Khoa luật bộ MÔn pháp luật kinh doanh quốc tế


Mua bán hàng hóa (Điều 25-88)



tải về 120 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2023
Kích120 Kb.
#54343
1   2   3   4   5   6   7
Đề thi tiểu luận PLKDQT PLU410

3. Mua bán hàng hóa (Điều 25-88)
Giống như pháp luật quốc gia của đa số các nước khác trên thế giới, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế kém chi tiết và rõ ràng hơn so các quy định của CISG về một số nội dung, đặc biệt là về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Điều 25 định nghĩa “sự vi phạm cơ bản” hợp đồng, phân biệt với vi phạm khác ít nghiêm trọng hơn, là yếu tố căn bản để xác định biện pháp khắc phục cho các bên. Bất cứ vi phạm nào của một bên cũng cho phép bên kia có quyền đòi bồi thường thiệt hại, nhưng chỉ có vi phạm cơ bản mới cho phép một bên được hủy hợp đồng33, cho phép người mua từ chối nhận hàng hóa không phù hợp và yêu cầu hàng thay thế34, hoặc cho phép người bán từ chối giao hàng. Điều 25 định nghĩa một sự vi phạm hợp đồng là vi phạm cơ bản nếu nó gây thiệt hại đến mức mà bên bị thiệt hại bị mất đi lợi ích mà họ có quyền mong đợi từ hợp đồng, trừ khi hậu quả là không dự liệu được và rõ ràng là không thể dự liệu được bởi bên vi phạm. Trong khi đó, Luật Thương mại Việt Nam có định nghĩa tương tự Công ước về “vi phạm cơ bản”35. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định bên bị vi phạm không được áp dụng một số chế tài trong thương mại đối với vi phạm không cơ bản36.
Việc hủy hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu được thông báo cho bên kia biết. Yêu cầu này được cả Công ước37 và pháp luật Việt Nam38 sử dụng nhằm tránh thiệt hại do sự thiếu rõ ràng hay nhầm lẫn trong giao dịch quốc tế.
Điều 29 Công ước quy định việc sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng phải làm bằng văn bản nếu hợp đồng gốc yêu cầu như vậy, trừ trường hợp một bên đã có hành vi không phù hợp với yêu cầu của hợp đồng ban đầu và bên kia đã căn cứ vào hành vi này. BLDS có quy định tương tự, theo đó đối với hợp đồng bằng văn bản, có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó39.
3.1. Nghĩa vụ của người bán
Theo Điều 30 Công ước, người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng hóa và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa. Trong khi đó, Luật Thương mại chỉ quy định nghĩa vụ của bên bán bao gồm giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa40.


Mục 1 – Giao hàng và chuyển giao chứng từ
Công ước và Luật Thương mại có quy định tương tự nhau về địa điểm giao hàng, theo đó hàng hóa có thể được giao cho người chuyên chở đầu tiên, hoặc tại kho chứa hàng/nơi sản xuất hoặc chế tạo hàng hóa, hoặc trụ sở kinh doanh của người bán41. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn cụ thể hóa trường hợp hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hóa đó42.
Liên quan đến các quy định về Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển, Thời hạn giao hàng, Giao hàng trước thời hạnGiao chứng từ liên quan đến hàng hóa, Công ước43 và Luật Thương mại44 có quy định giống nhau, ngoại trừ đối với việc giao hàng trước thời hạn, pháp luật Việt Nam trao quyền cho bên mua nhận hoặc không nhận hàng, còn CISG ghi nhận rõ quyền đòi bồi thường thiệt hại của người mua.

Mục 2 - Sự phù hợp của hàng hóa và khiếu nại của người thứ ba
Các trường hợp hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng đều được liệt kê trong Công ước và Luật Thương mại với quy định tương tự nhau45. Bên cạnh đó, quy định của Công ước cũng thể hiện sự tương thích với Luật Thương mại liên quan đến các nội dung như Trách nhiệm của các bên đối với hàng hóa không phù hợp46Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng47Ngoài ra, các quy định về kiểm tra hàng hóa; nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa; yêu cầu thông báo về các vấn đề trên đều thể hiện sự phù hợp giữa Công ước48 và pháp luật Việt Nam49. Luật Thương mại có quy định cụ thể về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa của người mua50.
Điều hướng trang này:

  • 3.3. Các chế tài trong trường hợp vi phạm hợp đồng

Điều hướng trang này:
3.3. Các chế tài trong trường hợp vi phạm hợp đồng
3.2. Nghĩa vụ của người mua
Theo Công ước và pháp luật Việt Nam, người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng. Về nội dung cụ thể, các yêu cầu đối với người mua và người bán trong việc thanh toán và nhận hàng (như Xác định giá, Xác định giá theo trọng lượng, Địa điểm thanh toán, Thời hạn thanh toán) theo Công ước hoàn toàn tương thích với quy định của Luật Thương mại.51
3.3. Các chế tài trong trường hợp vi phạm hợp đồng
Công ước52 quy định theo hướng liệt kê các chế tài riêng đối với người mua và người bán trong trường hợp vi phạm hợp đồng, trong khi Luật Thương mại quy định chung các chế tài đối với bên vi phạm53.
Pháp luật Việt Nam ghi nhận các chế tài trong thương mại54 bao gồm buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Trong khi đó, Công ước không đề cập đến chế tài phạt vi phạm.
Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng được áp dụng nhằm buộc bên vi phạm phải thay thế hàng hóa hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa. Công ước phân định rõ nếu sự không phù hợp của hàng hóa cấu thành vi phạm cơ bản thì bên vi phạm (cụ thể là người bán) phải giao hàng thay thế, còn trong các trường hợp khác thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu khắc phục, sửa chữa khuyết tật của hàng hóa không phù hợp55. Luật Thương mại không có quy định phân biệt hai trường hợp nói trên. Các quy định cụ thể khác liên quan đến chế tài này trong Công ước56 và pháp luật Việt Nam57 là giống nhau.
Chế tài hủy hợp đồng chỉ được áp dụng đối với vi phạm cơ bản theo quy định của cả hai hệ thống luật được nghiên cứu58. Bên cạnh đó, Công ước có quy định thêm một trường hợp hủy hợp đồng khi bên vi phạm vẫn không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn bổ sung được bên bị vi phạm cho phép59. Pháp luật Việt Nam và CISG đều cụ thể hóa việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp giao hàng từng phần.60 Về hệ quả của việc hủy hợp đồng, so với Luật Thương mại, Công ước quy định chi tiết hơn về trường hợp người mua mất quyền hủy hợp đồng61, nghĩa vụ của người bán hoàn lại tiền hàng và tiền lãi62.
Công ước cũng trao quyền cho một bên có thể tạm ngừng thực hiện hợp đồng nếu có dấu hiệu cho thấy bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu nghĩa vụ của họ63, cho đến khi bên kia chứng minh được ý định và khả năng thực hiện nghĩa vụ tương ứng. Còn Luật Thương mại quy định hai trường hợp tạm ngừng thực hiện hợp đồng là khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng64. Như vậy theo Công ước, một bên có thể tạm ngừng thực hiện hợp đồng ngay cả trong trường hợp có vi phạm không cơ bản.
Luật Thương mại có quy định về trường hợp đình chỉ thực hiện hợp đồng65. Chế tài này tương tự như chế tài hủy hợp đồng, hậu quả là các bên không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Sự khác biệt giữa hai chế tài là hủy hợp đồng làm cho hợp đồng mất hiệu lực từ thời điểm giao kết, trong khi đình chỉ thực hiện hợp đồng làm cho hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Công ước không có quy định nào nhằm phân biệt hai hình thức chế tài này.
Công ước và Luật Thương mại đều khẳng định một bên không mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi họ đã áp dụng các chế tài khác đối với vi phạm hợp đồng, đồng thời giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia phải gánh chịu do sự vi phạm hợp đồng. Cả hai hệ thống luật đều yêu cầu nghĩa vụ hạn chế tổn thất đối với bên yêu cầu bồi thường66. Tuy nhiên, trong khi Công ước căn cứ vào việc bên vi phạm có thể dự liệu trước thiệt hại hay không để giới hạn tiền bồi thường thì pháp luật Việt Nam dựa vào tính thực tế, trực tiếp của tổn thất67. Ngoài ra, Công ước thể hiện sự chi tiết hơn pháp luật Việt Nam bằng quy định tính tiền bồi thường thiệt hại trong trường hợp hủy hợp đồng.68

Về vấn đề tiền lãi do chậm thanh toán, CISG và Luật Thương mại đều trao quyền cho các bên được đòi tiền lãi đối với số tiền chậm trả. Luật Thương mại còn quy định cụ thể về lãi suất.69


Mục 4 : Miễn trách nhiệm
Pháp luật Việt Nam và Công ước đều quy định các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm bao gồm sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.70 Bên cạnh đó, CISG còn ghi nhận thêm trường hợp miễn trách đối với hành vi vi phạm do lỗi của bên thứ ba là bên đã cam kết thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng trong khi pháp luật Việt Nam chưa đề cập đến vấn đề này. Yêu cầu thông báo về trường hợp miễn trách đều được quy định trong hai hệ thống luật.
Mục 6 : Bảo quản hàng hóa
Công ước có quy định cụ thể về nghĩa vụ bảo quản hàng hóa của các bên trong trường hợp có tranh chấp71 trong khi Luật Thương mại không điều chỉnh vấn đề này.
Điều hướng trang này:
4. Các bảo lưu
4.2. Bảo lưu chỉ áp dụng CISG trên một số phần lãnh thổ của quốc gia thành viên (Điều 93)
4.3. Bảo lưu không áp dụng CISG đối với các quốc gia đã có luật chung thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế (Điều 94)
3.4. Chuyển rủi ro
Nhìn chung, các quy định của Công ước tương thích với pháp luật Việt Nam về vấn đề chuyển rủi ro. Theo đó, việc chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định, không có địa điểm giao hàng xác định, mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển… đều được hai hệ thống luật điều chỉnh. Tuy nhiên so với Luật Thương mại, CISG có quy định cụ thể hơn về từng trường hợp.

4. Các bảo lưu


CISG cho phép các quốc gia thành viên thực hiện một số bảo lưu sau:

4.1. Bảo lưu phần II hay phần III của CISG (Điều 92):


Bảo lưu này cho phép một quốc gia thành viên không áp dụng Công ước cho vấn đề thiết lập hợp đồng (phần II) hoặc thực hiện hợp đồng (phần III).

Do pháp luật hợp đồng của Việt Nam và các quy định của Công ước là tương thích với nhau, không có mẫu thuẫn cơ bản hay khác biệt đáng kể nên Việt Nam không cần thiết bảo lưu theo Điều này. Hơn nữa, các quy định tại Phần II và Phần III Công ước khá chi tiết và cụ thể so với quy định tương ứng của Luật Thương mại và Bộ Luật dân sự, do đó việc áp dụng Công ước sẽ góp phần bù đắp những thiếu hụt pháp lý của pháp luật Việt Nam về hợp đồng.

4.2. Bảo lưu chỉ áp dụng CISG trên một số phần lãnh thổ của quốc gia thành viên (Điều 93)

Bảo lưu này được thiết kế chủ yếu dành cho các quốc gia liên bang – là nước có hai hay nhiều đơn vị lãnh thổ tương đối độc lập với nhau, có hệ thống pháp luật khác nhau, có thể tuyên bố rằng Công ước sẽ áp dụng cho tất cả hay chỉ cho một hoặc một số đơn vị lãnh thổ.

Do là quốc gia đơn nhất, Việt Nam không cần thực hiện bảo lưu này.

4.3. Bảo lưu không áp dụng CISG đối với các quốc gia đã có luật chung thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế (Điều 94)

Bảo lưu này cho phép hai hay nhiều quốc gia đã có những quy tắc pháp lý chung hoặc giống nhau áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được bảo lưu không áp dụng CISG tại các quốc gia này.

Do chưa tham gia vào một điều ước quốc tế khu vực nào về thống nhất luật mua bán hàng hóa quốc tế nên Việt Nam không cần phải thực hiện bảo lưu này.

4.4. Bảo lưu không áp dụng Điều 1.1 CISG (Điều 95)
Điều 1.1.b CISG quy định áp dụng CISG khi các quy phạm tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến luật của một quốc gia thành viên. Công ước cho phép các quốc gia thành viên có thể bảo lưu quy định này. Các nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, truyền thống áp dụng lâu dài hoặc có nhiều điểm khác biệt với CISG như Hoa Kỳ, Singapore hay Trung Quốc tuyên bố bảo lưu theo Điều 95 nhằm tăng cường việc áp dụng luật quốc gia cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Do hệ thống pháp luật về hợp đồng của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, hơn nữa lại không có khác biệt đáng kể về nội dung so với Công ước, do đó Việt Nam không nên thực hiện bảo lưu này.


Điều hướng trang này:
Việt Nam nên gia nhập Công ước với bảo lưu này
4.5. Bảo lưu về hình thức hợp đồng (Điều 96)
Các quốc gia mà pháp luật đòi hỏi hợp đồng mua bán phải được lập thành văn bản có thể bảo lưu không áp dụng nguyên tắc tự do về hình thức theo Điều 12 CISG.

Nhằm đảm bảo tính chắc chắn, rõ ràng về mặt pháp lý cho các hợp đồng mua bán có yếu tố nước ngoài, ngăn ngừa rủi ro và tranh chấp phát sinh trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng, Việt Nam nên gia nhập Công ước với bảo lưu này, theo đó yêu cầu mọi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Tóm lại, qua nội dung phân tích, so sánh trên đây có thể thấy rằng về cơ bản các quy định của Công ước và pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa là tương thích với nhau. Trước hết, các quy định của Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng nói chung của Việt Nam. Thứ hai, có một số vấn đề được Công ước điều chỉnh mà pháp luật Việt Nam không quy định (như bảo quản hàng hóa, nội dung cụ thể của một đề nghị giao kết hợp đồng…) và ngược lại (hệ quả của hợp đồng đối với quyền sở hữu hàng hóa, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, chế tài phạt vi phạm, vấn đề thời hiệu, vấn đề ủy quyền…). Đồng thời, nhiều nội dung được cả hai hệ thống luật ghi nhận nhưng được thể hiện chi tiết và cụ thể hơn trong Công ước. Điều này là dễ hiểu vì trong quá trình soạn thảo Luật Thương mại 2005 và Bộ luật dân sự 2005, các nhà làm luật đã tham khảo nhiều quy định của Công ước. Bên cạnh đó, các quy định trong Luật Thương mại được thiết kế để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung, do đó so với CISG là công ước dành riêng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì Luật Thương mại có một số khác biệt mang tính đặc thù và kém chi tiết hơn ở nhiều quy định tương ứng. Tuy nhiên, do không có sự mâu thuẫn cơ bản giữa hai hệ thống luật nên có thể khẳng định khi gia nhập CISG, Việt Nam không phải sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật.

Về vấn đề bảo lưu, trong trường hợp gia nhập Công ước, Việt Nam nên thực hiện bảo lưu về hình thức của hợp đồng theo Điều 96 CISG nhằm đảm bảo mọi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài được ký kết dưới hình thức văn bản theo quy định của Luật Thương mại 2005. Điều này nhằm ngăn ngừa các rủi ro và tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế do sự thiếu minh bạch trong ký kết và thực hiện hợp đồng.



tải về 120 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương