Lời cam đoan chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu vấn đề bảo hộ nhãn hiệu


Thứ nhất, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp



tải về 1.24 Mb.
Chế độ xem pdf
trang8/21
Chuyển đổi dữ liệu05.10.2022
Kích1.24 Mb.
#53435
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21
Nghiên cứu vấn đề bảo hộ nhãn hiệu gạo Việt Nam xuất khẩu tại Hoa Kỳ- Cái nhìn từ gạo ST25 (1)

Thứ nhất, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp. Nhãn 
hiệu hàng hóa tạo ra giá trị cho sản phẩm, khách hàng sẽ rất sẵn lòng trả giá cao hơn để 
được sử dụng sản phẩm/dịch vụ mang thương hiệu mà họ yêu thích. Đồng thời, họ cũng 
sẵn sàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó thường xuyên hơn, vì vậy, giá trị mang lại cho doanh 
nghiệp sẽ cao hơn. Chính vì thế, việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu là việc làm nhằm tạo 
ra sự khác biệt giữa sản phẩm, dịch vụ của mình với những sản phẩm, dịch vụ cùng loại 
khác và đây cũng chính là một trong những phương pháp nâng cao giá trị sản phẩm và giá 
trị của doanh nghiệp. 
Thứ hai, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùngNgười tiêu dùng là 
một chủ thể quan trọng và không thể thiếu hiện nay để tạo nên một thị trường đa dạng và 
sôi động. Trong cuộc sống công việc bận rộn hàng ngày, và với vô số sản phẩm và dịch vụ 
luôn đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng thì dường như việc dành thời gian để lựa chọn 
những sản phẩm yêu thích và cần thiết là không thể. Việc mua nhầm sẽ xảy ra thường 
xuyên hơn và có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Chính vì vậy, việc bảo hộ nhãn 
hiệu là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ người tiêu dùng lúc này
Thứ ba, bảo hộ thương hiệu là bảo hộ lợi ích quốc gia. Vì nhãn hiệu chỉ có tính 
chất lãnh thổ nên nhãn hiệu đã được bảo hộ toàn bộ tại Việt Nam sẽ không được bảo hộ ở 
các quốc gia khác trừ khi nhãn hiệu đó được đăng ký tại quốc gia đó. Trên thực tế, những 
năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thành công trong việc tạo ra những sản 
phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, từ đó tạo được uy tín trong lòng người tiêu dùng. Tuy 
nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài một phần vì 
thiếu hiểu biết, một vài phần chậm trễ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài 
có thể chiếm đoạt được nhãn hiệu của mình bằng cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên thị 
trường xuất khẩu. Kết quả là chúng ta mất đi thị trường tiềm năng ở nước ngoài. Đây là 
một tổn thất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam khi GNI phần lớn là đóng góp doanh thu của 
thị trường xuất khẩu. 


10 

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương