Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn



tải về 1.4 Mb.
trang28/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   59

M


Mặc-nhiên (007): (Mặc = im-lặng; nhiên = tự-nhiên): Giữ sự im-lặng, có ý ngầm chấp-nhận.

Mâu thương (075): (Mâu = binh-khí xưa, gậy dài có mũi nhọn; Thương = Sang = binh-khí xưa, gậy sắt dài có mũi nhọn): hai loại binh-khí xưa dùng để đâm.

Mục-tiêu (007): (Mục = con mắt, chỗ mắt nhìn chăm-chú đến; tiêu = cái mốc, chỗ đang được nhắm vào): chỗ đang nhắm vào để bắn; gần nghĩa với chữ mục-đích.

*

N


Na-Tiên (001): tên của vị Tì-kheo giảng-giải giáo-lý cho Vua Di-Lan. (Pali: Nagasena). Đây là một tên tưởng-tượng của tác-giả quyển ''Kinh Tì-kheo Na-Tiên''. Cách sách Luận cho rằng, Bồ-tát Long-Thọ (Phạn: Nagarjuna) người sáng tác ra quyển sách nầy, đã muốn dùng cái tên Na-Tiên đó để ám-chỉ chính mình, khi đối-đáp với Vua.

Nê-Hoàn (007; 011; 041; 046; 049-c; 049-c) còn đọc là Niết-bàn. Phiên-âm từ chữ Pali: Nibbàna; Sanscrit: Nirvana, có nghĩa là ra khỏi rừng u-tối; tức là đã tận-diệt hết các phiền-não, chứng-đắc được vô-sanh (chẳng còn phải tái-sanh trong Luân-hồi), được tự-tại trong cảnh vắng-lặng, an-vui. Cùng nghĩa với chữ Hán-Việt: Viên-tịch. 

Ni (001): nữ tu-sĩ theo đạo Phật. Còn gọi là Tỳ-kheo-ni.

Niệm (077; 088): Chữ Niệm, dùng như danh-từ, có nghĩa là tư-tưởng, ý-nghĩ; dùng như động-từ, có nghĩa là nhớ nghĩ lại trong lòng. Chữ niệm ở đoạn văn trang 63, có nghĩa là còn có tư-tưởng khởi lên trong tâm, tức là tâm còn chưa đến mức vắng-lặng, thanh-tịnh như tâm của Đức Phật.

Niệm-Đạo (001) (Niệm = nhớ nghĩ luôn trong lòng; Đạo, ở đây là Chánh-Pháp): suy-tưởng đến Chánh-Pháp.

Niết-Bàn (007; 011; 065; 074): chung một nghĩa với chữ Nê-Hoàn ở trên. 

Ngà voi (002): đôi răng nanh của voi, dài và trắng, trông như cặp sừng.

Ngạ-quỉ (004; 007): quỉ đói. (Pali: Peta; Sanscrit: Preta). Đây là một hạng chúng-sanh thuộc đường dữ, thân hình ốm-o, bụng to, cổ nhỏ, luôn luôn đói khát.

Ngày trai (003): những ngày ăn chay, giữ giới của bực tu-hành. Sáu ngày trai trong tháng là: mồng 1, 8, 14, rằm, 23 và 29 hoặc 30. Tiếng Hán-Việt gọi ngày trai là trai-nhựt.

Ngàm vành xe (013): lỗ hỗng trong vành bánh xe, nơi trục xe nằm xuyên qua, để chịu đựng sức nặng của xe.

Nghiệp (071): Chữ Nghiệp trong Phật-học, dùng để dịch chữ Pali: kamma; chữ Sanscrit: Karma, để chỉ ảnh-hưởng còn lưu lại của các hành-động cố-ý cũ đã qua trong đời trước hay đời nầy, làm thay-đổi cuộc sống hiện-tại và mai sau. Hễ làm lành, thì được nghiệp thiện; hễ làm ác, thì bị nghiệp-ác. Bực A-la-hắn đã dứt hết nghiệp, nên chẳng cón phải tái-sanh nữa trong cõi Luân-hồi.

Ngoại-đạo (009): (Ngoại = ngoài; đạo = đây là đạo Phật): các tôn-giáo khác, chẳng theo đạo Phật. Xin lưu-ý chữ Ngoại-đạo chẳng hề có ý-nghĩa xấu là tà-ma, mê-tín, như thường nói tà-ma ngoại-đạo.

Ngưỡng-mộ (011): Kính-mộ; yêu-mến và kính-trọng.

Ngũ cốc (062): (Ngũ = năm; cốc = lúa): năm loại thóc lúa như gạo, nếp, đậu, luá mạch, luá kê.

Nhập Niết-bàn (002): (Nhập = vào; Niết-bàn = cõi vắng-lặng) Theo nghĩa thông-thường là chết đi. Xin xem thêm chữ Niết-bàn.

Nhập-tâm (018): (Nhập = đi vào; tâm = lòng): đã ăn sâu vào lòng; đã thuộc nằm lòng.

Nhàn-tịnh (001) (Nhàn =chẳng bận rộn; tịnh= êm-ả): thanh-vắng, chẳng bị khuấy-động. Đồng nghĩa với An-tịnh.

Nhiễu (002): đi vòng quanh, theo chiều kim đồng-hồ, để tỏ lòng kính-trọng đối với bực đang ngồi tại đó.

Nhứt-nhứt (058; 097): (Nhứt = một): mỗi mỗi đều tuân theo, từng món một.

Nhứt-tâm (019; 034; 082; 082; 088; 092): (Nhứt = một; Tâm = lòng): một lòng chú-ý đến; chuyên-tâm nhớ nghĩ luôn đến.

Nội-động (057): (Nội = bên trong; động = chuyển-động, khởi-động): sự chuyển-động bên trong tâm, tức là khởi lên ý-nghĩ, hoặc tình-cảm.

Nội-tâm (047-b; 049-c; 049-c; 065) (Nội = bên trong; tâm = lòng): bên trong tâm, trong lòng.

*

P


Phạm-Thiên (077): (Phạm = phiên-âm chữ Phạn là Brahma, Trời Phạm; Thiên = Trời): cõi Trời cao nhứt thuộc Dục-giới, ở từng thứ bảy.

Phạm-hạnh (077): (Phạm = vua Trời Đại-Phạm; Hạnh = đức-hạnh) = đức-hạnh của đấng Phạm-Thiên.

Pháp (024): Chữ Pháp trong Phật-học có nghĩa rất rộng:

1.- Pháp là đường-lối tu-hành, như chữ pháp-môn.

2.- Chánh-Pháp là lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong Kinh-Tạng. Như chữ Giáo-Pháp.

3.- Pháp với nghĩa tổng-quát trong tiếng Pali dhamma chỉ vào tất cả mọi sự-vật, có hình hay chẳng có hình. Thí-dụ: pháp-giới.

Phật (001): bực đã giác-ngộ và giải-thoát hoàn-toàn. (Phạn: Buddha). Phật là bực đã tự-mình giác-ngộ (tự-giác), đem chỗ giác-ngộ ra chỉ-dạy cho chúng-sanh (giác-tha), và công-cuộc hoá-độ chúng-sanh của Ngài đã hoàn-thành viên mãn (giác hành viên-mãn). Chỉ riêng Đức Phật mới có đủ mười danh-hiệu tôn-quí (thập hiệu): Như-Lai, Ứng-cúng, Chánh biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ Điều-ngự trượng-phu, Thiên-nhơn-sư, Phật, Thế-tôn.

Phối (047-b; 049-b; 053): Chữ phối, dùng như một động-từ, có nghĩa là kết-hiệp nhiều sự-vật chung lại thành một; nếu dùng như danh-từ, chỉ nhiều sự-vật được hiệp chung lại thành một sự-vật hỗn-hợp.

Phục-sanh (044): (Phục = trở lại; sanh = sanh, sống): sanh, sống trở lại.

Phụng-hành (007; 040; 066; 069; 075; 078; 083): (Phụng = tuân theo; Hành = làm): tuân theo lời dạy mà hành-động, ăn ở đúng đạo-lý.

*

Q


Quá-khứ (006; 007; 009; 034; 047; 083) (Quá = đã qua; Khứ = đi qua rồi): việc cũ qua rồi; thời-gian đã qua.

Quan-đạo (009): đường cái-quan, đường quốc-lộ.

Quán (024): chuyên-tâm suy-nghĩ kỹ-lưỡng, cứu-xét cẩn-thận về một đề-tài. Kinh-sách thường dùng chữ Quán-chiếu.

Qui-hướng (096): (Qui = quay về; Hướng = chiều-hướng; phương-hướng): quay về theo chiều-hướng nào đó.

Quí-nhơn (018): (Quí = tôn-quí, cao-sang; Nhơn = người): các người đẹp, cao-quí; ở đây chỉ các vị phụ-nữ, hoàng-phi, công-chúa, v.v. trong cung Vua.

*

R


Rượu bồ-đào (009): một thứ rượu nho quí giá, rất ngon.

*

S


Sa-di (006): người còn nhỏ tuổi được thọ-giới vào chùa tập-sự tu-hành; đến khi đủ hai mươi tuổi mới được thọ Cụ-túc-giới làm Tì-kheo. (Pali: Sàmanera; Sanscrit: Sramanera).

Sa-môn (003; 009; 014; 016; 064; 075; 084; 092): phiên-âm chữ Phạn, nghĩa là tu-sĩ theo đạo Phật. Pali: Sàmana; Sanscrit: Sramana). Chữ sa-môn có ba nghiã: (1) cần-giả: người siêng làm điều thiện; (2)tức-giả: người ngưng mọi việc ác; (3)bần-giả: người nguyện cam chịu nghèo-khó để tu-hành.

Sám-hối (007): (Sám, phiên-âm chữ Phạn Ksamayati, có nghĩa ăn-năn, hối-tiếc lỗi đã qua; Hối, chữ Hán-Việt, có nghĩa là hối-tiếc, tiếc rẽ vì đã lầm phạm tội): tỏ lòng hối-tiếc tội lỗi lỡ phạm và xin hứa chẳng tái-phạm nữa.

Sảng-khoái (069): vô cùng thích-thú, vui-sướng.

Sanh-tử (035): (Sanh = sống; Tử = chết) = lẽ sống chết.

Sơ-sanh (037): (Sơ = lúc khởi đầu; Sanh = sanh ra): lúc mới vừa sanh ra.

Sở-niệm (049-c; 056): (Sở = chỗ, nơi; Niệm = nhớ-nghĩ): chỗ đang nhớ nghĩ đến trong lòng.

Sở-tác (056): (Sở = chỗ, nơi; Tác= làm): chỗ đã làm, công-việc đã làm.

Súc-sanh (004; 007): loài thú vật thiếu trí-huệ.

Sư-phụ (007; 068): (Sư = thầy dạy; Phụ = cha): vị thầy dạy Đạo.

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương