Kim Vân Kiều Truyện



tải về 1.24 Mb.
Chế độ xem pdf
trang34/47
Chuyển đổi dữ liệu01.03.2023
Kích1.24 Mb.
#54303
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   47
kim-van-kieu-truyen

HỒI THỨ MƯỜI SÁU
GÁC QUAN ÂM, MẠO HIỂM GẶP NHAU
AM VĂN THÙ, HỨNG TÌNH ĐỀ VỊNH
uá lắm thôi, Thúc sinh thật không đáng làm chồng! Hãm Thúy
Kiều vào nỗi chín phần chết một phần sống mà không chút mưu kế
gì để cứu, đã không phải là bậc tu mi, lại còn nói không dám nhận
là vì không biết làm thế nào. Nay may mắn người yêu đã được vào gác viết
kinh, trong lòng đã nghĩ được cái mưu “chạy trốn", tưởng nên tìm nơi khác,
xây dựng nhà vàng và tính kế sai Côn Lôn nô lập cách đưa trộm Hồng
Tiêu
[25]
đi mới phải. Nhưng sao Thúc sinh được dịp gặp lại chỉ một mực
khóc lóc, nào kể khổ, nào than sầu, đến khi nói hết, đến chỗ không thể nói
nữa, mới nói ra con đường chạy trốn. Lại mặc cho người yêu môt thân mạo
hiểm, tự đóng vai Hồng Phất nữ
[26]
há rằng cái giống đa tình lại nỡ làm
như thế?
Quá lắm thôi! Thúc sinh thật không đáng làm chồng! May mà Hoạn
Thư đã có sẵn ý bí mật mở lồng, nếu thật muốn trừ đến tận gốc thì hàng
nghìn dặm Lâm Tri xa cách còn bắt được đem về huống hồ am mây gần
gang tấc, lại có thê tung cánh bay được hay sao? Chỉ có Thúc sinh ngu mới
không biết rằng, cái mánh khoé trẻ con ấy, Hoạn tiểu thư đã ngầm cười đến
vỡ bụng.
Quá lắm thôi! Thúc sinh thật không đáng làm chồng! Am Chiêu Ẩn đề
thơ, chẳng qua là tạo vật thu xếp xui nên để Thúy Kiều được dịp nghỉ ngơi,
thở phào đôi chút đó mà thói, không thể nói tới sức người hay mưu khôn.
Ngọn bút tài tính thật đã tả đúng cái tình trạng khiếp sợ của anh chàng…
Lại nói, Hoạn tiểu thư nhân xem tờ cung của Thúy Kiều liền hứa cho
chị ta vào gác Quan Âm để viết kinh. Thúc sinh nghe nói, mừng thầm:
"Thôi,để nàng sang gác Quan Âm viết kinh, bất quá thì phải hiu quạnh, còn
hơn ở đây chịu sự lăng nhục như thế, mà ta cũng được yên thân”.


Hôm sau, vợ chồng Thúc sinh trai giới, tắm gội thay áo rồi đưa Thúy
Kiểu sang gác Quan Âm. Thúy Kiều đổi hết áo vải, ăn bận mũ vàng áo
lông, yết kiến tiểu thư. Vừa toan thi lễ thì tiểu thư vội vàng gạt đi, nói:
- Chị nay là người tu hành, giúp ta viết kinh hoàn nguyện, tức là đệ tử
nhà Phật rồi, bất tất phải thi lễ như thế nữa!
Liền hối thị nữ sắp đủ hương hoa, đèn nến đưa sang gác Quan Âm, rồi
mở cửa vườn ra. Thúy Kiều trông ngắm bốn bề, thấy đây là một khu vườn
đẹp, có hoa bốn mùa, cảnh vật như xuân, kế theo bên trên lầu thấy thờ một
pho tượng Quan Âm đại sĩ. Thúc sinh và Hoạn thư cùng làm lễ Phật xong,
Thúy Kiều cũng vào lễ bốn lễ. Hoạn thư khấn:
- Đệ tử Hoạn thư nhà họ Thúc, trước đây có nguyện xin chép đủ bộ
kinh Hoa Nghiêm, ngày nay...
Bỗng dừng lại nói với Thúc sinh:
-Trước đức Bồ tát nói là nhờ Hoa nô viết thay, thì sao cho tiện, há
chẳng khinh mạn đối với kinh quyển lắm ư?
Thúc sinh nói:
- Kể vể danh phận thì quả là không nên, mà kể về việc viết kinh, chỉ
nên nói là cúng dàng! Hoạn thư nói:
- Chính phải thế! Nhưng còn hai chữ Hoa nô, không tiện nói ra trước
Phật, vậy cậu đặt giúp cho chị ấy một đạo hiệu!
Thúc sinh nhân thấy trên biển có đề hai chữ "Trạc Tuyền” thì liển chỉ
lên biển và nói:
- Thôi, đặt luôn cho người ta đạo hiệu là Trạc Tuyền cũng được. Hoạn
thư lại tiếp tục khấn:
-Đệ tử phát nguyện chép kinh Hoa Nghiêm, nay xin cúng dàng đạo cô
Trạc Tuyền thay viết kinh quyển. Tới ngày công việc trọn vẹn, xin làm lễ tạ
công đức.


Khấn xong, quay ra dặn hai thị nữ Xuân Hoa và Thu Nguyệt:
- Viết kinh không phải là việc tầm thưòng, các con phải ân cần phục
dịch. Nếu có chút gì không chu đáo, ta hỏi được, nhất đinh sẽ phạt nặng.
Xuân Hoa, Thu Nguyệt thẩy đều vâng vâng dạ dạ xin tuân theo. Thúc
sinh và Hoạn thư xuống lầu, Thúy Kiều toan theo tiễn. Hoạn thư ngăn lại
nói:
- Thôi, cứ việc chép kinh. Còn như lễ ứng thù qua lại, bất tất câu nệ
làm gì.
Nói xong rồi cùng Thúc sinh xuống lầu trở về. Thúy Kiều thở dài nói
một mình: “Từ nay thế là bị giam lỏng rồi đây. Ngưòi xưa lấy chỗ nhà giam
làm nơi ở tốt, biết đâu trong bể ghen tuông lại không mở được một cửa Phật
rộng lớn? Hay là kiếp trước tội nghiệp sâu nặng nên nhiều tầng oan trái cứ
theo mãi không thôi? Giờ đây chính là lúc ta phải một dạ kiên thành, chép
kinh lễ Phật để làm tiêu tan nợ cũ”.
Từ đó Thúy Kiểu an tâm sao chép kinh quyển ở trên lẩu. Chuyện ấy
không nói đến nữa.
Lại nói, Thúc sinh thây Thúy Kiểu bị giam lỏng ở đó chép kinh, bề
ngoài gọi là cúng dàng, nhưng kì thực là thi hành mưu kế lao lung, suy đi
tính lại, muốn giải cứu mà không nghĩ được cách nào. Hàng tháng, cứ đến
ngày rằm và mồng một, Thúc sinh và Hoạn thư cùng lên lầu lễ Phật, gặp
mặt người yêu, không thể trò chuyện với nhau được nửa lời, càng thêm rầu
rĩ, ở nhà cũng đứng ngồi không yên, bèn thu thập sách vở từ biệt Hoạn thư
sang Huệ Sơn ôn tập kinh sử. Hoạn thư vì có Thúc sinh ở nhà, chỉ sợ hai
người lại vụng trộm trò chuyện với nhau, nên vẫn phải lưu ý để phòng. Nay
thấy chồng muốn qua Huệ Sơn đọc sách bèn thuận nước đẩy thuyền, bảo
anh ta đi mau.
Thúc sinh đi rồi, chừng hơn nửa thảng, một hôm Hoạn tiểu thư chợt
nhớ đến mẹ, liền đáp kiệu trở về Hoạn phủ hầu thăm.Vừa khéo cũng ngày
ấy, Thúc sinh trở về thành dự cuộc hội văn nhân tiện tạt qua nhà, không
thấy vợ, liền hỏi thị nữ:


- Bà đi đâu?
Thị nữ nói:
-Bà con qua bên phủ thăm cụ lớn ạ!
Thúc sinh thoạt nghe, tưởng như nắng hạn lâu ngày gặp trận mưa rào,
cũng không kịp hỏi xem vợ đi lúc nào và bao giờ về, xăm xăm bước ngay
vào vườn hoa, lên gác Quan Àm gặp mặt Thúy Kiều. Thúy Kiều sợ có tiểu
thư đến cùng, nên vẫn không dám đón chào.
Thúc sinh sấn đến ôm chầm lấy Thúy Kiều, khóc lớn:
- Tôi hại nàng rồi, thật là tôi hại nàng rồi! Tôi cứ tưởng nàng đã bị chết
nạn ở Lâm Tri, có ngờ đâu nàng sống để chịu tội ở đây. Mụ ta bức bách
nàng đến nỗi lên trời không lối, xuống đất hết đường... Gặp mặt nhau mà
không thể nói với nhau nửa lời... Nàng bị giam đây, biết ngày nào là ngày
tan trò kết cục. Đau đớn cho tôi, tan nát cả ruột gan, khô cạn hết nước mắt,
nhận không tiện nhận, nói không tiện nói. Mắt trơ trơ nhìn nàng chịu tội
sống này, đã có lúc tôi toan liều chết cùng nàng để cho xong cái nợ kiếp
này. Nhưng vì tôi chưa có con nối dõi, mội giòng họ Thúc chỉ trông cậy vào
một mình tôi, cho nên muốn chết mà không thể chết. Nhẫn tâm nhìn nàng
chịu nhục trước mặt, chỉ giận rằng không thể chịu khổ thay được cho
nàng!...Nàng ơi! Sao không đáp lại tôi lấy một lời? Nàng giận tôi chăng?
Nàng oán tôi chăng? Tôi đã làm lỡ xuân xanh của nàng biết mấy? Nàng
giận tôi, tôi cũng không oán. Nàng oán tôi, tôi cũng không kêu... Nàng ơi!
Sao nàng không nói lấy một đôi lời, để an ủi lòng tôi?
Thúy Kiều thấy Thúc sinh rất đỗi thảm thương, khóc sướt mướt như
mưa như gió, đành rưng rưng nước mắt nói:
-Thì chàng bảo thiếp còn nói gì nữa. Ôi, đầu đã rơi xuống đất, sắt đã
bỏ vào lò, ván đã đóng thuyền và cơm đã chín rồi, sống chết cũng đành thôi.
Thúc sinh nói:
-Viết kinh chỉ là tiếng gọi khác của sự giam lỏng, viết xong kinh, tất
lại có việc sai khiến khắt khe hơn. Hắn biết đôi ta tình nồng như lửa, thế mà


lại nhìn bằng con mắt lạnh lùng. Trước kia không chịu nhận việc lấy vợ lẽ
thì nay tôi khó nhận nàng làm vợ. Hắn là người mưu sâu, kế hiểm, bụng dạ
độc ác, đôi ta đã rơi vào vòng của hắn, khổ thế này thì chịu sao nổi. Tôi có
một mẹo vẫn muốn nói nhỏ cùng nàng nhưng vì nhiều người lắm mắt, hắn
đề phòng nghiêm ngặt, nên chưa dám hé răng. Mụ đố phụ này dám nói dám
làm, hắn đã bầy ra cái tuyệt trận này, thì nhất định là muốn cho nàng phải
chết. Nếu nàng chết ở đây, tôi lại không dám nhận thì có khác gì loài lợn,
loài chó? Từ khu vường này đi về phía tây có khá nhiều am viện, trụ trì đều
là ni cô. Vậy nàng nên thu thập lấy chút tiền lưng, hãy tạm trốn đi nơi khác,
nương náu ít lâu, đợi khi công việc tạm yên sẽ lánh hẳn đi nơi xa là xong.
Ân ái của chồng nàng đến đây là hết.
Thúy Kiều nghe nói chỉ gật dầu mà thôi, bỗng giật mình hòi:
-Tiểu thư đâu?
Thúc sinh nói:
-Hắn về bên ngoại rồi! Tôi ở Huệ Sơn đọc sách tạt về, thấy hắn đi
vắng, mới vội lén về đây gặp nàng một chút.
Thuý Kiều nghe nói tiểu thư vắng nhà, mới dám phóng tâm nói:
-Chàng ơi! Chàng có biết vợ chàng đã khổ sở biết chừng nào? Từ khi
bị bắt về với Hoạn phủ, thoạt tiên bị ngay trận đòn phủ đầu, cứ tưởng hồng
nhan bạc mệnh, bị bọn côn đổ cướp bắt đem bán vào cửa nhà quỵền quý,
ngờ đâu lại chính là kế độc của vợ chàng bày ra. Thiếp chết có khó gì, chỉ
đáng tiếc nhân phẩm như thiếp mà phải chết dấm chết dúi trong đám tôi đòi
thì lòng thật không cam, cho nên mới cố gắng sống cho qua ngày đoạn
tháng đó thôi! Chàng nên nghĩ chút tình xưa nghĩa cũ,mở cho thiếp con
đường sống, kiếp này chưa thể báo đáp, kiếp sau xin sẽ đền bồi.
Nói xong khóc ngất trong lòng Thúc sinh. Thúc sinh ôm lấy Thuý
Kiều và nói:
- Thật là vì tôi không nghe lời nàng, để mắc mưu đố phụ, để cho nàng
vướng phải lao lung, tôi muốn cứu mà không có cách gì, nghĩ ngợi mãi chỉ


có chước trốn chạy là có thể bảo toàn được tính mệnh mà thôi. Nàng đừng
để nhỡ nhàng đến bước đường sau này.
Thúc sinh nói đến chỗ thương tâm quá, bất giác gục đầu xuống lạy.
Thúy Kiều cũng lạy. Bỗng Xuân Hoa lên lầu, nói:
-Tiểu thư đã về.
Tức thời, hai người vội vã lảng xa nhau và lau ráo nước mắt. Thúc sinh
toan xuống lầu thì thấy Hoạn thư đã lên tới nơi, nét mặt hớn hở tươi cười,
hỏi:
- Kìa, cậu về bao giờ?
Thúc sinh nói:
- Tôi vừa mới về, vì mai là kì hội văn.
Hoạn thư hỏi:
- Cậu xem viết kinh thế nào?
Thúc sinh nói:
- Tôi đang xem đây. Quả là viết rất tốt.
Hoạn thư rửa tay và lễ Phật xong, Thúy Kiều bước tới cúi đẩu làm lễ.
Hoạn thư với Thúc sinh thi lễ xong giở những tờ kinh viết ra xem, rồi
cười và nói:
- Quả nhiên là viết tốt thật! Rõ ràng là Liễu cốt Nhan cân 
[27]
Chẳng rõ
viết bao lâu nữa thì xong?
Thúy Kiều nói:
- Thưa! Phải viết chừng hai tháng nữa mới xong!
Hoạn thư nói:


- Được! Chị phải dụng tâm viết, đừng để sai sót chữ, hoặc sai lầm
chương chỉ, ấy là tội lỗi của chúng ta!
Thúy Kiểu nói:
- Xin vâng lời.
Hoạn thư uống xong mấy chén trà, không một lời đả động đến việc gì
khác, vui vẻ tươi cười cùng Thúc sinh xuống lầu trở về. Thúy Kiều hỏi
Xuân Hoa:
- Bà đến từ bao giờ?
Xuân Hoa nói:
-Lúc chị kể khổ ở trên thì bà đã đến dưới lầu rồi. Bà không cho em lên
báo, nên em không dám báo đó thôi!
Thúy Kiểu thoạt nghe, nghĩ thầm: “Người đàn bà này ghê gớm thật!
Quả là có thủ đoạn, dù việc đến bất ngờ cũng không kinh giận, trong lòng
chứa đầy ghen tức mà ngoài mặt vẫn thản nhiên vui vẻ tươi cười. Như sự
tình hôm nay, ở người khác ai mà không nổi giận, thế mà hắn trái lại cười
nói như không. Giận là thường tình, cười mới thật là bụng dạ khó lường. Ta
còn ở đây, tất khó bề bảo toàn tính mệnh. Vậy ta phải cố chép xong kinh
quyển, trốn đi phương khác rồi sau sẽ liệu”.
Từ đó Thúy Kiêu ngày đêm không nghỉ tay, trong vòng một tháng đã
chép xong bộ kinh.
Một hôm, đêm đến, đợi cho Xuân Hoa và Thu Nguyệt ngủ rồi. Thuý
Kiều mới thu nhặt ít đồ thờ bằng vàng bạc, gói lại một bọc, đoạn ra mé cạnh
tường phía tây vườn, buộc một chiếc thừng lên cành cây, tự mình ăn bận
quần áo đạo cô rồi viết mấy câu kệ lên cửa lầu như sau:

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương