Lịch Sử Giáo Dục Việt Nam Chương 1 NỀn giáo dục dưỚi chế ĐỘ phong kiến việt nam


Phong trào đấu tranh chống nền GD nô dịch của TD Pháp do Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo trước khi ĐCS Việt Nam ra đời



tải về 317.34 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích317.34 Kb.
#17767
1   2   3

2. Phong trào đấu tranh chống nền GD nô dịch của TD Pháp do Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo trước khi ĐCS Việt Nam ra đời

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác-Lê nin đem lại cho cách mạng VN con đường giải phóng đúng đắn. Người đã đi sang phương Tây để tìm hiểu nguyên nhân của những thảm họa mà TD Pháp đã gieo rắc cho dân tộc ta. Người đã thấy rõ cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi thì phải đi theo con đường CM vô sản, giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc không thể tách rời CNXH và CNCS.



Về mặt GD, Người ý thức được rằng công cuộc đấu tranh cho một nền GD dân chủ phải gắn chặt với cuộc đấu tranh cho độc lập chính trị và xã hội.

2.1. Nguyễn Ái Quốc tố cáo chính sách ngu dân của TD Pháp

Qua hai tác phẩm « Bản án chế độ thực dân Pháp » (1921) và « Đây công lí của thực dân Pháp ở Đông Dương » (1921-1926), Người đã vạch trần bộ mặt giả dối và sụ phản động của TD Pháp.

Sự xâm lược của TD Pháp đã làm thay đổi toàn bộ XH VN: đời sống ngày càng cùng cực, nạn mù chữ, thất học, dốt nát ngày càng tăng, người dân bị tha hóa bởi nghiện rượu và thuốc phiện…Áp dụng mọi thủ đoạn để thi hành chính sách ngu dân: hạn chế mở trường, cấm HS xuât dương du học, đàn áp khủng bố giáo viên, hủy bỏ nền Hán học…

2.2. Nguyễn Ái Quốc vạch trần tính chất giai cấp của nền GD nô dịch

Mục đích: đào tạo một tầng lớp tai sai phục vụ quyền lợi của giai cấp thực dân PK.

Đối tượng: con em giai cấp thống trị.

Nội dung GD nghèo nàn, phản động, lạc hậu

Phương pháp GD giáo điều, nhồi sọ, trừng phạt và cưỡng bức HS.

2.3. Những yêu sách đầu tiên đòi quyền học tập cho nhân dân Việt Nam.

Tại hội nghị Versailles tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc VN trong đó có yêu sách đòi quyền học tập: tự do báo chí và tự do tư tưởng (điểm 3); tự do học tập và mở trường kĩ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ (điểm 6). Các yêu sách đó đã khẳng định quyền tự quyết học tập của nhân dân VN và gây được tác động mạnh mẽ đến dư luận thế giới.



3. Cuộc đấu tranh chống nền GD nô dịch do Nguyễn Ái Quốc và ĐCS Đông Dương lãnh đạo

Năm 1930, ĐCS Đông Dương ra đời xác lập quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản.

Cách mạng VN là CM dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp nhân dân lãnh đạo. Lực lượng chính của CM là công nhân và nông dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS.

Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của CM VN, Đảng đã vạch ra đường lối đúng đắn trên lĩnh vực giáo dục.



3.1. Vạch trần tính chất phản động của chính sách văn hóa nô dịch.

Đảng ta nhận rõ tính chất áp bức bóc lột nặng nề về chính sách KT, chính trị và chính sách ngu dân của TD Pháp đã đẩy nhân dân ta vào con đường lam lũ, đói khổ, thất học: trẻ em phải đi làm mướn, bán cho địa chủ, phú nông…

Kìm hãm xã hội ta, hạn chế việc mở trường, rất ít người được có học thức.

Nội dung GD phản động nhằm lôi kéo thanh niên vào con đường làm tay sai trung thành cho thực dân, đế quốc.

Tóm lại: kể từ khi ra đời, Đảng ta luôn chú trọng đúng mức đến tình hình GD và đánh giá đúng bản chất phản động của nền GD nô dịch. Không chỉ tố cáo và vạch trần bản chất GD của chúng, Đảng đã xây dựng hoàn chỉnh đường lối đấu tranh trên lĩnh vực GD.

3.2. Những yêu sách cụ thể đòi quyền học tập, cương lĩnh để xây dựng nền GD dân chủ nhân dân

Đòi hỏi một nền GD phục vụ cho quảng đại quần chúng, xóa bỏ đặc quyền đặc lợi cho giai cấp thống trị, xây dựng những yếu tố mới của nền GD công nông.

Nêu lên những yêu sách cụ thể đòi quyền học tập cho con em nhân dân lao động: tất cả con em những nhà lao động được học đến 10 tuổi bằng tiếng mẹ đẻ, không phải chịu học phí, không được đánh mắng các em…

Đòi quyền học tập cho hết thảy các tầng lớp thanh niên thợ thuyền, thanh niên nông dân, binh lính, dân nghèo thành thị... Điều 5 (trang 96), điều 8 (trang 97).Trong bản « Đề cương VH VN » năm 1943, Đảng đã đề ra ba nguyên tắc lớn của mọi cuộc cách mạng văn hóa trong giai đoạn này:

- Dân tộc hóa: xác lập những yếu tố dân tộc, tinh thần dân tộc cho nền văn hóa mới, đấu tranh về tiếng nói, chữ viết

- Khoa học hóa: đấu tranh chống lại nội dung GD phản động, xây dựng một nền GD tiên tiến

- Đại chúng hóa: Gd phải trở thành quyền lợi của toàn thể quần chúng nhân dân LĐ, phải xuất phát từ quyền lợi của quần chúng (so sánh với nền Gd nô dịch)

Đề cương VH thể hiện rõ quan điểm giai cấp trong cuộc đấu tranh cách mạng VH tư tưởng và GD: giai cấp công nhân lãnh đạo (so sánh với các phong trào đấu tranh do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo). Xuất phát từ quyền lợi của quần chúng và các giai cấp bị áp bức bóc lột. Nền GD được xây dựng sau khi giành được chính quyền sẽ là nền GD dân chủ nhân dân, vì dân, do dân mà phục vụ.

3.3. Tổ chức việc học tập cho quần chúng nhân dân lao động và tổ chức lực lượng đấu tranh bằng nhiều hình thức

Với đường lối đấu tranh là « công nông hóa », Đảng hết sức chú trọng nâng cao trình độ tri thức phổ thông của quần chúng bằng cách lập các lớp học cho công nhân, lớp dạy chữ ban đêm cho nông dân.

Năm 1926-1927, Thanh niên cách mạng đồng chí hội mở những lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu để đào tạo cán bộ cách mạng. Các lớp dạy chữ đã được mở ra trong thời kỳ 1926-1929.

Khẩu hiệu « biến nhà tù thành trường học » được thực hiện từ những năm 1930-1931 đến CM tháng Tám thành công. Phong trào học tập lan rộng khắp nơi (cuộc vận động học tập rất hiệu quả của Đảng)

Ngày 27/7/1938, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ được thành lập nhằm chống nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa và giữ gìn tiếng nói của dân tộc. Phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ ngày càng phát triển với sự phát triển của phong trào cách mạng.

Sau 7 năm hoạt động (1938-1944), ở Bắc kì đã thanh toán được nạn mù chữ cho hơn 4 vạn người, ở Trung kỳ được gần 1 vạn người và thu hút vào phong trào đông đảo các nhà trí thức yêu nước. Phong trào thanh toán nạn mù chữ phát triển mạnh, các trường dạy chữ Quốc ngữ được mở ra ở nhiều nơi và phát triển trong chính hang ngũ bộ đội cách mạng và hang ngũ quốc dân.
Chương 4

NỀN GD VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU TIÊN SAU CM THÁNG 8 (1945-1946)

1. Tình hình Việt Nam sau ngày cách mạng tháng Tám thành công 19/8/1945- 12/1946



  • Về kinh tế: kiệt quệ nặng nề do chính sách bóc lột của TD Pháp.

  • Về văn hóa – xã hội:

- Nạn mù chữ, đói kém và các tệ nạn khác do chính sách ngu dân để lại.

- Sự đe dọa của bọn đế quốc và tay sai với nền độc lập vừa dành được:

- Quân đội Anh và quân Tưởng tìm cách lật đổ chính phủ mới xây dựng được;

- Ngày 23/9/1945 thực dân Pháp đãn nổ súng đánh chiếm Sài Gòn quay trở lại xâm lược Nam Bộ.

- Ngày 25/11/1945 ban Thường vụ TƯ Đảng và chính phủ ra chỉ thị kháng chiến kiến quốc.

2. Ý nghĩa lịch sử của CM tháng Tám đối với việc xây dựng nền GD mới



  • Phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của Pháp-Nhật, lật đổ chế độ PK, lập nên nước VN dân chủ cộng hòa.

  • Đòi hỏi xây dựng một nền GD mới, nền GD dân tộc dân chủ.

  • Bản « Đề cương văn hóa » năm 1943 đã đưa ra một quan niệm tổng thể: Văn hóa là một trong ba mặt trận chiến đấu (mặt trận KT, CT, VH). Cuộc vận động của Đảng chỉ có thể có hiệu quả khi Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa. GD nằm trong khuôn khổ của cuộc CM ấy.

  • Ba nguyên tắc lớn trong cuộc vận động văn hóa là : Dân tộc hóa, KH hóa và đại chúng hóa.

  • Đảng và Hồ Chí Minh đã có những chủ trương và quyết sách nhằm xây dựng nền GD mới.

3. Những chủ trương đầu tiên về GD

  • Ngày 3/9/1945, Hồ Chí Minh đã xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm: diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Ba nhiệm vụ này có liên quan mật thiết với nhau (Lê Thành Khôi, 1978, trang 171).

  • Bộ Quốc Gia giáo dục xác định tính chất của nền GD mới:

    • Về tổ chức: là nền Gd duy nhất, chung cho toàn thể dân chúng

    • Về mục tiêu và tính chất: tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát triển tài năng cá nhân

    • Về PP: đề cao tinh thần khoa học, phát triển óc phê bình, phân tích, tổng hợp, sáng tạo, gắn liền với thực tế

    • Chú ý bồi dưỡng chuyên môn nghề nghiệp

4. Chiến dịch « diệt dốt » trong cả nước

  • Ngày 3/9/1945, Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi mở một chiến dịch « diệt đói » : hũ gạo tiết kiệm, phong trào tăng gia sản xuất và « diệt dốt ».

  • Ngày 8/9/1945, Hồ Chủ tịch đưa ra ba sắc lệnh « Bình dân học vụ »:

    • Chuyên lo việc học tập cho nhân dân

    • Trong vòng 6 tháng, các làng xã phải mở lớp học thu hút ít nhất là 30 người theo học

    • Trong vòng 1 năm tất cả mọi người từ 8 tuổi trở nên phải biết đọc biết viết chữ Quốc ngữ.

  • Tháng 10/1945, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi « chống nạn thất học » (trang 111)

  • Tuyên truyền cố động rầm rộ cho chiến dịch « diệt dốt » nhằm động viên tinh thần, khí thế phấn khởi của hàng triệu người mù chữ tham gia vào chiến dịch.

  • Vận động quần chúng nhân dân giúp đỡ phong trào về cơ sở vật chất.

  • Các phong trào văn nghệ, ca nhạc, tập kịch tập trung khuyến khích mọi người đi học bình dân học vụ.

  • Sử dụng một số biện pháp hành chính để diệt dốt.

  • Tổng kế biểu dương thành tích phong trào.

  • Xây dựng nội dung và PP giảng dạy bình dân học vụ (trang 113)

Những kết quả bước đầu của chiến dịch « diệt dốt »

  • Phong trào lan rộng khắp cả nước thu hút học viên gồm đủ các lứa tuổi.

  • Lực lượng thanh niên học sinh trí thức tích cực tham gia giảng dạy các lớp bình dân học vụ.

  • Hồ chủ tịch theo dõi sát sao các bước đi của phong trào.

  • Tháng 9/1946, cả nước đã có 2 triệu người thoát nạn mù chữ.

5. Giáo dục phổ thông

Bước đầu cải tổ và xây dựng GD trung tiểu học



  • 9/1945: Hồ Chí Minh chỉ rõ sự khác biệt về bản chất, mục đích giữa nền GD trong thời kì mới và GD dưới chế độ TD Pháp.

  • Gấp rút tháo gỡ khó khăn, mở thêm trường lớp mới.

  • Thiếu giáo viên đặc biệt ở bậc trung học và đại học. Chính quyền đã vận dụng chính sách trí thức của Đảng, tuyển dụng hầu hết các giáo sư và giáo viên cũ.

  • Các địa phương tự lập trường, mời thầy dạy: sinh viên ĐH, trung học phổ thông được tuyển làm GV.

- Hoạt động của các trường lớp cũ được khôi phục lại và mở thêm được nhiều trường lớp mới.

  • Cải tiến chương trình giáo dục trung tiểu học.

  • Chuyển hóa dần nội dung, PP giảng dạy phù hợp với bản chất của nền GD mới.

  • Sử dụng chữ Quốc ngữ từ phổ thông đến Đại học, thể hiện nguyên tắc tính dân tộc trong GD.

  • Xây dựng hệ thống các khái niệm mới về khoa học và kỹ thuật bằng Tiếng Việt.

  • Xây dựng các thuật ngữ khoa học kỹ thuật bằng ngôn ngữ của dân tộc không phải là việc đơn giản và không chỉ có thể dịch từ tiếng nước ngoài.

  • Các thuật ngữ này phải đảm bảo:

- tính khoa học: chính xác, rõ ràng và mang tính hệ thống (hiểu một thuật ngữ cho phép hiểu những thuật ngữ có liên quan)

- tính dân tộc: các thuật ngữ khoa học phải được xây dựng bằng tiếng Quốc ngữ, tuân theo cấu trúc và hệ thống ngữ âm của nó.

- tính đại chúng: trong hoàn cảnh mà khoa học không chỉ là của riêng của những người thông thái, nó là ngôn ngữ của đại bôi phận nhân dân vì nếu nó xa rời quần chúng việc sử dụng nó sẽ bị cản trở.

Để đảm bảo được ba nguyên tắc này, các thuật ngữ khoa học phải ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ.

Ví dụ:

- những khái niệm về toán học và vật lý: lực, trường, hệ, hàm, căn



  • Ca -nô, mô-tô, cao-su

  • Phi cơ, không phận, huyền phù, nhũ tương

  • Sửa đổi lại chương trình, biên soạn lại SGK

  • Ngày 10/10/1945, « Hội đồng cố vấn học chính » gồm các giáo chức giàu kinh nghiệm, các nhà hoạt động xã hội, yêu nước được thành lập nhằm nghiên cứu cải cách, theo dõi thực hiện, tư vấn các vấn đề thuộc về KH GD.

  • Dự định xây dựng chương trình GD chuyển tiếp bậc tiểu học:

- Bậc tiểu học còn 4 lớp, rút ngắn lại 2 năm so với bậc học cũ (6+4+3).

- Áp dụng chương trình cũ ở một số môn KHTN, bỏ chương trình môn học lí luận cũ, thay vào chương trình mới về « Công dân giáo dục  và đạo đức » nhằm cung cấp cho HS những khái niệm đạo đức mới như lòng yêu nước, bổi phận của con người trong XH.

- Xuất bản hai tờ báo « GD tân san » cho tiểu học và trung học nhằm truyền đạt các chỉ thị, đường lối, quan điểm lí luận GD, hướng dẫn nội dung và PP giảng dạy một số môn.

6. Chuẩn bị cơ cấu khung của hệ thống GD mới

Ngày 10/6/1946, Chính phủ đã kí hai sắc lệnh quan trọng:


  • Khẳng định Quy định hệ thống GD gồm 3 cấp: bậc học cơ bản (tiểu học) 4 năm, bậc học tổng quát (TH PT & TH chuyên khoa) 3+4=7 năm, bậc chuyên nghiệp tương đương và bậc ĐH. Bổ sung (Lê Thành Khôi, 1978, trang 186).

  • Bậc học cơ bản là bậc học bắt buộc đối với tất cả mọi người, miễn phí và dạy bằng tiếng mẹ đẻ.

Chính phủ từng bước cải tổ lại các cơ quan quản lí GD, đặt ra các cơ quan thanh tra học khu và thanh tra tiểu học.

7. Xây dựng và củng cố đội ngũ GV

- Mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng cho đội ngũ GV, quan điểm, ND, PP GD mới

- Đại hội giáo giới toàn quốc tháng 8/1946 là cuộc họp mặt đầu tiên của các đại biểu giáo giới các cấp.

- Tổ chức « HS đoàn VN » được thành lập ở nhiều nơi và dần gây được ảnh hưởng lớn trong các cuộc vận động chính trị.

- Ở tiểu học, các Đội nhi đồng cứu quốc và Đội thiếu niên tiền phong được thành lập để thu hút các em HS tham gia các hoạt động.

8. Giáo dục cao đẳng và ĐH chuyên nghiệp

- Trong thời kỳ thuộc Pháp, cả Đông Dương chỉ có một trường ĐH và một số trường ĐH và trung cấp chuyên nghiệp.

- Sau CM tháng Tám, các khoa Y, Dược trong trường ĐH, một số trường cao đẳng được mở lại, đồng thời tạo điều kiện cải tổ lại các trường hiện có và mở thêm những trường mới.

Những thành quả của chiến dịch diệt dốt, phát triển bước đầu GD PT đã đặt cơ sở, nền tảng, tạo sức mạnh to lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển GD.

Chương 5:

GIÁO DỤC TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC

(1946 – 1954)

1. Hoàn cảnh lịch sử.


  • Pháp bắt tay Anh chiếm lại Nam bộ.

  • Pháp thỏa hiệp với Tưởng ký hiệp ước Hoa Pháp để giải giáp quân Nhật ở MB

  • Chính phủ ký Hiệp định sơ bộ 6/3/46 và Tạm ước 14/9/46 để chuẩn bị kháng chiến và đã đuổi được 20 vạn quân Tưởng về nước.

  • Cuối 1946, giặc Pháp lấn tới, chúng muốn chúng ta hạ vũ khí đầu hàng.

  • 19/12/46 Hồ Chủ Tịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến

7/5/54. Chiến dịch ĐBP kết thúc, đất nước được giải phóng khỏi TDP

2. Giáo dục phục vụ kháng chiến kiến quốc.

2.1. Những chủ chương của TW Đảng để chuyển hướng giáo dục phục vụ kháng chiến kiến quốc.

-Nâng cao nhận thức và niềm tin của nhân dân vào sự toàn thắng của đất nước.

Cần phải:

" Tìm mọi biện pháp khôi phục lại các hoạt động giảng dạy và học tập của các loại trường cho phù hợp với hoàn cảnh mới và đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp kháng chiến kiến quốc".

Hội nghị cán bộ TW lần thứ 4 (4/1947) xác định: " chương trình học phải thiết thực nhằm đào tạo nhân tài cho kháng chiến ở tất cả các lĩnh vực: học sinh phải vừa học vừa sản xuất tự túc một phần; tiếp tục phát triển bình dân học vụ; chú ý mở trường ở vùng quốc dân thiểu số".

- Tập hợp lực lượng, xây dựng giáo giới trở thành một khối thống nhất

Nghị quyết Hội nghị BCH TWĐ mở rộng 1/1948 đã đề ra những biện pháp cần thiết: " Họp hội nghị giáo giới, chấn chỉnh và mở mang việc học trong thời chiến; định chương trình học cho các cấp, soạn sgk mới; định cách dạy theo lối mới, vừa tránh được nạn nhồi sọ của thời kỳ Pháp thuộc, vừa thích hợp với tinh thần kháng chiến và dân chủ…"

2.2. Ngành bình dân học vụ.

a. Tiếp tục chiến dịch "diệt dốt" sau cách mạng tháng Tám.

- Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, các lớp bình dân học vụ tan rã hoặc đình giảng.

- Nửa năm sau các lớp bình dân học vụ phát triển trở lại rất mạnh sau hội nghị cán bộ TW lần thứ 4 (4/1947)

- Công tác bình dân học vụ còn thêm một nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức kháng chiến cứu nước, động viên, cổ vũ tinh thần cách mạng của đại bộ phận quần chúng tham gia vào sự nghiệp kháng chiến.



b. Nội dung giảng dạy:

Các tài liệu giáo khoa đều bám sát các chủ điểm kháng chiến:

- Các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, chủ đề kháng chiến được đưa vào các bài đánh vần, tập đọc.

- Nội dung về tăng gia sản xuất, thi đua yêu nước, công phiếu kháng chiến, hũ gạo nuôi quân, mùa đông binh sĩ… được giáo viên lông ghép vào các nội dung bài giảng..



c. Đối tượng đi học bình dân học vụ:

- Thu hút đồng bào mọi lứa tuổi, mọi thành phần giai cấp.

- Khuyến khích những cán bộ đang nắm giữ trách nhiệm chính trong sản xuất và chiến đấu.

d. Phương thức tổ chức dạy học.

Linh hoạt, phát huy vai trò tích cực chủ động của quần chúng, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.



e. Về đội ngũ giáo viên: phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng:

- Trả lại các giáo viên và cán bộ của ngành bình dân học vụ về phục vụ ngành.

- Tuyển thêm giáo viên mới.

- Mở các lớp huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ

Đội ngũ giáo viên bình dân học vụ có thù lao từ quỹ địa phương nhưng không được công nhận là công chức.

Kết quả:

6/1950 số người được xóa mù là 10 triệu người .

10 tỉnh, 80 huyện, 1424 xã và 7248 thôn được công nhận thoát mù.

2.3. Xây dựng cơ sở của ngành học bổ túc văn hóa.

- Nghị quyết Hội nghị cán bộ TW VI ngày 20/5/1948 và Hội nghị dân vận 2/1949 xác định rõ phải tiếp tục bổ túc văn hóa, phổ biến giáo dục công dân, gây dựng nền móng giáo dục bình dân.



- Bộ Quốc gia giáo dục xây dựng chương trình như sau:

+ Sơ cấp bình dân: Mãn khóa biết đọc biết viết.

+ Dự bị bình dân: Mãn khóa tương đương với lớp 2 phổ thông.

+ Bổ túc bình dân cấp 1: Mãn khóa tương đương tình độ lớp 4 phổ thông

+ Bổ túc bình dân cấp 2: Mãn khóa tương đương tình độ cấp 2 phổ thông .

- Bắt đầu 1952, chính phủ ban hành chính sách bổ túc văn hóa, coi công tác bổ túc văn hóa là công tác giáo dục quan trọng nhất trong giai đoạn này. Yêu cầu:

+ Chương trình thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tranh thủ thời gian phục vụ kháng chiến.

+ Nội dung chương trình sát với thực tiễn chiến đấu, sản xuất và công tác. Tinh giản nội dung kiến thức, tăng cường ứng dụng như học làm tính, nói chuyện, viết báo cáo, tăng cường những hiểu biết về lịch sử, địa lý, chính trị, công dân giáo dục….

Kết quả :

_ Một số lượng lớn các cán bộ cốt cán đã được nâng cao trình độ và trưởng thành.

- Cả nước có 25 trường bổ túc văn hóa (tính đến 1954)

2.4. Giáo dục phổ thông :

a. Chuyển hướng nhà trường từ hòa bình sang kháng chiến:

- Các trường ở thành phố phải tản cư về các vùng nông thôn và các khu an toàn.

- Các trường đã thành lập ở các tỉnh, huyện chưa có chiến sự vẫn tiếp tục duy trì.

- Mở ra một số trường nội trú ( Trường PTTH Việt Bắc, trường PTTH Bình Trị Thiên, …)

- Khuyến khích thành lập trường bán công, dân lập.

- Mở rộng mạng lưới trường tiểu học



b. Đổi mới nội dung chương trình dạy học trung tiểu học.

2/1948 Bộ Quốc gia Giáo dục triệu tập một Hội nghị cán bộ lãnh đạo của ngành tại Cao Xá, Phú Thọ và quyết định:



- Về chương trình dạy học:

+ Tiểu học:Thêm một số chủ điểm kháng chiến trong môn giáo dục đạo đức và Công dân giáo dục.

+ Trung học: Bỏ ban Hán tự, lược bỏ bớt phần văn học phong kiến, tăng thêm văn học dân gian, đưa các nội dung về kháng chiến, hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thường thức pháp luật, các chính thể dân chủ, chế độ nhà nước dân chủ nhân dân….vào trong nội dung môn Văn học.

+ Trung học chuyên khoa: Bỏ ban Sinh hóa, Hán tự, lập ban Văn học



- Về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên:

+ Mở những lớp sư phạm ngắn ngày đào tạo giáo viên cơ bản, lấy hs đệ tam ghép với đệ tứ phổ thông.

+ Chương trình đào tạo có bổ sung khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm và thực hành sư phạm.

+ Khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng.

+ Tổ chức kỳ thi chuyển ngạch, chế độ lương, ngạch bậc của đội ngũ giáo viên cũng được quy định theo chế độ ổn định

7/1948, Đại hội toàn quốc lần thứ 2 được triệu tập bàn các biện pháp để thực hiện những quyết định nói trên. Cụ thể:

- Môn giáo dục chính trịvà đạo đức công dân được đưa vào chương trình các lớp cuối bậc trung học.

– Rút bớt phần văn sử cổ kim đông tây để dạy về lịch sử cách mạng Việt Nam và văn học cách mạng kháng chiến.

- Tạm thời cắt ban Sinh – hóa, mở thêm ban Văn học ở bậc trung học chuyên khoa.

- Học sinh trung học mỗi tuần một buổi lao động sản xuất và hoạt động xh



2. 5.Xây dựng các tổ chức đoàn thể quần chúng trong nhà trường.

a. Các đoàn thể của học sinh:

- Ở các trường THPT và TH chuyên khoa thành lập tổ chức " Học sinh đoàn" (Hiệu đoàn HS)

- Các trường vùng kháng chiến thành lập "Chi đoàn thanh niên cứu quốc", ' Hội nhi đồng cứu quốc", Đội Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng tháng Tám"

- Học sinh lớn tuổi trong các trường trung học và đại học được thu hút vào tổ chức "Học sinh quân"



b. Các đoàn thể của giáo viên.

- Đoàn thể giáo giới cứu quốc trong mặt trận Việt minh.

- Năm 1950, Công đoàn giáo dục Việt Nam ra đời

c. Thành lập "Hội bảo trợ học đường nhằm thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục

3. Cuộc cải cách giáo dục năm 1950.

3.1. Những lý do tiến hành cải cách giáo dục:

- Đầu năm 1950, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa.

- Những tiến bộ mới về kinh tế, tài chính, ngoại giao đã tăng thêm sức mạnh của chiến tranh nhân dân.

- Thực trạng nền giáo dục lúc đó:

+ "Kháng chiến mà chưa có giáo dục quốc phòng, giáo dục kháng chiến. Nước nhà đang xây dựng chế độ dân chủ mới trong kháng chiến mà nền giáo dục chưa có tinh thần dân chủ mới, chương trình giáo dục và cách dạy học còn có tính chất nhồi sọ nhiều"

+ Trình độ lý luận giáo dục còn thấp kém, cần phải có lý luận giáo dục mới, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đúc rút lý luận để chỉ đạo thực tiễn giáo dục.

3.2. ND cuộc cải cách giáo dục năm 1950 (tháng 2/1950 trù bị, 7/1950 quyết định thực hiện)

a. Mục tiêu giáo dục: " Giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những công dân lao động tương lai, trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân"

b. Phương châm giáo dục: Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn.

c. nội dung giáo dục : Nhấn mạnh đến việc bồi dưỡng tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, chí căm thù giặc, tinh thần yêu chuộng lao động, tôn trọng của công, tinh thần tập thể, phương pháp suy luận và thói quen làm việc khoa học.

Ví dụ:


d. Hệ thống tổ chức giáo dục:

- Cơ cấu trường phổ thông 9 năm

+ Cấp I: 4 năm (Thay thế cho bậc tiểu học cũ 6 năm)

+ Cấp II: 3 năm (Thay thế cho bậc trung học đệ nhất cũ 4năm)

+ Cấp III: 2 năm (Thay thế cho bậc trung học chuyên khoa 3năm)

Các kỳ thi cuối cấp bị xóa bỏ. Cuối năm lớp 9, học sinh mới phải trải qua một kỳ thi tốt nghiệp.

- Bổ túc văn hóa:

+ Sơ cấp học bình dân: 4 tháng, xóa mù chữ

+ Dự bị bình dân: 8 tháng, đạt trình độ lớp 5 phổ thông.

+ Trung cấp bình dân: 18 tháng, đạt trình độ lớp 8 phổ thông.

­- Giáo dục chuyên nghiệp:

+ Sơ cấp chuyên nghiệp học nghề từ 1 đến 2 năm (lấy HS đã tốt nghiệp tiểu học hoặc bổ túc bình dân)

+ Trung cấp chuyên nghiệp từ 2 đến 4 năm có bằng trung cấp kỹ thuật. (lấy HS đã tốt nghiệp lớp 7 hoặc trung cấp bình dân).

- Hệ thống giáo dục đại học: Đại học Y khoa, Sư phạm cao cấp, Cao đẳng công chính.



e. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục của nhà trường: Bao gồm Hội đồng chuyên môn, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng quản trị. Các hoạt động đều do hiệu trưởng làm chủ tịch và mọi thành viên có quyền biểu quyết, thảo luận ngang nhau.

h. Xây dựng chương trình và biên soạn SGK.

- xây dựng chương trình :

+ Tạm gác một số môn chưa thật cần thiết hoặc chưa có điều kiện giảng dạy như: nhạc vẽ, ngoại ngữ, nữ công gia chánh.

+ Bỏ một số môn như lịch sử cổ đại, văn học cổ, địa lý thế giới.

+ Tăng cường thời gian học thêm về văn hóa cách mạng và kháng chiến, lịch sử cách mạng Việt Nam, địa lý Việt Nam.

+ Đưa thêm một số môn học và một số hoạt động mới như thời sự chính sách, giáo dục công dân, tăng gia sản xuất ở tất cả các lớp

- Biên soạn SGK

Năm 1952 đã biên soạn xong toàn bộ SGK cấp I theo chương trình mới, còn cấp II và III mới chỉ biên soạn được một số tài liệu giảng dạy môn lịch sử, chính trị, công dân giáo dục.



e. Công tác bồi dưỡng cán bộ giáo viên:

- Năm 1950 với cuộc vận động " rèn cán chỉnh cơ" để xác định rõ vai trò của người giáo viên dưới chế độ dân chủ.

- Năm 1951 triển khai học tập cho toàn bộ giáo viên từ cấp 1 trở lên để xác định tính chất của nhà trường dân chủ mới.

- Năm 1953 chỉnh huấn toàn ngành để chuẩn bị cho cải cách ruộng đất.

Ngoài ra còn mở một loạt các trường sư phạm ở TW và các liên khu. Đưa người đi đào tạo ở Trung Quốc.

3.3 Những thành tựu của cuộc cải cách giáo dục năm 1950.

3.3.1. Về số lượng::

- Mạng lưới các trường Cấp I và số lượng học sinh tăng lên nhanh chóng

Từ 416.546 năm 1950 lên 633.718 năm 1954.

- Các trường Cấp II cũng tăng lên đáng kể cả ở những tỉnh miền núi khó khăn.



3.3.2. Về tác dụng:

- Cải tạo được nền giáo dục cũ, phát triển mạnh mẽ nền giáo dục mới, bảo đảm việc học hành, đào tạo cho HS, SV.

- Đóng góp trực tiếp vào sự chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến kiến quốc.

- Góp phần chuẩn bị về lực lượng cho đất nước nói chung và cho ngành giáo dục nói riêng để phát triển ở các giai đoạn sau.




tải về 317.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương