LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI



trang34/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   72

TỰ KIỂM TRA

1. Sự phát triển bùng phát ở tuổi dậy thì thường bắt đầu khoảng 11 tuổi ở bé gái và … ở bé trai.

2. Sự bắt đầu tuổi dậy thì ở bé gái được đánh dấu bằng ngực phát triển và ở bé trai bằng …

3. Ở các nước trẻ con nhận được …, trẻ con trong các thế hệ gần đây thường cao to hơn trẻ thuộc các thế hệ trước.

4. Trưởng thành sớm thường có lợi ít nhất trong nhất thời vì …

5. Bố mẹ có thể vô tình góp phần vào bệnh béo phì bằng …

6. Con gái có nhiều khả năng bị rối loạn ăn uống chẳng hạn chứng chán ăn và chứng cuồng thực hơn khi bố mẹ …

7. So sánh hậu quả của trưởng thành sớm ở bé trai và bé gái.

Trả lời: (1) 13, (2) sự phát triển tinh hoàn và bìu dái, (3) chăm sóc y tế và chế độ dinh dưỡng phù hợp, (4) bé trai, (5) khuyến khích con phớt lờ gợi ý đòi bên trong và chỉ dựa vào gợi ý bên ngoài, (6) độc đoán, kiểm soát con cái gắt gao.


II. TÔI LÀ AI? TÌM KIẾM NHẬN DẠNG NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 2. ĐỘ TUỔI ĐẾN TRƯỜNG VÀ THỜI THANH NIÊN à Chương 8. NGHI THỨC CHUYỂN SANG ĐẦU TUỔI THANH NIÊN
Mục tiêu nghiên cứu

- Trẻ vị thành niên có được nhận dạng độc đáo ra sao?

- Trẻ vị thành niên có được nhận dạng dân tộc ra sao?

- Trẻ vị thành niên có phải sống trong giai đoạn căng thẳng và bão tố hay không?



Tôi là ai? Tìm kiếm nhận dạng

- Nhận dạng so với nhầm lẫn vai trò

- Giải quyết khủng khoảng nhận dạng

- Nhận dạng dân tộc

- Chuyện hoang đường về bão tố và căng thẳng

Sinh ra ở Seoul, bố mẹ là người Hàn Quốc, Dea được một cặp vợ chồng người Hà Lan ở Michigan nhận làm con nuôi khi bé được 3 tháng tuổi. Khi lớn cô tự xem mình là "người Mỹ chính gốc". Tuy nhiên, trong đại học, Dea thấy người khác xem mình là người Mỹ gốc Á, một nhận dạng mà cô không hề nghĩ đến. Cô bắt đầu tự hỏi, "Thực ra mình là ai? Có phải là người Mỹ? Người Mỹ gốc Hà Lan? Hay người Mỹ gốc Á?"

Giống như Dea, đôi khi bạn tự hỏi mình là ai? Trả lời câu "Tôi là ai?" phản ánh khái niệm về cái tôi của một người, ám chỉ thái độ, hành vi và giá trị mà một người nghĩ rằng làm cho họ trở thành một cá nhân độc đáo. Như chúng ta biết được trong chương 6, khi trẻ con bước vào tuổi vị thành niên, thì suy nghĩ của nó không còn hạn chế ở sự vật cụ thể, ngay đây, vào lúc này nữa. Thay vào đó, hoạt động chính thức cung cấp cho trẻ khả năng lập luận trừu tượng và giả thuyết. Vì những tiến bộ này, trẻ con ở tuổi dậy thì tự mô tả mình theo nghĩa trừu tượng, tâm lý và xã hội ngày càng tăng. Tính phức tạp của ý thức cái tôi đang xuất hiện ở tuổi dậy thì hoặc nhận dạng biểu hiện rõ trong câu trả lời "Tôi là ai?" của một bé gái vị thành niên.

Mình nhạy cảm, thân thiện, vui vẻ và thân mật, được bạn đồng tuổi ưa thích, hòa đồng, mặc dù mình cũng thẹn thùng, ngượng ngập và thậm chí khó chịu nữa! Mình thích lúc nào cũng thân thiện và hòa đồng. Đó là loại người mình muốn trở thành, và mình thất vọng khi không được như thế. Mình có trách nhiệm, đôi khi rất siêng năng nhưng mặt khác, mình cũng lười, vì nếu bạn quá siêng năng thì người khác không ưa thích bạn (Harter, 1990, trang 352).

Loại phản ánh cái tôi này thường gặp khi trẻ vị thành niên tìm kiếm nhận dạng kết hợp nhiều yếu tố của cái tôi khác nhau và đôi khi mâu thuẫn (Marcia, 1991). Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu cách trẻ vị thành niên có được nhận dạng ra sao và một số trẻ vị thành niên như Dea có được nhận dạng dân tộc.

NHẬN DẠNG SO VỚI NHẦM LẪN VAI TRÒ

Giải thích hình thành nhận dạng của Erik Erikson (1968) đặc biệt ảnh hưởng đến hiểu biết của chúng ta về trẻ vị thành niên. Lúc này thuyết của Erikson cũng có giải thích tương tự, vì chúng ta đã đề cập trong Chương 1 và 5. Erikson đưa ra 8 giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn cấu thành một thử thách phát triển độc đáo. Đối với trẻ vị thành niên, khủng hoảng giữa nhận dạng và nhầm lẫn vai trò. Khi trẻ vị thành niên gần đến tuổi trưởng thành, chúng phấn đấu để có được nhận dạng cho phép mình trở thành một bộ phận trong thế giới người lớn. Khủng hoảng này bao gồm việc cân đối mong muốn thử nhiều cái tôi có thể và nhu cầu chọn ra một cái tôi duy nhất.

Trẻ vị thành niên có ý thức nhận dạng được chuẩn bị tốt để đối mặt với thử thách phát triển kế tiếp - hình thành mối quan hệ thân mật, chia sẻ với người khác. Tuy nhiên, Erikson nghĩ rằng trẻ vị thành niên nhầm lẫn về nhận dạng của mình sẽ không bao giờ có cảm giác thân mật trong mối quan hệ bất kỳ ở con người. Thay vào đó, trong suốt cuộc đời, số trẻ vị thành niên này sống cô lập và phản ứng với người khác theo suy nghĩ rập khuôn.

Trẻ vị thành niên có được nhận dạng ra sao? Họ cố ý thử nghiệm nhiều cái tôi khác nhau để tìm hiểu nhiều hơn về các nhận dạng có thể (Nurmi, Poole, & Kalakoski, 1996). Phần lớn kiểm tra này là định hướng nghề nghiệp. Một số trẻ vị thành niên tưởng tượng mình là vận động viên chuyên nghiệp, nhân viên tổ chức hòa bình xanh, hoặc tiểu thuyết gia có tiểu thuyết bán chạy nhất. Số trẻ vị thành niên khác như trong ảnh, tưởng tượng mình là ngôi sao nhạc rock. Kiểm tra khác định hướng tình cảm lãng mạn. Một số trẻ vị thành niên bắt đầu yêu và tưởng tượng chuyện chung sống độc lập với người mình yêu. Vẫn còn một số trẻ vị thành niên khác tìm hiểu niềm tin chính trị và tôn giáo (King, Elder, & Whitbeck, 1997; Yates & Youniss, 1996).

Chúng ta tập trung vào khía cạnh nghề nghiệp và tình yêu lãng mạn trong nhận dạng vào cuối chương này. Lúc này điểm quan trọng là trẻ vị thành niên thường tạo ra nhận dạng khác nhau để thử nghiệm cũng giống như bạn lái thử nhiều chiếc xe rồi mới chọn ra một. Bằng cách tưởng tượng về tương lai, trẻ vị thành niên bắt đầu tìm hiểu mình là ai.

Sự tự tiếp thu đánh dấu sự tìm kiếm nhận dạng ở trẻ vị thành niên thường gọi là tính tự đề cao ở trẻ vị thành niên (Elkind, 1978). Không như trẻ con trước tuổi đến trường, nhiều trẻ vị thành niên suy nghĩ một cách sai lầm rằng mình là tâm điểm chú ý của người khác. Một trẻ vị thành niên làm đổ nước sốt vào người trong khi ăn trưa có thể tưởng tượng rằng bạn mình đang nghĩ đó là vết máu dính trên áo. Suy nghĩ của nhiều trẻ vị thành niên cho rằng mình là diễn viên diễn cho nhiều bạn đồng tuổi xem - một hiện tượng gọi là khán giả tưởng tượng.

Một đặc điểm liên quan của sự tự tiếp thu ở trẻ vị thành niên là bịa đặt cá nhân, là khuynh hướng ở trẻ vị thành niên cho rằng kinh nghiệm và suy nghĩ của mình là độc đáo, không ai có cảm giác hoặc suy nghĩ như mình. Cho dù đó là sự phấn khích của tình yêu đầu đời, sự thất vọng của mối quan hệ bị gãy vỡ, hoặc sự nhầm lẫn trong hoạch định tương lai đi nữa thì trẻ vị thành niên thường nghĩ rằng mình là người đầu tiên trải qua những suy nghĩ này và không ai khác có thể hiểu được khả năng cảm xúc của mình (Elkind & Bowen, 1979).

Đối với hầu hết trẻ vị thành niên, tính tự đề cao ở trẻ vị thành niên, khán giả tưởng tượng, và bịa đặt cá nhân ít quan trọng hơn khi họ chuyển qua đầu tuổi trưởng thành, phản ánh sự tiến bộ của họ hướng đến việc nhận dạng. Chúng ta hãy khảo sát quá trình này tỉ mỉ hơn.



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨMặc dù thuyết của Piaget không đề cập đến sự hình thành nhận dạng, nhưng thuyết của ông giải thích tại sao nhận dạng là tâm điểm ở trẻ vị thành niên ra sao? GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG NHẬN DẠNG

Khi trẻ vị thành niên phấn đấu có được một nhận dạng, thường trải qua nhiều phân đoạn hoặc tình trạng khác nhau. 4 tình trạng nhận dạng khác nhau thường gặp là (Marcia, 1980, 1991):

- Thành tựu - cá nhân tìm hiểu các biện pháp thay thế và cân nhắc chọn ra một nhận dạng cụ thể.

- Tạm ngừng hoạt động - cá nhân vẫn còn nghiên cứu các biện pháp thay thế khác nhau và tìm thấy một nhận dạng vừa ý.

- Thủ tiêu - cá nhân được phần lớn người lớn xác định nhận dạng của mình hơn là được xác định từ sự tìm kiếm các biện pháp thay thế của cá nhân.

- Khuếch tán - cá nhân nhầm lẫn hoặc bị công việc có được nhận dạng áp đảo và ít cố gắng để có được một nhận dạng.

Vào đầu tuổi dậy thì, khuếch tán và thủ tiêu là tình trạng thường gặp nhất. Yếu tố chung trong những tình trạng này là trẻ vị thành niên không tìm kiếm các nhận dạng thay thế. Trẻ con tránh khủng hoảng và giải quyết bằng cách chọn một nhận dạng theo sự gợi ý của bố mẹ hoặc người lớn khác. Tuy nhiên, khi cá nhân qua khỏi vị thành niên và bước vào đầu tuổi trưởng thành thì trẻ vị thành niên có nhiều cơ hội tìm kiếm các nhận dạng thay thế hơn, vì thế sự khuếch tán và thủ tiêu ít gặp hơn. Đồng thời, biểu đồ bên dưới cho thấy thành tựu và tạm ngừng hoạt động trở nên phổ biến hơn (Meilman, 1979).

Như chúng ta đã nêu, nhận dạng có nhiều khía cạnh nhỏ khác nhau, bao gồm nghề nghiệp, tôn giáo và chính trị. Thông thường, trẻ vị thành niên có được tình trạng thành tựu đối với tất cả khía cạnh nhận dạng cùng lúc (Dellas & Jernigan, 1990; Kroger & Green, 1996). Một số trẻ vị thành niên có được tình trạng thành tựu đối với nghề nghiệp trước khi có được thành tựu đối với tôn giáo và chính trị. Số thanh niên khác có được tình trạng tôn giáo trước các lĩnh vực khác. Rõ ràng, một vài thanh niên đột nhiên có được ý thức nhận dạng, thay vì trước tiên giải quyết khủng hoảng nhận dạng trong một số lĩnh vực rồi sau đó trong các lĩnh vực khác.

Khi có được tình trạng thành tựu, giai đoạn thử nghiệm tích cực chấm dứt, cá nhân có ý thức cái tôi được xác định rõ. Tuy nhiên, qua một quãng đời, sự nhận dạng của cá nhân đôi khi hoạt động trở lại để đáp ứng với các thử thách trong cuộc sống và tình huống mới. Do đó, cá nhân có thể trở lại tình trạng tạm ngừng hoạt động trong một thời gian, sau đó tái xuất hiện với một nhận dạng đã thay đổi. Thật ra, cá nhân có thể trải qua những thay đổi này nhiều lần, tạo ra các chu kỳ "MAMA" trong đó họ luân phiên giữa tình trạng tạm ngừng hoạt động (moratorium) và có được (achievement) khi tìm kiếm các biện pháp thay thế mới để phản ứng với khủng hoảng cá nhân và gia đình (Marcia, 1991). Chẳng hạn, người đàn ông như trong ảnh chụp đã đặt nghề nghiệp lên trên hết nhưng anh ta lại thất nghiệp nên anh ta có thể sắp xếp lại cuộc sống của mình bên gia đình và trở thành người chăm sóc con chính.

Tình huống nào giúp trẻ vị thành niên có được nhận dạng? Kiểu làm bố mẹ được mô tả trong chương 7 đóng vai trò quan trọng (Marcia, 1980). Kiểu bố mẹ quyền uy, trong đó bố mẹ khuyến khích thảo luận và thừa nhận tính tự quản của con, đi kèm với tình trạng thành tựu. Kiểu bố mẹ này rõ ràng khuyến khích trẻ vị thành niên tiến hành thử nghiệm cá nhân dẫn đến việc có được một nhận dạng. Trái lại, bố mẹ độc đoán, trong đó bố mẹ đặt ra qui định ít có lý do biện minh và củng cố qui định không có một lời giải thích, đi kèm với tình trạng thủ tiêu. Những trẻ vị thành niên này không được khuyến khích thử nghiệm cá nhân, thay vào đó, bố mẹ hoàn toàn nói cho trẻ biết phải chấp nhận nhận dạng nào. Sau cùng, kiểu bố mẹ nuông chiều thoải mái, trong đó bố mẹ chỉ có một vài yêu cầu đối với con, đi kèm với tình trạng khuếch tán. Kết quả này phù hợp với mẫu chung: Con của bố mẹ nuông chiều thoải mái thường ít trưởng thành về mặt xã hội hơn bạn đồng tuổi. Nói chung, trẻ vị thành niên có nhiều khả năng hình thành một nhận dạng được xác định rõ trong một bầu không khí gia đình nơi bố mẹ khuyến khích con tự mình tìm kiếm các biện pháp thay thế nhưng không ép buộc hoặc ra lệnh dứt khoát (Harter, 1990).



NHẬN DẠNG DÂN TỘC

Chỉ khoảng 1/3 trẻ vị thành niên và những người đầu tuổi trưởng thành sống ở Mỹ là thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số, bao gồm người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, và người Mỹ bản địa. Những cá nhân này thường phát triển một nhận dạng dân tộc: họ cảm thấy mình là một bộ phận trong nhóm dân tộc của mình và tìm hiểu các yếu tố độc đáo trong văn hóa và di sản kế thừa của mình (Phinney, 1990).

Có được nhận dạng dân tộc trông có vẻ diễn ra trong 3 giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, trẻ vị thành niên không tìm hiểu nguồn gốc dân tộc của mình. Một bé gái vị thành niên người Mỹ gốc Phi đang trong tuổi vị thành niên nhận xét, "Tại sao mình cần tìm hiểu ai là người phụ nữ da đen đầu tiên làm điều này hoặc điều kia? Hay mình không thích quan tâm" (Phinney, 1989, trang 44). Đối với bé gái này, nhận dạng dân tộc không phải là một vấn đề cá nhân quan trọng. Trong giai đoạn thứ hai, trẻ vị thành niên bắt đầu tìm hiểu tác động cá nhân của di sản dân tộc kế thừa. Sự hiếu kỳ và đặt nghi vấn về đặc điểm của giai đoạn này được tóm tắt qua nhận xét của một bé gái vị thành niên người Mỹ gốc Mexico, "Tôi muốn biết chúng tôi đang làm gì và văn hóa của chúng tôi khác với văn hóa của người khác ra sao. Hãy tham dự đại nhạc hội và các sự kiện văn hóa giúp tôi tìm hiểu nhiều hơn về nền văn hóa của chính mình và về chính bản thân mình" (Phinney, 1989, trang 44). Một phần trong giai đoạn này bao gồm việc tìm hiểu truyền thống văn hóa, chẳng hạn, như bé gái trong ảnh, nhiều trẻ vị thành niên học cách nấu các món ăn của dân tộc mình.

Trong giai đoạn thứ ba, cá nhân có được khái niệm cái tôi dân tộc. Một trẻ vị thành niên người Mỹ gốc Á giải thích về việc nhận dạng dân tộc của mình như sau: "Tôi sinh ra ở Philipin và là người Philipin lúc sinh ra... Hiện nay tôi sống ở Mỹ, nơi cũng có nhiều người thuộc nhiều nền văn hóa khác sinh sống. Vì thế tôi không xem mình là người Philipin hay người Mỹ" (Phinney, 1989, trang 44).

Để tìm hiểu liệu bạn có biết được sự khác nhau giữa những giai đoạn nhận dạng tộc người này hay không, hãy đọc lại phần minh họa về Dea, sinh viên đại học người Mỹ gốc Hà Lan - gốc Á. Sau đó xác định xem giai đoạn nào áp dụng cho cô bạn ấy. Câu trả lời của chúng tôi ở trang 338 trước phần Tự kiểm tra.

Trẻ vị thành niên lớn tuổi hơn có nhiều khả năng có được nhận dạng dân tộc hơn trẻ vị thành niên nhỏ tuổi hơn vì họ có nhiều khả năng có được cơ hội tìm hiểu di sản văn hóa kế thừa của mình (Phinney & Chavira, 1992). Cũng giống như nhận dạng chung, trẻ vị thành niên có nhiều khả năng có được khái niệm cái tôi dân tộc khi bố mẹ khuyến khích đứa trẻ tìm kiếm các biện pháp thay thế thay vì ép buộc đứa trẻ chấp nhận một nhận dạng dân tộc cụ thể (Rosenthal & Feldman, 1992).

Trẻ vị thành niên có hưởng lợi từ một nhận dạng mạnh hay không? Có. Trẻ vị thành niên có được nhận dạng dân tộc thường có thái độ tự trọng cao hơn và nhận thấy sự tương tác của mình với gia đình và bạn bè vừa ý hơn (Phinney, Cantu, & Kurtz, 1997).

Ngoài ra, nhiều nhà điều tra nhận thấy trẻ vị thành niên có nhận dạng dân tộc mạnh thường có kết quả học tập tốt hơn trẻ vị thành niên có nhận dạng dân tộc mờ nhạt hơn (Stalikas & Gavaki, 1995). Sau cùng, trẻ vị thành niên có nhận dạng dân tộc mạnh thường có quan điểm tích cực hơn về nhóm của chính mình và về các nhóm dân tộc khác (Phinney, Ferguson, & Tate, 1997).

Một số cá nhân có được khái niệm cái tôi dân tộc được xác định rõ và đồng thời nhận dạng nền văn hóa trào lưu thật rõ nét. Ở Mỹ, chẳng hạn, nhiều người Mỹ gốc Hoa đi theo văn hóa Trung Hoa lẫn Mỹ. Ở Anh, nhiều người Ấn Độ đồng nhất mình với cả văn hóa Ấn Độ lẫn văn hóa Anh. Đối với các cá nhân khác, cái giá phải trả của nhận dạng dân tộc mạnh là sự ràng buộc với nền văn hóa trào lưu yếu đi. Một số nhà điều tra báo cáo rằng đối với người Mỹ gốc Tây Ban Nha, đồng nhất mạnh với văn hóa Tây Ban Nha đi kèm với sự đồng nhất với nền văn hóa Mỹ trào lưu yếu hơn (Phinney, 1990). 

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨYếu tố nào trong khuôn khổ tâm sinh học xã hội được biểu hiện ở trẻ vị thành niên đang phát triển một nhận dạng dân tộc? Chúng ta không nên quá ngạc nhiên khi việc đồng nhất với nền văn hóa trào lưu làm suy yếu nhận dạng dân tộc ở một số nhóm này nhưng không làm suy yếu ở một số nhóm khác (Berry, 1993). Các nhóm chủng tộc và dân tộc sống ở Mỹ rất đa dạng. Văn hóa và di sản kế thừa của người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á, Người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Mỹ bản xứ đều khác nhau, vì thế chúng ta nghĩ rằng tính chất và hậu quả của khái niệm cái tôi dân tộc mạnh sẽ khác nhau trong các nhóm dân tộc này và trong các dân tộc khác. Một số nền văn hóa dân tộc có chung nhiều yếu tố với văn hóa trào lưu hơn, cá nhân phát triển trong những nhóm dân tộc này sẽ thấy mình dễ đồng nhất với cả văn hóa dân tộc lẫn văn hóa trào lưu hơn.

Thậm chí trong một nhóm cụ thể, tính chất và hậu quả của nhận dạng dân tộc có thể thay đổi qua các thế hệ tiếp nối nhau (Cuellar và người khác, 1997). Khi các thế hệ tiếp nối bị đồng hóa văn hóa với văn hóa trào lưu nhiều hơn thì họ có thể ít đồng nhất mình với văn hóa dân tộc hơn. Vì thế, bố mẹ giữ vững suy nghĩ nhận dạng dân tộc kiên quyết nhưng con cái thì không.

Nhận dạng dân tộc là một vấn đề đặc biệt nổi bật đối với trẻ con như Dea, vốn là thành viên của nhóm dân tộc thiểu số được bố mẹ người Mỹ gốc Âu nhận làm con nuôi. Phần Nghiên cứu nổi bật chứng minh sự nhận dạng phát triển ra sao ở những trẻ này.

NGHIÊN CỨU NỔI BẬT: NHẬN DẠNG Ở TRẺ CON LÀM CON NUÔI GIỮA CÁC CHỦNG TỘC

Ai là nhà điều tra, và mục đích nghiên cứu là gì? Trong nhiều năm, chính sách của các cơ quan nhận con nuôi qui định rằng trẻ con phải được người lớn cùng chủng tộc với nó nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, trong thập niên 1960, nhận con nuôi giữa các chủng tộc trở nên phổ biến hơn. Tại sao? Trẻ con thuộc các nhóm dân tộc thiểu số muốn được làm con nuôi nhiều hơn số người lớn trong cùng nhóm thiểu số muốn sinh con nuôi, nhưng nhiều người Mỹ gốc Âu trưởng thành rất thích nhận nuôi số trẻ con này. Khi nào trẻ con Mỹ gốc Phi được bố mẹ Mỹ gốc Âu nuôi dưỡng, đứa trẻ có được nhận dạng chủng tộc gì? Sự nhận dạng này ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ ra sao? Kimberly DeBerry, Sandra Scarr, và Richard Weinberg (1996) muốn trả lời những câu hỏi này.

Làm cách nào các nhà điều tra đánh giá chủ đề quan tâm? Các nhà điều tra nghĩ ra một cuộc phỏng vấn có cấu trúc bao gồm 83 hạng mục khác nhau. Một số hạng mục đánh giá định hướng của trẻ con đối với người Mỹ gốc Phi, kể cả số lượng bạn bè Mỹ gốc Phi của nó, hiểu biết của trẻ con về các dân tộc có nguồn gốc châu Phi và liệu nó có ám chỉ mình là người Mỹ gốc Phi hay không. Các hạng mục khác, có thể so sánh đánh giá định hướng của trẻ con đối với người Mỹ gốc Âu. Sau cùng, đánh giá điều chỉnh tâm lý chung với các câu hỏi về vấn đề hành vi, cảm xúc, giữa cá nhân với nhau và học thuật.

Trẻ con trong nghiên cứu là ai? Scarr và Weinberg bắt đầu nghiên cứu dự án nhận con nuôi giữa các chủng tộc ở Minnesota trong thập niên 1970. Mẫu ban đầu của họ bao gồm 131 gia đình có 176 con nuôi và 145 con đẻ. DeBerry cùng đồng nghiệp tập trung vào một mẫu phụ bao gồm 88 trẻ Mỹ gốc Phi, 29 nam, 59 nữ.

Thiết kế nghiên cứu là gì? Nghiên cứu này là nghiên cứu tương quan vì DeBerry cùng đồng nghiệp quan tâm đến quan hệ đang tồn tại tự nhiên giữa nhận dạng của trẻ như người Mỹ gốc Phi hoặc Mỹ gốc Âu và sự điều chỉnh của trẻ con. Nghiên cứu là nghiên cứu theo chiều dọc vì kiểm tra diễn ra khi đứa trẻ khoảng 4, 7 và 17 tuổi. Tuy nhiên, chúng ta đang mô tả chỉ những kết quả thu được khi đứa trẻ 17 tuổi.

Có sự quan tâm đạo đức trong nghiên cứu hay không? Không. Các nhà điều tra xin phép bố mẹ cho đứa trẻ tham gia.

Kết quả ra sao? Câu trả lời của bố mẹ và con trẻ giống nhau, vì thế chúng ta chỉ mô tả trả lời của đứa trẻ. Hai kết quả quan trọng. Thứ nhất, hầu hết trẻ con trong mẫu này nhận dạng mình là người Mỹ gốc Âu nhiều hơn người Mỹ gốc Phi. Thứ hai, có sự nhận dạng văn hóa mạnh đi kèm với sự điều chỉnh tâm lý tốt hơn. Sự tương quan với điều chỉnh là 0,45 trong đồng nhất với người Mỹ gốc Phi và 0,50 trong đồng nhất với người Mỹ gốc Âu. Nói cách khác, trẻ vị thành niên đồng nhất mình là Mỹ gốc Âu hoặc Mỹ gốc Phi mạnh thường có khuynh hướng điều chỉnh tốt hơn trẻ vị thành niên không đồng nhất mình là người Mỹ gốc Âu hoặc người Mỹ gốc Phi.

Nhà điều tra kết luận ra sao? Nhà điều tra lưu ý rằng kết quả của mình dựa trên trẻ con Mỹ gốc Phi được người Mỹ gốc Âu nuôi dưỡng ở Minnesota, không thể áp dụng cho tất cả việc xin con nuôi giữa các chủng tộc. Tuy nhiên, kết quả nêu bật tầm quan trọng của khả năng đồng nhất với một nhóm văn hóa. Có khả năng suy nghĩ chính mình là một thành viên của một số nhóm văn hóa đông hơn được thừa nhận là một phần quan trọng trong tình trạng khỏe mạnh về mặt tâm lý. Trẻ vị thành niên không suy nghĩ mình là một bộ phận trong một nhóm bất kỳ có nguy cơ bị rối loạn tâm lý.



CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG VỀ BÃO TỐ VÀ CĂNG THẲNG

Có phải tìm kiếm nhận dạng luôn tạo cho trẻ vị thành niên sống trong thời kỳ bão tố và căng thẳng hay không? Đối với nhiều lý thuyết gia, sự xáo trộn ở cá nhân là điều cần thiết và thường là thành phần phát triển tích cực trong những năm thành niên. Chẳng hạn, G. Stanley Hall, một nhà Tâm lý học phát triển người Mỹ có uy tín vào đầu thế kỷ 20, nhận xét rằng "... bị rơi vãi mảnh vụn tinh thần, thể xác và đạo đức" (1904, trang xiv). Dĩ nhiên, trẻ vị thành niên thích gây gổ là một đặc điểm ưa thích của các nhà tiểu thuyết và làm phim người Mỹ trong hơn 50 năm qua.

Ngày nay, chúng ta biết rằng trẻ vị thành niên thích gây gổ phần lớn chỉ là chuyện hoang đường. Hãy xét các kết luận sau được rút ra từ chứng cứ nghiên cứu (Steinberg, 1990). Hầu hết trẻ vị thành niên đều

- Khâm phục, yêu thương bố mẹ

- Tìm lời khuyên ở bố mẹ

- Tán thành nhiều giá trị của bố mẹ

- Có cảm giác được bố mẹ yêu thương

Không phải là hình ảnh của kẻ thích gây gổ đúng không? Những kết quả này đả phá quan điểm cho rằng trẻ vị thành niên nhất định là thời điểm mâu thuẫn và xáo trộn. Một số chứng cứ đặc biệt thuyết phục từ một nghiên cứu (Offer và người khác, 1988) trẻ vị thành niên ở 10 nước khác nhau: Mỹ, Úc, Đức, Ý, Israel, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, và Bangladesh. Những nhà điều tra này luôn nhận thấy hầu hết trẻ vị thành niên cảm thấy tự tin, hạnh phúc khi bước sang tuổi trưởng thành. Chẳng hạn, theo biểu đồ (trang 338) cho thấy, hầu hết trẻ vị thành niên khắp thế giới cho rằng mình thường hạnh phúc và một vài trẻ vị thành niên tránh gia đình của mình.

Dĩ nhiên, quan hệ bố mẹ - con cái thực sự thay đổi trong trẻ vị thành niên. Khi trẻ vị thành niên cảm thấy độc lập hơn thì mối quan hệ của mình với bố mẹ trở nên bình đẳng hơn. Bố mẹ phải điều chỉnh thích hợp với ý thức tự quản đang phát triển của con mình bằng cách bắt đầu đối xử với con như những người ngang hàng hơn (Laursen & Collỉns, 1994). Do đó, trẻ vị thành niên thường ít có thời gian ở bên bố mẹ, ít thân mật với bố mẹ hơn và tranh luận với bố mẹ nhiều hơn về các vấn đề cách sống, sở thích và tự do. Trẻ vị thành niên ủ rũ và nhiều khả năng thích dành thời gian ở một mình hơn (Larson, 1997; Wolfson & Carskadon, 1998). Tuy nhiên, những thay đổi này không phải là vấn đề bão tố và căng thẳng, chúng là sản phẩm phụ tự nhiên của mối quan hệ bố mẹ - con cái đang thay đổi, trong đó "con" gần như là một người ở đầu tuổi trưởng thành hoàn toàn độc lập (Steinberg, 1990). Tuổi vị thành niên là thời điểm thú vị, thử thách đối với trẻ vị thành niên và bố mẹ, nhưng không phải đầy sóng gió như trong chuyện hoang đường.

Nhận dạng dân tộc của Dea

Dea, một sinh viên đại học người Mỹ gốc Hà Lan - gốc Á, không biết làm cách nào để kết hợp di sản Hàn Quốc của bố mẹ đẻ với văn hóa Mỹ gốc Hà Lan mà mình được nuôi dưỡng. Điều này đặt cô trong giai đoạn thứ hai: một mặt, cô bắt đầu tìm hiểu cội nguồn dân tộc của mình nghĩa là cô đã phát triển qua khỏi giai đoạn thứ nhất. Mặt khác, cô kết hợp cội nguồn châu Á và châu Âu của mình, vốn là đặc điểm của trẻ vị thành niên trong giai đoạn thứ ba.



TỰ KIỂM TRA

1. Đối với Erikson, khủng hoảng trẻ vị thành niên là khủng hoảng giữa nhận dạng và …

2. Tình trạng … mô tả một trẻ vị thành niên có được sự nhận dạng phần lớn theo lời khuyên và sự thúc giục của bố mẹ.

3. Trẻ vị thành niên có nhiều khả năng có được nhận dạng dân tộc khi bố mẹ sử dụng kiểu làm bố mẹ …

4. Khi trẻ vị thành niên đồng nhất mạnh với nhóm dân tộc của chính mình, điều này có nghĩa sự đồng nhất của đứa trẻ với văn hóa Mỹ trào lưu là …

5. Trong 10 nước trên thế giới, hầu hết trẻ vị thành niên cho rằng mình hạnh phúc và …

6. Quan hệ của con với bố mẹ thay đổi ở tuổi vị thành niên phản ánh sự độc lập đang phát triển của trẻ vị thành niên và mối quan hệ bố mẹ - con cái …

7. Tờ báo ở địa phương bạn vừa đăng bài báo mô tả tất cả "bão tố và căng thẳng" ở tuổi vị thành niên. Hãy viết thư gởi đến tòa soạn để điều chỉnh thông tin này.

Trả lời: (1) Nhầm lẫn vai trò, (2) thủ tiêu, (3) quyền uy, (4) khi mạnh khi yếu tùy vào trường hợp từng cá nhân, (5) họ không tránh xa gia đình, (6) bình đẳng hơn.


  1. Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương