận là trẻ vị thành niên cần nhiều câu cách ngôn dễ nhớ hơn như "Tình yêu chân chính phải biết chờ đợi". Tình yêu và tình dục là vấn đề vô cùng phức tạp, rất nhiều cảm xúc, thậm chí đối với người lớn, chương trình hiệu quả thừa nhận sự phức tạp này và cố cung cấp cho trẻ vị thành niên kỹ năng hữu dụng để giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục đang xuất hiện ở trẻ.

Những kỹ năng như giữa cá nhân với nhau này cũng rất quan trọng trong việc tìm hiểu các vấn đề khác đi kèm với hành vi tình dục ở trẻ vị thành niên và thanh niên mới lớn.



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨ

Giả sử bạn được yêu cầu viết một quyển sách mỏng về nguy cơ tiềm năng của quan hệ tình dục cho học sinh trung học. Bạn sẽ viết gì?



Ép buộc quan hệ

Cindy kể rằng bạn trai của cô "vén váy của cô lên, lột vớ cô ra khi cô đã say mèm. Sau đó anh ta đè lên người tôi và bắt đầu làm tình". Như Cindy, nhiều trẻ vị thành niên và phụ nữ trẻ bị bạn trai họ quen ép buộc phải giao hợp, một tình huống gọi là hiếp dâm hẹn hò hoặc hiếp dâm quen biết (Ogletree, 1993). Sự xã hội hóa vai trò giới tính truyền thống giúp ấn định giai đoạn ép buộc quan hệ. Nam giới hiểu rằng động cơ hoạt động tình dục mãnh liệt là dấu hiệu của nam tính. Nữ giới hiểu rằng hấp dẫn tình dục là một cách để giành sự chú ý của phái nam. Tuy nhiên, "con nhà lành" được cho rằng không quan tâm đến tình dục và chống lại sự cám dỗ quan hệ. Cả hai phái đều hiểu những kỳ vọng này, do đó, nam giới thường nghĩ rằng phái nữ sẽ nói "không" vì người ta nghĩ ra phái nữ nên nói "không" không phải vì phái nữ thực sự không muốn chuyện ấy (Muehlenhard, 1988). Trừ khi và đôi lúc thậm chí khi phái nữ muốn nói thật dứt khoát, "KHÔNG! Tôi không muốn chuyện này!" - một trẻ vị thành niên hoặc nam thanh niên mới lớn thường nghĩ rằng, một cách không chính xác và tự đề cao mình, cô ấy quan tâm quan hệ cũng giống như mình (Kowalski, 1992).

Nhiều trường hợp làm tăng khả năng trẻ vị thành niên và thanh niên mới lớn sẽ hiểu lầm hoặc phớt lờ lời nói bằng lời hoặc không bằng lời của phái nữ về ý muốn quan hệ. Chẳng hạn, uống rượu say thường làm giảm khả năng của phái nữ muốn trình bày một thông tin dứt khoát và làm cho phái nam ít có khả năng và ít có khuynh hướng hiểu những thông tin như thế (Abbey, 1991). Tương tự, khi phái nữ ăn mặc gợi cảm, phái nam cho rằng cô ấy quan tâm quan hệ tình dục và có thể phớt lờ những gì cô ấy nói (Cassidy & Hurrell, 1995). Một yếu tố khác là lịch sử quan hệ tình dục của một cặp nào đó. Nếu cặp này đã có quan hệ từ lúc trước thì người nam thường gạt bỏ lời phản đối của người nữ, hiểu rằng đó chỉ là suy nghĩ nhất thời có thể khắc phục dễ dàng (Shotland & Goodstein, 1992).

Hầu hết chương trình giải quyết hiếp dâm hẹn hò nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của truyền đạt. Trong một chương trình, quảng cáo như trong ảnh chụp bên dưới dùng để khuyến khích phái nam và nữ truyền đạt về quan hệ tình dục. Các cuộc hội thảo hiếp dâm hẹn hò trình bày một tiếp cận khác (Feltey, Ainslie, & Geib, 1991). Hầu hết chương trình nhấn mạnh sự cần thiết đối với phái nữ là phải rõ ràng và nhất quán trong việc bày tỏ ý định của mình. Trước khi tham gia quan hệ, phái nam cần phải hiểu ý định của phái nữ, không phải bằng cách giả định rằng mình đã biết. Đây là một số hướng dẫn thường được trình bày trong các hội thảo như thế, bạn sẽ thấy chúng rất có ích (Allgeier & Allgeier, 1995):

1. Biết rõ chính sách quan hệ của chính mình. Xác định khi nào sự thân mật tình dục có thể chấp nhận đối với bạn.

2. Truyền đạt những chính sách này thẳng thắn và rõ ràng.

3. Tránh ở một mình với một người cho đến khi bạn truyền đạt rõ những chính sách này và nghĩ rằng bạn có thể tin cậy người đó.

4. Tránh uống rượu hoặc các chất gây nghiện khác khi bạn ở chung với người mà bạn không muốn quan hệ tình dục.

5. Nếu có ai đó cố dùng vũ lực ép buộc bạn quan hệ, hãy phản đối: trước tiên là nói, nhưng phải vùng vẫy và hét lớn nếu cần.

Phần Tự tìm hiểu đưa ra các phương pháp giúp bạn có nhiều thông tin hơn về ép buộc quan hệ.



TỰ TÌM HIỂU: NHẬN BIẾT NHIỀU HƠN VỀ TẤN CÔNG TÌNH DỤC TRONG KHU TRƯỜNG SỞ

Trong những năm gần đây, các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ đã chọn một lập trường dễ thấy và kiên quyết hơn nhiều chống lại tấn công tình dục và hiếp dâm hẹn hò. Ngày nay có nhiều hoạt động và dịch vụ nhằm mục đích ngăn ngừa tấn công tình dục và giúp đỡ những ai vốn là nạn nhân của sự tấn công này. Hầu hết các trường đại học đều có văn phòng, thường kết hợp với phục vụ sinh viên, giải quyết các vấn đề của phụ nữ. Những văn phòng này đưa ra chương trình giáo dục cũng như tư vấn và khuyên nhủ phụ nữ gặp vấn đề. Một số khu trường sở tăng cường nhận thức về tấn công tình dục bao gồm tổ chức hội thảo, chiếu phim, diễn kịch nhằm mục đích tăng thêm sự hiểu biết về vấn đề đi kèm với tấn công tình dục. Trong một số khu trường sở, đưa ra các chương trình tự vệ cho phái nữ. Trong những chương trình này, thường do cảnh sát phụ trách khu trường sở chủ trì, phụ nữ được hướng dẫn cách làm giảm bớt rủi ro bị tấn công và cách tự vệ nếu bị người khác tấn công.

Hãy tìm hiểu trong khu trường sở của mình có dịch vụ và hoạt động này hay không. Thật khó biết được trường cao đẳng hoặc đại học của bạn giải quyết vấn đề liên quan đến tấn công tình dục và hiếp dâm hẹn hò như thế nào, hãy nghĩ cách làm cách nào để cho bạn bè phái nữ của mình biết về thông tin này. Và nếu không có một số dịch vụ và hoạt động này bạn hãy nghĩ cách kiến nghị để trường thành lập. Hãy tự tìm hiểu!

TỰ KIỂM TRA

1. Đối với sinh viên đại học, ba chức năng hẹn hò chính là tìm hiểu tiêu chuẩn hành vi của người lớn, tính thân mật và …

2. Cho đến khi … hầu hết cá nhân nam nữ đồng tính mới công khai bày tỏ định hướng tình dục của mình.

3. … rõ ràng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định định hướng tình dục.

4. Khi bố mẹ chấp nhận quan hệ tình dục thì con ở tuổi vị thành niên …

5. Trẻ con có mẹ là trẻ vị thành niên thường gặp vấn đề suy nghĩ, học tập kém và thường có …

6. Trẻ vị thành niên dễ bị nhiễm AIDS vì có quan hệ tình dục không an toàn và vì …

7. Trẻ vị thành niên thường không dùng thuốc ngừa thai do xem thường, ảo tưởng không bị nhiễm bệnh, không biết mua thuốc ngừa thai ở đâu và …

8. Hiếp dâm hẹn hò có nhiều khả năng xảy ra nếu cả hai đã uống rượu và nếu đôi bạn này …

9. Trước tiên hãy xem chức năng hẹn hò, liệt kê ở trang 299, rồi sau đó ôn lại chương 5, nơi chúng ta thảo luận sự khác nhau trong cách tương tác với bạn đồng tuổi ở bé trai và bé gái. Những kiểu tương tác này chuẩn bị cho bé trai và bé gái tham gia mối quan hệ yêu đương lãng mạn tốt đến mức nào?

Trả lời: (1) bầu bạn, (2) thanh niên mới lớn, (3) sinh học, (4) có nhiều khả năng hoạt động tình dục, (5) rối loạn hành vi, (6) đôi khi thử dùng chất gây nghiện tiêm dưới da, (7) vì bé gái xem việc mang thai là dấu hiệu độc lập giống như người lớn, (8) có quan hệ tình dục trước đó.


  1. NHÌN VÀO MẶT TRÁI: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THANH NIÊN

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần 2. ĐỘ TUỔI ĐẾN TRƯỜNG VÀ THỜI THANH NIÊN

Chương 8. NGHI THỨC CHUYỂN SANG ĐẦU TUỔI THANH NIÊN
Mục tiêu nghiên cứu

- Tại sao trẻ vị thành niên uống rượu?

- Điều gì khiến cho một số trẻ vị thành niên bị trầm cảm? Trầm cảm có thể chữa trị ra sao?

- Nguyên nhân gì dẫn đến sự phạm pháp của trẻ vị thành niên?



Nhìn vào mặt trái: Vấn đề phát triển thanh niên

- Sử dụng chất gây nghiện

- Trầm cảm

- Phạm pháp

ROD là một học sinh xuất sắc và cũng là người tổ chức tấn công trong đội bóng rổ trung học. Anh đang chờ đợi Peggy, cô bạn đời lớn tuổi hơn trả lời, và muốn cùng cô học đại học ở tiểu bang vào mùa thu. Sau đó, vì buồn chán, Peggy bỏ Rod và chuyển sang quen một tay đánh trống trong ban nhạc rock ở địa phương. Rod bàng hoàng, đau khổ. Không có Peggy, cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì cả. Bóng rổ và trường đại học cũng chẳng có ý nghĩa gì. Một ngày nào đó Rod tự hỏi liệu mình có nên tự tử để làm vơi vết thương lòng hay không.

Một số thanh niên không thích nghi tốt trước yêu cầu và trách nhiệm của tuổi thanh niên và phản ứng theo cách không có lợi. Trong phần cuối này, chúng ta xét đến 3 vấn đề, thường có sự liên quan với nhau, nghĩa là ba chữ D trong sự phát triển của thanh niên: chất gây nghiện (Drugs), trầm cảm (Depression) và phạm pháp (Delinquency). Khi chúng ta nghiên cứu những vấn đề này, bạn sẽ hiểu tại sao Rod khổ sở như thế nếu không có Peggy.



SỬ DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN

Trong suốt lịch sử, con người sử dụng nhiều chất làm thay đổi hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của mình. Ngày nay, chất gây nghiện thường được sử dụng phổ biến ở Mỹ như rượu, cần sa, thuốc tạo ảo giác (như LSD), heroin, cocaine, barbiturate, và amphetamine. Biểu đồ bên trên mô tả một bức tranh đáng ngạc nhiên về việc sử dụng chất gây nghiện ở trẻ vị thành niên Mỹ (Nghiên cứu giám sát tương lai, 1997). Thật ra, hầu hết trẻ vị thành niên đều tránh dùng chất gây nghiện, nhưng ngoại trừ rượu. Đa số học sinh cuối cấp phổ thông trung học đều uống rượu trong tháng trước (Nghiên cứu giám sát tương lai, 1997).



Uống rượu ở trẻ vị thành niên

Tại sao nhiều trẻ vị thành niên uống rượu như thế? Có nhiều lý do trả lời (Fields, 1992):

- Thử nghiệm - thử dùng một chất mới gì đó

- Thư giãn - một phương tiện để giảm căng thẳng

- Né tránh - tránh thế giới thật khó chịu hoặc khắc nghiệt

- Cảm giác hưng phấn - tăng thái độ tự tin, thường bằng cách giảm bớt những ức chế của mình

Dĩ nhiên, những lý do này không áp dụng cho tất cả trẻ vị thành niên. Một số không hề uống rượu. Số khác chỉ thử uống trong thời gian ngắn, rồi sau đó quyết định không uống rượu nữa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người khác rượu chè say sưa: gồm 1/3 học sinh cuối cấp phổ thông trung học báo cáo trong vòng hai tuần trước uống từ 5 lần trở lên (Johnston và người khác, 1993).

Điều gì xác định liệu một trẻ vị thành niên có gia nhập vào đa số uống rượu hay không? Có nhiều yếu tố (Petraitis, Flay, & Miller, 1995). Bố mẹ là phương tiện xác định sự uống rượu của trẻ vị thành niên. Khi uống rượu là một phần quan trọng trong đời sống xã hội của bố mẹ - chẳng hạn, sau giờ làm việc ghé vào quán rượu hoặc mời bạn bè đi nhậu - trẻ vị thành niên rõ ràng hiểu rằng uống rượu là một hoạt động thú vị và bản thân nó có nhiều khả năng uống rượu hơn. Trái lại, khi bố mẹ không hề uống rượu hoặc hạn chế sự uống rượu của mình ở số lượng rất nhỏ để kết thúc bữa ăn thì con cái ít có khả năng uống rượu hơn (Andrews, Hops, & Duncan, 1997; Kline, Canter, & Robin, 1987).

Không có gì phải ngạc nhiên, bạn đồng tuổi cũng rất quan trọng. Như trong ảnh (trang 357), nhiều trẻ vị thành niên uống rượu vì bạn đồng tuổi của mình cũng uống rượu và sử dụng áp lực đối với đứa trẻ muốn gia nhập nhóm (Dielman và người khác, 1992).

Sau cùng, như người lớn, nhiều trẻ vị thành niên uống rượu để đối phó với căng thẳng. Trẻ vị thành niên báo cáo gặp căng thẳng trong cuộc sống thường xuyên - rắc rối với bố mẹ, có vấn đề trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhau hoặc gặp rắc rối trong trường học - có nhiều khả năng uống rượu và uống rượu thường xuyên hơn (Rhodes & Jason, 1990; Windle & Windle, 1996).

Vì uống rượu ở tuổi vị thành niên có nhiều nguyên nhân nên không có tiếp cận duy nhất nào có khả năng loại trừ sự lạm dụng rượu. Trẻ vị thành niên uống rượu để giảm căng thẳng có thể hưởng lợi từ liệu pháp giúp đứa trẻ các phương tiện đối phó với căng thẳng hiệu quả hơn. Các chương trình trong trường học mang tính tương tác - thảo luận do học sinh chủ trì - có thể hiệu quả trong việc tuyên truyền sự thật về uống rượu và chiến lược chống lại áp lực uống rượu của bạn đồng tuổi (Baker, 1988; Tobler & Stratton, 1997).

TRẦM CẢM

Đôi khi trong cuộc sống, có lẽ bạn cũng có lúc buồn chán - vào những ngày ấy bạn thấy mình uể oải, thiếu sinh khí, không thiết tham gia các hoạt động mà thường ngày mình rất thích. Bạn muốn ở một mình, và có lẽ bạn không tin khả năng của mình nữa. Những cảm giác này hoàn toàn bình thường, thường được giải thích như phản ứng đối với các sự kiện cụ thể, và biến mất chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày. Chẳng hạn, sau chuyến nghỉ hè thú vị cùng gia đình và bạn bè, bạn cảm thấy buồn chán khi nghĩ đến chuyện phải trở lại trường học học tiếp các khóa học mới, khó khăn. Tuy nhiên, tâm trạng của bạn được cải thiện khi bạn quen bạn mới và tham gia các hoạt động trong khu trường sở.

Lúc này bạn hãy tưởng tượng mình đang có những triệu chứng tương tự này liên tục trong cả tuần hoặc cả tháng. Cũng giả sử rằng bạn ăn không ngon, ít ngủ và không thể tập trung. Cảm giác buồn chán, cáu kỉnh và thái độ tự trọng thấp báo cho biết một người bị trầm cảm. Khoảng 3 - 10% trẻ vị thành niên bị trầm cảm, nữ bị nhiều hơn nam (Nolen-Hoeksema & Girgus, 1994).

Nghiên cứu cho thấy giận dữ, bất hạnh và cáu kỉnh thường chi phối cuộc sống của trẻ vị thành niên trầm cảm. Họ nghĩ rằng thành viên trong gia đình, bạn bè và bạn trong lớp không thân thiện với mình (Cole & Jordan, 1995). Trẻ vị thành niên trầm cảm thích ở một mình nhiều hơn là trẻ vị thành niên không bị trầm cảm (Larson và người khác, 1990). Không phải hài lòng và bổ ích, cuộc sống đối với trẻ vị thành niên bị trầm cảm hoàn toàn trống rỗng, không có gì vui thú.

Đối với một số trẻ vị thành niên, trầm cảm do một sự kiện trong cuộc sống gợi ra dẫn đến những củng cố kém tích cực hơn. Mất đi một người bạn chẳng hạn có thể tước đi nhiều tương tác và kinh nghiệm bổ ích ở trẻ vị thành niên làm cho trẻ vị thành niên cảm giác buồn. Cảm giác thờ ơ, bơ phờ, sầu muộn như cô gái trong ảnh (trang 358), trẻ vị thành niên rút lui khỏi sự tương tác xã hội, bằng cách này bỏ qua các cơ hội có được kinh nghiệm bổ ích. Tình huống này nhanh chóng xuống cấp rơi vào vòng lẩn quẩn trong đó trẻ vị thành niên bị trầm cảm ngày càng trầm cảm hơn và có nhiều khả năng tránh sự tương tác có thể giúp đứa trẻ thoát khỏi sự trầm cảm (Lewinsohn & Gotlib, 1995).

Trầm cảm thường bắt đầu bằng một tình huống trong đó trẻ vị thành niên cảm thấy bất lực không thể kiểm soát kết quả. Hãy nhớ Rod, trẻ vị thành niên trong phần minh họa. Bạn gái của cậu ta là tâm điểm trong cuộc sống của cậu. Sau khi bất ngờ bị bỏ rơi, cậu cảm thấy bất lực không thể kiểm soát số mệnh của mình. Tương tự, một vận động viên thi đấu rất kém trong trận đấu tranh chức vô địch vì ốm, hoặc một học sinh cuối cấp phổ thông có điểm thấp trong kỳ thi SAT do gia đình lục đục vào đêm trước kỳ thi. Trong mỗi trường hợp, trẻ vị thành niên không thể làm gì khác hơn để tránh một kết quả không đáng mong muốn. Hầu hết trẻ vị thành niên nhận thấy cảm giác bất lực như thế mang tính cụ thể trong từng trường hợp cụ thể. Trong bất lực tập quen, trẻ vị thành niên và người lớn khái quát hóa những cảm giác bất lực này và nghĩ rằng mình luôn phó mặc cho các sự kiện bên ngoài, không hề có khả năng kiểm soát số mệnh của mình. Cảm giác bất lực tập quen như thế thường làm tăng trầm cảm (Peterson, Maier, & Seligman, 1993).

Cảm giác như những cảm giác này không làm cho mọi trẻ vị thành niên bị trầm cảm. Một số trông có vẻ dễ bị trầm cảm hơn số khác, điều này khiến cho các nhà khoa học tìm kiếm yếu tố Sinh học. Nghiên cứu trẻ song sinh và con nuôi cho thấy di truyền dứt khoát có phần trong bệnh trầm cảm. Cơ chế sinh hóa dường như bao gồm chất truyền thần kinh (Sevy, Mendlewicz, & Mendelbaum, 1995). Một số trẻ vị thành niên trầm cảm có lượng norepinephrine và serotonin giảm sút, đây là những chất truyền thần kinh điều tiết trung tâm não giúp cho con người có cảm giác thú vị. Một số trong có cảm giác trầm cảm vì lượng chất truyền thần kinh thấp hơn khiến cho trẻ cảm thấy khó có cảm giác vui vẻ, hạnh phúc và các cảm xúc thích thú khác (Peterson, 1996).

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨ

Trầm cảm minh họa sự tương tác giữa các tác động sinh học, tâm lý và văn hóa xã hội đối với sự phát triển ra sao?



Điều trị trầm cảm

Điều cần thiết là phải điều trị trầm cảm nếu không trẻ vị thành niên trầm cảm dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn (kể cả tự tử, được khảo sát trong phần Bạn có thể ngạc nhiên). Người ta thường dùng hai tiếp cận chung để điều trị trầm cảm.

(Kazdin, 1990). Một tiếp cận là phân phối thuốc chống trầm cảm nhằm mục đích chỉnh lại sự mất cân bằng trong chất truyền thần kinh. Thuốc Prozac nổi tiếng chẳng hạn làm giảm trầm cảm bằng cách gia tăng lượng serotonin (Peterson, 1996). Tiếp cận khác là tâm lý liệu pháp. Hiện đang có nhiều hình thức khác nhau (Lewinsohn & Gotlib, 1995; Sacco & Beck, 1995), nhưng hiệu quả nhất là hướng dẫn kỹ năng xã hội - sao cho trẻ vị thành niên có được tương tác xã hội bổ ích - và tái cấu trúc cách giải thích, cách hiểu của trẻ con đối với sự kiện, sao cho trẻ vị thành niên hiểu được tình huống và sử dụng quyền kiểm soát cuộc đời mình.


Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương