Khoa luật bộ MÔn pháp luật kinh doanh quốc tế


Các quy định chung (Điều 7-13)



tải về 120 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2023
Kích120 Kb.
#54343
1   2   3   4   5   6   7
Đề thi tiểu luận PLKDQT PLU410

1.2. Các quy định chung (Điều 7-13)
Điều 7 Công ước liên quan đến việc giải thích CISG, quy định việc giải thích phải nhằm thúc đẩy sự áp dụng thống nhất Công ước và tôn trọng nguyên tắc thiện chí trong thương mại quốc tế. Nguyên tắc thiện chí là một nguyên tắc quan trọng trong pháp luật dân sự. Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong Bộ luật dân sự Việt Nam 17.
Các vấn đề thuộc đối tượng điều chỉnh của Công ước mà không có quy định rõ ràng trong Công ước để giải quyết thì sẽ áp dụng các nguyên tắc chung mà Công ước dẫn chiếu, trong trường hợp không có các nguyên tắc này thì sẽ áp dụng luật quốc gia mà quy phạm tư pháp quốc tế dẫn chiếu. Trong khi đó, Luật Thương mại ghi nhận về trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật Thương mại và Bộ luật dân sự 18. Bộ luật dân sự cũng quy định trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc của Bộ luật dân sự 19.
Điều 11 đến điều 13 CISG đề cập đến việc liệu một hợp đồng có cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay không, và thừa nhận thực tế telex và điện tín được coi như hình thức văn bản trong pháp luật hợp đồng. Điều 11 CISG đi theo cách tiếp cận rằng các hợp đồng không nhất thiết phải thể hiện bằng hình thức văn bản. Tuy nhiên Điều 12 và 96 CISG ghi nhận bất cứ nước thành viên nào cũng có quyền tuyên bố bảo lưu nội dung này, có quyền áp dụng quy định mọi chào hàng, chấp nhận chào hàng, hợp đồng, các sửa đổi/chấm dứt hợp đồng và bất kỳ sự thể hiện ý chí nào khác phải được lập bằng văn bản nếu một bên có trụ sở kinh doanh ở nước đó.
Theo Luật Thương mại Việt Nam, mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức có giá trị pháp lý tương đương 20. Quy định này nhằm tránh những rủi ro và tranh chấp phát sinh từ sự thiếu minh bạch trong hoạt động thương mại quốc tế, vốn là hoạt động thương mại phức tạp. Do đó, nếu gia nhập Công ước, Việt Nam nên thực hiện bảo lưu nội dung về hình thức hợp đồng tại Điều 12 và 96 CISG.

tải về 120 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương