Lịch Sử Giáo Dục Việt Nam Chương 1 NỀn giáo dục dưỚi chế ĐỘ phong kiến việt nam


Bước đầu xây dựng và phát triển giáo dục mầm non



tải về 317.34 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích317.34 Kb.
#17767
1   2   3

4. Bước đầu xây dựng và phát triển giáo dục mầm non.

- 17/3/1946: Thành lập Nha cứu tế TW. BGD thành lập Phòng giáo dục ấu trĩ.

- 3/ 1951: Trại trẻ Khe Khao (Bắc Kạn) ra đời, sau đó là một trại trẻ của quân đội ở Khăm Dưa, Định Hóa, Thái Nguyên.

-7/1950: Thành lập Ban mẫu giáo TW thay cho phòng giáo dục ấu trĩ. Đến 1952: Ban MG TW đã đào tạo và bồi dưỡng được rất nhiều học viên MG ở MB và MT.

- 1952: Những lớp MG lớn đã được chuyển thành lớp vỡ lòng và phát triển rất mạnh. Các giáo viên MG cũng được đào tạo cấp tốc để phục vụ và phát triển bậc học này.

5. Giáo dục đại học.

5.1. Hệ thống các trường đại học.

5.1.1. Giai đoạn 1946- 1950.

- Khôi phục và cải tổ lại các trường đại học cũ như: đại học Y dược, Cao đẳng khoa học, Cao đẳng mĩ thuật, Cao đẳng công chính, Cao đẳng canh nông, Cao đẳng chuyên môn thú y.

- Cải tổ trường đại học Luật khoa và thành lập trường đại học Văn khoa.

5.1.2. Giai đoạn 1950 – 1954

- Hình thành ba cụm trường đại học ở Liên khu 4, Khu học xá TƯ và Việt Bắc

+ Cụm trường ở Liên khu 4: Dự bị đại học (1952); Sư phạm cao cấp (1953) tại Thanh Hóa

+ Khu học xá TƯ (1951) tai Quảng Tây – TQ gồm các trường Khoa học cơ bản và Sư phạm cao cấp để đào tạo cán bộ khoa học và giáo viên.

+ Trung tâm Việt Bắc có đại học Y khoa và Ban quân dược. Các trường Cao đẳng Công chính và Cao đẳng Mỹ thuật đã chuyển sang đào tạo cán bộ trung cấp.

- Cử một số cán bộ, học sinh đi đào tạo ở nước ngoài như Liên Xô, T. Quốc, CHDC Đức, Bungari, Hungari…

5.2. đội ngũ cán bộ giảng dạy.

- Chính quyền cách mạng cố gắng tập hợp bước đầu một số trí thức cách mạng như: Tạ Quang Bửu, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Ngụy Như Kon Tum…làm lực lượng nòng cốt.

- Sử dụng những người đã làm trợ giáo, trợ lý, hướng dẫn viên trong các trường đại học thời Pháp.

- Tuyển chọn thêm một số sv mới tốt nghiệp làm cán bộ giảng dạy.



5.3. Hoạt động của các trường.

“Căn cứ vào nhu cầu của kháng chiến và điều kiện thực tế mà mở trường. Phải sinh động về cấu tạo chương trình và quy định thời gian học, hình thức học,… học đi đôi với hành. Sv phải phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, xây dựng lấy trường sở, lớp học, sắm dụng cụ và tham gia công tác kháng chiến, hoạt động xã hội. Thiết thực là chính, nhưng phải đề cao chất lượng. Rèn luyệncho sv tinh thần sẵn sàng phục vụ tiền tuyến, sẵn sàng chiến đấu.” -(Hội nghị cán bộ TƯ 4/1947)



  • Sơ tán khỏi Hà Nội, chuyển về nông thôn, miền núi để vừa đào tạo vừa thực hiện nhiệm vụ kháng chiến.

  • Tiếng Việt được sử dụng để dạy tất cả các môn ở trường đại học.

6.Cuộc đấu tranh của nhân dân chống nền giáo dục nô dịc trong vùng đich hậu.

- 1949 – Đoàn học sinh, sv Sài gòn và cả ở Hà nội biểu tình chống Bảo Đại

- 9/1/1950: HS, SV Sài Gòn – Chợ Lớn biểu tình đòi trả tự do cho những HS, SV bị bắt trong những lần đấu tranh trước. Pháp xả súng bắn làm chết 36 HS.

- 12/1/1950 Đám tang Trần Văn Ơn – Chủ tịch Hội SV Sài Gòn – Chợ lớn đã trở thành một cuộc biểu tình vô cùng lớn.

- 19/3/1950 Cùng với đồng bào Sài Gòn biểu tình chống hai chiến hạm diệt ngư lôi Mỹ cập bến Sài Gòn – Gia Định

- 9/1/1951 Biểu tình tưởng nhớ ngày 9/1/1950 đẫm máu và từ đó ngày 9/1 hàng năm là "Ngày HSSV toàn quốc"

Ngoài ra ở các tỉnh Thuận hóa, Hà nội còn có rất nhiều những cuộc biểu tình của HSSV với nội dung khác nhau đã thể hiện ý chí của nhân dân ta chống lại thực dân xâm lược.

Chương 6

GIÁO DỤC TRONG THỜI KỲ

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC

VÀ ĐẤU TRANH THỒNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954- 1975)

1. Hoàn cảnh lịch sử.

- Sau chiến thắng ĐBP, đất nước chia cắt thành 2 miền với danh giới là vĩ tuyến 17. MB hoàn thành cuộc CM DCND và chuyển sang xây dựng XHCN, trở thành hậu phương lớn của MN và căn cứ địa cách mạng của cả nước. MN bị tạm chiếm dưới quyền của Mỹ và bè lũ tay sai.

- 1954 -1960: MB cải tạo XHCN, cuối giai đoạn này có nền kinh tế thuần nhất XHCN

- 8/1964: Mỹ leo thang đánh phá MB, MB vừa chống chiến tranh phá hoại, vừa xây dựng CNXH, vừa chi viện cho MN.

- 1972: Mỹ ném bom trở lại MB, thả thủy lôi phong tỏa các hải cảng, bến sông, dùng B52 để hủy diệt các thành phố lớn. Cuối 1972, ta đã chiến đấu và chiến thắng uy thế không lực của Mỹ.

- 1/1973: Mỹ ký Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN.

- 30/4/1975: Đất nước hoàn toàn giải phóng.

2. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 2 (1956)

2.1. Lý do cải cách:

- Nhằm thống nhất hai hệ thống giáo dục 9 năm và 12 năm của vùng tự do và vùng mới giải phóng.

- Nhiệm vụ của giáo dục trong giai đoạn này là phục vụ cho MB tiến lên CNXH và chi viện đắc lực cho MN. Chú trọng đến yêu cầu giáo dục toàn diện lấy trí đức làm cơ sở.

3/1956 Chính phủ thông qua đề án, 8/1956 Chính sách giáo dục phổ thông của của nước VNDCCH ban hành.



2.2. Mục tiêu cải cách.

"Nhằm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, trung thành với Tổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt của nước nhà, có tài có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng XHCN…"



2.2. Phương châm giáo dục: Lý luận liên hệ với thực tiễn, gắn chặt nhà trường với đời sống xã hội.

2.3. Nội dung giáo dục : Mang tính chất toàn diện gồm đức, trí, thể ,mỹ

2.4. Hệ thống giáo dục: 10 năm gồm 3 cấp.

- Cuối cấp I chỉ thi hết cấp, cuối cấp II và III thi tốt nghiệp.

- Trước khi vào lớp 1 phải học lớp vỡ lòng.

- Năm học gồm 9 tháng, số tuần thực học từ 33 đến 35 tuần.

- Sách giáo khoa các cấp được biên soạn đầy đủ, phát hành với số lượng lớn và được thường xuyên bổ sung, chỉnh lý.

3. Cuộc vận động xây dựng nhà trường XHCN.

3.1. Đặc trưng của nhà trường XHCN

- Chủ nghĩa Mác – Lê nin phải chiếm vị trí chủ đạo và độc tôn trong nhà trường.

- LĐSX phải trở thành yếu tố cơ bản trong mục đích, phương châm, phương pháp giáo dục của nhà trường.

- GV có giác ngộ XHCN mới xây dựng thành công XHCN.

- Đảm bảo sự lãnh đạo chặt chẽ của ĐCSVN trong nhà trường.

3.2. Quá trình thực hiện.

- Từ năm học 58-59, các trường tổ chức cho học sinh tham gia lao động sx trong dịp hè.

- Chú trọng công tác giáo dục chính trị, xây dựng các chi bộ Đảng trong các trường học.

- Phát động phong trào thi đua hai tốt, nhân rộng các trường điển hình tiên tiến như Bắc Lý, Hải Nhân, Chu Văn An….

- Mở rộng các loại hình nhà trường như: Dân lập, trường phổ thông nông nghiệp, trường phổ thông công nghiệp, trường thanh niên dân tộc miền núi…

- Từ năm học 60 – 61 bắt đầu vận động nhân dân đóng học phí từ cấp I đến cấp III. Một số đối tượng chính sách được miễn học phí và có chế độ học bổng của nhà nước.

- Năm học 60 – 61 tổng số học sinh phổ thông là 1.900.000

- Năm học 65 – 66 tổng số học sinh phổ thông là 2.934.000



4. Chuyển hướng giáo dục phổ thông trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở MB (1965 -1975)

4.1. Nguyên nhân:

8/1964 ĐQM leo thang đánh phá miền Bắc bằng cả không quân và hải quân.

5/8/1965 Thủ tướng ra chỉ thị 88/TTg về chuyển hướng công tác giáo dục để phát triển giáo dục và giáo dục phục vụ nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước.


4.2. Những chủ trương và biện pháp chuyển hướng giáo dục.

a. Tổ chức công tác phòng không, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả thầy và trò.

- Các trường học ở những nơi có nguy cơ bị đánh phá cao sơ tán về các vùng nông thôn xa trung tâm để tiếp tục duy trì việc dạy và học.

- Tổ chức tốt việc đào hầm hào quanh trường, quanh lớp học, ngụy trang lớp học.

- HS đi học phải có mũ rơm, mũ cối để chống bom.



b. Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp với tình hình thời chiến và yêu cầu đảm bảo chất lượng.

- Chương trình được tinh giản nhằm bảo đảm học những kiến thức cơ bản nhất.

- GV tăng cường các hoạt động hướng dẫn tỉ mỉ để hs tự học một số vấn đề trong chương trình.

- Các lớp học được tổ chức phân tán, tận dụng các thời điểm an toàn để học.



c. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức trong nhà trường.

- Thông qua việc dạy và học các môn chính trị, đạo đức…

- Bổ sung nhiều tác phẩm mới vào trong chương trình văn học để phản ánh thực tiễn đấu tranh anh dũng của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ.

- Tổ chức cho HS tham gia nhiều hoạt động thực tiễn: Truyền tin chiến thắng, Mít tinh lên án tội ác của ĐQM, thăm hỏi các chiến sĩ….



d. Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường tiên tiến chống Mỹ cứu nước.

- 12/1966 Hội nghị liên hoan các chiến sĩ thi đua toàn ngành được tổ chức

- Hàng năm tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua và tổ LĐXHCN.

e. Giáo dục năng khiếu được chú trọng để đào tạo và chuẩn bị nhân tài cho đất nước.

- Chú ý bồi dưỡng hs giỏi ở các cấp học với các môn văn, toán. Ngoài ra còn chú ý bồi dưỡng HSG các môn sinh, sử, địa, vật lý.

- Theo QĐ số 198/CP ngày 14/9/1965 của Chính phủ, tại các trường đại học Tổng hợp, ĐHSP Hà nội, ĐH Vinh và một số tỉnh mở các lớp năng khiếu về văn và toán. ĐH Ngoại ngữ mở lớp năng khiếu về ngoại ngữ

- Hàng năm tổ chức các cuộc thi HSG văn và toán toàn miền bắc



Hiệu quả: Quy mô giáo dục được mở rộng, mạng lưới giáo dục bám rễ đến từng thôn, xã, những thành tích giáo dục được duy trì và phát triển.

4.3. Giáo dục MB những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- Xác định nhiệm vụ trung tâm là: Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

- Tuyên dương những điển hình tiên tiến xuất sắc trong toàn ngành.

- 4/1972 ĐQM lại leo thang bắn phá MB, chúng đã ném bom phá hủy 150 trường học. Các trường lại phải sơ tán để duy trì giữ vững hoạt động.

- 1/1973 Hòa bình lập lại ở MB, các trường học được khôi phục. CSVC sau chiến tranh còn nhiều khó khăn, số lượng HS tăng vọt. Chính phủ đã huy động mọi khả năng của nhân dân, của lực lượng quân đội… để xây dựng và tu bổ lại trường học cùng các hoạt động của các trường.
5. Miền Bắc tích cực chi viện cho sự nghiệp giáo dục giải phóng ở MN.

- Thành lập các trường HS MN ở một số tỉnh MB.

- Tăng cường chi viện cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên, tài liệu, SGK, đồ dùng dh…

- 10/11962 Tiểu ban giáo dục MN thuộc Ban Tuyên huấn TW cục được thành lập.

- 20/11/1963 Hội nhà giáo yêu nước MN VN ra đời

- 4/1964 Đại hội giáo dục toàn MN lần thứ nhất khai mạc để thống nhất đường lối giáo dục, phương hướng, biện pháp xây dựng giáo dục trong kháng chiến chống Mỹ.

- TW cục và Tiểu ban giáo dục MN có chỉ thị:

+ Xây dựng, phát triển mạnh nền giáo dục CM ở vùng giải phóng gồm đầy đủ các ngành học: MG, PT, BTVH để đáp ứng nhu cầu học tập của con em cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.

+ Tuyên truyền vận động, giáo dục, tập hợp giáo chức trong vùng đich tạm chiếm, xây dựng cơ sở CM, đặc biệt là HS, SV hình thành mặt trận đấu tranh chống nền giáo dục nô dịch của địch.

6. Giáo dục đại học.

6.1. Ổn định và củng cố các trường ĐH.

- Tiếp quản và ổn định hoạt động của các trường ĐH, CĐ ở Hà nội do Pháp xây dựng (Y dược, Luật khoa, Văn khoa, Khoa học, Sư phạm).

- Di chuyển các trường ĐH ở vùng kháng chiến về Thủ đô và chuẩn bị khai giảng năm học mới. (ĐH Ydược Việt Bắc, Dự bị ĐH, SP cấp cao khu 4 cũ, SP cấp cao ở Khu học xá TW)

- Năm học 1955-1956 chỉ còn ĐH Y dược, ĐHSP văn khoa, ĐHSP khoa học.



6.2. Xây dựng những trường ĐH đầu tiên theo mô hình mới.

10/1956 có 5 trường ĐH được xây dựng theo mô hình các nước XHCN ra đời.

- Trường ĐH Tổng hợp Hà nội

- Trường ĐHSP Hà nội

- Trường Bách khoa.

- Trường ĐH Nông – Lâm

- Trường ĐH Y dược.

6.3. Phát triển quy mô giáo dục ĐH, tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Xác lập quan điểm giáo dục XHCN trong các trường ĐH(1958-1965)

- Mở thêm một số trường ĐH như: ĐH Giao thông vận tải; ĐH Kinh tế tài chính; ĐH sư phạm Vinh; Học viện Thủy lợi; Cao đẳng Mỹ thuật.

- Cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo và bồi dưỡng ở Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Đấu tranh chống lại những tư tưởng lệch lạc, những khuynh hướng đối lập với sự lãnh đạo của Đảng. Hội liên hiệp SV đã phối hợp lãnh đạo và chỉ đạo cuộc đấu tranh tập thể để ngăn chặn những hoạt động quá khích, bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng trong các trường ĐH.



6.4. Chuyển hướng GDĐH trong thời kỳ cả nước có chiến tranh (1965-1975)

5/8/1965 Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 88TTg- VG về chuyển hướng giáo dục trước tình hình và nhiệm vụ mới.

- Các trường ĐH tổ chức tốt việc phòng không, sơ tán khỏi thành phố để tiếp tục đào tạo.

- Mở thêm một số trường mới, tăng quy mô đào tạo, tăng chỉ tiêu tuyển sinh.

- Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng hình thức tại chức.

- Đưa các đề tài khoa học của các trường ĐH vào phục vụ SX, sức khỏe của ND và phục vụ quốc phòng, giao thông vận tải…

- Tăng thêm thiết bị thí nghiệm, sách báo tư liệu, cung cấp vật tư kỹ thuật; trang bị mới và bổ sung cho các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập…

- Tổ chức huấn luyện quân sự trong các trường ĐH, củng cố các đội tự vệ, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

- Sau Hiệp định Pari (1/1973) các trường từ nơi sơ tán chuyển về nơi tập trung, xây dựng và khôi phục lại cơ sở vật chất để hoạt động.

- Mở rông đào tạo tại chức, đẩy mạnh tuyển chọn cán bộ, HS đi đào tạo ở nước ngoài



Thành tựu: tính đến 1975 có 41 trường ĐH, 55701 SV, 8658 giảng viên.

6.5. GDĐH ở MN.

6.5.1. Quy mô.

- Các Viện ĐH: Viện ĐH Sài Gòn; Viện ĐH Huế; Viện ĐH Cần thơ; Viện ĐH Thủ Đức.

- Các trường ĐH cộng đồng: ĐH cộng đồng Nha Trang; ĐH cộng đồng Đà Nẵng; ĐH cộng đồng Mỹ Tho nhằm đào tạo chuyên viên trung cấp cho địa phương, giáo viên cấp 2 và chuẩn bị cho HS ở địa phương vào ĐH….

- Các Viện ĐH tư: Viện ĐH Đà Lạt; Viện ĐH Vạn Hạnh; Viện ĐH Hòa Hảo;Viện ĐH Minh Đức….



6.5.2. Tuyển sinh:

Mỗi trường có cách tuyển sinh riêng, nhưng thường chia làm 3 cách:

- Chỉ ghi tên vào học khoa Luật, Văn nhưng các kỳ thi lên lớp lại rất chặt cho nên SV bị rơi rụng nhiều, đến năm cuối chỉ còn khoảng 10%. Các trường ĐH tư cũng tuyển theo kiểu này.

- HS ghi tên vào học, nhưng nhà trường sẽ sàng lọc qua hồ sơ.

- Có trường tổ chức thi tuyển và chỉ có những HS đạt những yêu cầu cần thiết mới được thi tuyển. VD như trường Kỹ thuật, Y, Nha…

7. Giáo dục Bổ túc văn hóa.

- Năm 1956 thành lập Ban lãnh đạo TW thanh toán nạn mù chữ, phát động cuộc Đại vận động thi đua diệt dốt.

- Cuối 1958, vùng đồng bằng và trung du MB căn bản đã xóa xong nạn mù chữ.

- Phong trào BTVH phát triển mạnh, xuất hiện nhiều đơn vị tiên tiến, điển hình là ở Cẩm Bình - Hà Tĩnh



8. Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

- Mở các lớp sư phạm cấp tốc.

- Thành lập trường ĐH SP Hà Nội.

- Khôi phục hoạt động và mở rộng quy mô của các trường trung cấp, sơ cấp sư phạm của TW và các Liên khu, các tỉnh.

- Tổ chức các lớp tập huấn , các đợt học tập chính trị để trang bị cho đội ngũ giáo viên những vấn đề cần thiết.

- 1960: Đội ngũ giáo viên mẫu giáo bắt đầu được hình thành.

- Coi trọng nâng cao nghiệp vụ sư phạm và trình độ đào tạo: Tăng thời gian đào tạo cho các hệ sư phạm, mở các đào tạo các hệ sư phạm mới như trường SPMGiáo TW, trường lý luận nghiệp vụ (HVQLGD)…

- Việc bồi dưỡng giáo viên được thực hiện liên tục suốt từ 1965 đến 1975 vào các kỳ nghỉ hè và cả trong năm học.

- Tại MN cũng mở được trường sư phạm đào tạo giáo viên cấp 1 và 2 tại các khu căn cứ để đáp ứng nhu cầu học tập của HS ở các vùng giải phóng.
Chương 7

GIÁO DỤC VIỆT NAM

TRONG THỜI KỲ ĐẦU XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC (1975 – 1986)

1.Hoàn cảnh lịch sử.

- Đất nước ta hoàn toàn giải phóng nhưng vẫn phải đối mặt với một số cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.

- 9/1975, Hội nghị BCHTWĐ khóa 3 đã họp và xác định: "Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH"

- Nhiệm vụ mới của ngành giáo dục: "MB có nhiệm vụ đẩy mạnh phong trào thi đua "hai tốt", nâng cao giáo dục toàn diện, tích cực ủng hộ giáo dục MN. MN cần mau chóng xóa bỏ tàn dư của nền giáo dục cũ, xây dựng nền giáo dục mới, nâng cao giác ngộ chính trị cho giáo viên và HS, xây dựng tổ chức quản lý ngành".

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng họp từ 14 đến 20/12/1976 đã xác định đường lối chung của cuộc CMXHCN là: " Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của ND LĐ, tiến hành đồng thời 3 cuộc CM: CM quan hệ SX, CM KH-KT, CM tư tưởng VH…"

- Từ ngày 27 đến 31/3/1981Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã khẳng định tiếp tục đường lối của Đại hội IV đề ra nhưng có sự điều chỉnh, bổ sung và phát triển.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng 12/1986 tổng kết và thừa nhận: " Trong 5 năm (1981-1985) đã không nghiêm chỉnh thực hiện những kết luận đúng đắn của Đại hội lần thứ V của Đảng về cụ thể hóa đường lối KT trong chặng đường đầu tiên….."


2. Giáo dục phổ thông.

2.1. Năm học đầu tiên sau ngày giải phóng MN

- Ngày 19/10/1975 các trường PT khắp các tỉnh MN khai giảng thu hút hơn 4 triệu HS và 10 vạn giáo viên tham gia.

- BGD kịp thời ban hành chương trình mới, biên soạn và in 20 triệu bản SGK phổ thông các cấp gửi vào MN.

- Tuyển dụng lại các giáo viên của chế độ cũ, cử một đội ngũ CBQLGD và giáo viên ở MB vào MN, đào tạo cấp tốc một số giáo viên mới để đáp ứng yêu cầu giáo dục.

- Mạng lưới các trường phổ thông ở MN đã phân bố đều hơn, công lập hóa các trường tư thục, tách nhà trường ra khỏi tôn giáo, miễn học phí trong các trường phổ thông các cấp.

2.2. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3.

2.2.1. Lý do cải cách.

- Đất nước ta XDCNXH, để thực hiện được cần tiến hành 3 cuộc CM: CM QHSX; CM KH-KT; CM TT-VH trong đó CM KH-KT là then chốt, giáo dục cần đáp ứng cho cuộc CM đó.

- Thực trạng giáo dục của VN cả về số lượng lẫn chất lượng đều không đáp ứng được với yêu cầu XDCNXH.

- Nền giáo dục trong cả nước vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn.



2.2.2. Mục tiêu cải cách:

- Coi giáo dục là một bộ phận quan trọng của CM TTVH, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển KT, VH, KHKT.

- Chăm sóc tốt trẻ ngay từ nhỏ để tạo ra cơ sở ban đầu của con người làm chủ tập thể và phát triển toàn diện.

- Thực hiện phổ cập giáo dục trong toàn dân, phấn đấu cho thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành được học PTTH.

- Thực hiện tốt nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, GD kết hợp với LĐSX gắn với đào tạo nghề và nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

- Cải cách cả cơ cấu giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục.



2.2.3. Kết quả:

a. Thành tựu:

- Xác định được một hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, thống nhất trong cả nước từ MN đến sau ĐH.

- XD được hệ thống GD PT 12 năm thống nhất trong toàn quốc.

- Biên soạn được bộ SGK mới theo tinh thần cải cách và cuốn chiếu hoàn thành vào năm 1992. ( Chữ viết bỏ nét nối, nội dung nặng nề quá tải, phân ban vội vàng…)

- Hệ thống đào tạo sau ĐH xây dựng và phát triển mạnh.

b. Yếu kém:

Từ năm 1979 đến 1982 (chiến tranh biên giới Tây nam và phía Bắc), những khó khăn về KT XH đã tác động trực tiếp đến nền giáo dục dẫn đến những hậu quả:



  • Quy mô và chất lượng giáo dục giảm sút, tỉ lệ học sinh lưu ban hoặc bỏ học nhiều.

  • Đời sống giáo viên hết sức khó khăn, thiếu thốn.

  • Chất lượng văn hóa có sự chênh lệch khá lớn giữa các trường, các vùng miền.

  • Chất lượng giáo dục toàn diện chưa có chuyển biến, Giáo dục thể chất bị coi nhẹ, giáo dục thẩm mỹ được chú ý hơn nhưng lại thiếu cơ sở vật chất nên kết quả chưa thay đổi.

  • Vấn đề phân luồng, sử dụng học sinh tốt nghiệp phổ thông còn hạn chế. Tỉ lệ vào đại học và các trường chuyên nghiệp thấp dẫn đến đội ngũ lao động có trình độ văn hóa cao chiếm tỉ lệ thấp.

3. Giáo dục đại học.

3.1. Xây dựng hệ thống các trường đại học thống nhất trên cả nước theo mô hình nhà trường XHCN

- Tiếp quản các trường đại học ở miền nam, giải thể các trường tư thục và đại học cộng đồng, tổ chức lại các trường đại học theo mô hình nhà trường XHCN.

- Cử cán bộ quản lý, giáo viên và gửi giáo trình, tài liệu học tập vào miền Nam.

- Từ năm 1976 – 1986 các trường đại học được xác định có vai trò quan trọng trong ba cuộc cách mạng ( QHSX; KHKT; VHTT)

- Hoạt động của các trường theo mô hình quản lý tập trung. Quy mô đào tạo theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước giao cho. Tổ chức quá trình đào tạo, thi tuyển sinh… đều theo kế hoạch của Nhà nước.

- Mục tiêu đào tạo chủ yếu cung cấp cán bộ cho biên chế Nhà nước.

3.2. Đẩy mạnh tổ chức các trường, khoa, lớp dự bị đại học dành cho các đối tượng chính sách.

Thành lập một số trường dự bị đại học, trong các trường đều mở các khoa, lớp dự bị đại học.

3.3. Duy trì và phát triển hình thức đào tạo tại chức nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác.

3.4. Hình thành và phát triển đào tạo sau đại học.

- Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 224/TTg ngày 24/5/1976 để giải quyết chủ động việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ sau đại học và tiến tới hình thành hệ thống đào tạo sau đại học trong nước.

- Năm 1976, 8 trường đại học đầu tiên được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học ( Bách khoa, Mỏ, Xây dựng, Y Hà nội, Nông nghiệp 1, Tổng hợp, Kinh tế, Sư phạm 1 ).

- 1976, Nhà nước ra quyết định phong học hàm Giáo sư và Phó giáo sư cho các nhà khoa học công tác tại các trường đại học và các Viện nghiên cứu.

- 12/1980 có 42 trường đại học và Viện nghiên cứu được phép đào tạo Phó tiến sĩ.


4. Đào tạo giáo viên

4.1. Đảm bảo số lượng giáo viên trên toàn quốc, đặc biệt ở miền Nam.

- Tổ chức cho đội ngũ giáo viên của chế độ cũ có nguyện vọng tiếp tục được giảng dạy học tập chính trị, nghiên cứu về bản chất chế độ XHCN, về mục đích, nội dung và chương trình SGK mới để họ thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Củng cố các trường đại học sư phạm cũ và gấp rút xây dựng thêm các trường đại học, mở thêm các khoa sư phạm trong các trường đại học.

- Các tỉnh, thành thành lập các trường Cao đẳng sư phạm, Trung học sư phạm

- Các trường sư phạm MB chia sẻ giáo viên, cán bộ giảng dạy cho miền Nam.
4.2. Nâng cao chất lượng giáo viên.

- Nghị quyết 14 về cải cách giáo dục đã đặt ra những yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực của người giáo viên cho nên:

+ 1980 Chỉnh lý chương trình đào tạo giáo viên cấp 1 phổ thông hệ 10+2 của năm 1971 theo hướng quán triệt đặc điểm lao động sư phạm.

+ Xây dựng chương trình Cao đẳng Sư phạm để đào tạo giáo viên cấp 2 thay thế chương trình 10+3 của năm 1971.

+ Chương trình đào tạo giáo viên cấp 3 là 4 năm thay cho chương trình 3 năm trước đây.

- Thí điểm hình thức đào tạo giáo viên cấp 3 theo kiểu tự học có hướng dẫn kết hợp thực tập nghề nghiệp dài hạn ở trường phổ thông.

- Đào tạo giáo viên kết hợp giữa tập trung và tại chức vẫn được áp dụng

- Sang đầu những năm 1980 các trường sư phạm ngoài nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên còn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị được ứng dụng vào thực tiễn và đã đem lại hiệu quả cao cho đất nước.

- Bồi dưỡng một số giáo viên để có thể dạy một số môn kiêm nghiệm.
4.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

- Thành lập hai trường Cán bộ Quản lý giáo dục TW ở Hà Nội và TP HCM. Các trường này đã liên kết chặt chẽ với các trường Đại học sư phạm để đào tạo các cán bộ quản lý giáo dục có trình độ quản lý cao. Tổ chức các khóa bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý giáo dục các trường cấp 3 và cán bộ quản lý giáo dục cấp Sở, cấp Phòng…

- Thành lập các trường Cán bộ quản lý giáo dục tại các tỉnh để bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục các trường mầm non và các trường cấp 1, 2 trực thuộc tỉnh đó.

Kết quả:

- Đến năm 1986, chúng ta đã xây dựng được một đội ngũ giáo viên tương đối lớn phủ khắp các tỉnh thành trên cả nước và ở mọi cấp học.



- Tỉ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn về đào tạo được nâng lên một bước.


Hạn chế:

  • Ở những vùng khó khăn vẫn thiếu giáo viên trầm trọng.

  • Đời sống của giáo viên quá thấp so với mặt bằng chung của xã hội dẫn đến tình trạng tiêu cực, bỏ nghề, giảng dạy không chất lượng…


CÂU HỎI THẢO LUẬN

  1. Qua các cuộc cải cách giáo dục từ sau Cách mạng T8, em thấy quy luật chung của các cuộc cải cách này là gì?

Theo em:

  • Cuộc cải cách nào là thành công nhất? hãy chứng tỏ sự thành công đó.

  • Cuộc cải cách nào còn nhiều hạn chế nhất? đó là những gì?

  • Để một cuộc cải cách giáo dục thành công đem lại kết quả như mong muốn cần quan tâm đến những vấn đề gì?

  1. Qua tìm hiểu về sự hình thành và phát triển hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Em có nhận xét gì về việc mở thêm trường, tăng cường số lượng sinh viên đào tạo của giáo dục đại học nước ta hiện nay.

  2. Em có ý kiến gì về chủ trương không tổ chức thi tuyển sinh đại học mà tất cả học sinh tốt nghiệp THPT đều có quyền được vào đại học và chủ trương đào tạo theo tín chỉ ở trường đại học trong thời gian sắp tới.

  3. Qua các phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều bài nói về tình trạng yếu kém của giáo dục hiện nay trong rất nhiều lĩnh vực. Liệu đây có phải là sự suy thoái của giáo dục Việt Nam hay không? Có tác giả còn nói rằng giáo dục Việt Nam giống như con tàu đang chìm. Điều đó đúng hay sai? Em sẽ nói gì với tác giả đó?

  4. Bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử đang phổ biến ở khắp mọi vùng miền của đất nước. Như vậy liệu có đồng nghĩa với chất lượng yếu kém về trí tuệ, đạo đức và khả năng lao động ở phần lớn học sinh, sinh viên hiện nay hay không? Em hãy nhận xét một cách khái quát nhất về các thầy cô giáo mà em từng được học từ khi còn nhỏ đến nay.





tải về 317.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương