Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị.”



tải về 342.65 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích342.65 Kb.
#31582
1   2   3   4   5

Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn Khuê, 1982 cho biết:

Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 39,2%

Lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 48,0%

Lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 58,3%

Lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 24,9%

Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương, 1995 cho biết:

Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 49,8%

Lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 67,1%

Lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 62,6%

Lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 40,6%


2.4.5. Cơ chế phát sinh bệnh của bệnh giun đũa lợn

Thời kỳ ấu trùng hay giun trưởng thành giun đũa lợn đều gây bệnh. Khi ấu trùng ở ruột chui vào thành ruột gây tổn thương sẽ mở đường cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi ấu trùng di chuyển qua phổi làm cho bệnh suyễn nặng hơn và tỉ lệ phát sinh bệnh có thể tăng gấp 10 lần. Theo Underdahl (1957), Phổi nặng gấp 10 lần so với lợn chỉ bị suyễn lợn. Khi ấu trùng theo máu về gan, dừng lại ở mạch máu gây ra lấm tấm xuất huyết, đồng thời gây hủy hoại tế bào gan, ấu trùng từ mạch máu phổi di chuyển tới phế bào nên mạch máu bị vỡ, ở phổi có nhiều điểm xuất huyết. Khi ấu trùng di hành qua phổi gây ra viêm, triệu chứng viêm còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm, có thể kéo dài 5-14 ngày, cho khi làm cho con vật bị chết. Thức ăn thiếu Vitamin A làm cho lợn con dễ bị viêm phổi do giun đũa gây ra. Ấu trùng di hành độ 2-3 tuần, khi thành giun trưởng thành thì tác dụng gây viêm giảm dần. Khi giun trưởng thành ở ruột non làm niêm mạc bị loét và đau bụng, khi nhiều gây tắc ruột, thủng ruột. Có khi vào ống mật gây hoàng đản. Giun đũa còn tiết độc tố gây nhiễm độc thần kinh trung ương và mạch máu, triệu chứng thần kinh như tê liệt hoặc hưng phấn. Ngoài ra trong quá trình trao đổi chất giun còn thải chất cặn bã gây độc làm lợn chậm lớn, còi cọc.

2.4.6. Tác hại của bệnh giun đũa lợn

Khi ấu trùng di hành qua phổi gây viêm phổi, xuất huyết. Ấu trùng L2 và L3 gây những điểm hoại tử xuất huyết ở gan kích thước khoảng 1 cm và có nhiều sợi Fibrin. Ấu trùng cũng gây tổn thương và làm rách các mao mạch, phế nang làm cho bệnh suyễn nặng hơn. Đồng thời ấu trùng còn mang vi khuẩn E.coli vào trong máu.

Giun trưởng thành ký sinh ở ruột làm viêm cơ ruột, gây loét ruột. Lấy các chất dinh dưỡng của quá trình trao đổi chất gây còi cọc, chậm lớn, gây tắc ruột, thủng ruột. Giun sử dụng nhiều Ca2+ làm cho lợn co giật, mềm xương, còi xương. Khi di hành qua ống mật gây vỡ ống mật.

2.4.7. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh giun đũa lợn

2.4.7.1. Triệu chứng

Triệu chứng ở lợn lớn không rõ, phần nhiều là mang giun đũa, trở thành nguồn gieo rắc mầm bệnh. Bệnh nặng ở lợn con từ 3 đến 6 tháng, lợn chậm lớn, gầy còm, ấu trùng ở phổi gây viêm phổi, thân nhiệt tăng cao, ăn uống giảm sút, hô hấp nhanh, thường xuyên có các triệu chứng viêm phổi, khi giun trưởng thành thì triệu chứng không rõ: chậm lớn, gầy, sút cân, rối loạn tiêu hóa; khi có nhiều giun làm tắc ruột, thủng ruột, đau bụng, viêm xoang bụng, một số con bị quá mẫn thì có triệu chứng thần kinh, nổi mẫn, ho…v.v.

2.4.7.2. Bệnh tích

Lúc đầu phổi bị viêm, trên mặt phổi có đám huyết màu hồng thẫm. Khi mổ phổi thấy nhiều ấu trùng. Khi nhiều giun trưởng thành ở ruột non làm ruột non viêm cata. Khi ruột bị vỡ thì gây viêm phúc mạc và xuất huyết.

2.4.8. Chẩn đoán bệnh giun đũa lợn

+ Lợn dưới hai tháng tuổi: Lợn con theo mẹ nếu có giun, thì giun chưa đẻ trứng (54-62 ngày mới đẻ trứng). Bởi vậy nếu muốn chẩn đoán bệnh, có thể mổ khám rồi tìm ấu trùng ở phổi và gan.

+ Lợn trên hai tháng tuổi: Kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng. Ngoài ra có thể mổ khám để tìm trứng ở ruột non.

+ Chẩn đoán bằng phản ứng biến thái nội bì: Có nhiều cách chế kháng nguyên tiêm nôi bì, nhưng thường dùng cách chế của Ecsop: Rửa sạch giun đũa còn sống, nghiền nát hòa với hai phần nước cất, cứ 1ml dung dịch trên cho thêm 8g men tuyến tụy và 10ml clorofoc, điều chỉnh pH = 7,6-7,8. Để tủ ấm 7-12 ngày, giun tan hết thì ly tâm, lấy nước ở trên cho vào lọ pha với cồn 90o, tỉ lệ 1:5 để cho kháng nguyên lắng xuống, lấy kháng nguyên ở đáy cho vào lọ con để tủ ấm. Sau khi khô bảo quản ở tủ lạnh trên 8 tháng vẫn không ảnh hưởng đến đặc tính kháng nguyên. Khi tiêm, pha loãng 1:200. Có thể tiêm nội bì vành ngoài tai hoặc nhỏ vào xoang kết mạc mắt.

Phương pháp chẩn đoán này rất tốt, không có phản ứng chéo với lợn nhiễm giun tóc, giun kết hạt và giun đầu gai. Sau khi lợn nhiễm giun đũa từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 11 bắt đầu có phản ứng dương tính. Phản ứng này duy trì được khoảng 110-140 ngày. Thời gian phản ứng biến thái xuất hiện phù hợp với thời gian kháng thể tập trung trong máu sau khi nhiễm giun và không phụ thuộc vào giun trưởng thành ở ruột.

2.4.9. Biện pháp phòng, trị bệnh giun đũa lợn

2.4.9.1. Phòng bệnh

- Dùng thuốc tẩy cho lợn giai đoạn sau tách mẹ và giai đoạn 3-4 tháng. Nếu cần thiết tẩy cho lợn 5-7 tháng tuổi. Lợn lớn nhiễm ít nhưng là nguồn gieo rắc mầm bệnh, cần thiết thì tẩy cho lợn lớn.

- Diệt căn bệnh ngoài cơ thể lợn: Trứng giun đũa phán tán ra ngoài là nguyên nhân chính làm bệnh lan tràn, để diệt trứng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Phân lợn tập trung đem ủ nhiệt sinh vật để diệt trứng và chống ô nhiễm, hoặc ủ phân Biogas.

+ Máng ăn, máng uống phải sạch sẽ.

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.

+ Chú ý khi lợn nái trong thời kỳ tiết sữa có thể truyền cho con.

+ Phòng bằng vaccine: Thu thập trứng có chứa ấu trùng gây nhiễm, chiếu phóng xạ 700 R. Số lượng trứng là 500-2000/ liều vaccine cho ăn. Những lợn cho ăn vaccine tỉ lệ nhiễm giun đũa giảm 4,7 lần so với heo đối chứng. Thời gian miễn dịch khoảng 4 tháng.

+ Dùng Hygromycine 1,5 kg/ 1 tấn thức ăn phòng cho lợn.

2.4.9.2. Trị bệnh

Khi lợn bị nhiễm giun đũa ta sử dụng một trong các loại thuốc sau để điều trị:

- Tetramisole (Nilverm hoặc Ascaridin): liều dùng 20g thuốc tinh chất/ kg trọng lượng (P), trộn vào thức ăn hoặc cho uống một lần.

- Levamisole (Vinacor, Decaris): ở dạng dung dịch 7,5% dạng chai 100 ml hoặc 240 ml hoặc 500 ml. Khi dùng sử dụng 6-8 mg/ kg P, chích bắp cho lợn nhỏ hơn 30 kg. Lợn lớn hơn chích liều 5-6 mg/ kg P.

- Levomisole: nồng độ 6,5% dạng chai 100 ml. Lợn nhỏ hơn 30 kg chích bắp liều 1 ml/ 6 kg P. Lợn lớn chích liều 1 ml/ 9 kg P.

- Tetravermex: dạng bột 10%, liều dùng 20 mg/ kg P cho ăn hoặc uống.

- Themisole: dạng 15% đóng chai 200 ml. Chích bắp liều 1 ml/ 20 kg P, không quá 5 ml/ con.

- Nilverm: Do Australia sản xuất nồng độ 7,5% đóng chai 500 ml. Chích liều 1 ml/ 7-8 kg P.

- Nichlozamide-Tetramisole B: dạng viên 5 g, dùng 1 viên/ 75 kg P.

- Piperazine: đối với lợn chỉ dùng dạng Hexahydrate piperazine và các dạng muối Adipinat, Phosphate, Sunfate cho ăn hoặc cho uống. Lợn nhỏ hơn 50 kg dùng liều 0,3 g/ kg P. Lợn lớn hơn 50 kg dùng liều 15 g/ con, dùng 2 lần/ ngày.

- Mebendazole (Mebenvet): dùng liều 20 mg/ kg P cho ăn hoặc uống. Sau khi dùng lợn có thể bị tiêu chảy nhẹ.

- Dichlovos (DDVP): 0,2 g/ kg P cho ăn hoặc uống.

- Benacine: liều 150 mg/ kg P cho ăn hoặc uống.

- Phenothiazine: 0,5 g/ kg P cho ăn hoặc uống.

- Ivermectin: 0,1-0,3 mg/ kg P chích bắp hoặc chính dưới da.

- Doramectin: liều 0,1-0,3 mg/ kg P chích bắp hoặc chính dưới da.

- Ngoài ra còn có thể sử dụng: Safersan, Morantel, Benzimidazole, Febantel, Panacur, Parbendazole, Rintal, …

- Hạt keo dậu: phơi khô, rang vàng, giã nhỏ. Dùng 60-100 g/con. Tùy độ tuổi trộn với cám cho lợn ăn. Dùng liên tục 3 ngày.

- Vỏ xoan tươi 50 g và 20 g rễ cây sòi, sắc nước cho lợn uống 3 ngày liền.

- Hạt cau già: 5-20 g/con, sắc thuốc trộn thức ăn ngon cho lợn ăn.

2.4.10. Một số thông tin về loại thuốc tẩy giun sán Vimectin và Levavet hiện có bán tại các đại lý thuốc thú y trên địa bàn huyện Krông Bông

2.4.10.1. Thông tin về thuốc Vimectin

Thành phần: Ivermectin

Đóng chai: 100 ml

Công dụng:



  • Phòng và trị các bệnh ký sinh trùng như: giun đũa, giun chỉ, giun xoăn, giun lươn, giun đầu gai, giun tim ở chó, mèo, heo, cừu, trâu, bò…

  • Phòng và trị các bệnh ngoại ký sinh trùng như: cái ghẻ, ve, bọ chét, chấy rận gây ghẻ, xà mâu ở chó, mèo, dê, cừu, trâu, bò…

Cách dùng:

  • Trâu, bò, dê, cừu: 1ml/14-16 kg thể trọng.

  • Heo: 1ml/8-10 kg thể trọng

  • Chó, mèo, thỏ: 1ml/ 12-15 kg thể trọng

  • Gia cầm: 1ml/ 15 kg thể trọng

  • Khi phát hiện bệnh chỉ tiêm một liều duy nhất

  • Để phòng bệnh 2-3 tháng sau tiêm lại một lần

  • Lưu ý:

  • Không dùng quá liều quy định

  • Không dùng cho chó, mèo, thỏ dưới 2 tháng tuổi

  • Thuốc còn thừa trong lọ nếu bảo quản tốt vẫn còn hiệu lực sau 3-4 tháng

2.4.10.2. Thông tin về thuốc Levavet

Thành phần: Levamisole...100 mg

Tá dược vừa đủ .....5 g

Công dụng: Trị nội, ngoại ký sinh trùng, giun tròn, giun lươn, giun phổi....

Cách dùng: Trộn vào thức ăn hoặc pha vào nước uống 1 gói/ 12-15 Kg trọng lượng.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

(Theo Vemedim)

PHẦN III


NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn tại các địa điểm

3.2. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo độ tuổi

3.3. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo tính biệt

3.4. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo phương thức chăn nuôi

3.5. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo giống lợn

3.6. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh giun đũa lợn

3.7. Thí nghiệm sử dụng Vimectin và Bio-Levamisol 10% để điều trị

3.8. Phương pháp tiến hành

3.8.1. Địa điểm và thời gian khảo sát

a) Địa điểm

- Các điểm giết mổ tập trung trên địa bàn huyện

- Một số hộ gia đình tại:

+ Thị trấn Krông Kmar (vùng trung tâm)

+ Xã Hòa Sơn (vùng cận trung tâm)

+ Xã EaTrul (vùng ven trung tâm)

b) Thời gian

- Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 05 năm 2010.

3.8.2. Dụng cụ

- Kính hiển vi quang học

- Dụng cụ thủy tinh: lọ, đũa thủy tinh, cốc, phiến kính, lam kính, đĩa petri, rây lọc.

- Bao nylon, túi đựng phân, găng tay, cân…

3.8.3. Hóa chất

- Dung dịch NaCl bão hòa

- Dung dịch Formalin 10%

- Thuốc tẩy giun sán Vimectin và Bio-Levamisol 10%

3.8.4. Địa điểm xét nghiệm phân và tiến hành điều trị

- Phòng xét nghiệm bộ môn thú y chuyên ngành, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên.

- Một số hộ nuôi lợn tại: Thị trấn Krông Kmar, xã Hòa Sơn, xã EaTrul.

3.8.5. Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp lấy mẫu

+ Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng:



  • Lấy mẫu phân tươi, vào buổi sáng

  • Trước khi lấy mẫu phân, tắm lợn và xua đuổi nhẹ đàn lợn để cho chúng đi phân nhanh.

  • Sau đó tiến hành lấy mẫu phân cho vào túi nylon. Lấy tại 3 điểm (điểm đầu, điểm giữa, điểm cuối) trên đống phân, mỗi mẫu lấy 10g phân, cột chặt và dùng viết lông không phai ghi các thông tin (địa điểm, độ tuổi, giống, tính biệt, phương thức chăn nuôi) của từng con lên túi nylon.

p(1-p)

+ Số lượng mẫu nghiên cứu được ước tính theo công thức: n = (1,96)2

d 2

b) Phương pháp xét nghiệm phân

+ Tiến hành xét nghiệm phân lợn bằng phương pháp phù nổi với dung dịch muối NaCl bão hòa của Willis.

- Nguyên lý của phương pháp: phương pháp này sử dụng muối NaCl bão hòa có tỷ trọng cao hơn trứng giun sán nhưng thấp hơn cặn phân, do đó trứng giun sẽ được đẩy lên trên bề mặt.

- Cách tiến hành: cho 1-2g phân vào cốc thủy tinh, cho vào đó một ít nước muối NaCl bão hòa (450g/ml) khuấy đều, lọc qua lưới lọc có 81 lỗ/cm2 vào một lọ miệng hẹp. Cho nước muối bão hòa vào cho đầy miệng lọ, đậy phiến kính lên miệng lọ để yên 10-15 phút, lấy nhanh phiến kính ra, đảo ngược, phủ lá kính lên và kiểm tra trên kính hiển vi với độ phóng đại 10X và 40X.

- Cách xem tiêu bản: Mỗi mẫu phân được quan sát trên 3 tiêu bản, nếu thấy có trứng giun đũa thì quy định là dương tính (+), còn những mẫu quan sát trên 3 tiêu bản nếu không thấy trứng giun đũa thì quy định là âm tính (-).

+ Tiến hành xét nghiệm phân trong 24 giờ (trong trường hợp chưa xét nghiệm kịp thì bảo quản bằng dung dịch Formalin 10%).

c) Phương pháp mổ khám

Mổ khám không toàn diện: Lợn sau khi giết chỉ cắt lấy phần ruột, vuốt chất chứa ra, gạn rửa, thu nhặt giun.

3.8.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực tẩy trừ của thuốc

- Để kiểm tra hiệu lực tẩy trừ của hai loại thuốc trên, tiến hành chọn một số lượng lợn thích hợp ở các lứa tuổi khác nhau đã tiến hành xét nghiệm phân và cho kết quả dương tính vào thí nghiệm thuốc. Chia thí nghiệm làm hai lô: một lô sử dụng thuốc Vimectin, lô còn lại sử dụng Levavet.

- Trước khi cấp thuốc, cân trọng lượng từng con để xác định liều thuốc theo trọng lượng cơ thể.

- Sau khi cấp thuốc 1 giờ, kiểm tra các triệu chứng, phản ứng phụ sau khi sử dụng thuốc.

- 3 ngày sau khi cấp thuốc, tiến hành lấy phân xét nghiệm. Đối với các mẫu dương tính với giun đũa lợn sau khi kiểm tra, tiếp tục kiểm tra ở ngày thứ 5 và ngày thứ 7.



Tên thuốc

Liều lượng

(ml/kg P)



Số lợn thí nghiệm (con)

Tỉ lệ tẩy sạch (%) sau

3 ngày

5 ngày

7 ngày

Vimectin
















Bio-Levamisol 10%















3.8.7. Phương pháp xử lý số liệu

+ Xử lý theo phương pháp thống kê sinh học.

- Tỉ lệ nhiễm = (số con nhiễm/số con nghiên cứu) * 100%

- Cường độ nhiễm theo từng địa điểm, từng độ tuổi, theo tính biệt, theo phương thức chăn nuôi: Xác định số lượng giun đũa trong đường ruột cao nhất và thấp nhất theo từng địa điểm, từng độ tuổi, theo tính biệt, theo phương thức chăn nuôi.

- Hiệu lực tẩy trừ của thuốc (%) = (số con tẩy sạch/số con thí nghiệm)*100%

+ Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

PHẦN IV


KẾT QUẢ -THẢO LUẬN

4.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn trên lợn chăn nuôi gia đình tại Krông Bông

4.1.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn tại các địa điểm

Bệnh giun đũa lợn là bệnh giun sán truyền qua đất ( quá trình phát triển vòng đời không cần qua vật chủ trung gian). Chính vì vậy, bệnh giun đũa lợn chịu sự tác động rất lớn của điều kiện khí hậu, tính chất thổ nhưỡng, độ cao so với mật nước biển, sự hoạt động của con người, sự tác động qua lại của khu hệ động vật và khu hệ thực vật; tóm lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Mỗi vùng sinh thái khác nhau điều kiện tự nhiên cũng khác nhau, hoạt động của con người trong lao động cũng không giống nhau. Thế nên, việc xem xét mỗi vùng sinh thái khác nhau tác động đến tình hình nhiễm giun đũa lợn như thế nào là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành chọn ba địa điểm đại diện cho ba vùng sinh thái khác nhau tại huyện Krông Bông là: Thị trấn Krông Kmar (vùng trung tâm và cũng là vùng cao nhất), xã Hòa Sơn (vùng cận trung tâm), và xã Êa Trul (vùng ven trung tâm). Tại ba địa điểm này chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm phân 384 mẫu phân lợn (trong đó có 135 mẫu phân được lấy ngẫu nhiên tại 8 khối và buôn Ya của thị trấn, 147 mẫu phân lợn lấy ngẫu nhiên tại 15 thôn xã Hòa Sơn và 102 mẫu phân lợn lấy ngẫu nhiên tại 9 thôn, buôn đồng bào dân tộc tại xã Êa Trul) bằng phương pháp phù nỗi với NaCl bão hòa và ghi nhận kết quả về tỉ lệ nhiễm ở bảng sau:




Địa điểm

nghiên cứu



Số con

nghiên cứu (n)



Số con nhiễm

(+)


Tỉ lệ nhiễm

(%)


Cường độ nhiễm (max-min)

Thị trấn

Krông Kmar



135

39

28,89

4,78 ± 0,43

Xã Hòa Sơn

147

57

38,78

5,26 ± 0,39

Xã EaTrul

102

48

47,06

6,50 ± 0,73

Tổng

384

144

37,50

5,33 ± 0,27

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> MỤc lục danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu hình vẽ 4
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> LỜi nóI ĐẦu phần I tổng quan về HỆ thống thông tin quang sợI
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông quản trị sản xuấT
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h vina của công ty tnhh 3h vina
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐỀ 24 thi ngày 22/9
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐƯỜng lối ngoại giao củA ĐẢng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâN (1945-1954)
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Đồ án xử lý nước cấp Thiết kế hệ thống xử lý nước cho 2500 dân
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HiÖn nay gç rõng tù nhiªn ngµy cµng khan hiÕm mµ nhu cÇu sö dông gç ngµy cµng cao
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Câu 1: Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam

tải về 342.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương