LƯỢc sử phật giáo võ Quang Nhân (Làng Đậu) o0o Nguồn



tải về 0.7 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích0.7 Mb.
#35875
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

4. Về khái niệm Tiểu thừa


Trước đây đã có một sự đánh giá không đầy đủ về các danh từ Tiểu thừa (Hinayana) và Đại thừa (Mahayana). Cả hai khái niệm trên xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 1 trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Đã có một số nhầm lẫn khi nhập chung khái niệm Tiểu thừa với Thevarada (Nguyên thuỷ hay Trưởng lão bộ) làm một. Sự thật là Thevarada được truyền tới và phát triển ở Tích Lan vào thế kỉ thứ 3 TCN (thời vua Asoka). Trong thời gian này thì chưa hề có các khái niệm Tiểu thừa và Đại thừa. Mãi cho đến khi bộ phái Tiểu thừa hình thành ở Ấn Độ thì Thevarada hoàn toàn phát triển độc lập ở Tích Lan. Phái Tiểu thừa ngày nay đã hoàn toàn không còn tồn tại. Do đó, Hội Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists, WFB) đã quyết định xoá bỏ danh từ này vào năm 1950 vì nó hoàn toàn không liên quan tới đạo Phật hiện diện ngày nay ở Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào ...

---o0o---

5. Nguyên do suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ


Sự suy tàn của đạo Phật tại Ấn Độ có thể đã bắt đầu từ thế kỉ thứ 7 và đạo Phật thực sự biến mất trên đất Ấn vào thế kỉ thứ 14. Mãi cho đến thế kỉ thứ 19 thì phong trào chấn hưng Phật giáo tại Ấn mới bắt đầu lại.

5.1 Sự phân hoá trong Phật giáo ở Ấn Độ


Từ thế kỉ thứ 7 trở đi, đạo Phật đã có nhiều phân hoá. Nhiều tông phái đã xuất hiện lại có đường lối dị biệt và nhiều lúc chia rẽ nhau. Thời gian đó, cũng là lúc ra đời các tông phái Mật tông. Các phái này đưa ra rất nhiều hình ảnh bồ tát và có nhiều hoạt động về hình thức tương tự với việc thờ cúng thần linh của Ấn giáo. Do đó, ít nhiều đã làm lu mờ các điểm đặc thù của Phật giáo. Sự bao dung và tự do của Phật giáo cũng là một tiền đề cho sự suy tàn. Các vua trong nước Ấn mặc dù rất sùng bái đạo Phật nhưng khó tìm thấy trong đạo này một vị trí tôn xưng xứng đáng. Do đó, họ có thể sẵn sàng nghe thuyết pháp nhưng vẫn không bỏ quên đạo Bà La Môn và không ngừng phát huy đạo này thay vì Phật giáo.

---o0o---


5.2 Phật giáo và quan hệ với Ấn giáo (Hindu)


Ấn độ giáo (hay Bà La Môn) là một đạo giáo ra đời từ thế kỉ 15 TCN, với một điểm đặc thù là nó sẵn sàng tiếp thu các nguyên lý hay khái niệm của đạo khác.

Một mặt, trong số tín đồ Phật giáo có rất nhiều tu sĩ phát gốc từ đạo Bà La Môn nên các tư tưởng và nề nếp của Ấn giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến đạo Phật.


Mặt khác, quan trọng hơn là việc Ấn giáo đã mặc nhiên thu nạp các tư tưởng của Phật giáo làm thành tư tưỏng Bà La Môn. (Trong đó có việc Phật Thích Ca Mâu Ni trở thành một vị tiên tri quan trọng của đạo này). Những cuộc tự đổi mới của đạo Ấn kể từ thế kỉ thứ 7 đã đem lại sinh khí cho đạo đó cũng như làm mờ nhạt dần hình ảnh Phật giáo. Sư pha trộn các tư tưởng Phật giáo vào Ấn giáo sâu và nhiều đến nỗi một người bình dân rất khó tìm được một sự phân biệt rõ ràng giữa Ấn giáo và Phật giáo. Mãi cho đến ngày nay, khi nghiên cứu về Phật giáo và Ấn giáo vẫn còn nhiều tác giả Tây phương bối rối khi phân biệt hai tôn giáo này.(Xin xem thêm Exploring Hindu-Buddhist Connections)
Ngoài ra, trong thời gian đó, với đặc tính dễ thích nghi và hợp với nhu cầu thờ phưọng của người bình dân ở Ấn, nên đạo Phật dần dà trở thành thứ yếu hay trở thành đạo của giai cấp trí thức.

---o0o---


5.3 Sự bành trướng có tính cách bạo động của Hồi giáo




Đại học Nalanda một trung tâm Phật giáo quan trọng ở Ấn Độ 
(bị phá huỷ năm 1197)

Vào nửa cuối thế kỉ thứ 8, vua al-Mahdi (775-785) của triều đại Hồi giáo Abbasad đã xua quân tấn công Ấn Độ và họ đã phá huỷ, cướp bóc các tài liệu, công trình, kiến trúc Phật giáo -- trong đó quan trọng là trung tâm Phật học Valabhi (Valabhī). Mặc dù sau đó họ không tiếp tục bức hại Phật giáo nhưng dầu sao đây cũng là bước đầu trong việc huỷ hoại Phật giáo tại Ấn Độ, Afghanistan và Trung Đông.

Cho đến 1178 thì quân đội Hồi giáo của Muhammad Ghuri đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt Ấn Độ, hầu hết các công trình Phật giáo đã dần dà bị tiêu huỷ. Vào năm 1197 Trung tâm Phật giáo Nālandā bị huỷ diệt hoàn toàn kể cả các tăng sĩ. Vikramaśīla cũng bị chiếm năm 1203, chấm dứt toàn bộ một thời đại lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ.

---o0o---




tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương