Khoa luật bộ MÔn pháp luật kinh doanh quốc tế


Giao kết hợp đồng (Điều 14-24 CISG)



tải về 120 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2023
Kích120 Kb.
#54343
1   2   3   4   5   6   7
Đề thi tiểu luận PLKDQT PLU410

2. Giao kết hợp đồng (Điều 14-24 CISG)
Điều 14 CISG định nghĩa một đề nghị giao kết hợp đồng hình thành một chào hàng khi nó được gửi đến một/nhiều người xác định, thể hiện ý chí của người chào hàng muốn ràng buộc mình trong trường hợp chào hàng được chấp nhận, và nêu rõ hàng hóa, ấn định hoặc quy định cách xác định số lượng và giá cả. Bộ luật dân sự Việt Nam quy định đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể 21So với CISG, pháp luật Việt Nam không yêu cầu nội dung cụ thể của một đề nghị giao kết hợp đồng.
Điều 14 CISG cũng phân biệt một chào hàng với một lời mời đưa ra chào hàng22. Theo đó, một đề nghị không gửi cho những người xác định chỉ được coi là một lời mời đưa ra chào hàng. Nội dung này không có quy định tương ứng trong pháp luật Việt Nam.
Điều 15 CISG quy định một chào hàng sẽ có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng. Ngoài ra, chào hàng, dù là loại không thể hủy ngang, có thể bị rút lại nếu thông báo rút lại chào hàng tới nơi người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng. Thực chất sự rút lại chào hàng theo điều này không phải là sự hủy bỏ chào hàng vì chào hàng này chưa có hiệu lực.
Bộ luật dân sự Việt Nam ghi nhận thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực là do bên đề nghị ấn định ; hoặc khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó23. Luật cũng liệt kê rõ các trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng24, bao gồm : đề nghị được chuyển đến nơi cư trú/ trụ sở của bên được đề nghị ; đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị ; bên được đề nghị biết được đề nghị thông qua các phương thức khác. Quy định này phù hợp với nội dung của Điều 24 CISG. Về việc rút lại đề nghị, Điều 392 BLDS 2005 có quy định tương tự CISG, theo đó quy định điều kiện để bên đề nghị thay đổi, rút lại đề nghị là khi bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị. Tuy nhiên, so với Công ước, điểm b khoản 1 Điều 392 còn bổ sung thêm trường hợp bên đề nghị có thể rút lại đề nghị nếu: điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
Điều 16 CISG quy định về nguyên tắc, một chào hàng có thể bị hủy ngang. Tuy nhiên, điều kiện để hủy bỏ chào hàng là nếu thông báo về việc hủy bỏ tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi chấp nhận chào hàng. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 16 CISG quy định hai ngoại lệ quan trọng trong đó chào hàng không thể bị hủy ngang là :



  1. Khi đề nghị quy định rõ là không thể bị hủy ngangbằng cách quy định rõ một thời hạn nhất định cho việc chấp nhận.


  2. Bên đề nghị có cơ sở hợp lý để tin là đề nghị không hủy ngang và đã hành động theo chiều hướng đó.

Trong khi đó, BLDS 2005 có cách tiếp cận ngược lại, quy định: “Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng”25. Như vậy theo pháp luật Việt Nam, một đề nghị về nguyên tắc sẽ không bị hủy ngang, trừ khi quyền hủy ngang được bên đề nghị quy định trước trong đề nghị. Mặc dù Điều 393 BLDS 2005 đưa ra thời điểm “bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng” làm căn cứ để xác định hiệu lực của thông báo hủy bỏ đề nghị của bên đề nghị, nhưng lại không nêu rõ thời điểm nào được coi là bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị.


Điều 17 CISG ghi nhận một quy tắc được chấp nhận phổ biến rằng một chào hàng dù là loại không thể hủy ngang vẫn có thể chấm dứt hiệu lực khi thông báo từ chối chấp nhận chào hàng đến nơi người chào hàng. Trong khi đó, Bộ luật dân sự quy định các trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt bao gồm : i) bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận ; ii) hết thời hạn trả lời chấp nhận ; iii) khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực ; iv) khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực ; theo thỏa thuận của hai bên trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời26.
Điều 18 CISG định nghĩa một chấp nhận chào hàng là một lời tuyên bố hoặc một hành vi khác của người được chào hàng thể hiện rõ sự đồng ý với chào hàng. Sự im lặng hoặc không hành động không mặc nhiên có giá trị là một chấp nhận. Tương ứng, Điều 396 BLDS 2005 nêu rõ chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như họ đã đưa ra đề nghị mới27.
Về thời điểm để một chấp nhận chào hàng có hiệu lực, CISG căn cứ vào thời điểm chấp nhận chào hàng tới nơi người chào hàng28. Một chấp nhận chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người chào hàng trong thời hạn quy định hoặc trong một thời hạn hợp lý (nếu không ấn định thời hạn). Pháp luật Việt Nam quy định trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn được bên đề nghị ấn định. Nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn đó thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời29. Ngoài ra, CISG30 và Bộ luật dân sự Việt Nam31 đều yêu cầu một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay lập tức, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 19 CISG ghi nhận trường hợp trả lời chấp nhận chào hàng có kèm theo những nội dung sửa đổi đề nghị chào hàng ban đầu sẽ cấu thành một chào hàng mới, trừ khi những sửa đổi không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung chào hàng ban đầu. Các yếu tố sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, chất lượng và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, phạm vi trách nhiệm của các bên, giải quyết tranh chấp được coi là làm biến đổi một các cơ bản nội dung của chào hàng. Về phần này, BLDS cũng có quy định tương tự như đã đề cập ở trên tại Điều 395, tuy nhiên không có quy định chi tiết về các yếu tố sửa đổi làm thay đổi cơ bản nội dung chào hàng như trong CISG.
Điều 22 CISG và Điều 400 BLDS có quy định tương tự nhau về việc chấp nhận chào hàng có thể bị rút lại nếu thông báo rút lại tới nơi người chào hàng trước hoặc cùng thời điểm chấp nhận chào hàng có hiệu lực.
Về thời điểm giao kết hợp đồng, CISG quy định hợp đồng được giao kết kể từ thời điểm chấp nhận chào hàng có hiệu lực32, trong khi BLDS cụ thể hóa các trường hợp như : hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết ; hoặc nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết thì hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng ; hoặc thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng ; hoặc thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. Nhìn chung, các quy định này của CISG và BLDS là tương thích với nhau.

tải về 120 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương