LỜi giới thiệU



tải về 1.23 Mb.
trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu24.11.2017
Kích1.23 Mb.
#34528
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Theo Milfred Larson "Các thành tố ý nghĩa được đóng gói trong các từ vựng nhưng chúng được đóng gói khác nhau trong mỗi ngôn ngữ (Meaning components are packaged into lexical items but they are packaged differently in one language than in another) (10) Rõ ràng đây là ý tưởng của E.A.Nida.

Dưới đây là sự so sánh giữa tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha:


Anh

Tây Ban Nha


The boy runs

El ninõ corre

The motor runs

El motor functiona

The clock runs

El reloj anda

His nose runs

Su nariz chorrea

Trong bốn trường hợp trên tiếng Anh có thể dùng một từ "run" để đóng gói tất cả các thành tố nghĩa khác nhau, nhưng tiếng Tây Ban Nha phải dùng bốn từ vựng khác nhau cho các thành tố nghĩa đó. Như trong tiếng Việt chỉ có một từ "ngựa" cho tất cả các loại ngựa, nhưng trong tiếng Hán ta có câu, bát, li, truy, đích, hà, kiểu v.v... trong tiếng Anh ta có horse, mare, stallion, colt, pony....vấn đề phân tích các thành tố nghĩa hay nét nghĩa (semantic features) rất quan trọng trong việc dịch thuật vì nó giúp người dịch hiểu thật cặn kẽ những ý nghĩa mà một từ nào đó hàm chứa. Ví dụ:

a. Từ bachelor mang nét nghĩa sau: ớ+ độc thân] [+ đàn ông] [+ hơi lớn tuổi]

b. Từ spinster mang các nét nghĩa ( + đàn bà) ( + độc thân) ( + lớn tuổi). Ðiều đặc biệt là từ này có thêm ý nghĩa liên hội (connotation) là ngụ ý chê bai, coi thường... trong khi từ bachelor không có ý nghĩa liên hội này.

3.9 Như vậy điều đầu tiên khi khảo sát cái ý nghĩa của một từ, chúng ta nên khảo sát ở 2 phương diện: phương diện ngữ cảnh và phương diện phi ngữ cảnh. Trước hết chúng ta xem xét từ đó ở phương diện phi ngữ cảnh. Trong phương diện này, một từ có hai khía cạnh.

a. Khía cạnh nghĩa gốc (denotation)

b. Khía cạnh nghĩa liên hội ( connotation)

Nghĩa gốc chúng ta có thể tra trong từ điển, còn ý nghĩa liên hội là những tình cảm, thái độ của người nói, người viết tiềm ẩn trong từ đó. Ví dụ:

Slender thin skinny

Cả 3 từ này đều có ý nghĩa gốc (denotation) như nhau, nhưng mỗi từ lại có nghĩa liên hội khác nhau.



Slender: thể hiện thái độ chấp nhận tình cảm ưa thích (nên dịch là "mảnh mai, tha thướt")

Thin: Thể hiện thái độ trung lập và tình cảm khách quan (nên dịch là " gầy, ốm")

Skinny: thể hiện thái độ không chấp nhận và tình cảm ghét bỏ (nên dịch là " ốm nhom, da bọc xương, khẳng khiu").

3.10 Sau đó chúng ta đặt những từ này vào ngữ cảnh gốc để xác định đúng ý nghĩa ngữ cảnh (contextual meaning) của chúng. Ví dụ a book on mathematics là một cuốn sách về toán học, nhưng a book on sale lại không phải một cuốn sách về buôn bán mà là một cuốn sách đang bày bán. cùng một nét nghĩa " thôi không làm công việc mà mình đương làm", tuỳ theo ngữ cảnh, phải được chuyên chở bằng các từ vựng khác nhau.

Ví dụ: The king abdicated (vua thoái vị)

The maid gave notice (cô hầu xin nghỉ)

The Minister resigned (ông bộ trưởng từ chức).

Trong tiếng Việt chúng ta có những danh từ tập hợp như đám, đàn, bọn, toán, nhóm, tổ v.v... phải tuỳ ngữ cảnh để dịch sang tiếng Anh cho chính xác.



Một đàn chim

=

a flock of birds

Một đàn bò

=

a drove of cows

Một đàn kiến

=

a colony of ants

Một bày cá

=

a scholl of fish

Một đàn chó

=

a pack of dogs

Một đống cát

=

a heap of sand

Một chồng sách

=

a stack of books

Một xâu chìa khoá

=

a bunch of keys

Một đàn heo

=

a herd of swine

Ðể chỉ đám đông tiếng Anh có mass, crowd, throng, rabble, phải tuỳ theo ngữ cảnh để có biện pháp dịch thích hợp. Chúng ta chỉ có một tiếng "lương bổng" để chỉ số tiền một người noà đó (bất kể ở địa vị nào hay là nghề gì) nhận được để thù lao cho công sức anh ta bỏ ra làm một việc gì đó. Nhưng trong tiếng Anh ta có : the teacher' salary, the minister' stipend, the worker's wage, the doctor's fee, the writer's royalty...

3.11. Milfred Larson Phân ra 3 loại ý nghĩa.



a. Ý nghĩa qui chiếu (Referential meaning): tức là nội dung thông tin (informative content) ý nghĩa này được tổ chức thành một cơ cấu ngữ nghĩa (semantic structure).

b. Ý nghĩa liên kết (organizational meaning)

Khi các thành tố nghĩa liên kết với nhau để tạo ra những đơn vị lớn hơn, chúng tạo ra ý nghĩa liên kết trong văn bản. ý nghĩa này không nằm trong những đơn vị từ vựng rời rạc mà xuất hiện là do sự cố kết của các đơn vị ấy thành một chính thể.

c. Ý nghĩa hoàn cảnh (situational meaning) gần giống

Ý nghĩa ngữ cảnh (contextual meaning). Tuỳ theo mối quan hệ giữa người phát ra thông điệp và người nhận thông điệp mà chúng ta sẽ giải thích thông điệp đó theo nhiều cách khác nhau cả 3 loại ý nghĩa này có thể hàm ẩn (implicit) hay tường minh (explicit).

3.12. Nhưng ý nghĩa của một từ không thể tách rời khỏi chức năng (function) của từ đó. Lý thuyết ngôn ngữ của Roman Jakobson và M.A.K. Hallday đều xoay quanh việc xác lập các chức năng cơ bản của ngôn ngữ Peter Newmark cho rằng tất cả mọi công tác dịch thuật đều có hàm chứa một lý thuyết về ngôn ngữ (a theory of language) trong khi Jakobson, Firth và Wanddruzska chủ trương rằng một lý thuyết về ngôn ngữ phải dựa trên nền tảng của nó là lý thuyết dịch. Theo Jakobson ngôn ngữ có 3 chức năng chính.



a. Chức năng thẩm mỹ (aesthetic function, mà Jakobson gọi là chức năng thi ca = poetic function). Một trong những chức năng quan trọng của ngôn ngữ là gây sự thích thú cho giác quan thông qua việc sử dụng âm thanh, hình tượng, hay ẩn dụ (metaphors), kể cả nhịp điệu, sự cân đối hài hoà của cấu trúc câu, thanh điệu, ngữ điệu v.v.. Ðiều này thấy rõ nhất trong thi ca và trong thi ca và trong tác phẩm văn học. Những động từ trong tiếng Anh rất phong phú về hiệu quả âm thanh như: race, rush, scatter, mumble, gasp, grunt, spueal, squeak, fumble... không phải khó dịch nhưng khó truyền đạt được chức năng thẩm mỹ của chúng.

b. Chức năng đưa đẩy (phatic function) dùng để duy trì cuộc đối thoại hơn là chuyển giao một thông điệp cụ thể. Ví dụ trong tiếng Anh ta có:

- How are you?

- You know...

- Have a good time

- Well...

- Lovely to see you.

- Nasty weather, isn't it?

- Of course.

- Undoubtedly.

c. Chức năng siêu ngôn ngữ: (metalingual function)

Ngôn ngữ có thể dùng để nói về chính bản thân nó. Ví dụ ngữ pháp hay các lý thuyết ngôn ngữ.

Theo Bühler, ngôn ngữ có 3 chức năng chính;

a. Chức năng diễn tả (expressive function): tương tự như chức năng thẩm mỹ của Jakobson.

Các loại văn bản sử dụng chức năng diễn tả:

1. Văn học (serious imaginative literature).

2. Những câu phát biểu uy tín (authoratative statements).

Thí dụ của Phật Thích Ca, Jesus, hay các danh nhân....

3. Văn tự thuật ( autobiography).. tiểu luận (essays) thư từ cá nhân ( personnal correspondence).

b. Chức năng thông tin (informative function). Hạt nhân của chức năng này nằm ngoài ngôn ngữ. Thông điệp là điều tối yếu. Bức điện tín là hình thức hoàn hảo của loại chức năng này . Sách giáo khoa, tin tức trong báo chí cũng sử dụng chức năng này là chính.

c. Chức năng kêu gọi (Vocative function) Mục tiêu của chức năng này nhằm vào người nghe hay người đọc để ảnh hưởng đến thái độ của họ, tác động họ theo chiều hướng của người nói hay người viết. Văn chương tuyên truyền chính trị chủ yếu là khai thác chức năng này.

3.13. Tóm lại, người dịch cần hiểu rõ chức năng của ngôn ngữ (ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ mục tiêu), giá trị ngữ nghĩa của văn bản trong một ngữ cảnh cụ thể, để tiến tới xác lập thể loại văn bản và phương án phiên dịch thích hợp.


SƠ ĐỒ TÓM TẮT
BA CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ



EXPRESSIVE

(diễn tả)



INFORMATIVE

(Thông tin)



VOCATIVE

(Kêu gọi)





HAI PHƯƠNG PHÁP DỊCH



SEMANTIC

(Ngữ nghĩa)






COMMUNICATIVE

(Giao tiếp)






BA LOẠI Ý NGHĨA



REFERENTIAL

(Qui chiếu)



ORGANIZATION

AL (Liên kết)



SITUATIONAL

(Hoàn cảnh)






HAI KHÍA CẠNH Ý NGHĨA TỪ VỰNG



DENOTATION

( Nghĩa gốc)



ORGANIZATION

(Nghĩa liên hội)




tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương