Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị.”



tải về 342.65 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích342.65 Kb.
#31582
1   2   3   4   5

Như vậy, qua bảng số liệu chúng tôi thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn tại ba địa điểm mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu là 37,50 %. Cao hơn so với tình hình nhiễm giun sán ở một số vùng như: Thanh Hóa 13,2 %, Quảng Ninh 26,5 %, Nam Hà 33,3 % nhưng thấp hơn một số vùng khác như: Hải Hưng 40,5 %, Hà Bắc 42,1 %, Nghĩa Lộ 43,5 %, Hà Tĩnh 43,6 %.

Ngoài ra, theo công bố của một số tác giả miền Bắc tỉ lệ nhiễm giao động từ 13 – 14 % (Phạm Văn Khuê và Trịnh Văn Thịnh, 1982). Năm 1978, Phạm Văn Khuê và Phan Lục điều tra 1055 lợn tại 6 tỉnh Nam Bộ cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn là 31,04 %. Trong đó tại 3 tỉnh miền Đông nhiễm 40 %, 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhiễm 23 %. Năm 1995, Lương Văn Huấn mổ khám 891 lợn thuộc 4 lứa tuổi (< 3 tháng tuổi, 3 – 4 tháng tuổi, 5 – 7 tháng tuổi và trên 7 tháng tuổi) và khảo sát 5044 lợn tại 12 tỉnh phía Nam cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa là 53 %, Bình Trị Thiên là 34 %, Quảng Nam-Đà Nẵng là 61 %, Binh Định 45 %, Thành phố Hồ Chí Minh 41 %, Long An 47 %, Tiền Giang 73 %, Kiên Giang 70 %. Phạm Chức, Châu Bá Lộc và cộng sự (1986) cho biết lợn Kiên Giang nhiễm từ 28 – 50 %. Bùi Lộc, Nguyễn Đăng Khảo, Vũ Sỹ Nhàn (1979) cho biết lợn miền Trung nhiễm 36 – 58 %.

Như vậy ta thấy rằng trong thời gian trở lại đây tình hình nhiễm giun đũa có khuynh hướng giảm dần. Có thể nói đó là nổ lực khá nhiều của các nhà nghiên cứu, của người chăn nuôi, của cơ quan thú y trong việc phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm nói chung và phòng và trị bệnh giun đũa lợn nói riêng. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm như vậy vẫn còn khá cao. Như đã nói ở trên đó là do sự tác động của điều kiện tự nhiên, do điều kiện khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, tính chất thổ nhưỡng tương đối thuận lợi cho sự khu trú và phát triển của ký sinh trùng mà đặc biệt là giun đũa lợn. Vì vậy, việc nghiên cứu để có biện pháp phòng trị bệnh giun đũa lợn một cách hiệu quả nhằm hạn chế tác hại do bệnh giun đũa gây ra là điều vẫn còn rất cần thiết, cần được thực hiện.

Tỉ lệ nhiễm chung là 37,50 %, tuy nhiên tại mỗi địa điểm có sự khác biệt rõ rệt. Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tại Thị trấn Krông Kmar tỉ lệ nhiễm là 28,89 %, tại xã Hòa Sơn 38,78 %, và tại Êa Trul là 47,06 %. Đồng thời, qua xử lý số liệu cho thấy P = 0,015 < 0,05 chứng tỏ sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê.

Sỡ dĩ, tại thị trấn Krông Kmar tỉ lệ nhiễm thấp hơn so với các vùng khác là vì:

Thứ nhất, Trạm thú y huyện nằm ở Thị trấn Krông Kmar nên công tác phòng chống bệnh tại đây được chú trọng và đôn đốc thường xuyên. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ thú y cơ sở ở đây cũng thường xuyên tiếp xúc với Trạm nhiều hơn nên học tập cũng như được phổ biến kiến thức nhiều hơn, là đội ngũ cán bộ thú y cơ sở đi đầu trong toàn huyện trong công tác phòng và điều trị bệnh gia súc, gia cầm. Họ cũng thường xuyên khuyến cáo đến người chăn nuôi về tác hại của bệnh giun đũa lợn để người chăn nuôi chủ động phòng và điều trị bệnh. Công việc tẩy giun sán là một phần trong công việc thường ngày của họ. Trong khi đó tại xã Hòa Sơn và xã Ea Trul là hai địa điểm tương đối xa Trạm, cán bộ thú y ít tiếp xúc nhiều với Trạm, nên đôi khi còn lơ là trong việc phòng và điều trị bệnh mà nhất là đối với bệnh ký sinh trùng, trong đó có bệnh giun đũa lợn.

Thứ hai, đa phần người dân sống tại thị trấn là người dân tộc kinh có trình độ văn hóa và nhận thức cao hơn. Hơn nữa họ gần gũi và tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền thông thông tin, với trạm khuyến nông huyện thông qua các chương trình như: bạn của nhà nông, hội thảo tập huấn về chăn nuôi thú y, qua tạp chí chăn nuôi, tạp chí thú y, tủ sách dành cho nhà nông…. Vì vậy họ hiểu rằng để chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao thì phải có kiến thức về chăn nuôi và phòng trị bệnh. Thế nên, họ chú trọng trong việc chọn giống lợn có năng suất và phẩm chất tốt, nhất là khả năng chống chịu và kháng bệnh để nuôi kinh tế. Thức ăn đa phần là thức ăn công nghiệp, tăng tính thèm ăn, đảm bảo dinh dưỡng và tăng khả năng phòng bệnh. Chuồng trại được xây dựng kiên cố, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chuồng trại khô ráo. Xu hướng đã và đang chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung với quy mô công nghiệp.



4.1.2. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo độ tuổi

Mỗi độ tuổi khác nhau hay mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau khả năng tiếp xúc, cảm nhiễm với yếu tố gây bệnh của lợn là khác nhau. Theo một số công trình nghiên cứu về giun đũa lợn trước đây, ta thấy rằng ở các độ tuổi khác nhau tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun đũa lợn có sự khác biệt nhất định. Ở các độ tuổi tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm là không giống nhau:

Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn Khuê, 1982 cho biết:

Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 39,2%

Lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 48,0%

Lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 58,3%

Lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 24,9%

Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương, 1995 cho biết:

Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 49,8%

Lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 67,1%

Lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 62,6%

Lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 40,6%

Thế nên, khi tiến hành nghiên cứu tình hình nhiễm giun đũa lợn không thể bỏ qua việc khảo sát tình hình nhiễm giun đũa lợn theo độ tuổi. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 384 mẫu phân lợn theo bốn độ tuổi khác nhau là: < 3 tháng tuổi, > 3 – 5 tháng tuổi, > 5 – 7 tháng tuổi và trên 7 tháng tuổi và ghi nhận kết quả ở bảng và biểu đồ như sau:





Tuổi

(tháng tuổi)



Số con

nghiên cứu (n)



Số con nhiễm

(+)


Tỉ lệ nhiễm

(%)


Cường độ nhiễm

(max-min)



<3

121

37

30,58

3,32 ± 0,32

3-5

140

65

46,43

6,59 ± 0,43

>5-7

40

16

40,00

5,57 ± 0,55

>7

83

26

31,33

3,73 ± 0,45

Tổng

384

144

37,50

5,33 ± 0,27



Nhìn vào bảng và biểu đồ ta thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn có xu hướng tăng theo lứa tuổi, tỉ lệ nhiễm tăng dần từ < 3 tháng tuổi đến >5 - 7 tháng tuổi và có xu hướng giảm dần ở độ tuổi > 7 tháng tuổi giống như kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đây. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều:

Lợn dưới 3 tháng tuổi: 30,58 %

Lợn từ 3 đến 5 tháng tuổi: 46,43 %

Lợn từ 5 đến 7 tháng tuổi: 40,00 %

Lợn trên 7 tháng tuổi: 31,33 %

Như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi cả nước nói chung và ngành chăn nuôi huyện Krông Bông nói riêng có thể nói tỉ lệ nhiễm bệnh giun đũa lợn trong thời gian trở lại đây có xu hướng giảm so với trước đây khá nhiều. Ý thức của con người ngày càng cao: sản phẩm chăn nuôi phải trở thành hàng hóa, mà muốn trở thành hàng hóa thì phải có chất lượng, muốn vậy thì ngoài chăm sóc nuôi dưỡng phải chú ý đến khâu phòng trừ dịch bệnh. Ý thức đó đã tác động làm giảm tỉ lệ nhiễm.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì ở độ tuổi từ 3 đến 5 tháng tuổi tỉ lệ nhiễm là cao nhất (46,43 %), kế đến là lợn ở độ tuổi từ 5 đến 7 tháng tuổi (40,00 %), thấp hơn hai độ tuổi trên là lợn trên 7 tháng tuổi (31,33 %) và thấp hơn cả là lợn dưới 3 tháng tuổi (30,58 %).

Để lý giải vì sao lợn từ 3 đến 5 tháng tuổi tỉ lệ nhiễm cao, qua thực tế chúng tôi thấy rằng ở đây hình thức nuôi chủ yếu là hộ gia đình nhỏ lẻ, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y chưa được đảm bảo đã tác động lớn đến lợn ở độ tuổi này. Hơn nữa, ở độ tuổi này là giai đoạn lợn nuôi để xuất thịt, hình thức nuôi là tập trung theo từng bầy khoảng 8 – 10 con, có nơi nuôi từ 12 – 15 con. Việc nuôi với một số lượng nhiều con trong cùng một ô chuồng như vậy thì hàng ngày sản phẩm thải ra là rất lớn nếu như không được quét dọn thường xuyên nó rất dễ dàng dính vào thức ăn của lợn hoặc lợn nằm lên, vô tình vào miệng. Nuôi nhốt đông chúng cũng tranh giành nhau thức ăn dẫn đến cắn xé nhau gây trầy xướt sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập của giun đũa lợn qua da. Khi nuôi nhốt đông chế độ dinh dưỡng chắc chắn sẽ không đảm bảo con nào cũng giống con nào nên trong đàn sẽ có con thiếu chất, chậm lớn,… đây là những con hay gậm nhấm, liếm láp nền chuồng, tường chuồng, máng ăn,… nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy khi trong đàn có con nhiễm thì khả năng cảm nhiễm sang các con trong đàn là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, lợn trong giai đoạn này hay ăn và rất phàm ăn nên để cung cấp thêm thức ăn cho lợn bên cạnh nguồn thức ăn công nghiệp giàu chất dinh dưỡng người ta thường tận dụng nguồn thức ăn thừa trong sinh hoạt gia đình, phụ phẩm công – nông nghiệp như: rau lang, rau muống, rau xanh các loại…là chủ yếu và đây là những nguồn thức ăn có khả năng vấy nhiễm trứng giun đũa lợn khá cao.

Một lý do nữa cũng nên kể đến là ở độ tuổi này lợn được nuôi thịt nên nuôi thường nhiều ô chuồng, nếu có dụng cụ dùng chung thì cũng có thể có sự cảm nhiễm từ ô chuồng này sang ô chuồng khác thông qua các dụng cụ chứa đựng, cho ăn, cho uống…

Lợn trên 7 tháng tuổi chủ yếu là lợn nái sinh sản và lợn đực giống. Chúng đều là những loại lợn phục vụ cho mục đích sản xuất con giống (lợn nái sinh sản) và khai thác tinh (lợn đực giống) nên rất được chú trọng chăm sóc và nuôi dưỡng. Chúng thường được nuôi nhốt riêng, có chế độ ăn uống hợp lý đảm bảo đầy đủ về lượng và chất, được tắm rửa và vận động thường xuyên nên cơ thể tương đối khỏe mạnh. Khả năng đề kháng với bệnh tật vì thế được tăng cường. Bên cạnh đó, nếu như lợn bị nhiễm giun từ trước thì ở độ tuổi này giun cũng bị đào thải ra ngoài vì giun không thể sống trong cơ thể quá 7 – 10 tháng. Chính vì lẽ đó mà lợn trên 7 tháng tuổi tỉ lệ nhiễm thấp hơn so với các lứa tuổi khác (31,33 %).

Đối với lợn dưới 3 tháng tuổi tỉ lệ nhiễm có thấp hơn so với lợn trên 7 tháng tuổi một chút (30,58 %). Ở độ tuổi này chủ yếu là lợn con theo mẹ, lợn sau cai sữa và bắt đầu tập ăn. Đối với những lợn dưới 54 – 62 ngày tuổi hầu hết nếu có nhiễm bệnh thì vẫn chưa có trứng theo phân ra ngoài nên hạn chế được khả năng lây nhiễm của mầm bệnh. Thêm một lý do nữa là thị trường thuốc thú y ngày một nhiều, sản phẩm thì đa dạng nên có thể lựa chọn những loại thuốc tẩy bằng cách trộn vào thức ăn cho ăn rất dễ làm nên đa phần trong chăn nuôi ở đây người dân đã chủ động tẩy giun sán cho lợn ở ngay giai đoạn sau khi cai sữa 15 – 20 ngày. Vì vậy, đã làm giảm đáng kể tỉ lệ nhiễm bệnh nên trong giai đoạn này tỉ lệ nhiễm có thấp hơn.

Đối với lợn từ 5 đến 7 tháng tuổi tỉ lệ nhiễm (40 %) thấp hơn lợn ở độ tuổi từ 3 đến 5 tháng tuổi nhưng vẫn cao hơn hai độ tuổi còn lại. Lợn ở giai đoạn này đa phần là lợn nái và lợn đực giống nuôi hậu bị chuẩn bị cho vào khai thác. Những loại lợn nhằm mục đích này thường được chăm sóc nuôi dưỡng tương đối kỹ, công tác phòng bệnh và vệ sinh thú y cũng được chú trọng nhiều nên một phần giảm tỉ lệ nhiễm so với lợn ở độ tuổi từ 3 đến 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, bên cạnh những lợn nuôi với mục đích như vậy thì có một phần không nhỏ là lợn nuôi thịt nhưng còi cọc, chậm lớn nên chưa xuất bán để lại tiếp tục nuôi sau đó mới bán hoặc giết thịt. Mà những lợn còi cọc, chậm lớn thì khả năng nhiễm giun đũa là tương đối cao. Chính vì vậy tỉ lệ nhiễm giun đũa ở độ tuổi này tại huyện vẫn còn cao.

Qua xử lý số liệu cho thấy P = 0,034 < 0,05 chứng tỏ sự sai khác về tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn ở các độ tuổi là có ý nghĩa về mặt thống kê. Vì vậy, một trong những yếu tố cần được quan tâm về mặt dịch tễ học để phục vụ tốt việc phòng và điều trị bệnh giun đũa lợn là đánh giá đúng và chính xác tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn theo độ tuổi.

4.1.3. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo tính biệt

Khi nghiên cứu tình hình nhiễm giun đũa lợn một vấn đề đặt ra mà chúng tôi quan tâm là tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn có phụ thuộc vào tính biệt hay không? Giữa con đực và con cái tỉ lệ nhiễm có sự sai khác hay không? Đực hay cái mẫn cảm hơn với giun đũa lợn? Để trả lời cho những thắc mắc kể trên chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm 384 mẫu phân lợn, trong đó có 204 mẫu phân lợn đực, 180 mẫu phân lợn cái. Kết quả nghiên cứu được chúng tôi tổng hợp ở bảng sau:





Tính biệt

(đực-cái)



Số con

nghiên cứu (n)



Số con nhiễm

(+)


Tỉ lệ nhiễm

(%)


Cường độ nhiễm

(max-min)



Đực

204

73

35,78

5,23 ± 0,39

Cái

180

71

39,44

5,45 ± 0,38

Tổng

384

144

37,50

5,33 ± 0,27


Qua bảng trên ta thấy trong 204 mẫu phân lợn đực có 73 mẫu dương tính chiếm 35, 78 %, còn 180 mẫu phân lợn cái có 71 mẫu dương tính chiếm 39,44 %. Tỉ lệ nhiễm ở lợn cái cao hơn so với lợn đực nhưng qua xử lý số liệu cho thấy P = 0,46 > 0,05 nên sự sai khác về tỉ lệ nhiễm giun đũa ở lợn đực và lợn cái là không rõ rệt, không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tỉ lệ nhiễm bệnh không phụ thuộc vào tính biệt và không có sự mẫn cảm hơn giữa lợn đực hay lợn cái đối với giun đũa lợn.


4.1.4. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo giống lợn

Trên địa bàn huyện Krông Bông, qua thực tế cho thấy ngoài giống lợn lai được nuôi khá phổ biến. Ở một số hộ gia đình chăn nuôi theo quy mô tập trung đã bắt đầu đưa lợn đực giống và lợn nái sinh sản giống ngoại vào trong sản xuất. Bên cạnh đó một số hộ gia đình nghèo và hộ gia đình đồng bào dân tộc, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn duy trì nuôi giống lợn nội. Thế nên giống lợn ở đây khá phong phú và đa dạng.

Giống lợn nội nuôi chủ yếu là: Móng Cái và Ỷ. Giống ngoại thường là: Landrace, Duroc, York Shire, PD… Giống lợn lai là con đẻ của giống lợn nội x giống lợn ngoại trên.

Giống lợn nội phàm ăn và ăn rất tạp nhưng tính năng sản xuất kém nên ít được nuôi nhiều. Trong khi đó giống lợn ngoại thường ít chịu đựng được kham khổ và khả năng kháng bệnh kém, tương đối khó thích nghi trong điều kiện khí hậu Việt Nam và chúng thường được nuôi ở các trại hoặc hộ gia đình chăn nuôi tập trung với quy mô chăn nuôi hiện đại. Giống lợn lai là sự tổ hợp của hai giống lợn trên nên khả năng thích nghi cao, chịu được kham khổ tốt nên được nuôi phổ biến.

Chính sự đa dạng, phong phú về giống lợn đã đặt ra cho chúng tôi một câu hỏi rằng: giống lợn có ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn hay không? Để có câu trả lời cho vấn đề này chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm 49 mẫu phân lợn nội, 35 mẫu phân lợn ngoại, 300 mẫu phân lợn lai và thống kê kết quả ở bảng như sau:


Giống lợn


Số con

nghiên cứu (n)



Số con nhiễm

(+)


Tỉ lệ nhiễm

(%)


Cường độ nhiễm

(max-min)



Nội

54

29

53,70

9,92 ± 0,93

Ngoại

38

11

28,95

1,50 ± 0,50

Lai

292

104

35,62

4,86 ± 0,24

Tổng

384

144

37,50

5,33 ± 0,27

Nhìn vào bảng chúng tôi thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa của giống lợn nội là cao nhất 53,70 %, tiếp theo là lợn lai 35,62 %, thấp nhất là giống lợn ngoại 28,95 %. Qua xử lý thống kê P = 0,022 < 0,05 chứng tỏ có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Như thế là giống lợn có ảnh hưởng rõ rệt đến tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn.

Giống lợn nội sỡ dĩ có tỉ lệ nhiễm cao nhất là do chúng là giống lợn phàm ăn và ăn tạp. Thức ăn của chúng rau, bèo, thân cây chuối, các loại củ, quả, rau các loại… ít và dường như không được ăn thức ăn công nghiệp. Hơn nữa, chúng được nuôi chủ yếu ở các thôn, buôn đồng bào dân tộc và thường được thả rong. Vì thế, bản tính tự nhiên được phát huy: hay gậm nhấm, ủi đất, … tìm thức ăn.

Giống lợn ngoại tỉ lệ nhiễm thấp hơn nhiều là do khả năng kháng bệnh cao hơn, chúng ít mẫn cảm với mầm bệnh hơn. Vả lại, chúng được nuôi hầu hết trong các trang trại với phương thức tập trung, được nuôi dưỡng với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chăm sóc chu đáo hơn. Lợn giống ngoại hầu hết là lợn đực giống và lợn nái sinh sản, ở địa phương không có nguồn cung cấp con giống mà chúng đều được nhập ở những cơ sở sản xuất con giống từ nơi khác về nên kinh phí đầu tư ban đầu tương đối lớn. Hơn nữa, chúng là những con giống phục vụ cho mục đích kinh tế của nhà chăn nuôi. Thế nên, việc chăm sóc, bảo vệ chúng như là chăm sóc, gìn giữ tài sản, “miếng cơm manh áo” hàng ngày. Chính vì vậy, ngoài việc phòng và điều trị bệnh truyền nhiễm thì phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng cũng quan trọng không kém. Bởi những lý do như trên mà chúng ta thấy giống lợn ngoại có tỉ lệ nhiễm bệnh thấp hơn giống lợn nội và giống lợn lai.

Giống lợn lai thường là các con lai F1 phục vụ cho mục đích nuôi kinh tế, chúng là giống lợn phục vụ cho mục đích nuôi để khai thác thịt, mà nhu cầu thịt lợn trên thị trường là rất lớn nên để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phải nuôi với số lượng nhiều, không có cách nào khác là nuôi thành từng đàn, mà đã nuôi theo đàn thì ít nhất phải từ 8 – 10 con. Do đó, khả năng cảm nhiễm từ con này sang con khác sẽ rất cao nếu trong đàn có con nhiễm bệnh như đã giải thích ở phần tình hình nhiễm giun đũa lợn theo độ tuổi ở trên.


4.1.5. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo phương thức chăn nuôi

Trong xu thế phát triển của ngành chăn nuôi, để chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế và có sức cạnh tranh trên thị trường không những trong nước mà kể cả ngoài nước đòi hỏi chăn nuôi không những đáp ứng đầy đủ về số lượng mà còn phải đảm bảo về số lượng, điều đó buộc các nhà chăn nuôi phải từng bước chuyển đổi phương thức chăn nuôi một cách hợp lý. Từ đó mà phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ theo hướng ngày càng giảm đi thay vào đó là phương thức chăn nuôi tập trung có xu hướng thích nghi và có chiều hướng ngày một tăng dần.

Chăn nuôi theo phương thức tập trung: Con giống đa phần là giống lợn lai, ở một số hộ gia đình chăn nuôi với quy mô vừa và lớn còn có thêm giống lợn ngoại. Thức ăn là thức ăn công nghiệp. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đều được tính toán và có kế hoạch cụ thể. Công tác phòng bệnh, điều trị bệnh có người hiểu biết về chuyên môn phụ trách… Như vậy, có thể nói là tương đối đảm bảo về mặt vệ sinh thú y. Và cũng có thể khẳng định là khi nuôi theo phương thức tập trung thì lợn thường ít bị bệnh hơn so với nuôi theo phương thức nhỏ lẻ. Để kiểm chứng điều này trên khía cạnh bệnh ký sinh trùng và tìm hiểu xem phương thức chăn nuôi tác động như thế nào đến tỉ lệ nhiễm giun đũa trên lợn. Chúng tôi tiến hành xét nghiệm phân 143 mẫu phân nuôi tập trung và 241 mẫu phân nuôi nhỏ lẻ. Chúng tôi ghi nhận kết quả ở bảng và biểu đồ như sau:



Phương thức chăn nuôi

Số con

nghiên cứu (n)



Số con nhiễm

(+)


Tỉ lệ nhiễm

(%)


Cường độ nhiễm

(max-min)



Tập trung

143

44

30,77

6,08 ± 0,35

Nhỏ lẻ

241

100

41,49

3,65 ± 0,26

Tổng

384

144

37,50

5,33 ± 0,27

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> MỤc lục danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu hình vẽ 4
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> LỜi nóI ĐẦu phần I tổng quan về HỆ thống thông tin quang sợI
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông quản trị sản xuấT
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h vina của công ty tnhh 3h vina
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐỀ 24 thi ngày 22/9
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐƯỜng lối ngoại giao củA ĐẢng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâN (1945-1954)
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Đồ án xử lý nước cấp Thiết kế hệ thống xử lý nước cho 2500 dân
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HiÖn nay gç rõng tù nhiªn ngµy cµng khan hiÕm mµ nhu cÇu sö dông gç ngµy cµng cao
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Câu 1: Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam

tải về 342.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương